Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.147.848
 
Nghề thiết kế thời trang Việt Nam - con đường đến chuyên nghiệp
Tuyết Minh

Bắt đầu xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ trước, ngành thời trang như một làn gió mới của kinh tế Việt Nam, được đón nhận và phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay ngành thời trang cũng mới chỉ phát triển theo phong trào chứ chưa có những định hướng sâu sắc làm nền tảng bền vững. Các sản phẩm của thời trang Việt Nam vẫn chỉ là những sản phẩm mang tính "ăn theo" hay nói rõ hơn là tính nghiệp dư. Như vậy con đường nào sẽ đưa ngành thời trang non trẻ của  Việt Nam đến con đường chuyên nghiệp?

 

Có rất nhiều vấn đề bức thiết đối với ngành thời trang được đặt ra như: Đào tạo, công nghệ...Tiêu chí hàng đầu là vấn đề đào tạo tạo đội ngũ thiết kế, quản lý kinh doanh trong lĩnh vức này. Mặc dù đã có được những bước tiến nổi bật nhưng cho tới nay, việc đào tạo nhân lực cho thời trang vẫn ở tình trạng trôi nổi. Thời trang chỉ góp mặt  trong các trường đại học với tư cách là một phân khoa, thậm chí chỉ là một chuyên ngành khiêm tốn. Cơ sở vật chất thì thiếu thốn từ chương trình đào tạo đến sách vở, máy móc thì cũ nát, học sinh thiết kế bằng tay, máy vi tính không được nâng cấp, nhà xưởng để thực hành cũng thiếu....Chính vì vậy, việc các thầy đào tạo trong trường cho học sinh chủ yếu là qua sách báo nước ngàoi, tìm hiểu qua các băng đĩa trình diễn thời trang hoặc lặp lại các qui trình sản xuất, thực hiện hoá các ý tưởng để nắm bắt ngôn ngữ, từ đó mới hình thành ý tưởng mới cho riêng mình. Theo Nhà thiết kế Minh Hạnh - Viện phó Viện mẫu Fadin thì, thiết kế thời trang khác hẳn việc vẽ quần áo đẹp nên năng khiếu sáng tạo mốt chỉ được thành công nếu được đào tạo một cách bài bản.

 

Trong khi đó, Việt Nam lại được đánh giá là một trong những thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng về thời trang. Các nhà thiết kế của chúng ta khi tham gia các cuộc thi thiết kế thời trang quốc tế cũng đã giành được nhiều giải thưởng, nhưng nhìn chung các sản phẩm thời trang của Việt Nam còn nghèo nàn và khá đơn điệu, đội ngũ thiết kế nhiều nhưng những phong cách sáng tạo riêng còn thiếu vắng, dễ bị chìm lấp giữa các mẫu của nước ngoài.

 

Ngoài ra, muốn tiến đến sự chuyên nghiệp cũng không phụ thuộc vào riêng các nhà thiết kế mà còn phải cả một đội ngũ như: các nhà thiết kế rất cần 1 đội ngũ thợ may lành nghề, chuyên nghiệp để thực hiện ý tưởng của mình. Các show trình diễn thời trang hoặc hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các công ty sản xuất nguyên phụ liệu và sản xuất hàng loạt. Tất cả các yếu tố đó đều đòi hỏi phải có một nguồn tài chính lớn và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

 

Tuy nhiên, hiện nay rất hiếm các nhà thiết kế trẻ có đủ điều kiện để khẳng định mình. Nhà thiết kế trẻ Quang Huy, người đã từng đoạt giải thưởng lớn cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2004, không thể có điều kiện tạo riêng cho mình một cơ sở thiết kế chuyên nghiệp, nên quyết định đầu quân "làm thuê" cho LegaFashion để có đủ điều kiện máy móc, nhà xưởng thiết kế cho mình.

 

Hiện nay, nhà thiết kế trẻ dám đứng riêng lập công ty và tạo cho mình một hệ thống thiết kế chuyên nghiệp mới chỉ là số ít, trong đó có Ngô Thái Uyên. Công ty riêng mang tên cô - NTU hiện đang chủ yếu cung cấp sản phẩm cho thị trường Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ những sản phẩm tinh xảo được chính Uyên thiết kế. Ngoài ra, NTU còn bán cả mẫu thiết kế của chính Ngô Thái Uyên.

 

Cũng không hẳn ngành thời trang Việt Nam chỉ dậm chân tại chỗ, nhiều nhà thiết kế trẻ đã tự tìm cho mình những con đường riêng. Học viện thời trang London (London centre for fashion studies) đã chính thức khai trương chi nhánh tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để học tập và cọ xát những kinh nghiệp quốc tế của những người yêu thích thời trang và cả các nhà thiết kế. Với mong muốn hội nhập với quốc tế nhanh chóng, nhiều nhà thiết kế trẻ đã đăng ký tham gia các khoá học tại đây như: Tôn Lê Hiếu Anh, Nguyễn Minh Trang...

 

Còn nhà thiết kế Tiến lợi thì cho rằng, mục đích chuyến du học Pháp của anh là vì: Làm nghề tạo mốt phải được cập nhật kiến thức liên tục, để nâng cao, tránh những sáng tạo kiểu lối mòn. Vì vậy, các khoá học ngắn hạn trong và ngoài nước là rất cần thiết đối với các nhà thiết kế.

 

Với cách suy nghĩ tích cực từ các nhà thiết kế trẻ như vậy, việc đưa ngành thiết kế thời trang của Việt Nam tiến
Tuyết Minh
Số lần đọc: 4206
Ngày đăng: 12.09.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngày bình yên - Khuyết danh
Không cần gây shock - Khuyết danh
Vua mốt Karl Lagerfeld trưng bày thời trang dọc sông Seine - Khuyết danh
Thời trang - nơi gặp gỡ của truyền thống và tương lai - Khuyết danh
Võ Việt Chung và - Khuyết danh
Kết nối không gian - Khuyết danh