-
Về tiếp biến văn hóa
Gia tài tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ ra đời vào thời khắc lịch sử đất nước đổi mới, chuyển đổi toàn bộ đời sống kinh tế, văn hóa nghệ thuật, xã hội của một thể chế chính trị sang kỷ nguyên thời đại hội nhập, toàn cầu hóa. Đổi mới đất nước là bước đệm của một quá trình hội nhập, quốc tế hóa, hướng đến nền văn hóa nghệ thuật đương đại xã hội-Nhân văn.
Những tác phẩm kịch của ông đã đưa nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam lên đỉnh cao thời đại xã hội chủ nghĩa, mỗi vở diễn nóng bỏng tính hiện thực đời sống con người và mâu thuẫn xung đột xã hội của từng giai đoạn lịch sử đất nước. Tác giả không chỉ trình bày, đối thoại câu chuyện kịch bằng mâu thuẫn xung đột mà ngôn ngữ văn học kịch còn biểu hiện nội tâm con người thời đại. Mỗi vở kịch là những nhân vật mang thông điệp lịch sử, phản ánh tâm trạng chuyển đổi của con người về lối sống, khát vọng ước mơ và hiện thực xã hội. Vì tâm nguyện sâu sắc trong các nhân vật tác phẩm kịch của ông, có vở diễn trên một ngàn đêm, một số khán giả đi xem trên một trăm đêm diễnliên tục một vở,nó như một điều không tưởng trong giải trí văn hóa nghệ thuật, nhưng lại là hiện thực trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Những hội tụ văn hóa, nhân văn thời đại trong nhân cách con người tác giả biểu hiện ra tác phẩm đã đánh thức nhân tâm, nỗi đau đời của con người đương thời. Một số khán giả tâm đắc với nhân vật kịchđã thổ lộ tâm sự trong cuộc sống đời thường, tự nhận mình là thân phận như nàng Siđa, điều ấy không chỉ nói lên sự thành công của tính cách, số phận hình tượng nhân vật, mà tác phẩm sân khấu có các nhân vật đã sống với đời sống xã hội của công chúng và trong nhân dân. Tác giả đã biến những tư liệu đời sống, những huyền thoại, truyền thuyết dân gian... thành sự kiện thời sự nóng bỏng của hiện thực đất nước, đây là sự tiếp biến văn hóa trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Tiếp biến văn hóa trong kịch Lưu Quang Vũ, dưới góc nhìn lý thuyết là hệ thống cấu trúc chuyển hóa tương tác thuận-nghịch, do sự tác động của các mối quan hệ trong hệ thống vĩ mô và vi mô. Những tác phẩm kịch của ông trong hệ thống định vị văn hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động hiện thực xã hội, truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, một người yêu nước, nghe nhìn những bức xúc đời thường, khái quát chuyển hóa thành lý tưởng xã hội về thái độ hành vi ứng xử tạo ra vận tốc phát triển kịch trong mối quan hệ độc lập và tính hệ thống, nó vượt qua những chi tiết hiện thực, khái quát hóa thành ý thức triết học và xã hội học.
Lưu Quang Vũ chọn phương pháp ứng xử chiều thuận, lấy nhân tố tích cực làm động lực thúc đẩy phát triển con người, cải cách xã hội, cải tạo đổi mới con người xã hội. Kịch của ông đã tranh thủ những giá trị nhân văn, nhân bản cao nhất của một thời đại sau đổi mới, đưa vào kịch trường dự báo những được mất, những mâu thuẫn xung đột cao nhất của sự đối đấu lịch sử:
Giữ nguyên truyền thống tốt đẹp thời bao cấp xã hội chủ nghĩa.
Hay phá bỏ những cái lạc hậu của hình thức cũ...
Kiến tạo nhân cách, lối sống con người xã hội toàn cầu.
Kịch của ông đã xây dựng một bức tranh toàn cảnh nghệ thuật dự báo, những con người đang khủng hoảng tâm trạng, lối sống của một xã hội thiếu định hướng, bởi sự bắt đầu đổi mới đất nước, tất cả đang đi bằng chân nhưng họ cứ tưởng mình đi bằng đầu để đất nước đổi mới. Nhìn ở góc độ tự nhiên thì lớp người mới trong nhân vật kịch của ông đang đi bằng chân, vì những con người thời bao cấp xã hội chủ nghĩa họ đi bằng đầu. Bây giờ mới đi theo chiều thuận, tư duy sáng tạo bằng cái đầu của con người thời đại xã hội văn minh.
Sự tiếp biến văn hóa trong kịch của ông phát triển văn hóa dân gian, văn học dân gian vào văn học đương đại, một đỉnh cao muôn thuở vở Hồn Trương Ba da hàng thịt, khai thác đề tài dân gian, một cách nói dân gian ẩn dụ so sánh, ẩn dụ liên tưởng, ẩn dụ đối nghịch, ẩn dụ ví von hoán đổi...Ẩn dụ so sánh trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, phần kết cảnh VII của vở là tâm hồn trí tuệ của nhà viết kịch nói lên tất cả tình cảm tâm sự chuyện đời, chuyện người, chuyên xã hội tình đời-Những dự báo biến cố trong mỗi con người tự chuyển hóa, con người bị cám dỗ như phần hồn và xác: Đó là tinh thần, vật chất của con người trước cuộc sống xã hội mới.
Tiếp biến chiều nghịch, tác giả nêu những tiêu cực, biến đổi trong mỗi con người xã hội từ Hồn chương ba da hàng thịt, Ông không phải bố tôi,đếnTôi và chúng ta, Nàng SiĐa, Quyền được hạnh phúc...Tác giả nêu lên những tiêu cực thoái hóa biến chất, vì quyền lợi trước mắt họ săn sàng đoạn tuyệt tình cha con, vì bảo thủ cái cũ tiêu diệt những nhân tố tích cực...nhưng cuối cùng là hướng tiếp nhận: Chân-Thiện-Mỹ! Những kết cục khắc nghiệt nhất của thân phận con người được hóa giải đoàn tụ yêu thương. Hồn Trương Ba, từ bỏ xác để lại tình yêu nỗi nhớ như cây đời tươi xanh, sống mãi trong lòng mọi người.
Tuy nhiên với tính cách hiền lành, giàu tình nhân ái bao dung trong con người Lưu Quang Vũ, kịch của ông ít có kết cục nghiệt ngã, tàn khốc, bi thương, xung đột bạo liệt đẫm máu, đời sống nhân vậtcủa ông thường bị hành hạ tâm trạng khiến người xem thương cảm để lại tình yêu thương, quý trọng phẩm giá con người.
Những mặt trái của thời kỳ đổi mới tác giả lên án, đào lên lộn xuống, trái phải, trước sau, một hiện thực nhìn vào đâu cũng thấy những biến đổi không bình thường, bao nhân tố tích cực đổi mới đang bị chôn vùi cùng khát vọng đổi đời của thế hệ mới vì hạnh phúc của toàn dân, tưởng như đi lạc lõng gió ngược chiều. Nhưng tác gỉa đã dự báo không có một tập thể chung chung, thành tích tốt đẹp, tất cả những nhân tố tích cực chỉ là thất bại tạm thời trong một cơ chế quan liêu, bảo thủ, nó sẽ đổ nhào trước sự nghiệp đất nước đổi mới.
-
Nghệ thuật dự báo xã hội
Kịch Lưu Quang Vũ đã dự báo những đổi thay trong con người, xã hội và đất nước, đây là một tiếp biến văn hóa, bởi ông đã tiếp nhận sâu sẵc văn học dân gian vào câu chuyện kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, bằng phương pháp ẩn dụ trong văn học dân gian liên tưởng so sánh, lấy xác nói hồn, lấy hồn nói xác. Vở kịch dân gian đương đại nóng bỏng tính hiện thực vĩnh cửu,mang triết lý sống thực, vượt qua mọi thời đại.
Cảnh vở Hoa cúc xanh trên đầm lẩy-Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh Báo Văn hóaVở kịch đẩy lên tột cùng đỉnh cao và vực thẳm cái mâu thuẫn hình thức với nội dung-Hồn và xác, một cách nói so sánh ẩn dụ trong văn học dân gian.Hồn Trương Ba luôn mâu thuẫn đối nghịch với xác của Da Hàng Thịt, mâu thuẫn đến mức phải đoạn tuyệt để có một cuộc sống đích thực là mình, dù phải chết còn hơn sống giả dối. Nghệ thuật dự báo trong kịch của ông là những ẩn dụ liên tưởng so sánh, dự báo những biến đổi về con người xã hội:
Xã hội lý tưởng thời bao cấp đang tạo ra một lối sống giả dối
Những biến đổi nhân cách con người về lối sống hưởng thu vật chất
Những nhân tố đổi mới là tất yếu lịch sử
Những dự báo về con người, xã hội trong kịch của ông đã tiên đóan những gì sẽ diễn ra trong tương lai sau đổi mới, một giai đoạn lịch sử đời sống tinh thần con người bất ổn, họ bi xô đẩy chạy theo tiền tài danh lợi giẫm đạp lên mọi giá trị mà một thời người ta đã dày công xây dựng, vun đắp vì một lý tưởng xã hội. Thời đại xã hội-xã hội chủ nghĩa con người đề cao tinh thần đạo đức xã hội, bỗng quay ngoắt sang hưởng lạc sống cho mình-Vì mình giẫm đạp lên nhau để sống. Cả hai thái độ sống cực đoan: Một thời đề cao tinh thần, một giai đoạn sống vì vật chất, hưởng lạc cá nhân- cái tôi là tất cả đều sai làm. Sau đổi mới, mọi người nhìn nhau không bằng đôi mắt thân thương mà bằng sự quý trọng tiện nghi: xe máy đời cao, quần áo hàng hiệu, điện thoại sang trọng...Họ nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt tiện nghi vênh ngược. Bây giờ đỡ hơn, nhiều người đã nhận ra mọi thứ của cải chỉ là phương tiện cuộc sống đời thường.
Những dự báo văn hóa, tiếp biến văn hóa trong kịch của Lưu Quang Vũ là giá trị trí tuệ, tinh thần yêu nước, linh cảm nghệ thuật của một tài năng vĩ đại! Những cống hiến trong kịch của ông đã góp phần cải tạo con người, đổi mới xã hội, xây dựng tương lai văn hóa xã hội vì con người và đất nước. Mỗi vở kịch của ông góp thêm thêm một niềm tin, sức mạnh xây dựng sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển bền vững.
-
Giá trị văn hóa-Nhân văn
Nếu ai chỉ một lần tiếp xúc, giao lưu nhanh với Lưu Quang Vũ, sẽ cảm nhận chất văn hóa nhân văn trong con người tự nhiên toát ra, truyền cảm xúc sang người đối diện một niềm vui, sự tươi mới trong câu nói, cái bắt tay, hay một thoáng mìm cười bước vôi...tất cả cử chỉ ấy đã để lại một ấn tượng xao động con tim về một con người luôn truyền năng lượng sang người khác:Ấm áp tình người.
Bản chất văn hóa nhân văn từ con người Lưu Quang Vũ thấm đượm trong tâm hồn, tình cảm tự nhiên lan tỏa sang mọi người đã truyền cảm chuyển tài vào tác phẩm văn học nghệ thuật mà sân khấu kịch trường là một phần mãnh liệt của tác giả.Là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch... không mang bệnh ngôi sao, ông hồn nhiên đời thường, coi mình nhỏ bé như bao con người trong dòng đời xuôi ngược. Giá trị văn hóa, nhân văn trong tác phẩm kịch của ông, biểu hiện qua các nhân vật vươn tới giá trị cái đẹp cao cả, họ sống vì trách nghiệm con người, trách nhiệm công dân, hành động vì sự tiến bộ xã hội.
Bản chất văn hóa nhân văn trong kịch Lưu Quang Vũ, biểu hiện qua hành vi, hành động sống của các nhân vật về hướng tiếp cận một hiện tượng đời sống hiện thực xã hội, sự bình tĩnh nén chịu, sự suy lý sâu sắc nội tâm. Những cam chịu đến độ chín mới quyết định, phải chăng đây là cách sống của một con người nhân cách văn hóa? Hay đây là thái độ sống làm người của tác giả?
*Kết luận
Kịch Lưu Quang Vũ đã kế thừa, tiếp nhận các truyền thống văn hóa: Văn học dân gian (Folk literature), văn học hiện đại (Modern litirature), văn học đương đại( Contrem Poarry Literature), kịch trường Việt Nam vào tác phẩm kịch. Sự trao đổi tiếp nhân, tiếp biến văn hóa trong kịch của tác giả đã biến đổi những nhân tố ngoại sinh thành nội sinh làm giàu bản sắc ngôn ngữ văn học kịch, phương pháp nghệ thuật đa dang, phong phú các giá trị mỹ học văn hóa-Nhân văn.
Kịch của ông đa dạng về nội dung phản ánh hiện thực từ truyện dân gian đến đời sống văn hóa con người đương đại, sự biến đổi kinh tế, chính trị xã hội về một đất nước đang chuyển mình đổi mới. Kịch phản ánh hiện thực đời sống con người xã hội, dự báo những biến đổi tương lai. Mỗi nhân vật trong lịch là một bài học văn hóa về hành vi sống nhân thiện để mặt nước trăng tròn, hoa cúc nở, cỏ xanh tươi.
Hà Nội 2-7-2018.
Tư liệu để quay coop vào tham luận:
1.Hoa cúc xanh trên đầm lầy, bài viết của Trọng Thường. theo Vnexrss-ngày 19-2-2018.
2.Phan Thanh Vân.VN Weblogs.com
3. Tôi và chúng ta, theo Chúng ta.com Facebook-ngày 10-2-2012
4. Hồn Trương Ba da hàng thịt-Tuổi tre Online- ngày 1-7-2013.
5. Tiếp biễn văn hóa-Nguyễn Thừa Hỷ-Báo mới.com-2013
6. Công nghiệp văn hóa Thành Phố HC-Luận án-Tiến sĩ chuyên ngành Văn hoa-Mã 62310640-Thư Viện Quốc Gai năm 2015.
7. Lối sống của một bộ phận giới trẻ Việt nam hiên nay-Luận án Tiến sĩ của Nguyễn thị Bích Hằng -Chuyên ngành lịch sử-Mã 62220302-Thư viên Quốc gia-Năm 2015
8. Ứng phó của văn hóa Việt Nam tước tác động toàn cầu hóa kinh tế của Lê Thị Thu Hiền-Văn hóa nghệ thuật-số 393-8-2017.
9. Toàn cầu hóa về văn hóa Việt Nam- Nguyễn Trần Bạt- 13-4-2008-Nguồn dẫn Sách cải cách và phát triển