gởi: du tử lê
Ung thư! Điều đó đã đánh động trong ta? Nó trực diện một sự thật hiện thể vô tình, vô hình dung nhưng lại là chứng nan y khó chữa, có chữa đi chăng cũng đưa tới cái chết nhanh hay chậm, sống sót là chuyện hiếm. Ung thư là một tế bào vô-cơ bành trướng to lớn (enormously) và hết sức cực kỳ lạ lùng tợ như kỹ thuật màu sắc của 3-D (điện ảnh). Một trạng huống kinh hồn của cuộc đời chúng ta –‘awful’ circumstance in our life. Có nhiều triệu chứng ung thư trong cơ thể con người, thế nhưng; ung thư Thiền (Zen Cancer) nó thuộc bệnh lý trí tuệ (wisdom) nằm ở dạng ý thức khôn ngoan, khéo léo mà ít ai nhận ra, đến khi nhận ra nó mới hay là ung thư thiền; thời tất phải biết vận dụng qua phương thức tâm não để điều trị. Đấy là kinh nghiệm thiện xảo của Thiền –Zen experience and enable, hay còn gọi nghĩa khác là
–Experience and Artful of Zen; một kinh nghiệm đầy nghệ thuật để chửa trị thì may ra đem lại kết quả an tâm: không âu lo, không phiền não đi tới cái chết thanh thản, bình yên. Đó là cơ bản vật lý trị liệu.
Thiền là ngữ ngôn của Nhật Bản nói lên sự sáng suốt (insight), nhận thức (awareness) và tâm vô lự (meditative mind). Đạt được ba yếu tố trên là lộ (path) dẫn đến giải thoát tâm linh (deity / enlightenment). Hình thức tu luyện là quyết tâm cho cái sự lo âu, vòng vo trong cái sống và cái chết. Ung thư nói chung như một rình rập, một sự lấn chiếm tinh thần và thể xác trước sự sống và sự chết, nó luôn luôn tiếp tục đe dọa trong tiến trình chiến đấu (fighting) để dành lấy. Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm để chống trả, kinh nghiệm ở chính ta mới chống lại được con bệnh ung thư thiền, đồng thời là khả năng thiên tư ở chính ta; nếu mắc phải ung thư thông thường hay ung thư thiền. Chính bản ngã cần một sự thỏa thê, lâu dài bền bỉ và một sự buông thả có từ đau đớn –The ego wants comfort and permanence and freedom from pain. Nhưng trong nỗi đau chúng ta không đạt tới mấy thứ đó; thời làm sao đây? Làm được gì trước những trận tuyến như vậy? Với ung thư thiền chúng ta không còn một chọn lựa nào hơn ngoài kinh nghiệm thiện xảo ở nơi ta là những gì chúng ta đã chọn để trị liệu là chúng ta trả lời dứt khoát vào sự kiện sống thực một cách rốt ráo, nghĩa là không còn sợ ung thư mà chỉ sợ không trị nổi ung thư mà thôi, bởi; phương thức đưa ra cho những yêu cầu cần thiết trong đó trí não là chủ động chớ không qua một hóa trị nào hơn. Thiền ung thư không thể khoa học hóa để hoán cải hoàn đồng.
Tập quán Thiền là thể hiện ở đó một khả năng hiểu biết, nhận thức trong sáng hơn những gì say đắm vào hay qua một cảm xúc khác hoặc có thể xoáy trong đó một sự rối bời tâm tư. Chúng ta tham dự vào Thiền một cách quá đổi và một tri thức vượt trội hoặc có thể chúng ta phóng ra khỏi cái khó hiểu của nó; chính sự lý ấy gây ra một tác động mãnh liệt giữa hai đối tượng, đặc biệt cho những ai đang mắc chứng ung thư thiền, bởi; đi với Thiền bằng con đường như nhiên không vướng tục mà thoát tục; đòi hỏi của Thiền là tâm não trong sáng và hồn nhiên như cây cỏ để đạt tới cái vô lự của nó, từ chỗ vô-lự trở nên vô-niệm là chân-không. Không còn thấy mình trong một hiện thể của hiện hữu mà chỉ thấy mình như một vật thể đến rồi đi luật của tuần hoàn, luật của thừa trừ. Nhận ra được thì ung thư có là vô-cơ hay hữu-cơ thời tất không còn là mối nguy mà chuyện như đã có, một sự kiện ắt có và đủ. Nói theo chủ nghĩa duy tâm thì đó là một ‘cấu trúc’ của định hệ. Không ai là không có ung thư nhưng chưa tới thời kỳ phát tiết đó thôi. Ung thư như hỏa diệm sơn, như ngọn gió xoáy, như cơn điạ chấn, như dòng nước lũ tất cả là tai họa của thiên nhiên, của vũ trụ mà con người là nạn nhân của bi thảm và hứng chịu. Ung thư thiền là chìm đắm trong tạng thức sâu lắng của nhận thức để làm dịu lại (refreshingly) nghỉ ngơi, tươi tỉnh, hoàn toàn khác theo lối hóa trị (chemistry) thường là chẩn đoán (diagnose) trước khi xử lý. Hai phương pháp hai thích nghi cho trị liệu. Cốt tủy trị liệu của ung thư thiền là tạo ở một tinh thần phấn khởi hay không phấn khởi, nương theo một trạng huống của một thể dịch (humorous) dù đó là hóa trị. Một cảm hóa trong phép tu tập trí tuệ khôn ngoan là những gì đang sống với ung thư –practical wisdom for those living with cancer. Chính sự cố đó là khôn ngoan và đi theo với niềm vui, con đường dẫn độ đến một hiện hữu tại thế, một lời bày tỏ an nhiên tự tại mà mỗi ngày chúng ta đối diện với cuộc đời; cái sự đó là cơ bản chuyển đổi ngoài tầm kiểm soát ở chính ta. Đôi khi những gì nghĩ đến là thực sự ngạc nhiên có thể xẩy ra trong khi ta đang đứng bên bờ vực thẳm (tuyệt vọng). Nhờ vào kinh nghiệm thiện xảo nơi thiền mà đưa ta xa lánh thế tục và ra khỏi những ưu phiền của kinh hãi, ngược lại nhắc nhở ta những gì có thể là; điều mà chúng ta cầm giữ được cái lão hóa cho một sự thách thức tuổi tác, bệnh hoạn và sự chết. Đấy là quan điểm trị liệu là phương thuốc dành cho chứng ung thư thiền. Đó là phép tắc qua cái nhìn của Thiền.
Bản ngã là một thiết kế tạm thời trong lúc đang lâm trọng bệnh. Cuối cùng chỉ là điều kiện nhất thời; đón nhận nó như một nhiệm vụ của sự thật về Thiền. Nôm na ‘không hiện thể / nonexistence’, bởi; không hiện hữu tức-thị-không: không hướng tới mà quay về trong bản thể ‘đón nhận’. Đấy là điều có thực (truth) cho một cấu trúc hòa hợp vào bản ngã, không những riêng ta : ‘Làm thế nào để có cái lợi ích phi thường đó! Cái khó khăn, cam go đó như thế nào! / How extraordinarity interesting! How difficult!’ Sự lý ấy chính là viễn cảnh cũa Thiền. Nhập-thiền mới thấy được Thiền! Bởi; khả năng hòa nhập vào trong tư thế đốn ngộ của Thiền là điều có thể cho ta lưu trú vào nơi ta đang cần có. Nói như thế không có nghĩa rằng ta trở nên thụ động trước bệnh lý hoặc cho đó là hư ảo (nihilistic). Nhưng; chúng ta được cái là nhận thức khơi dậy từ tâm não là trả vào đó một sự canh chừng, chú ý vào những tiến trình của ung thư. Vậy thì chọn cái gì cho hợp lẽ? Chúng ta chọn con đường tri nhận bao la, rộng lớn vào viễn tượng của Thiền; sự đó làm cho tinh thần ta ‘run như run thần tử thấy long nhan’ (HMT) -mental chatter- là những gì đau đớn và sợ hãi. Và; chính sự chọn lựa đó là xác nhận với con bệnh: không còn đau đớn, sợ hãi, không tuyệt vọng mà trở về với tâm-như-nhiên để thấy cuộc đời sinh ra của bi thảm ‘Birth of Tragedy’. (Nietzsche). Thiền chận đứng mọi vọng niệm. Thời may ra con bệnh có phần thuyên giảm, bằng không chứng nào tật nấy uổng công tu tập.Thiền tợ như: ‘nói thì hay vỗ tay thì dở’. Trải nghiệm của Thiền qua sự nhận thấy (seeing) để đạt tới ngộ (deity) và sáng suốt để minh định; sự đó là phóng thích mọi đau khổ và phiền não (angst) trong ta để lành mạnh hóa tâm hồn và thể xác. Tu tập là thứ ‘hóa trị’, là thuốc chửa của ung thư thiền: ý thức và thức tỉnh để đối diện trước mọi tình huống. Yếu điểm khác trong ta là ‘bản ngã / the ego’. Bởi; nó đã khống chế trong ta, không diệt ngã cho nên ung thư thiền vin vào đó bành trướng và hoành hành con người chúng ta. Trong khi chúng ta đang đứng trong ánh sáng như một ánh hào quang để làm chứng cuộc đời từ một viễn cảnh chìm đắm trong đau khổ, tuyệt vọng, rạn nứt. Chúng ta đã ghi nhận thế nào là phi thường có lợi ích cho mọi thứ và thế nào là định hệ của cái nghiệp (karmically) là có tương quan hay dính chùm vào nhau. Cuộc đời là một diễn trình khai mở như ước thệ nguyện. Đó là cái lý cá thể. Lý của nhà Phật độc đáo gần như lạ đời ngay cả đâm đầu để tới gần với cái chết. Thiền không khắc khe để chế ngự nhưng trong thiền là cả kinh nghiệm tu tập cũng như chất chứa đầy đủ nghệ thuật sống. Xưa nay thường nói tới Thiền; vậy thiền là gì? -Thiền là hành xử của cái cho chính ta –Zen is the act of giving myself. Những gì nêu ra ở trên đều là quá trình điều trị của Thiền. Ung thư thiền không còn là nan giải, nó thuộc lý tính của tâm thức hơn là lý hóa cơ.
- Tu tập không phải là con đường dẫn độ / Practice Is Not the Path: mà là con lộ cong queo dẫn tới qua kinh nghiệm thiện xảo một cách khôn ngoan, khéo léo với nhận thức hiểu biết. Trong khi có quá nhiều thời gian trên giường bệnh trong một ngày. Làm gì? Đó là câu hỏi của người tuyệt vọng đang đứng trước hố thẳm. Một hố thẳm tội lỗi hay hố thẳm cuộc đời; đấy là dữ kiện của vấn đề: đau khổ (suffering) và thánh hóa (deity) mà gần như trở về trong cái chính niệm; nghĩa là về trong nguyên thủy sáng giá (precious resource). Đấy là vấn đề thích ứng cho những người lâm trọng bệnh -một lối giải thoát gián tiếp- chẳng màng tới một điều gì xẩy ra. Trong Thiền: kinh nghiệm thiện xảo là nghệ thuật sống với một tư duy sáng suốt là giá trị cao nhất mang lại cho ta trước khi đón nhận ung thư thiền. Nhưng nhớ cho điểm này để trị ung thư thiền: nhận thức là năng lực, nhưng; chửa khỏi là con đường mòn biến thành đại lộ bình minh –Knowledge is power, but; healing is the path…Đấy là chân lý cho phép trị liệu!
- Công án / Koan: Trong Thiền có cái độc chiêu là công án: một vấn đáp vớ vẩn gần như ngu xuẩn. Nhưng; nhờ vào cái sự ‘bất ngờ’ mà hốt nhiên thức tỉnh từ không sang có để đạt tới chân-không; triết học cho đó là bản chất tự tại, thuộc sở hữu chủ của tư duy. Thiền học cho đó là khâu then chốt đưa tới thiền ngộ. Thí dụ : Thiền sinh hỏi: -Sự gì gọi là giải thoát? -Con bò rống! Thiền sư đáp. Một công án khác: Bệnh nhân ung thư hỏi: -mấy giờ nhà thương đóng cửa? -đại tiện, tiểu tiện được không? Trợ y thiền trả lời. Hốt nhiên bệnh nhân ung thư thiền cảm thấy như mình ‘healing’ phần nào. Cái sự nói thẳng là trực chỉ vào đối tượng của sự sống cho một hiện hữu tại thế. Không có chi hơn lẽ thường tình –Notthing more than common-sense. Công án Thiền có câu nói để đời: ‘biết là con đường hướng tới, hỏi người ta là quay đầu về / To know the road ahead, ask someone returning’. Con đường chúng ta tìm đến là tìm đến cái tâm như nhiên. Tìm thấy một ít niềm tin để chia sẻ giữa đau đớn với hạnh phúc, nhìn vào đau đớn là bỏ lại tất cả trên dặm trường của cuộc đời. Mà ôm chầm lấy nó; dù là hạnh phúc thừa!.
- Không lời, Không đau xót, Không bi thảm / Without works, Without suffering, Without tragedy: Cả ba đều là thứ vô ngôn xuất xứ từ thiền tính; nói lên cái trầm lặng (silence) mặc khải của nạn nhân dù là nạn nhân gì. Mặc khải đó chính là hiện hữu tại thế, là lối về trong tọa độ trí tuệ của chúng ta. Bởi; cái sự im lặng là vàng hơn bạc, là tĩnh không động trong một hiện hữu sống thực mà nơi đây những ám ảnh, những vọng động là sự lý thông thường coi như xấu xa, qủi ám (evil) đưa tới sợ hãi có thể (xẩy ra) trong trường hợp đang chiến đấu với con bệnh. Ở đó; chúng ta xây lên một ngôi đền tinh túy, sáng láng đúng nghĩa của Thiền Trung quốc (Chinese Zen temple) là danh xưng phản ảnh cho những người không có nơi an trú, con người đang đứng trước tuyệt vọng -giữa Huệ Khả và Bồ Đề Đạt Ma- là trường hợp cụ thể. Người bệnh ung thư thiền cần nơi an trú tâm hồn là đệ tử của ngôi đền trong sáng tuyệt hảo ‘Goodness Temple’ đó. Người ung thư như một hiệp khách (samurai) đang chờ địch thủ đến trước cổng đền; chận mọi vọng niệm kể cả cát bụi và những vỡ vụn khác xâm nhập tới. Quê nhà của ta là nơi an trú của ta –my home is my sanctuary. Được coi đó là trí tuệ. Không vướng đục, không vọng động để trở về trong nhất-thể ở chính nó. Đấy là tọa độ mà chúng ta hướng tới. Ung thư sẽ tiêu tan trong trí tưởng của nạn nhân; nó làm sống lại cho một hiện thể bi đát mà định hệ đã đặt để. Đó là hiện hữu sống còn.
- Tâm Vô lự / Meditative Mind: là trầm tư trong hành động –Meditation in Action. Cho dù trầm tư mặc tưởng, tĩnh lặng năm này qua tháng khác vẫn là con lừa đần độn. Thiền sư Hakuin (Hạ Khương) Nhật Bản có lần nói: ‘Tu cả ngàn kiếp chưa hẳn đã thành Phật / Meditation in action is thousands of times superior to meditation in stillness’ (nếu cho là ‘phản dịch’ thời đó là đạo vậy). Không cần phải luận bàn sai trái, thiệt hơn, bởi; đòi hỏi là trái ý của Thiền nhất là người mắc phải ung thư thiền (!). Vậy thì trầm tư là trạng thái của trí tuệ, là tập trung vào hoặc nhận thức (hít thở, ăn uống, đi đứng, nằm ngồi, đái ỉa, xả hơi, thư giản…) Lặng còn nghĩa khác là câm mà chỉ nói và nghe lời nói của trí tuệ mà thôi. Cái đó mới là thâm hậu của Thiền Phật giáo; một thứ ‘biệt truyền’ là phương thuốc chửa trị ung thư thiền:
‘lò lửa làm chảy kim loại Phật.
lửa thêu đốt gỗ Phật
nước làm tan xoáy bùn Phật
nhưng; nguyên thủy Phật an trú trong ta’.
(Thiền sư Tập Đảo / Xi-Zhao).
Thực hiện rốt ráo nghĩa Phật là đền thờ thiêng liêng đặc trong chúng ta không thể tàn phá được (Kim Cương Tạng thể). Đó là cơ bản thiết thực khi nói đến Thiền Phật giáo. Người tu chứng và người mắc chứng ung thư xem đây là ‘kinh điển’ thì đạt tới chân-không; bằng không đó chỉ là đùa cợt với thiền.
- Ngồi nơi chỗ Phật ngồi / Sit in the Bodhi seat: Ở Thiền viện các thiền sinh đến với thiền sư vấn đáp về phép tu tập. Sư thốt lên lời âu yếm dịu dàng: ‘mời ngồi!’. Lời ‘mời ngồi’ nghe ra tợ như sanh đúng chỗ, đúng lúc, đúng thời (birthright) nghĩa là ngồi ở chỗ thức tĩnh trí tuệ (awakened mind), chỗ đó là chỗ ngồi của Phật. Bởi; nơi Phật ngồi là khai sáng: trí và tâm. Thâm hậu khác của thiền đòi hỏi là truyền đạt khả năng đó chính nơi ta –only you can empower yourself. Bởi; chỗ ngồi đó không mời ta; mà ta tự lấy mà ngồi! Lời nói của sư như lời thúc đẩy, nhắc nhở. Siêu lý của Thiền là nhận thức. Lý luận của thiền là khai tâm để ngộ. Ngộ ở đây không có nghĩa là ‘sáng thế / enlightenment’ mà ngộ ở cái chỗ ‘thánh-hóa-ý / deity’ là cung ngưỡng, thờ Phật. Vậy ngồi là hiệp nhất với đấng mình tôn thờ; đấng vô cùng toàn hảo. Và; từ đó thay đổi toàn diện thân tâm để nhập vào nơi chốn của Phật trong sự thừa hưởng vốn có của đấng toàn lực, toàn trí ở nơi Người. Nhận ra được là giải thoát cái bản thể tự tại. Thực ở chính ta và đó là trạng thái nguyên vẹn, nghĩa là không chao động để trở về với tâm Như Nhiên, Như Phật, Như Lai, Như Tạng Tánh. Đấy là con đường giải thoát đích thực cho những người mắc chứng ung thư. Nhớ cho: ngồi nơi chỗ của Phật là ngồi trong tâm thanh tịnh, hạnh phúc. Sạch từ trong ra ngoài. Nhưng phải canh chừng, bởi; nó cũng là nơi: phiến động / fierce tâm tư, nơi trổ tài hay / wise’ và hiện diện ở đó cái lòng trắc ẩn /compassionate vô biên. Ba thứ đó còn vướng thì bệnh lý còn gia tăng.‘Ngồi /Seat’ là ngồi ở chỗ tinh anh không còn vướng một mảy may nào…Giờ thì chúng ta không còn thấy gì ngay cả cái ngã trong ta. Không còn ai ‘mời ngồi’ mà ta mời ta đó là một chọn lựa tối hậu khi ngồi ở chỗ ngồi của Phật.
Nói tới Thiền là phải hiểu ý tứ của Thiền. Bởi; trong thiền là cả bí truyền –The Mystery of Zen. Trí tuệ cần cái không bao giờ ngưng nghỉ phát triển. Quả vậy; con người cần môt kinh nghiệm thiện xảo trong phép tu tập và không bao giờ nhàm chán mà đó là một trải nghiệm của sự canh chừng trí tuệ của bản thân và quan sát những hành tung trong tư duy, trong vấn đáp, trong ngẫu biền (công án), với những phát sinh khác là trả lời vào những gì gọi là khuấy động khác -khuấy động bên ngoài là khuấy động trong ta- mà khai triển vào đó một tư duy mới lạ, hầu như cho ta một tư duy tự quyết, độc lập của những gì trong sự kiểm soát của ý thức. Do đó phải quân bình trước cám dỗ ngoại tại đã mê hoặc quyến rũ mà cho đó là sự ngẫu nhiên. Tu thiền là phá chấp, tất cả là huyễn hóa chỉ còn cái tâm và não là chủ động.
Thiền Phật giáo không những chỉ là giáo phái thuộc bí truyền đã tìm thấy ở Phương Đông, nhưng ; nó là một trong những chủ trương gần như cao độ để khai phá, mở mang và chắc chắn là điều khó để đạt tới. Học thiền không nhất thiết phải qua sách vở, cũng như tu tập về thiền như khuôn phép, kỷ luật một cách lô-gíc hay toán học. Cho nên chi luận về thiền không thể luận trên lý thuyết thuộc phương diện triết học mà vận vào một ngữ ngôn siêu lý khác; gọi chung qua cụm từ Thiền may ra tiếp thu, lãnh hội dễ dàng: Thiền là một thứ nghệ thuật đơm bông / Zen in the Art of Flower Arrangement. Nó nằm trong một phần của phép tu thiền, một mô thức cũ gần như thuật cung tên nhắm vào tọa độ của những bài học / archery lesson. Ở đây muốn nói là không buông thả, bởi nhận thức lệch làm cho mũi tên lạc hướng. Nhưng coi như trọn vẹn của hiện hữu; mà con người (tu thiền) đang ở trong hoàn cảnh mập mờ để có thể hòa tan vào những gì có tính cách bí truyền của Thiền. Không vin vào mà để tâm vào của thời kỳ tu tập mà coi như thấm thấu vào một cái gì toàn vẹn. Nhưng; nhớ cho: chúng ta không bao giờ thấu suốt bí truyền đó. Vì rằng; Học thuyết của Thiền không thể đem ra phân tích từ cái không mà nó phải sống vào đó. Nhưng cho dù không phân tích nhưng nó có thể là một ám thị. Trong cảm thức của tĩnh lự ‘meditation’không còn là trầm tư mặc tưởng để qui vào trong trạng thái của vô-sư mà nhìn thấy cuộc đời qua một trực giác và hiện thực. Có nghĩa rằng: ‘lối về của ý’ là cuộc đời mà trong đó không phân chia giữa tư tưởng và hành động; thời tất không còn thấy chi là hố thẳm của đau khổ, của trần ai, của bệnh hoạn, đấy là sự lý giải quyết đến với chúng ta, nó không vướng mắc vào hiện hữu tại thế. Bởi; chúng ta vượt thoát ra khỏi vũng tối để thấy ánh sáng của hào quang chư-phật. Bởi thế này: giữa vô thức (unconscious) và ý thức (conscious) của trí tuệ là một đặc trưng khác biệt giữa ngã vị (self) và thế giới bên ngoài đang sống. Đó là lý do sống trong Thiền như một ‘phép lạ’ đưa vào người có một cuộc đời siêu thoát hơn. Vua Vũ Đế hỏi: -Tối thượng Phật là gì? Bồ Đề Đạt Ma trả lời: -Rỗng! rỗng tuếch to tướng và chẳng có thánh linh gì cả. Thiền cũng vậy; chẳng để lại gì ngoài cái tâm hiện hữu của tư tưởng và vấn đề trong ta ./.
(ca.ab.yyc. ngày kỵ thân sinh 10/3/2018)
ĐỌC THÊM: Những bài đọc về Thiền của võcôngliêm hiện có trên báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
TRANH VẼ: ‘Vô đề / Untitle’ Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+ India-ink+House-paint. Vcl# 532018.