Tôi đã tưởng tượng cảnh Hiển gặp lại mẹ chắc hẳn có rất nhiều nước mắt.
Bởi bao nhiêu nămước mơ duy nhất của bạn tôi chỉ là được nhìn thấy người sinh ra mình. Hiển đã mơ từ quá khứ, mơ qua đến hiện tại, mơ từ Việt Nam mơ sang trại tạm cư, mơ cho đến tận Hoa Kỳ. Mơ khi còn bé, mơ cho tới lúc trưởng thành. Ấp ủ nhiều năm dài, tìm kiếm nhiều năm dài, quyết chíhọc hành, quyết chí kiếm được một việc làm ổn định, cũnh như sau đó quyết chí từ chối công việc kinh doanh chung với ba mình, cũng chỉ vì muốn thực hiện ước mơ ấy. Tôi đã cầu mong và đã nghĩbạn tôiphải là người được hưởng một cuộc đoàn viên thật hạnh phúc, thật tuyệt vời.
Vậy mà Hiển lại nói:
- Nếu như chị từng ước mơ có được vật gì đó quígiá trong một thời gian dài,cả phần đời nào đó của chị, bỗng đến lúc cầm lấy được trên tay mà đó chỉ là một giọt nước mắt,chị thử nghĩ sẽ như thế nào nhỉ?
Tôi chưng hửng, ngồi thừ một hồi rồi đáp,Hiển hỏi câu gì mà khó trả lời. Hiển hỏi lại khó sao. Tôi ừ:
- Nếu vậy thì thất vọng quá, còn nghĩ ngợi được gì nữa chứ?
Hiển trầm ngâm mãi một hồi:
- Cái ngày Hiển lặn lội đi tìm bà cụ, đến lúc gặp, không đến nỗi như những gì Hiển vừa so sánh, nhưng thật là buồn.
Tôi tròn mắt nhìn. Chưa bao giờ tôi ngờ đến cái kết cuộc của câu chuyện cổ tíchtôi chờ đợi nghe ở Hiển khôngấm áp, không vui vầy, không là một “happy ending”. Tôi lắc đầu:
- Chuyện gì mà lại thảm hại đến vậy?
Hiển bật cười nho nhỏ. Tiếng cười mềm mại, dễ chịu như bao lần, nhưng dường như nghe buồn còn hơn một tiếng thở dài:
- Là Hiển thảm hại.
Vượt gần tám ngàn dặm từ Cali về đến Việt Nam, chạy tới chạy lui trong vòng chưa đầy hai tuần lễ từ Sài Gòn ra miền trung, lặn lội về tận cái làng quê nghèo nàn tronglúc đường xá, phương tiện đi lại còn rất khó khăn để có được một cái địa chỉ không mấy rõ ràng, sau đó hăm hở trở vào lại miền nam, hăm hở tìm xuống đến tận Củ Chi, với cái hy vọng rất mỏng manh là gặp được đúng mẹ của mình, vậy thì điềugì đã xảy ra cho Hiển chứ? Tôi nghĩ mãi không ra tại sao lý do tại sao những quả bóng ước mơ đầy màu sắc đẹp đẽ của Hiển bỗng dưng biến thành bọt nước như thế.
Trong nhiều năm dài, Hiển đãsống như một người không có hy vọng, không biết ngày mai của mình sẽ ra sao. Làm điều gì Hiển cũng lưỡng lự. Cả việc có bạn gái nhiều lần cũng chần chừ, chỉ vì sợ người ấy sẽ không hiểu mình, và vẫn thường khi hỏi lòng có thể vui được lâu khi chưa tìm ra mẹ hay không. Điều Hiển nói làm tôi lao chao nhớ đến nhưng câu chuyện xem trên truyền hình kể về một số người sống ở hải ngoại đi tìm cha mẹ, đến khi gặp được rồi lại không mấy vui vì cái gánh nặng tài chánh bỗng bị đẩy lên vai. Nhiều bậc cha mẹ đòi hỏi con cái phảibảo lãnh mình ra nước ngoài, hay đề nghị trợ cấp cùng vô số thứ khác mà không biết con cái có gặp khó khăn trở ngại như thế nào trong đời sống ởxứ người hay không… Tôi đã lo lắng tự hỏi không lẽ Hiển bị vướng vào những chuyện như vậy sao. Tuy nhiên sau đó tôi vội vàng xua ý nghĩ ảm đạm ấy ra khỏi trí. Hiển cũng im một lúc rồi kể tiếp:
- Hiển về Việt Nam vào tháng chạp. Những năm đó người ta còn đón Tết buồn bã và nghèo lắm, nhưng vẫn thấy mùa xuân rộn ràng đang về. Ngoài đường phố đầy màu sắc. Hiển chen chân giữahoa cúc, hoa mai, hoa vạn thọ, rồi hồng, đào, mãn đình hồng… Nhìn đâu cũng thấy bánh chưng,bánh tét, tràmứt rộn ràng. Không khí Tết tràn ra khắp nơi. Trước khi Hiển về, thì bên này cũng chỉvừa mới qua lễ Giáng Sinh và năm mới, ngoài đườngcòn giăng đầy đèn hoa, nhiều bảng quảng cáo, paneaux vẫn chưa được gỡ xuống, người Mỹ không đón xuân không đón Tết, nhưng những khu đông đồng hương mình có thểthấp thoáng thấy Nguyên Đán rồi. Ngày nào đi ngang khu Phước Lộc Thọ, Hiển cũng đưa mắt ra ngoài cửa xe nhìn những hàng quán đã bày bán đào Nhật, hoa mai rừng, mai giả. Ở bên này cũng bánh,cũng mứt, dù không nhiều như Sài Gòn nhưng đủ ấm lòng kẻ tha hương, nên người dầu thờ ơ đến cách mấy đi chăng nữa, cũng thấy xôn xao….
Hiển hạ thấp giọng:
- Mà lạ lắm chị à, là những năm trước Hiển không hề thấy Tết, thấy Xuân. Trong lòng Hiển hình như chưa có lễ hội bao giờ. Hiển không nhớ ngày còn nhỏ quá ra sao, nhưng kể từ năm bảy tuổi, biết ra má không phải là mẹ mình thì cứ mỗi lần Tết đến là Hiển lại cảm thấy hết sức khổ sở. Về bên nội, Hiển cứ sợ phải nghe ai đó nói thêm gì về gia cảnh của mình, mà về bên ngoại, tức là bên má, Hiển lại còn sợ hơn. Bởi Hiển luôn luôn sợ má không còn thương mình, sợ các cậu ghét vì Hiển không là ruột thịt của các cậu. Cái tâm tư, cái nỗi lo sợ của đứa bé bảy tuổi ấy cứ ở mãi tâm trí Hiển không chịu rời đi. Lúc nào Hiển cũng phập phồng. Lúc nào Hiển cũng nghĩ đến một ngày nào đó hoặc má, hoặc các cậu nói thẳng vào mặt Hiển “mày là đứa con bất đắc dĩ”…
Sang đến tận Hoa Kỳ, lúc đã có thể tự đứng vững trên chân của mình rồi, có thể sống cách thoải mái, làm những điều mình muốn làm, nhưng dường như chẳng sắc màu nào có thể làm chotrái tim buồn bã của Hiểnphấn chấn, vui vẻ. Tôi biết Hiển từng có một cô bạn gái người Mã Lai, tính tình rất dịu dàng dễ mến và nghe kể đã yêu bạn tôicòn nhiều hơn là yêu bản thân mình, nhưng cuộc tình của hai người đã không đi đến đâu vì trong lòng chàng trai ấygần như chẳng có ước mơ lứa đôi. Hiển kể:
- Con đường Hiển đi làm về hằng ngày phải ngang qua khu chợ Bolsa. Ngày nào đường cũng kẹt xe, cũng ăm ắp người. Nên ngày nào cũng phải nhấp chân thắng chờnhích lên một vài đoạn, một vài xăng ti mét. Mà chị biết không, cứ hễ rảo mắt ngó ra ngoài, nhìn thấy bóng bà cụ nào đó đứng trên lề, bước thấp bước cao đâu đó là Hiển lại có cái ước ao được quay sang nói với người ngồi bên cạnh, “chiều nay mẹ con mình ăn món gì ha?”. Hay có nhiều hôm còn… khùng hơn, là cứ bồn chồn muốn gọi điện thoại về nhà để nói, “mẹ chờ con thêm tí nữa nhé, con sẽ về ngay đây” mặc dầu vẫn biết là không hề có một người như vậy đang chờ mình ở nhà…
Ba mươi tuồi, thay vì ước mơ được ăn chung, được sống chung với người phụ nữ là người yêu, là vợ, Hiển chỉ mong có mẹ để chăm sóc và được chăm sóc. Chỉ mơ tự tay pha chén trà, bưng chén nước cho mẹ. Hiển bật cười:
- Ngay cả khi ăn một tô mì gói, cũng tưởng tượng ra câu mẹ mắng “sao không ăn cơm mẹ nấu mà lại đi ăn thứ này”…
Hiển nói khó có ai có thể hiểu được mình lúc đó. Trong mắt mọi người, có lẽ Hiển là một người kỳ quặc, có tư tưởng kỳ quặc. Bạn bè, người thân quen của ba má, chú bác cậu dì đều cho rằng Hiển điên. Có người đã hỏi tại sao Hiển không chịu ở yên với những gì đang ở trong tầm tay mình, không chịu hưởng những gì người khác nằm mơ cũng không thể có, mà lại cứ cố tìm điều viễn vông. Hiển nói:
- Người ta đã nghĩ về Hiển như vậy. Nhưng không ai hiểu những tâm lý phức tạp mà Hiển phải trải qua hằng ngày. Trong lòng Hiểnlúc nào cũng ray rứt và mặc cảm khi nghĩ đến má. Biết má buồn, biết má có cảm giác mình bị phản bội, biết má không vui. Nhưng cái ước mơ được gặp người sanh ra mình không chỉ là một ước mơ thuần túy trong tâm Hiển nữa. Nó đã trở thành một thôi thúc, giục giã. Nó làm Hiển đứng ngồi không yên.
Hiển bảo thời gian ấy là một trong những năm thángnặng nề nhất và hầu như chẳng bao giờ cómột niềm vui nào đó ở lại lâu với mình. Hiển chậc lưỡi:
- Chưa bao giờ Hiển có thể ngồi xuống nói chuyện với ba Hiển được hai câu. Càng lớn Hiển càng thấy khó chịu với ông. Chỉ cần đối thoại dăm ba giây là Hiển đã muốn nổi khùng rồi. Có thể nói là cho đến tận bây giờ Hiển vẫn không thể nào thông cảm được cho ông. Hiển chưa bao giờ hỏi ai là người đã đuổi mẹ Hiển ra khỏi nhà, ba hay má, bởi vì Hiển nghĩ cho dẫu cái quyết định đó từ ai đi chăng nữa, người tổn thương cũng chỉ là Hiển mà thôi, Hiển cũng hiểu là trong địa vị của ông lúc đó, ông chẳng thể nào ly dị với má Hiển rồi đi cưới người tớ gái trong nhà làm vợ chỉ vì người ấy có con với mình, nhưng Hiển không chịu được tính cách của ông. Cái tính cách vô trách nhiệm khiến Hiển giận. Hiển cứ nghĩ tại sao ông lạigây ra chuyệnnhư vậy rồi sau đólại để mặc cho mẹ Hiểnphải xa con, phải biệt xứ?
Tôi không biết nên nói điều gì. Có một lầnHiển bảo mình có thể hiểu được má ngay cả trong chuyện bà đã đuổi cô người làm ra khỏi nhà khi khám phá ra chuyện cô có thai với chồng mình.Hiển nói khó người phụ nữ nào có thể chịu đựng được tình cảnh như vậy, nhất là đối với một người hiếm muộn, không thể có con như bà. Hiển nói thêm:
- Nhưng dẫu vậy cũng khá tàn nhẫn. Nhiều lúc Hiển nghĩ, tại sao không tìm một giải pháp khác, chẳng hạn đưa cả hai mẹ con Hiển đến một nơi nào đó, chu cấp một số vốn, hay giúp gầy dựng một công ăn việc làm có thể nuôi sống được hai mẹ con…, mà lại tách bà ra khỏi Hiển như vậy…
Hiển từng kể cả ba lẫn má Hiển đều muốn dùng Hiển như một thứ vũ khí. Má Hiển đã cột được chân chồng, có tiếng nói với chồng bởi vì côngnuôi dưỡng giọt máu rơi của ông. Còn phía ba Hiển, tuy không nói ra nhưng chính ông và cả giòng họ bên ông đều nghĩrằng thà một phần gia tài của ông sẽ thuộc về kẻ có huyết thống với mình vẫn hơn.
Hôm ngồi nghe Hiển kể chuyện, đã gần cuối tháng Chạpnên trời miền nam Cali thật đẹp. Cái nắng lụa là, vàng mướt chảy trên những hàng cây xanh lá. Bầu trời thật biếc và gió chỉ khe khẽ thổi qua vai như sợ làm se lòng người lữ thứ. Nhưng bạn tôi trông rất sầu muộn. Tôi nói:
- Tôi đã đi nhiều nơi, thấy nhiều cảnh, nhưng có lẽtrong mắt tôi,màu xanh của đất trời, màu xanh của cỏ câyở nơi ấy có vẻ thắm hơn, ngọt ngào hơn cả. Thảo nào nhiều người thích nơi này.
Hiển bật cười:
- Trời đẹp vậy, phong cảnh đáng yêu vậy, nhưng bao nhiêu năm trời Hiển chả nhìn thấy gì cả.
Hiển nói dường như chưa bao giờ nhìn thấy mùa xuân. Mùa xuân năm ấy Hiển vềSài gòn, được một người bạn đưa về Củ Chi. Hiển kể, thời tiết miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng, sáu tháng mùa mưa đã qua đi từ lâu nên hai bên đường đi cỏ cây trông rất buồn bã, khô khan. Nhưng lòng bạn tôi háo hức như những đóa hoa đang nở rộ. Đoạn đường từ Sài gòn đến huyện lỵ ấy chỉ chừng vai mươi cây số, mà Hiển cứ tưởng chừng còn dài hơn mười mấy giờ bay Orange County- Saigon. Cả người Hiển cứ nôn nao như ngồi trên đống lửa. Tim thì lúc nào cũng đập thình thịch, chỉ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Và như một đứa trẻ lên ba lên bốn lần đầu tiên được cha mẹ cho đi chơi, Hiển còn muốn thò đầu ra khỏi cửa xe mà hét lên cho cả thế giới cùng nghe rằng tôi đã biết mẹ mình ở nơi đâu, tôi sắp được nhìn thấy người mà tôi khát khao muốn gặp từ bao năm.Cái câu nói “bây giờ thì tôi có mẹ rồi đấy nhé” cứ muốn bật ra trên môi của bạn tôi, đến nỗi phải gắng lắm Hiển mới kiềm lại được. Hiển kể:
- Lúc bài hát “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” (*) vừa mới được trình diễn, nghe xong là Hiển chạy đôn chạy đáo đi kiếm về ngay. Suốt ngày Hiển chỉ hát tới hát lui, đàn đi đàn lại bản nhạc này. Thuộc bài hát, thuộc trọn cả bài thơ này mặc dầu hoàn cảnh của thi sĩ Trần Trung Đạo và Hiển chẳng giống nhau tí nào, nhưng cũng như ông, Hiển đã muốn đổi cả thiên thu, đổi hết mọi thứ mình có để được nghe tiếng mẹ nói, tiếng mẹ cười…
Hiển về đến Củ Chi. Đường rợp nắng tháng Chạp. Đường gập ghềnh những mô đất quanh co lối vào ngôi nhà nhỏ vách ván lợp mái tôn, nhưng Hiển quýnh quáng bước đến vội. Trong lòng Hiển như đang có phún thạch trào ra. Hiển kể hai bên đường thỉnh thoảng có những bụi tre xanh cao vời vợi, ngọn đan vào với nhau trên không làm Hiển đã tưởng tượng đến một vòng tay ấp ủ chở che. Bạn tôi lại muốn hét lên, tôi sắp thấy mẹ, sắp được mẹ ôm vào lòng! Niềm vui, niềm hạnh phúc chỉ chực vỡ ra như những ngọn pháo bông đêm Giao Thừa. Hiển ngó tôi:
- Nhưng những câu chuyện tao phùng, những cảnh con cái đoàn tụ với cha mẹ sau bao năm xa cách thường thấy trong phim hay trên truyền hình có lẽ không giống gì với cảnh Hiển gặp lại mẹ. Vào thời gian ấy thì chị biết rồi đó, thông tin liên lạc đã quá tệ, truyền thông không ra gì mà đi đứng lại còn khó khăn, nếukhông nhờ anh bạn của Hiển có chút quen biết, lại rành địa phương đó thì không thể nào lần ra được manh mối đâu. Cho nên đến giờ phút cuối cùng thì cả anh ấy lẫn Hiển vẫn không biết có đúng chắc đó là người Hiển đang tìm hay không. Đã vậy, cái thời buổi nhiễu nhương còn khiến người ta nghi ngờ nhau, do đó để khỏi bị lừa, thì cái “scene” bổ nhào tới ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi như… cải lương không hề xảy ra. Mà vào đến nhà, sau khi chào xong thì tụi Hiển phải bắt đầu tra gạn, hỏi han.
Tôi ngồi im nhìn bạn, không dám nghĩ đến điều gì đã làm Hiển thất vọng. Hiển cười buồn:
- Phải nói là như hỏi cung vậy chị à. Rồi bởi vì cần phải xác định rõ ràng từng chi tiết nên buộc lòng phải nhắc đến những điềurất vụn vặt nhưng vô cùng kém tế nhị. Chẳng hạn phải hỏi mẹ Hiển đã làm việc ở nhà ấy năm nào, công việc gì, tiền lương bao nhiêu, nhưng những câu trả lời càng khó chịu hơn.
Hiển cúi nhìn xuống bàn tay mình đặt trên bàn:
- Chị nghĩ xem có đứa con nào muốn nhắc đến thân phận tôi tớ của mẹ mình trước mặt người khác, nhất là trước mặt một người bạn lâu ngày mới gặp lại như vậy. Tuy nhiên chẳng phải vì vậy mà Hiển cảm thấy xấu hổ hay ngượng ngập. Điều làm Hiển chịu không nổi là thái độ của mẹ, lúc nghe bà nhắc đi nhắc lại hai chữ “ông bà” khi nói về ba má Hiển một cách cung kính, có phần sợ sệt như thể vốn quen với sự ức hiếp, quen với chuyện mình bị thua thiệt đã lâu, Hiển bực mình chịu không nổi.
Giọng Hiển chùng hẳn xuống:
- Thú thật là Hiển chỉ muốn bỏ về. Bao nhiêu niềm hân hoan trước đây của Hiển bỗng trôi tuột xuống. Biến mất. Cái cảm giác mình bị tổn thương, lẫn bị sỉ nhục cứ hiện ra. Hiển đã tự hỏi, thân phận của mẹ là vậy sao? Và bị đối xửvậy mà bà vẫn chịu đựng, thái độ vẫn là của một người ăn kẻ ở trong nhà như thế hay sao…
Tôi lặng người. Hiển tiếp:
- Lòng Hiển đau đớn, và Hiển đã giận ghê gớm lắm. Nhưng ngay lúc đó, đang rối bời trong dạ, Hiển chưa xác định được mình đang giận ai, nên bỗng trở nên lạnh lẽo một cách lạ kỳ. Những cảm xúc bồi hồi, mừng vui như đông cứng lại. Hiển có cảm tưởng có ai đó bóp nghẹt buồng phổi, đập trái tim mình ra từng mảnh vậy.Hiển đã ngồi đó nhìn bà trả lời những câu hỏi của Hiển, của bạn Hiển, với nỗi cay đắng, khó chịu… Và đến cuối cùng, khi biết chắc chắn đúng là mẹ mình rồi, thì Hiển hoàn toàn chẳng nói được lời nào cả. Bầu không khí lúc đókỳ quặc lắm chị ạ.Mẹ Hiểnchắc chắn là không thể nào ngờ đượcHiển đã đi kiếm bà, mà lại còn lặn lội từ Mỹ về… Bàcó vẻ rất bàng hoàng,không dám tin đó là sự thật. Nhưng có lẽ bà sợ hơn là vì sự lãnh đạm của Hiển. Chắc bà nghĩ Hiển tìm bà để trách móc.
Hiển buồn rầu dõi ra phía ngoài cửa kính rồi lại ngó xuống ly cà phê đã nguội lạnh trên bàn, hạ giọng:
- Thật sự ra, lúc Hiển vừa bước vào thì mẹ Hiển đã nhìn Hiển trân trối rồi. Chị biết là Hiển có khuôn mặt giống hệt ba Hiển mà, phải không? Nên có lẽ không cần phải giới thiệu, bà cũng đã nhận ra Hiển là ai.
Hiển kể bà là người có vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng có lẽ cuộc sống nghèo cực còn khiến bà trông gầy gò, thảm não hơn so với lứa tuổi thật sự. Hiển nói:
- Cái nhìn của mẹ làm Hiển chao lòng lắm chị ạ… Linh cảm mẹ con, mẫu tử hiện ra ngay trong lòng Hiển. Nhưng thật kỳ lạ là Hiển cứ ngồi quan sát bà một cách rất kỹ lưỡng, từ nét khắc khổ có lẽ vì dođã quen chịu đựng cảnh cơ hàn, đến cái nhìn tha thiết, cái nụ cười hiền từ…, màlại không hề để lộ ra cho mẹ thấy bất cứ tình cảm nào của mình.
Tôi chớp mắt nhìn Hiển. Người đàn ông ngồi trước mặt tôi là một người điềm đạm, khiêm tốn, ứng xử rất lịch thiệp, nhã nhặn. Gần như tôi chưa bao giờ nghe Hiển nói một câu khiến người khác đau lòng hay khó chịu. Ngay cả trong những trường hợp đáng lớn tiếng, bạn tôi cũng nhẹ nhàng, nhu mì trả lời. Tôi tự nhủ hẳn cơn bão trào lên trong lòng bạn tôi có lẽ đã lớn gấp ngàn lần hơn tôi có thể tưởng tượng được. Hiển thở dài:
- Hiển đã chẳng chạy tới, chẳng ôm chầm, chẳng gục lên vai mẹ bồi hồi khóc lóc gì cả. Cũng không một tiếng gọi mẹ ơi như từng nghĩ, từng tưởng tượng. Ngay cả một câu nói ấm áp cũng không nốt. Không làm được chị à…
Tôi cố mường tượng ra cảnh đoàn viên của mẹ con Hiển nhưng mãi vẫn không được. Những gì tôi đang được nghe kể, hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh người thanh niêntừng chạy đôn chạy đáo đi kiếm mẹ trong nhiều năm, từng đau khổ cô đơn đến tội nghiệp. Hiểnim một lát rồi ngước lên nhìn sang tôi:
- Chị nghĩ sẽ như thế nào nếu Hiển đã chạy đến và gọi mẹ?
Tôi lắc đầu, đáp không biết. Hiển kể tiếp:
- Hôm đó Hiển chỉ ngồi nhìn mẹ như vậy, rồi ra về.Hiển về lại Sài gòn. Những năm ấy thủ tục giấy tờ tạm trú còn rất khó khăn, cái huyện lỵ đó cũng không dễ kiếm ra khách sạn tương đối tốt, nhưng nếu muốn thì vẫn có thể làm được, mà Hiển đã lấy cớ ấy để không ở lại. Hiển đã muốn chôn mình một chỗ không có aihết để mà khóc. Thật lòng mà nói là Hiển còn muốn về thẳng luôn bên này nữa chị ạ.
Tôi ngó Hiển. Hai mắt bạn tôi đã trở nên ươn ướt đỏ. Hiển chậm chạp lấy thìa cà phê khuấy vào ly của mình, nhưng sau đó lại không uống mà cầm nó bằng cả hai bàn tay. Chúng tôi cứ thế mà ngồi im không nói gì với nhau rất lâu. Mãi sau Hiển mới tiếp:
- Lòng Hiển tàn hoang như chợ chiều ba mươi. Trước đây Hiển có kể với chị rằng Hiển vẫn thường thắc mắc, vẫn đặt những câu hỏi tại sao mẹ có thể bằng lòng để Hiển ở lại với người gần như là đối thủ của mình. Hay là tại sao bà dám giao con lại cho ba Hiển, mộtkẻ đã không hề có trách nhiệm với những gì ông đã gây ra như vậy. Và Hiển còn thắc mắc tình cảm giữa ba và mẹ Hiển là gì.Yêu đương, hay chỉ là những bốc đồng nhục dục? Hiển đã tự hỏi và đã buồn nhiều lắm chị ạ. Nếu là yêu đương thì tội nghiệp mẹ Hiển quá, nhưng chỉ là nhục dục thì càng tội nghiệp hơn. Hiển thương mẹ đến chết được. Hiển đi tìm bà một phần cũng vì nghĩ đến nỗi đau bà phải gánh chịu.
Hiển kể tiếp:
- Vì vậy khi nhìn thấy kiểu cách và thái độ của mẹ như vậy, Hiển muốn xé nát cả tâm can mình ra.Đã vậy, lại còn có thêm một điều khác nữa khiến Hiển khó chịu. Là lúc vừa bước chân vào đến cửa thìHiển thấy ngay một bức hình treo trên vách. Hình mẹ Hiển lúc còn rất trẻ, chụp chung hai đứa bé mà Hiển đoán chắc là con của người chồng sau. Bức hình trắng đen không đẹp đẽ, vàcả ba người lại ăn mặc rất luộm thuộm đang đứng trước một ngôi nhà vách ván, cũng xụp xệ như căn nhà bà đang ở. Nhưngnhư vậy đó mà nó lại như một cú đấm, đấm trúng ngay vào giữa mặt Hiển. Hình xấu, người lôi thôi luộm thuộm như vậy đó, nhưng tấm hình trông rất rực rỡ, trông họ rất vui, cả ba nụ cười đều tươi tắn. Có vẻ nhưhọ đã rất hạnh phúc.
Tôi xót xa nhìn Hiển. Gương mặt bạn tôi xem chừng vô cùng đau đớn. Hiển nóivới một vẻ rất buồn rầu :
- Hiển đã muốn bật khóc nức nở khi nghĩ tại sao mình không được có mặt trong bức hình ấy, tại sao mẹ nuôi được hai đứa trẻ này mà bỏ Hiển ở lại… Lòng Hiển như bị xát muối, mật như vỡ ra. Hiển giận run lên. Cái đắng cay cứ tràn ra từng hồi. Hiển bỏ về Sài gòn một phần là vì vậy…
Hiển về Sài gòn. Nắng tháng Chạp vẫn vàng úa trên những con đường Hiển ngang qua. Hiển đã nghĩ bụng khi về đến khách sạn thì sẽ gọi điện thoại cho hãng máy bay kiếm vé trở về Hoa Kỳ sớm hơn. Người bạn đi cùng không dám hỏi han câu nào. Bởi chỉ cần nhìn thái độ lạnh nhạt của Hiển là anh cũng có thể đoán ra bạn không vui thể nào. Tế nhị, anh nói nếu có gì cần thì gọi cho anh. Hiển vuốt mặt:
- Lúc còn lại một mình thật sự, Hiển mới thấy lòng mình trống trải. Như từ một thế giới nào đó, ngoài hành tinh nào đó về lại trái đất, Hiển đã đứng ở ngưỡng cửa nhìn quanh. Không gian trong khách sạn vốn xa lạ, lạnh lẽo, đồ vật bày biện chung quanh còn lạnh lẽo đếnđộ Hiển không dám nhìn. Hiển đến bên cửa sổ nhìn xuống đường. Cận Tết, người ta đi lại buôn bán. Hàng rong. Xe đạp. Xe máy… Ai cũng hối hả tất bật. Ai cũng như đang ố kiếm thêm chút đỉnh cho ngày tư ngày tết. Bỗng dưng trong chốc lát ấy, nhìn thấy sự vất vả, cực nhọc những người dân lao động như vậy, Hiển bỗng nghĩ đến mẹ. Hiển bỗng nhớ đến cái thái độ lãnh đạm của mình.Trong trí Hiển hiện rahình ảnh gian nhà vách ván bé nhỏ, con đường đất gập ghềnh, ngọn lá tre đong đưa, nhữngtàu cau khô lá. Hiển chợt nhận ra cuộc sống của mẹ Hiển khốn khó, cực nhọc biết bao nhiêu. Hiển chợt vỡ lẽ ra, rằngmẹ đã không ra đi cùng với Hiểnlà để cho Hiển có được một cuộc sống đẹp đẽ hơn…
Hiển chớp mắt:
- Hiển cũngtự hỏi nếu Hiển lớn lên trong nghèo khổ như vậy, sống cuộc đời nắng mưa cay đắng như vậy, thì liệu Hiển có bằng lòng,có cảm thấy hạnh phúc hay không…Hiển nhớ lại khi bước theo Hiển ra ngoài, mẹ Hiển đã ứa nước mắt nhưng vội vã quay đi chùi như thể không muốn Hiển nhìn thấy. Bàn tay bà cứ đưa lên đưa xuống ngập ngừng như muốn cầm lấy tay Hiển, làm cử chỉ gì đó với Hiển, nhưng không dám.Lòng Hiển thắt lại. Và Hiển bật khóc như chưa bao giờ biết khóc.
Hiển nói với tôi, Hiển đã gọi cho bạn, bảo rằng mình sẽ đi Củ Chi một lần nữa trước khi về lại Hoa Kỳ. Tôi nhìn Hiển, mỉm cười, và chợt nhớ đến lời một bài hát của Văn Cao, “rồi dặt dìu mùa Xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về. Mùa Xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bênsông. Một trưa nắng cho bao tâm hồn…”.
Có lẽ mùa xuân đã bắt đầu với bạn tôi, từ khi ấy.
(*) Thơ Trần Trung Đạo, nhạc Võ Tá Hân.