Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
606
123.366.098
 
Sự phát triển ca nhạc trong đời sống Văn hóa nghệ thuật giới trẻ hiện nay
Tuấn Giang

 

1.Các trào lưu ca nhạc từ 2010 đến 2017

 

Nhạc trobical giới trẻ toàn cầu yêu thích, bởi nó thay đổi toàn bộ nền tảng giai điệu âm thanh, hòa âm, tạo cảm giác nhẹ nhàng khác lạ với  các trào lưu âm nhạc trước kia. Nhạc trobical Deephause đặc trưng:

-Giai điệu trong sáng thanh nhẹ, bộ gõ nhấn liên tục tạo cảm xúc, còn giai điệu nhẹ gây ảo giác về miền hoang dã nắng nhẹ bao la.

-Giai điệu hát, hoặc nhạc đều nhịp lan tỏa vào não bộ, đôi khi đảo nhịp tạo sự mới lạ.

-Nhạc Trobical thường pha trộn nhiều dòng nhạc mới để làm hấp dẫn âm thanh khác lạ

Nhạc trobical hiện tại đã lấn át độc chiếm thị tường âm nhạc toàn cầu, có thế nhận biết sáu loại âm nhạc nổi hiện nay:

1.     Nhạc EDM, là dòng nhạc trào lưu hấp dẫn bậc nhất giới trẻ trên toàn cầu, bởi sự đổi mới không ngừng của âm thanh giai điệu, sự sáng tạo trong hòa tấu và nghệ thuật biểu diễn cùng nhạc remix các điệu nhảy cảm xúc của tuổi trẻ. Là thể loại nhạc tiết tấu mạnh từ nhạc Disico năm 1970, sau đó biến đổi vào EDM ra đời từ Mỹ, tên gọi quen thuộc là dòng nhạc: Dance music. Chúng chia thành nhiều tiểu thể loại: Techno, Trance. Từ Techno là nhạc điện tử Electronic, giai điệu nhiều âm thanh lạ tai hấp dẫn. Techno phân nhiều nhánh gọi: Techno dance, Techno house, techno Trangce...House lai chia thành 8 thể loại: Progressive, Trobal house, Deep House, electro house, Vocal house, trance...sau này là tropican cùng họ nhạc điện tử.

2.     Nhạc tropican Bass House, tác giả của nó: Valentino Khan, Jauz, Ghastly, Skrillex, Must die, Thomat jak...Nhiều DJ biểu diễn trobical cùng với rock the party, Feel the volume, hellcat (Habstrakt Remix)...sôi động và hấp dẫn.

3.     Future House, nó tạo ra từ dòng nhạc Deep House kết hợp với EDM, dòng nhạc khởi phát từ nhà soạn nhạc Tchami của nước Pháp, khi sang Mỹ phát triển ra toàn cầu, nhiều người nổi tiếng: Paul Oakenfold, Tiesto, Chocolata Puma, Martin Solveig... cùng những ca sỹ và vũ công: Ain Nobody, Fellix Jaehn, Jasmine, Andrew Jackson...Họ mang đến những hấp dẫn mới cùng những điệu nhảy ngẫu hứng, tự do, ai cũng nhảy được dễ như đời sống tự nhiên của hành vi con người trong giao tiếp xã hội. Vì thế, dòng nhạc này khá thịnh hành.

4.     Deep House,  Melodic House, dòng nhạc remix tiết tấu mạnh Dubste, Big Room, Dutch House...kết hợp nhẹ nhàng thanh thoát của trobical House, Deep House, Melodic House...tạo ra những giai điệu nhẹ nhàng thanh nhã hấp dẫn. Tác giả của nó là những nhà sản xuất lớn: Bakermat, SamFelt, Alex Adair, Klingande...đã phát triển trên toàn cầu, giới trẻ yêu thich một cách mới lạ của nó bằng âm thanh giai điệu tự nhiên.

5.     Future Bas Dofiin, đây là gòng nhạc còn ít được biết đến, nó phát triển từ Chill trap, phần bát nhấn mạnh cùng giai điệu tạo cảm giác hoài niệm sâu lắng. Loại nhạc này đang thịnh hành tại Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan, tại Australia, Mỹ... Có các nhà sản xuất tại Mỹ: Cas hmere Cat, Wave Raver, Flume...giới trẻ đòn nhận chậm.

6.     Tropical House, Thomas Jack, người khởi xướng, Kygo ca sỹ quảng ba trên toàn cầu. Khi mới ra đời Tropical House mang yếu tố nhạc pop, vì thế, nó nhanh chóng được giới trẻ yêu thích bởi tính êm nhẹ lại có tiết tấu nẩy trong sáng, giai điệu phóng khoáng cảm xúc. Nhạc remix tropical rất phát triển hiện nay tại Trung Hoa và Việt Nam, nhất là ở sa Pa, thung lũng Bắc Hà và các thành phố trên cả nước.

Ngoài ra còn nhiều trào lưu âm nhạc, nhảy múa khác mang theo lối sống mới vào giới trẻ như: Rock the Party, Feelthevolume, Hellcal, Habgstrakt, Halloween, Halloween Doremon, Rock Halloween (đang thịnh hành tại Việt Nam), Hallowee kinh di, nhạc remix, nhạc rock Heavymetal, nhạc Acoustic... nhảy múa đương đại, hậu hiện đại, nghệ thuật vẽ trên tường...Mỗi trào lưu âm nhạc, nghệ thuật thường mang theo phong cách lối sống, nghệ thuật nhảy múa tạo thành các nhóm xã hội trôi nổi đam mê, say đắm theo sở thích cá nhân.     

          Những trào lưu âm nhạc tiến bộ từ Mỹ, phương Tây và Hàn Quốc...ảnh hưởng mang theo cả lối sống ứng sử văn hóa vào giới trẻ hiện nay. Mặt tích cực tiến bộ giúp họ dấn thân, phát huy tính tự chủ không bị động trong hành sử cuộc sống, dám chịu trách nhiệm bản thân, luôn muốn, hoặc biết khẳng định mình, làm những việc có ích cho họ và vì cộng đồng xã hội. Bên cạnh cái tiến bội tích cực khi tiếp cận những trào cưu ca nhạc, lối sống xa lạ, giới trẻ bị hành sử tiêu cực xuất hiện trong xã hội hậu quả để lại không nhỏ. Do đó, cần hướng tới xây dựng nền ca nhạc, nhảy múa tiến bộ tạo ra lối sống lạc quan, văn hóa trong giới trẻ để phát triển con người thời đại mới.

 

2. Đặc điểm tình hình ca nhạc hiện nay

 

           Nhiều người còn lớn tiếng lo sợ nền âm nhạc của giới trẻ bị lai căng, đánh mất bản sặc âm nhạc dân tộc. Họ không bình tĩnh nhìn nhận các trào lưu ca nhạc của Mỹ và phương Tây những năm cuối thế kỷ XX, hoặc hiện nay tiếp tục tràn vào nước ta được giới trẻ đón nhận cầu thị và chân thành say mê.

Những hiện tượng nghệ thuật ấy, nhiều khi nó nhận chìm nền âm nhạc truyền thống già nua cũ, giới trẻ ban đầu tiếp nhận nguyên bản cover các bản nhạc Mỹ biểu diễn nhảy mỹ theo các thần tượng ca sĩ Mỹ-Hàn và nhiều dòng nhạc của các nước phát triển khác. Trước hiện thực như thế, họ vội vàng nhận định bi quan căm ghét quy chụp, phủ nhận lớp trẻ là đồ hư hỏng, bỏ đi...Họ không nhận biết đây là một quy luật nghệ thuật không chỉ có giới trẻ Việt Nam, mà ngay những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...lúc đầu họ đã tiếp nhận các trào lưu ca nhạc từ ngoài vào đã bị nhận chìm trong các trào lưu âm nhạc, nhảy múa mới. Họ tiếp nhận nguyên xi, cover những bản nhạc Mỹ, hoặc phương Tây, theo các nhà nghiên cứu nghệ thuật, âm nhạc Mỹ: Blake, MaRai ney, Panny Brice, Aljonson nói: Các nước châu Á họ tiếp nhận các trào lưu âm nhạc phương Tây vào, sau đó “tháo ra lắp lại” cho phù hợp với tâm lý, tình cảm của con người dân bản xứ [4trang 96], giới trẻ nước ta cũng không có ngoại lệ. Thực tiễn phát triển âm nhạc đến những năm đầu thế kỷ XXI khẳng định nhiều nhạc sỹ lớn tuổi cùng giới trẻ đã phát triển nền âm nhạc đương đại là của họ với hàng ngàn tác phẩm, có hàng trăm bài hát đi vào lòng công chúng như  Nơi này có anh ( 2017), Tình yêu màu nắng(2014), Xin anh đừng, Đi về đâu, Yêu là tha thứ, Lạc trôi, Em không là duy nhất, Đã quen với cô đơn, Nếu phải xa nhau, mình chia tay, Forever Love...

 

Nội dung những bài hát giới trẻ đa dạng phong phú, nói lên tâm trạng, cảm xúc tình cảm con người thế hệ trẻ trong đời sống xã hội đương đại, tư duy về quê hương, đất nươc, người mẹ, người cha, và những bà mẹ Việt Nam anh hùng, cuộc sống gia đình, tình yêu hạnh phúc...Nét nổi bật chiếm tỷ lệ cao khoảng 90 % những bài hát nói về tình yêu, tình yêu đa sắc màu tâm trạng, cảm xúc. Tình yêu cô đơn, tình yêu đơn phương, tình yêu đau khổ, tình yêu tan vỡ, tình yêu vu vơ và chấp nhận “Tôi cô đơn” ( Imlonely)...

 

Những hạn chế trong hàng ngàn bài hát mới, vì số lượng nhiều thì cái chưa hay, dễ dãi cũng quá thừa hàng trăm bài hát nhạt nhẽo, vô duyên, sai lạc, thậm chí lời ca lầm tưởng cả lối tư duy, nhưng chẳng ai buồn lên tiếng phê phán mà còn tán thưởng như bài hát: Khi tôi còn sống

Khi xưa ngây thơ dại khờ tôi hay chê bai mình ngu si.
  Rằng không biết làm gì, không biết cần chi, không biết mình là ai
   Bao năm bon chen ngoài đời soi gương nhìn vẫn thế.
   Đầu vẫn rối bù xù, thân bé ú nu, ú nu.. ú ù.
  Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép.
  Cứ yêu đi dù rằng mình ngu si.
  Ai lừa ai, ai hờn ai, ai giận ai, ai thù ai..cho qua đi.
  Cứ đam mê dù nhiều người cười chê.
  Và cứ vui lên, vì ta không.. cô đơn.
  Vì tôi còn sống.
  Vì tôi còn hát lên...

Nhiều nhà lý luận khi nóng vội la làng, lúc lại bình tĩnh đến vô cảm tán thưởng, tuy nhiên phải nói đây là bài hát “dễ thương”! Nhiều người hay nhận xét đúng là chất hồn nhiên vô tư, phản ánh hiện thực suy tư của giới trẻ hiện nay. Tác giả muốn khẳng định mình ngay khi đặt tên bài hát: Vì tôi còn sống?

           Đây là bài hát phần lời ca, tác giả có nét gợi ý cảm xúc từ bài hát: Roar của ca sĩ Katy pety, lời Việt:

 Tôi đã từng cắn lưỡi của tôi và giữ hơi thở của tôi

 Sợ hãi đá thuyền và lộn xộn

 Vì vậy, tôi ngồi lặng lẽ, đã đồng ý một cách lịch sự

 Tôi đoán rằng tôi đã quên tôi đã có một sự lựa chọn

 Tôi để bạn đẩy tôi qua điểm phá vỡ

 Tôi đứng vì không có gì, vì vậy tôi đã rơi vào mọi thứ

 Bạn đã dìm tôi xuống, nhưng tôi đã đứng dậy (HEY!)

 Đã chải sạch bụi

 Bạn nghe giọng nói của tôi, bạn nghe thấy âm thanh đó

 Giống như sấm sét sẽ làm rung chuyển mặt đất

 Bạn đã dìm tôi xuống, nhưng tôi đã đứng dậy (HEY!)

 Chuẩn bị đi bởi vì tôi đã chuẩn bị đủ rồi...

Lời tiếng anh:(I used to bite my tongue and hold my breath

Scared to rock the boat and make a mess

I used to bite my tongue and hold my breath

Scared to rock the boat and make a mess

So I sat quietly, agreed politely

 I guess that I forgot I had a choice

 I let you push me past the breaking point

 I stood for nothing, so I fell for everything

  You held me down, but I got up (HEY!)

  Already brushing off the dust

  You hear my voice, you hear that sound

  Like thunder gonna shake the ground

  You held me down, but I got up (HEY!)

   Get ready cause I’ve had enough

   I see it all, I see it now)

            Bài Roar (Tiếng gầm), sau khi nhẫn nhịn chịu đượng thì vùng lên khẳng định mình để tự đổi mới bản thân, vì tôi biết tất cả, tôi đã chuẩn bị trải nghiệm để đứng lên làm con người bản lĩnh chiến thắng, khẳng định mình-Tôi đã thay đổi!

           Tuy nhiên, tác giả của bài Vì tôi còn sống, cách đặt vấn đề lại khác nhau, tác giả tuyên ngôn như người sống: Là bất cần đời, sau khi nhẫn nhịn cho mình là “ngu si”, sống luộm thuộm chẳng làm đẹp bản thân, nay thì vùng lên quá khích: “Cứ sai đi vì đời cho phép, cứ yêu đi”...Nhạc trẻ còn nhiều bài hát, lời ca nôm na thiếu chắt lọc hình ảnh tu từ, ngôn ngữ cũ, sáo mòn:

Ngày em đi chưa kịp ôm cái ôm giã từ

Lệ hoen mi phận hồng nhan kém duyên

​Em đi ngang đời anh như gió mây qua trời

Đưa đôi tay nhưng không thể với lấy

Vậy đành thôi nhìn theo người đi

Khi đã xa mất rồi.

            Ngoài ra còn nhạc chế chưa ai lên tiếng, một ổ dịch tràn lan, tất cả những bài hát từ kháng chiến đến nay đặt lời mới như bài Trước ngày hội bắn:

  Tiếng chim rừng chào mừng bình minh 
  Hót trên cành rộn ràng đây đó 
  Vượt hai quả núi đến trường 
  Và đi bộ nửa ngày đường bạn ơi 
  Quê hương ta hỡi 
  Núi cao suối ngàn của ta 
  Kia đâu có bóng anh chàng 
  Hình như đang đói mặt nhợt cả đi 
 -HS Miền Xuôi: 
  Ới,cặp lồng cậu mang trong túi 
  Có cái gì mà sao không nói 
  Trời ơi trông khiếp thế này 
   Gạo rang và chú kiến càng mà ăn?...

   Hoặc bài: Em là mầm non của Đảng, rất nhiều lời chế khác nhau, kiểu A, loại B...:

   Em là búp măng non

 Mai lớn lên em thành măng già

 Lớn lên em làm gì đây

 Em là cô bé cỏ cây

 Tóc không đen nhưng màu vàng hay

  Thực sự nhìn em rất lây...

  Hay lời ca loại B: Em là cô bé nến na

  Em lớn trong gia đình có học

  Xướng vui mỗi ngày khỏi lo

  Cuộc đời em không cần thính...

Những loại nhạc chế này là phỉ báng giá trị thẩm mỹ những bản nhạc định hình bất hủ, sự tha hóa về lối sống của một bộ phận trẻ, nhưng loại nhạc chế lại được nhiều nghệ sỹ tầm cỡ bắt chước chế ra hát trên vô tuyến, phát đi khắp nơi, cả đài truyền hình Việt Nam phát cổ vũ cho phong trào nhạc chế tha hóa...Như vậy! Tầm văn hóa nghệ sỹ, tầm nhà quản lý ngồi ở đâu?

Nhiều bài nhạc trẻ lời ca tự do phóng túng sai lạc, nhưng bây giờ mọi người lại chấp nhận tha thư tất cả, một thái độ cực đoan thiếu công bằng, khoa học của lối  duy cảm. Khi lớp trẻ còn hoang mang trước các trào lưu mời thì ném đá đến chết, khi họ đủ bản lĩnh là mình thì lại bỏ qua tất cả. Từ đó, dẫn đến đặc điểm ca nhạc hiện nay:

            -Nhiều tác phẩm thiếu thẩm mỹ văn hóa dân tộc, sai lạc về lối sống được truyền hình  giới thiệu

            - Am nhạc nổi rộng, thiếu bề sâu sắc chất lượng giai điệu, lời ca.

            -Giải thưởng âm nhạc lạm phát, vô trách nhiệm như có tiêu cực từ nhiều tổ chức xã hội khi xét giải đến Hội Nhạc sĩ Việt Nam ( tác phẩm giải nhất mà không phổ biến vào đời sống âm nhạc)...

            Những biểu hiện thực tiễn ấy như lạm phát kinh tế, hàng hóa kém chất lượng bán ra ngoài thị trường, lạm phát phó giáo sư, “thiến sót”, nhiều hàng học vị mà khoa học, văn hóa nghệ thuật không phát triển mang tính chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, dưới góc nhìn tin tưởng vào những thành công trong đời sống âm nhạc giới trẻ, thì đây là những thử nghiệm âm nhạc giai đoạn quá độ xây dựng nền âm nhạc đương đại Việt Nam tiến tiến, giàu bản sắc dân tộc đương đại.

          Nhưng câu hỏi đặt ra: Quá độ đến bao giờ? Nếu không nghiêm khắc nhìn nhận những sai phạm, hạn chế lộn xộn, rối ren hiện nay cùa hàng ngàn bài hát phổ biến vào đời sống âm nhạc liệu có phát triển bền vững? Nhiều cuộc thi hát tràn lan, chất lượng thấp. Bên cạnh đó có một số cuộc thi do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức có chất lượng về nghệ thuật, về kỹ thuật thanh nhạc, chất lượng chấm giải quá khắt khe thi...nhưng hình như họ làm vì chương trình, vì quảng cáo...Nhiều tài năng sau khi phát hiện ra không được nuôi dưỡng, sau nổi tiếng thì biệt tăm, thậm chị nhiều số phận nổi chìm hát thuê, hát mướn sai lạc chuyên môn, họ bị các bầu show bóc lột còn đâu là nghệ sỹ.

             Bài học rút ra trước sự rối loạn từ các cuộc thi âm nhạc, nhiều ca sỹ không biết chọn dòng nhạc nào để phát triển tài năng, các cơ quan truyền thông cụ thể Đài Truyền hình Việt Nam lăng xê nhiều ca sỹ rất thường bỗng họ trở thành sao...hỗn loạn “tài năng” (sao), hỗn loạn nhiều dòng nhạc trong đó có nhạc chế đủ loại:

Nhạc chế xuyên tạc những bài hát truyền thống cách mạng thành bài hát nhảm nhí bông đùa, những bài hát định hình giá trị thẩm mỹ nghệ thuật thành bài phi văn hóa...Đúng là chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ, thế giới ảo đã đi vào đời thực, thực ra thế giới ảo, đây là điều phải chấp nhận, nhưng không thể có cái nhìn lầm lạc: Thực ảo- phải phân minh.

Nghệ thuật âm nhạc của thế hệ trẻ là tâm hồn của con người thời đại, cần hướng đến một nền giáo dục thực tiễn vì tuổi trẻ, vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật dân tộc, phục vụ mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Âm nhạc của tâm hồn dân tộc, kiến tạo giá trị mỹ học thời đại mới. Hướng tới xây dựng nền âm nhạc Việt Nam trong sáng (nền âm nhạc sạch, không nhiễm khuẩn), giới truyền thông-Đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam không tuyên truyền những nghệ sỹ sân khấu khoe hát nhạc chế trong các vai kịch.

 

3. Những hình thức biểu diễn ca nhạc

Nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thểtiếng nói, giọng hát bằng sự có mặt của chính ca sĩ làm phương tiện tại hiện tác phẩm âm nhạc trước công chúng, trong khi nghệ thuật thị giác sử dụng các vật liệu biến đổi tạo ra một số đối tượng vật chất cho nghệ thuật. Thuật ngữ "nghệ thuật biểu diễn" đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1711[1trang 26] gọi là: Performing Arts.

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn nghệ thuật trước khán giả được gọi là nghệ sĩ biểu diễn, nó bao gồm các diễn viên: sân khấudiễn viên múanghệ sĩ xiếcnhạc sĩ, các ca sĩ...Còn nghệ thuật thời trang, thi hoa hậu, nghệ thuật săp đặt...gọi là nghệ thuật trình diễn, đây là hai khái niệm khác biệt nhau, nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng tùy tiện sai khái niệm.

Nghệ thuật biểu diễn được hỗ trợ bởi các nhân viên trong  lĩnh vực có liên quan như sáng tác, biên đạo múa, dựng kịch, nhạc sỹ sáng tác, họ truyền cảm hứng đến công chúng để tái hiện tác phẩm nghệ thuật sân khấu, nhảy múa và ca nhạc. Người biểu diễn sử dụng trang phục, hóa trang, ánh sáng sân khấu,  âm thanh... để thích ứng với chương trình nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật đưa giá trị mỹ học âm nhạc trực tiếp đến công chúng.

         Những hình thức biểu diễn sân khấu ca nhạc phải phân khúc thành các hình thức biểu diễn sau:

  -Biểu diễn hòa nhạc giao hưởng, nhạc nhẹ (nhạc không lời)

   -Nhạc hát-là những bài hát do ca sỹ solo độc diễn với dàn nhạc đệm

   -Biểu diễn nhạc kịch Opera-Nhạc kịch Broadwy Mucical

   -Biểu diễn ca nhạc đường phố-Đại chúng hóa.

            Biểu diễn ca nhạc đường phố đại chúng hóa, xuất phát từ nhiều dự ánh văn hóa nghệ thuật của các tổ chức nước ngoài như Pháp, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Australia, Đức, Mỹ...Nhờ những dự án văn hóa nghệ thuật nước ngoài, giúp các nhà quản lý và công chúng  có cái nhìn mới về các trào lưu nghệ thuật của giới trẻ ở trong nước và nước ngoài.  Vào năm 2012 dự án múa của Pháp do Sola Thủy biểu diễn vở múa Thế đấy, thế đấy, sau khi công diễn bị cả giới múa phản đối, thực chất họ đã không hiểu một trào lưu nghệ thuật hiện đại theo trường phái nghệ thuật Hiện thực tự nhiên chủ nghĩa (Naturalist Realism). Lần sau, cô về biểu diễn lại, họ đã hiểu ra và chấp nhận, đây là sự ấu trĩ thiếu thông tin văn hóa nghệ thuật. Những dự án nghệ thuật của nước ngoài đã khái sáng, tẩy não cho nhiều người về nghệ thuật như đoàn kịch của Đức do Viện Gớt diễn vở Khách sạn thiên đường, hoặc đoàn kịch Hy Lạp vở Thiền...Mang đến những trường phái nghệ thuật khác lạ để nhận biết thêm về nghệ thuật thế kỷ XXI, biết cách chấp nhận những cái mới của nghệ thuật thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa.

Mục đích của các dự án là giới thiệu nhiều nền văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc cùng phát triển, tồn tại hòa bình trong sự phong phu đa sắc màu nghệ thuật đương đại của nhân loại, gúp mọi người hiểu biết về các nền văn hóa dân tộc và những nước khác nhau về chế độ chính trị văn hóa cùng hội nhập, chung sống hòa bình thân thiện vì hành tinh xanh.

          Nghệ thuật đường phố có nhiều trào lưu: ảo thuật đường phố, múa đường phố, sân khấu diễn trên đường phố, nhảy đường phố như Shuffle, Nhảy dup, nhảy Sofinregar, Sfia, rockHalloween... Nhạc Rap, hip hop đường phố là một hiện tượng âm nhạc đã được thổi bùng lên trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, lôi cuốn giới trẻ cả thế giới theo một phong cách hát, nhảy tự do cá tính. Giới trẻ Việt Nam không nằm ngoài lực hấp dẫn nhảy theo nhịp hát nói sôi động, nhảy rap break dance thành phong trào trong giới học sinh, sinh viên của các trường trung học, đại học chuyên nghiệp.

          Nhạc rap, hiphop xuất hiện ở Mỹ, nói theo kiểu đối đáp có vần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi (còn gọi là người Mỹ đen). Một số lời nói vần điệu và cách diễn đạt trong cộng đồng người da đen, họ đưa ra nhiều dạng rap khác nhau. Nhạc rap đương đại có cách nói vần lồng vào giai điệu trong thể loại nhạc nhảy mạnh reggae, xuất xứtừ Jamaica. Vào những 70 do DJ Disk Jockey - người giới thiệu nhạc rap trên đài phát thanh, bản phối âm tại phòng thu của nhạc sĩ Jamaica là Kool Herc, anh đến West Bronx New York Mỹ. Về đây anh đã kết hợp thể loại DJ Jamaica với phiên bản  của các đĩa nhạc nhảy reggae phối âm lại. Sau đó, Kool Herc đưa rap vào lối hát nói đều đều trên các tiết tấu nhạc gõ, hay trống bass trong các bài rap phổ biến. Nhạc Ráp vào Việt Nam được giới trẻ hào hứng đón nhận, kỹ thuật nhảy múa đạt tầm quốc tế, nhưng chưa nhuần nhuyễn, điêu luyện bằng cac nhóm rap Mỹ.

            Nhạc Hip-hop cùng chung nôi của rap, nghĩa là từ ráp sinh ra thể loại hip-hop. Hip-hop ban đầu gồm các thành phần của lối sống Mỹ: phong cách sống với  bộ phục trang kiểu quần thụng, nhạc điệu, lối sống riêng, luôn phát triển không ngừng. Hiện nay (2017), nhảy break dance và vẽ trên tường( Graffiti) không còn nổi bật trong nhạc rap cũng như các ngôn ngữ: rap, hip-hop. Tuy nhiên, dòng văn hoá, âm nhạc rap, hip-hop còn tồn tại, nó sẽ phát triển lên tầm cao mới để đáp ứng công chúng thời khoa học công nghệ, lối sống trẻ năng động, thích khám phá hiện thực, tâm thức xã hội.

4.     Giá trị thẩm mỹ ca nhạc đương đại

Ca nhạc đương đại bao gồm nhiều dòng nhạc, trào lưu âm nhạc: Nhạc hiện đại, nhạc hậu hiện đại, nhạc ấn tượng, nhạc rock, pop, rap, hiphop...không thể đi sâu vào tính mỹ học của từng trào lưu, xu hướng sáng tác, nội dung thẩm mỹ từng thể loại âm nhạc. Nhưng có thể phân chia tổng quát có hai loại mỹ học âm nhạc trong các trào lưu, trương phái mỹ học âm nhạc, đặc trưng biểu hiện bằng một hoặc cả hai, song là một giá trị mỹ học nghệ thuật âm nhac.

Nghệ thuật âm nhạc dù có hàng trăm trường phái, trào lưu âm nhạc, nhưng chỉ có hai hình thức âm nhạc đặc trưng là:

1. Âm nhạc đại chúng, là những bài hát, gồm giai điệu cấu trúc thẩm mỹ âm thanh nhạc không lời kết hợp với lời ca, kể cả hợp xướng cũng là nhạc hát biểu tả  cảm xúc của con người.

2. Nhạc không lời, một loại giai điệu âm thanh được cấu trúc nhiều tầng giai điệu chồng lên nhau, đan vào nhau bằng kỹ thuật hòa thanh, phối khí, phức điệu tạo ra những bản giao hưởng, sô nát, consetto...biểu hiện cảm xúc âm nhạc từ âm thanh cuộc sống, không nói lên bằng lời ca.

Giá trị mỹ học của nhạc hát phổ biến, dễ hiểu nhất, nó phát triển mạnh trong công chúng. Bởi nhạc hát có phần nhạc giai điệu âm nhạc, âm thanh trầm cùng nhịp điệu, tiết tấu kích thích vào cơ bắp, làm người nghe phải đập tay, dậm chân, hoặc nhún nhảy. Âm thanh trung thường kích thích vào trái tim, âm thanh cao tác động ngay trực tiếp vào não bộ. Phần giai điệu tiết tấu, âm thanh đã tác động vào toàn bộ tâm sinh lý cơ thể con người. Vậy lời ca ảnh hưởng vào đâu?

Lời ca tưởng như chỉ là sự phù họa đơn giản cho nội dung giai điệu âm nhạc, nhưng lời ca hay đã chiếm tới 30-40% giá trị tác phẩm âm nhạc. Những bài hát vượt qua nhiều năm tháng và thời đại là bài có giai điệu hay như Việt Nam quê hương tôi, Quê hương, Nối vòng tay lớn... nhưng phần lời ca cũng rất xúc động về ngôn từ, hình ảnh, khiến người nghe không cầm được nước mắt, hoặc xốn xang, xao xuyến rạt rào cảm xúc.Lời ca dẫn vào con tim rồi lên não bộ, khiến người ta phải khóc bởi con tim thổn thức, nước mắt rơi thành nỗi nhớ sâu đậm không phai mờ về những kỷ niệm ấn tượng hình ảnh từ ngữ tượng hình, tượng thanh, nhác lại kỷ niệm, hồi ức...Mỹ học của những bài hát, bản nhạc có lời là dễ hiểu, gây ấn tượng sâu sắc, rõ ràng cụ thể về cảm xúc của mỗi con người, bởi sự kết hợp giai điệu, lời ca đồng biểu cảm nội dung của tác phẩm văn hóa âm nhạc đại chúng.

Mỹ học của loại âm nhạc không lời, đây là loại tác phẩm công chúng ít nghe, không thích nghe, ngay cả những nhạc sỹ chuyên nghiệp cũng ít nghe, thậm chí nhiều người đã quên nghe. Bởi muốn nghe cũng phải có phương tiện dàn âm thanh chứ không phải nghe trên tivi, hoặc máy nghe nhạc thông thường. Tôi đã quên mấy chục năm, sau khi ra trường, lúc có dàn máy mới thường xuyên nghe lại. Nghe loại nhạc giao hưởng hoặc độc tấu nhạc cụ mất thời gian lại mệt đầu...Nhưng đã nghe thì bị nghiện, hình như âm nhạc là thế, và nhiều thứ trong đời sống con người cũng như thế.

Mỹ học nghệ thuật loại âm nhạc không lời mang đến cảm xúc lai láng lâng lâng sung sướng, tâm hồn khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, con tim ngập tràn niềm vui...có lẽ đây là cảm xúc cá nhân. Nhưng về lý luận thì mỹ cảm âm nhạc không lời, mang đến nhận thức cái đẹp trong tâm hồn con người về những giá trị hiện thực mà tác phẩm biểu cảm qua âm thanh âm nhạc, tổng hợp từ cảm xúc của nhạc sĩ sáng tác.

            Giá trị mỹ học âm nhạc nổi bật trong dòng ca nhạc đại chúng là nghe nhạc hát, hát trên sân khấu, hát trong phòng trà, hát karaoke, hát trên đường phố...công chúng số đông hưởng ứng thành sức mạnh tinh thần của toàn dân. Mỹ học âm nhạc không lời là của số nhỏ, nó bị dòng âm nhạc đại chúng áp đảo của tính đương đại thức thời, mặt khác nhạc không lời còn thuộc loại âm nhạc kinh viện cổ xưa không đáp ứng gu thẩm mỹ đương đại, thời thượng.

Dù biểu hiện dưới hình thức nào: Nhạc đại chúng, hay nhạc không lời đương đại, hoặc nhạc kinh viện cổ điển, thị giá trị của âm nhạc là tác đông trực tiếp vào cảm xúc của con người tạo ra hành động lối sống cá nhân trong xã hội. Vì thế, hướng đến xây dựng nền âm nhạc đương đại Việt Nam trong sáng lành mạnh, xây dựng tâm hồn con người xã hội mới vì thế hệ tương lai.

5.     Hướng phát triển nền ca nhạc mới trong giới trẻ

Những trào lưu ca nhạc, nghệ thuật kỷ nguyên khoa học công nghệ xuất hiện thường mang theo triết lý tư tưởng, lối sống dựa trên cơ sở triết học thực nghiệm được giới trẻ hưởng ứng làm theo số đông, nhiều khi gây bão trên toàn cầu. Những trào lưu lối sống ấy đi qua nhanh, nhưng hậu qủa nó để lại không nhỏ những tác động tiêu cực vào đời sống con người xã hội.

Vì những diễn biến văn hóa nghệ thuật thực tiễn trên toàn cầu, nhiều tổ chức chính phủ và các tổ chức xã hội khác đã đầu tư dự án nghệ thuật vào những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, mục đích để xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật đa nguyên, tiến bộ vì con người. Những dự án nghệ thuật tại Việt Nam đã có hàng chục dự án nghệ thuật múa, âm nhạc, sân khấu, du lịch, văn hóa...vì sự phát triển con người. Nhà nước đã đầu tư nhiều khoản kinh phí cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật âm nhạc, sân khấu...nhưng kinh phí quá thấp, hoạt động sáng tác, biểu diễn không hiệu quả. Nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu kịch bản không được dựng, biểu diễn trước công chúng, những sáng âm nhạc trong các đợt sáng tác chỉ để báo cáo số lượng, sau vứt vào đống rác cũ. Tình trạng chung tác phẩm sáng tác mới của các Hội Âm nhac, Hội Sân khấu là như thế, số bản nhạc, kịch bản được biểu diễn chỉ chiếm 2 đến 5% là nhiều.

Nguyên nhân, các hội chưa có trách nhiệm với hội viên, cụ thể là tác phẩm sáng tác không đầu tư xuất bản phổ biến, tiếp thị để công diễn. Mọi người đang tồn tại trong nền kinh tế nghệ thuật thị trường mà bỏ khâu Marketing tác phẩm đương nhiên chẳng ai được công diễn, công chúng không hưởng ứng. Chưa kể đến nhiều nguyên nhân khác như tác phẩm không đổi mới ngôn ngữ, cấu trúc hình thức, nội dung phản ánh hiện thực, hương tiếp cận con người đời sống xã hội của tác giả...Hậu quả chất lượng tác phẩm chưa đủ mạnh để cạnh tranh, hội nhập toàn cầu hóa. Vì những khó khăn thách thức, tồn tại nhiều hạn chế yếu kém của những người cầm đầu các hội, chi tiền đầu tư chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Vì thế, để tháo gỡ những khó khăn trên, nhằm đầu tư có hiệu quả, cần minh bạch thông tin, công khai kế hoạch chi tiêu tài chính, đầu tư hiệu quả như những dự án nghệ thuật của các tổ chức của nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua. Dù không phải dự án nào cuiar họ cũng thành công vang dội, có dự án gây sock trong công chúng và giới chuyên môn, nhưng ở mức độ nào thì họ đều thành công, những dự án và tác phẩm đầu tư  có hiệu qủa xã hội, tác động vào công chúng:

-Thành công mang đến một cái nhìn mới về văn hóa nghệ thuật

-Nâng cao sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sỹ nước sở tại, tẩy não nhà quản lý và công chúng.

          -Nâng cao tinh thần giao lưu, hội nhập văn hóa nghệ thuật toàn cầu, quốc tế hóa.  

                       

Nhảy múa truyền thống-Ảnh hội xuân của-Báo mới. com

Nhảy Shufile-Dance-thung lũng Bắc Hà- Baomoi.com

 

 

            Từ thực tiễn lối sống văn hóa nghệ thuật giới trẻ, họ bị hoang mang giao động, như đã ví dụ ở phần trên quá nhiều giải thưởng âm nhạc, quá nhiều cuộc thi âm nhạc. Cuộc thi nào giới truyền thông cũng thổi phồng lên, tặng nhiều giải thưởng cao không biết chọn đường nào? Vì thế, hướng đến xây dựng nền ca nhạc Việt Nam đa phong cách thể loại, nhiều sắc màu văn hóa dân tộc vùng miền. Hướng xây dựng nền âm nhạc đương đại tiến tiến, giàu bản sắc dân tộc thời đại. Đó là sự phát triển phong phú các trào lưu cac nhạc:

  Ca hát đại chúng hóa.

  Nhạc không lời-Giao hưởng thính phòng, nhạc kịch

  Nhạc nhập ngoại.

            Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, sao lại không có nhạc xuất-nhập khẩu? Nhạc nhập khẩu có sợ những hậu quả vào giới trẻ?

            Thực tiễn nhiều năm qua nhạc Hàn, nhạc Mỹ, nhạc Tầu...đã nhập khẩu đầy ắp nhịp sống trẻ, sau những đam mê đắm chìm, họ đã biết phát triển nó phù hợp với tâm lý dân tộc, tình cảm con người văn hóa Việt Nam. Mục đích các trào lưu ca nhạc, nhảy múa, hoặc văn hóa nghệ thuật là đáp ứng sở thích giới trẻ cùng toàn thể nhân dân, nâng cao đời sống tình cảm, tâm hồn con người trong thời đại mới.

   Hà Nội 4-2017
 

   Tư liệu để quay cóp-sao chép vào bài viết:

1.    Từ điển Bách khoa Mỹ-Tái bản tại-New York-1970

2.     V.Guxep: Mỹ học follcolor-NXB Đà Nẵng-1990

3.     An Nhi côp: Mỹ học nâng cao-NXB-Văn hóa Thông tin-2005

4.    Nhiều tác giả: Xã hội và giá trị nước Mỹ, (Societies and values ​​of America) do Đại xứ quán Mỹ phát hành năm 2005

5.     Nguồn gốc danh từ postmoderne xuất hiện từ khi nào

6.     . Charles Jencks, Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?

7.     Các trang mạng: htt//www.vn, website:Http.Usa, webnpo.Usa, 4phương.net...

               
Tuấn Giang
Số lần đọc: 1716
Ngày đăng: 16.04.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tản mạn với Nguyễn Tường Giang, thời gian có phải trong vô tận... - Hoàng Kim Oanh
Chết cũng chỉ như giấc ngủ - Việt Phương
Tản mạn về Thơ và cách ứng xử với Thơ - Nguyễn Anh Tuấn
Hồn quê và mẹ ta xưa - Nguyễn Bàng
Bên bờ mây lãng đãng… - Phan Chính
Vài cảm nhận khi đọc: Gọi đêm trở gió của Bùi Cửu Trường - Đặng Xuân Xuyến
Tình quê còn lại bên đời - Tiểu Nguyệt
Nỗi cô đơn trong “Lời tình buồn” của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh - Tiểu Nguyệt
Trà ngấm vào thơ, thơ đượm trong trà - Đỗ Quyên
Hồng Mão “mỗi giọt thơ – một giọt hồng’’ - Mai Bá Ấn
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)