-
Khái niệm định dạng sản phẩm chủ lực
Sản phẩm chủ lực trong văn hóa nghệ thuật là những sản phẩm theo phân khúc thị trường, mang lại doanh thu cao nhất cho đơn vị nghệ thuật. Mỗi đơn vị nghệ thuật cần phân khúc sản phẩm tiềm năng chiếm thị phần cao trong doanh thu, mang lại lợi nhuận chính của đơn vị.
Sản phẩm nghệ thuật là một khái niệm rộng, xin gói gọn trong các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn sản phẩm chủ lực là gì? Sản phẩm biểu diễn có nhiểu loại phân khúc thị trường như : Tác phẩm băng đĩa, video, clip nghệ thuật, ca nhạc, kịch nói, nhảy múa, xiếc, tuồng, chèo, cải lương, múa rối... nhiều loại hình nghệ thuật. Chỉ nói riêng sản phẩm múa rối có cácloạiphân khúc thị trường, loại sản phẩm múa rối cạn, múa rối nước, rối nước cổ truyền, vở rối, trò rối đương đại, tác phẩm băng đĩa, video, clip nghệ thuật, sân khấu truyền hình, phát trên mạng Yotube, sân khấu biểu diễn di động, tại chỗ, sản phẩm biểu diễn ở nước ngoài, tuar du lịch...sự phân khúc đa thành phần, đa dạng sản phẩm như đã nêu trên, cần lựa chọn sản phẩm chủ lực.
Sản phẩm chủ lực của ngành múa rối cần xác định mục tiêu phân khúc thị trường, sản phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế lợi nhuận cao nhất cho nhà hát, hoặc đoàn múa rối. Khi trao đổi đến đây chắc mỗi nhà hát, mỗi đoàn nghệ thuật biểu diễn đã nhận diện ra sản phẩm chủ lực của đơn vị mình, loại nào trong từng phân khúc thị trường, cụ thể của mỗi loại sản phẩm nghệ thuật biểu diễn đạt doanh thu bao nhiêu? Sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao thì đấy là sản phẩm chủ lực của đơn vị kinh doanh nghệ thuật biểu diễn trong công chúng.
Khi đã xác định được sản phẩm chủ lực là nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu trực tiếp với khán giả, thì nhà quản lý phải phân khúc mục tiêu sản phẩm theo quy trình sau:
Môi trường biểu diễn.
Các nhóm khách hàng.
Nhu cầu thị hiếu công chúng với sản phẩm.
Từ những phân khúc quy trình trên, chọn nhóm công chúng phù hợp với mục tiêu cạnh tranh thị phần nghệ thuật biểu diễn. Qua nghệ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật marketing sản phẩm, phân khúc mục tiêu khách hàng, đó là đối tượng khán giả. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu thị hiếu công chúng: độ tuổi, giới tính, trình độ học thức thẩm mỹ nghệ thuật, thu nhập, lối sống...Từ đó mới có tác phẩm đoạt doanh thu cao, thường xuyên trong nghệ thuật biểu diễn. Mỗi đơn vị quản lý nghệ thuật biểu diễn thiết lập hệ thống phân phối là bản chất của môi trường tiếp thị, mở đầu và kết thúc là người tiêu dùng sản phẩm nghệ thuật biểu diễn.
Quản lý nghệ thuật biểu diễn múa rối, sản phẩm chủ lực của các đoàn, nhà hát là: Múa rối nước. Múa rối nước là sẩn phẩm chủ lực biểu diễn doanh thu thường xuyên, nhưng phải phân khúc đối tượng khán giả người nước ngoài, khán giả trong nước, sân khấu địa điểm biểu diễn tại chỗ, xây dựng thương hiệu, địa chỉ quen thuộc thường xuyên biểu diễn nhiều show. Ngoài ra còn mở rộng thị phần biểu diễn theo tuar du lịch, các dịp hội xuân, hội làng, khai trường, nhập trường, lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại...Phân khúc chủ lực của môi trường thị trường chiếm lĩnh thị phần nghệ thuật biểu diễn là: Xây dựng thương hiệu nghệ thuật bằng tác phẩm hấp dẫn công chúng. Cần nhiều tác phẩm vì khán giả, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng công chúng.
Múa rối nước có hai phân khúc thị trường: Tác phẩm trò rối truyền thống, trò rối, vở rối đương đại. Mỗi hình thức, thể loại tác phẩm đáp ứng một số đối tượng khách hàng, là công chúng nghệ thuật thường xuyên và không thường xuyên.
Những nhà quản lý các nhà hát, các đoàn múa rối, hoặc những đơn vị nghệ thuật biểu diễn cần phân khúc thị trường khán giả, đâu là khách hàng tiểm năng, khi nào phục vụ doanh thu không thường xuyên để các sản phẩm đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất cho mỗi đơn vị nghệ thuật biểu diễn.
-
Định dạng các sản phẩm nghiên cứu khoa học và đầu tư thường xuyên.
Mỗi đơn vị nghệ thuật biểu diễn có nhiều phân khúc nghệ thuật, các loại sản phẩm văn hóa cần đầu tư, nghiên cứu khoa học, phát triển vì lợi ích nghệ thuật dân tộc. Những sản phẩm cần đầu tư nghiên cứu khoa học, và những sản phẩm phải chi phí thường xuyên để phát triển nghệ thuật biểu diễn vì lợi nhuận doanh thu và phục vụ công chúng.
Mỗi loại sản phẩm lại phân khúc thị trường theo nhu cầu thực tiễn phát triển văn hóa nghệ thuật, thực tiễn công tác nghiên cứu khoa học và nghệ thuật. Những loại sản phẩm cần đầu tư nghiên cứu khoa học, không phải là của riêng ngành múa rối mà của chung các đơn vị kinh doanh nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn như sân khấu: Tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, xiếc, nhảy múa...
Phân khúc thứ nhất, những sản phẩm truyền thống cần phục hồi để lưu gữ tư liệu nghệ thuật nghiên cứu, bảo tồn vốn nghệ thuật nghệ nhân dân gian là những di sản văn hóa phi vật thể.
Tương tự như nghệ thuật múa rối thì phân khúc thứ hai, các sản phẩm cần chi thường xuyên để phát triển nghệ thuật biểu diễn, không ngừng nâng cao lợi nhuận doanh thu và phục vụ nhu cầu công chúng trong thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa. Đó là những sản phẩm văn hóa nghệ thuật đương đại phát triển nghệ thuật biểu diễn bằng những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, mỗi tác phẩm có giá trị hấp dẫn công chúng để doanh thu phát triển thị phần nghệ thuật và lợi nhuận kinh tế.
Nhu cầu nghiên cứu khoa học cần sự đầu tư của Bộ Văn hóa và đơn vị cơ sở, nhưng lâu nay chỉ có phần đầu tư cho nghiên cứu khoa học bằng nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa. Kinh phí nghiên cứu khoa học của đơn vị chủ quản gần như bằng không, vì sự sống còn của nghệ thuật kinh doanh, nên các đơn vị chỉ đầu tư vào tác phẩm thử nghiệm, tác phẩm biểu diễn doanh thu trực tiếp, những phần khác chưa được coi trọng.
-
Định dạng sản phẩm nghiên cứu khoa học trong nghệ thuật biểu diễn
Những sản phẩm cần đầu tư nghiên cứu khoa học theo phương pháp định dạng sản phẩm có điều kiện, dựa trên cơ sở thực tiễn phát triển nghệ thuật của mỗi đơn vị nghệ thuật biểu diễn. Những tác phẩm được công chúng yêu thích, doanh thu cao bắt nguồn từ cơ sở chất liệu nghệ thuật nào? Dựa vào các giá trị nghệ thuật đề nghiên cứu bảo tồn, phát huy, phát triển và bảo tồn vốn nghệ thuật trong truyền thống của đơn vị.
Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn có hai phân khúc, thứ nhất, các giá trị vốn cổ nghệ thuật dân gian, thứ hai, tác phẩm nghệ thuật đương đại, đây là những sản phẩm cần đầu tư nghiên cứu khoa học có điều kiện. Những đơn vị nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc, định dạng sản phẩm nghiên cứu gồm:
Nghiên cứu các giá trị nghệ thuật ca nhạc dân gian, gồm nhạc có lời và nhạc không lời.
Sáng kiến cải tiến nhạc cụ, sưu tầm dân ca, nhạc cụ cổ truyền các dân tộc.
Sưu tầm múa dân gian, các dân tộc, các công trình nghiên cứu lý luận nghệ thuật đóng góp vào sự kinh doanh cho đơn vị.
Nhà hát múa rối, đoàn rối, định dạng sản phẩm nghiên cứu được Bộ Văn hóa, hoặc Nhà nước cấp tài chính, gồm các loại sản phẩm:
Công trình nghiên cứu nghệ thuật múa rối cổ truyến, công trình sưu tầm tư liệu múa rối cổ truyền, tư liệu về phường múa rối, nghệ nhân, con rối cổ truyền.
Nghiên cứu kỹ thuật chế tác con rối, bộ máy điều kiến, kỹ năng biểu diễn múa rối cổ truyền của nghệ nhân.
Với sân khấu kịch hát dân tộc: Tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, những sản phẩm nghiên cứu khoa học gồm:
Sưu tầm những vở kịch hát cổ, kịch bản nghệ nhân, nghệ thuật kỹ thuật biểu diễn của nghệ nhân, mặt nạ cổ truyền.
Các công trình nghiên cứu lý luận về: Nghệ thuật biểu diến, lịch sử bộ môn, phương pháp chế tác đạo cụ, hóa trang, phục trang, mỹ thuật sân khấu... về sân khấu, nghệ thuật cổ truyền.
Những sản phẩm nghiên cứu tùy theo nội dung khoa học của đề tài do đơn vị cấp kinh phí, hoặc Bộ Văn hóa đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và sưu tầm tư liệu. Định dạng rõ các sản phẩm nghiên cứu khoa học là việc làm bức thiết hiện nay, nhằm hai mục đích. Thứ nhất, bảo tồn vốn quý văn hóa nghệ thuật cổ truyền, là phát triển linh hồn dân tộc, đất nước trường tồn cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân trong thời đại mới. Thứ hai, phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc vào đời sống văn hóa tinh thần con người trong xã hội đương đại, đáp ứng nhu càu giao lưu, hội nhập nghệ thuật đa sắc màu văn hóa dân tộc và quốc tế.
-
Định dạng sản phẩm nghệ thuật chi thường xuyên
Những sản phẩm định dạng chi thường xuyên trong các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, gồm nhiều sản phẩm của đơn vị chủ quản. Những sản ấy lâu nay các đơn vị nghệ thuật biểu diễn từng chi phí cho sự sáng tạo nghệ thuật, mặt khác đã được Bộ Văn hóa đầu tư giải quyết nguồn kinh phí để hoạt động biểu diễn doanh thu cho từng đơn vị.
Mỗi đơn vị nghệ thuật biểu diễn đã xác định sản phẩm chủ lục kinh doanh như ca múa nhạc thì tác phẩm ca nhạc gồm: Nhạc dân ca, nhạc không lời, nhát hát, nhạc không lời của sáng tác tác phẩm mới, cải tiến nhạc khí, những điệu múa, kịch múa, dàn dựng, chỉnh biên tác phẩm múa dân gian...nằm trong kinh phí chi thường xuyên để phát triển sân khấu nghệ thuật biểu diễn. Đây là huyết mạch của nghệ thuật, kỹ thuật doanh thu lợi nhuận từ những tác phẩm nghệ thuật mang tầm thời đại, đáp ứng đúng thị hiếu người xem. Các đơn vị sân khấu dân tộc: Tuồng, chèo, cải lương, múa rối đã chi thường xuyên những kịch bản, tác phẩm khai thác đề tài dân gian đương đại. Nói chung những tác phẩm sáng tác mới, kể cả phục chế con rối, mặt nạ, mỹ thuật phục trang, thiết kế sân khấu...những tác phẩm sưu tầm trò diễn cổ , tích truyện dân gian, dựng lại mang ra biểu diễn đã nằm trong kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn.
Định dạng sản phẩm chi thường xuyên của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn gồm hai dòng sản phẩm cơ bản:
Những sáng tác theo đơn đặt hàng, sáng tác mới giá trị biểu diễn ngay.
Những sản phẩm mang tính chiến lược phát triển văn hóa nghệ thuât.
Mỗi dòng sản phẩm nằm trong nguồn kinh phí thực chi thường xuyên, vì đã đóng góp giá trị nghệ thuật vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của đoàn, nhà hát và ngành văn hóa để xây dựng sự nghiệp nghệ thuật dân tộc của đất nươc. Những sản phẩm mang giá trị kinh doanh lợi nhuận cao, lại có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần xây dựng bảo vệ tổ quốc là những sản phẩm ưu tiên hàng đầu trong nguồn chi thường xuyên của mỗi đơn vị nghệ thuật biểu diễn. Việc định dạng các loại sản phẩm văn hóa nghệ thuật là ước muốn của các nhà quản lý và người sáng tạo nghệ thuật.
*Kết luận
Sản phẩm nghệ thuật biểu diễn là sản phẩm văn hóa tinh thần trí tuệ, sáng tạo của cá thể trong mối quan hệ tổng hợp: Tác giả, nghệ sĩ, kỹ thuật công nghiệp văn hóa. Mỗi sản phẩm có nhiều hình thức tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên cách mạng 4.0, các nghệ sĩ đã thu lợi nhuận cao, nhiều đơn vị thành công trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn.
Sự ứng dụng công nghiệp văn hóa thế kỷ XXI, ở những nước phát triển: Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Austrailia... trong các công ty nghệ thuật biểu diễn đã trở thành quy luật tự nhiên, chuyên nghiệp sản xuất định dạng các sản phẩm nghệ thuật. Nhưng trong ngành nghệ thuật biểu diễn cũng như các nghệ sỹ ở nước ta còn là khoảng cách, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân phải áp dụng ngay phương thứchoạt động nghệ thuật, sản xuất sản phẩm văn hóa theo công nghiệp văn hóa. Cụ thể các đơn vị, cá nhân ứng dụng ngay các giải pháp tiếp thị, marketing, quảng cáo thương hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phân khúc thị trường, định dạng sản phẩm chủ lực, bán sản phẩm, tiếp thị trên các trang trên mạng xã hội... đây là nhữngnhu cầu thiết yếu bán hàng nhanh nhất, doanh thu lợi nhuận cao nhất.
Thực trạng ứng dụng công nghiệp văn hóa vào sản xuật, định dạng các sản phẩm văn hóa nghệ thuật hiện nay, nhiều đơn vị còn lúng túng chưa ứng dụng hiệu quả. Nhiều nhà sản xuất, quản lý, kinh doanh, nhà sáng tạo sản phẩm, nghệ sĩ biểu diễn...ứng dụng chưa thực hiệu quả các phương thức sản xuất sản phẩm, kinh doanh bán hàng độc chiếm thị phẩn văn hóa nghệ thuật. Công việc định dạng sản phẩm, sản xuất sản phẩm là khâu quyết định phát triển các công ty, các đoàn, nhà hát nghệ thuật biểu diễn, cần tăng cường phát triển sức mạnh mềm trong công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu, phân khúc thị phẩn chủ lực, khán giả chủ lực, sản phẩm chủ lực, nhằm phát triển các đoàn, nhà hát thu lợi nhuận cao nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến công chúngđể phát triển bền vững các đơn vị nghệ thuật biểu diễn văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.
Hà Nội 25-7-2016.
Tư liệu tham khảo:
-
Các biểu tượng trong văn học nghệ thuật-Đinh Hồng Hải- NXB Văn hóa- 2011.
-
Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật...Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Mai Phương-Mã 62220302-Đại học Quốc gia Hà Nọi
-
Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật của Cynthia Freeland- nxb-Văn học
-
Tác phẩm nghệ thuật học của Đỗ Văn Khang- Hà Nội năm 2008
-
Trang vàng Việt Nam–năm 2017-2018.
-
Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z-Hà Nội –năm 2016.
-
Khác biệt hay là chết- Nxb trẻ-năm 2008
-
Để ngôn từ thành sức mạnh của Takahashi- Nxb Trẻ- 2016.