Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.128
123.141.069
 
Trao đổi từ cuộc hội thảo kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ
Tuấn Giang

                                                           

                                    

 

  1. Tư duy phản biện về kịch của cố tác giả.

Hầu hết giới nghiên cứu lý luận, phó giáo sư “thiến sót” đều công nhận kịch của cố tác giả Lưu Quang vũ là Sân khấu Nghệ thuật kịch Đương đại. Muốn nhận diện đúng giá trị kịch của ông để xếp đặt vào vị trí nào, cần tư duy lại nghiên cứu tác giả, tác phẩm. Nghiên cứu từ cấu trúc hình thức, nội dung phản ánh con người, xã hội đến giá trị mỹ học nghệ thuật tác phẩm kịch trong xu thế lịch sử thời đại để sắp đặt chính xác vị trí của tác giả sân khấu Việt Nam vào giá trị vinh quang của ông.

Muốn nghiên cứu chính xác, đầu tiên cần định vị nghệ thuật sân khấu hiện đại là gì? Sân khấu kịch đương đại ra đời khi nào, có những tiêu chí mực thước tác phẩm ra sao...Theo các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, xã hội học, mỹ học: Lyotard, Dominic Strinati, Talcott Parsons...khái niệm nghệ thuật hiện đại: Modern art,ra đời năm 1960. Nghệ thuật đương đại: Contremporary art, ra đời năm 1996. Nghệ thuật hậu hiện đại: Postmodern art-ra đời năm 1979.

 

Nghệ thuật hiện đại, sân khấu hiện đại ra đời tại Mỹ vào năm 60 của thế kỷ XX, các tác giả kịch: Eugeneoneill, Arthumille, Hanthone, Mewille...Họ cách tân sân khấu Mỹ từ bỏ kịch truyền thống Anh, Pháp đang diễn trên đất Mỹ, tạo dựng một nền sân khấu mới hình thành các trào lưu kịch: Hiện sinh, phi lý, siêu thực, thực dụng, đa đa, vị niệm, nghệ thuật ít học, bản thể luận...Nghệ thuật hiện đại ra đời trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội thay đổi, con người mang tâm trạng thất vọng sau cuộc đại chiến thế giới. Nghệ thuật âm nhạc, sân khấu hiện đại khẳng định giá trị con người, khẳng định cái tôi tồn tại. Phía nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa chủ chương sân khấu hiện đại theo chủ thuyết Maclenin, lấy đấu tranh giai cấp để giải phóng con người, giới tri thức bị đặt vào hai khả năng: chống đối, hay vận hành xuôi cùng cỗ máy xã hội [ 6]. Theo đó sân khấu hiện đại là sân khấu phản ánh hiện thực đời sống con người, xã hội hiện đại mang tâm lý cảm xúc tư duy hiện thực xã hội chủ nghĩa.

 

Về cấu trúc hình thức tác phẩm kịch: Đối thoại tự sự tình tiết câu chuyện kịch, xây dựng tính cách nhân vật, mâu thuẫn xung đột theo chương hồi, phát triển tuyến kịch cao trào và kết thúc.

Về nội dung: Phản ánh hiện thực đời sống con người mang nội dung chính trị xã hội, làm nền tảng cơ bản cho cơ sở mỹ học nghệ thuật sân khấu, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi sai trái của con người, hay một nhóm xã hội, ngợi ca cái thiện thắng cái ác.

Sân khấu kịch hiện đại mở ra kỷ nguyên hiện thực xã hội chủ nghĩa, mang nhịp điệu văn hóa công nghiệp, nghệ thuật đa phong cách, tôn thờ hiện thực, tác phẩm văn chương và siêu văn chương. Về giá trị mỹ học nghệ thuật sân khấu kịch hiện đại, khẳng định cái đẹp: Chân-Thiện-Mỹ.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các giá trị tác phẩm kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ có trên 50 vở đã công diễn như Tôi và chúng ta, Nàng Sita, Bệnh sĩ, lời thề thứ 9, Mùa hè cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt...Tôi xếp kịch của ông thuộc vào vị thế lịch sử sân khấu tác giả kịch: HIỆN ĐẠI VIỆT NAM.Ông cùng các đồng nghiệp trong giai đoạn ấy đã làm nên lịch sử nền sân khấu hiện thực, hiện đại xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lưu Quang Vũ là ngôi sao sáng nhất, kết thúc nền nghệ thuật kịch hiện thực, hiện đại Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX.

  1. Về sân khấu đương đại Việt Nam

Sau cố tác giả Lưu Quang Vũ, các thế hệ bước theo ông viết tiếp trang sử kịch nghệ sân khấu đương đại Việt Nam. Nền sân khấu đương đại Việt Nam[ 5] ra đời vào năm 1996, sau Nghi quyết Đại hội VIII, khi Nhà nước mở cửa hội nhập nhưng nó thật yêu đuối mờ mịt, mất phương hướng không biết đi đâu về đâu? Đây là lời tâm huyết của một đạo diễn, quản lýNhà hát Kịch sân khấu TP nói:

 “Nhưng kể từ thập niên đầu thế kỷ 21, hoạt động nghệ thuật nói chung lại đối mặt với một thực trạng: khán giả dần đánh mất lòng tin trước những sản phẩm nghệ thuật lại thiếu nghệ thuật, những giá trị giáo dục thẩm mỹ lại thiếu thẩm mỹ…Bản thân đôi lúc thấy đuối sức và chùn bước vì trước mắt là một cái hố quá lớn không thể vượt qua bằng cầu hay dây đu mà nếu muốn vượt qua có lẽ chỉ phải bay qua thôi! Không phải bi quan khi nói điều này nhưng nói gì thì nói, nếu không bắt đầu tìm chỗ phanh lại thì chỉ cần không quá 5 năm thôi, bánh xe nghệ thuật sẽ lao thẳng xuống vực thẳm và chìm nghỉm trong vũng lầy mất phương hướng(Khánh Hoàng) [3].Đây là hiện thực nền sân khấu đương đại phần lớn đã Xã hội hóa của Thành phố HCM mà cũng là bức tranh toàn cảnh sân khấu kịch đương đại Việt Nam hiện nay.

 

Kịch đương đại là loại hình sân khấu không phản ánh hiện thực, nó tìm đến những khám phá hành đọng nội tâm, tâm trạng con người trong xã hội đương đại. Kịch đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp nghệ thuật biểu diễn sân khấu  với nghệ thuật truyền thông đa phương tiện, kỹ thuật số, sản xuất các sản phẩm  văn hóa theo công nghiệp văn hóa, nghệ thuật trí tuệ nhân tạo, bán hàng tiếp thị marketing qua mạng thông tin. Hiện nay nền sân khấu đương đại của ta còn ít biết đến những phương pháp sáng tác, biểu diễn, hoạt đông nghệ thuật với công nghiệp văn hóa, kỹ thuật nghệ thuật truyền thông đa phương tiện. Dù các đoàn kịch, nhà hát đã có những tác phẩm kịch đương đại hay hậu hiện đại...nhưng lại mất phương hướng tồn tại bền vững...Vì nền sân khấu kịch đương đại của ta chưa hội nhập vào dòng chẩy sân khấu kịch nghệ thương mại toàn cầu, chưa đủ mạnh để hội nhập phát triển sân khấu kịch đa dạng văn hóa nghệ thuật dân tộc và nhân loại.

Giải pháp hướng tới là:

Đào tạo cấp tốc lực lượng: Diễn viên, đạo diễn, tác giả biên kịch tại các nước tiên tiến.

Đào tạo trong nước truyền nghề kịch, kỹ thuật diễn viên đương đại trong nước và quốc tế.

Đầu tư tác phẩm sân khấu thử nghiệm đa phương tiện, ứng dụng công nghiệp văn hóa vào hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật kịch đương đại.

 

3.Tạm kết

Từ cuộc Hội thảo kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ, nhìn lại nền sân khấu đương đại Việt Nam hôm nay, sự nghiệp kịch nghệ của ông như mặt trời chiếu sáng tương lai. Soi đường các nghệ sĩ, tác giả, diễn viên bay qua “khoảng cách còn lại”, trước những khó khăn, thách thức Định niệm “người trong cõi nhớ” để phát triển nền sân khấu đương đại hội nhập bền vững.

 

                        Nhạc sĩ: Tuấn Giang-Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

Tư liệu sao chép, quay cóp biến hóa vào tham luận

 

Hà Nội 18-8-2017.


  1. Sáu vở kịch của tác giả Lưu quang Vũ
  2. Những vở kịch của Đào Hồng Cẩm, Sĩ Hanh, Vũ Hải.
  3. Tham luận của Khánh Hoàng        
  4. Nghệ thuật hậu hiện đại của Tuấn Giang.
  5. Nghị quyết TW VIII
  6. Hoàn cảnh hậu hiện đại củaLyotard
  7.  Thuyết hiện sinh...của JeanPaul Sanrtre
  8. Tất định luận tự do và lựa chọn của Isaiah Berlin

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 1459
Ngày đăng: 29.08.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Yêu thương trao lời… - Phan Nam
Khái quát văn học Bình Định 43 năm (1975 – 2018) Diện mạo & Thành tựu. - Mang Viên Long
Người thức qua cuộc đời nhìn tình yêu. Một kỷ niệm với nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình - Nguyễn Anh Tuấn
Tính dân gian trong thơ Phạm Ngọc Thái - Phạm Ngọc Thái
Chuyến đi dài tới mùa thu của Phan Thanh Bình - Hoàng Thị Thu Thủy
Từ lục bát Miên Di, tới thơ siêu thực Bùi Minh Vũ - Du Tử Lê
Khi cây trái vào mùa - Nguyễn Thánh Ngã
Thơ của một người Quảng… - Phan Nam
Tiếng hát đời thường - Phạm Ngọc Thái
Hà Đông trong nỗi niềm của một nhà thơ - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)