Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.150.075
 
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 26) Nguyễn Như Mây – thơ chính là người
Trần Dzạ Lữ

 

Đúng như cái tên Nguyễn Như Mây.Cả đời anh sống, đi và viết thật cân bằng bởi đam mê văn chương đến tận cùng...Biết nhau trước năm 75 qua thơ văn trên các tạp chí văn học ở SG.Nhưng mãi đến thập niên 80 tôi mới quen anh.Đó thời chưa mở cửa, đi lại rất khó khăn...Do tôi phải kiếm sống bằng nghề bất đắc dĩ:” Mua bán răng vàng bạc vụn” mà nhà thơ Bùi Chí Vinh có bài thơ Ve Chai Hành...Vậy nên, tôi phải leo xe đò ra Phan Thiết.Việc đầu tiên là ghé thăm nhà thơ Nguyễn Như Mây.Nhà anh ở trên đường Lê Hồng Phong( Gần Ga Xe Lửa)...Lúc tôi gõ cửa và xưng tên,anh à lên một tiếng.Thì ra là TDL.Anh mời tôi ở lại một đêm.Một đêm mà bằng cả bao nhiêu ngày tháng cho tâm sự đầy vơi.Anh đọc thơ, hát nhạc cho tôi nghe rồi kể chuyện về Phan Thiết( tp có mùi hăng hăng của mắm mặn, chỉ thiếu gừng cay) Về bạn bè văn nghệ ở đó như Nguyễn Bắc Sơn( đã qua đời) Từ Thế Mộng (đã qua đời ),Lê Nguyên Ngữ, Hồ Việt Khuê, Phan Anh Dũng, Nguyễn Thị Liên Tâm....Anh cũng không quên giới thiệu về người vợ hiền thục, đảm đang của anh.Nhờ “hậu phương vững mạnh” của chị ấy mà anh yên tâm viết lách( trường hợp của anh khiến tôi nhớ đến anh Trần Phong Giao,Dương Nghiễm Mậu, Phong Sơn, Nguyễn Tôn Nhan, Vũ Ngọc Giao...Những người vợ trời cột vào đời văn nghệ sĩ, nếu không như thế thì...) Tám hết chuyện văn nghệ đã hết bình trà Bảo Lộc ngon,Nguyễn Như Mây châm tiếp trà.Lúc này, bệnh nghề nghiệp nổi lên trong tôi.Tôi kể về những kẻ thất thời phải kiếm sống bằng nghề ve chai như Nguyễn Ước,Phù Hư,NTT Đại Đế, Kim Hoa Bà Bà, , Sơn Quăn, Mộng Diệp...Sau đó không quên gợi ý anh có gì trong nhà bán cho tôi.Moi trí nhớ một hồi Nguyễn Như Mây à lên: Mình có mấy đồng bạc Pháp.Như buồn ngủ gặp chiếu manh tôi hỏi dồn đâu anh đâu anh?.Mấy phút lục lọi, anh mang ra 4 đồng bạc( cở lớn) có hình bà đầm xòe mang niên hiệu 1802.Tôi nói giá mua và đưa tiền.Anh khoát tay từ chối.Mình tặng cậu.Thế là tôi trúng mánh, sẽ có tiền đong gạo cho vợ con cũng 4, 5 ngày.Tôi lí nhí cảm ơn anh.Hết đêm Phan Thiết ,sáng tinh mơ chia tay nhau bằng một chầu cà phê rồi tôi tiếp tục cuộc săn lùng răng vàng bạc vụn ...Đó là kỷ niệm đẹp mà tôi khó quên.
Thế rồi, đường đời, mỗi người một ngả.Suối cứ trôi và sông cứ chảy theo định phận của mình.Mãi đến năm 2000 tôi mới gặp lại Nguyễn Như Mây khi anh đi Hon Da từ Phan Thiết vào Tp dự buổi ra mắt tập san Quán Văn ở quán Cà phê Lọ Lem nằm trên đường Nguyện Trọng Tuyển.Vẫn con người ấy, vẫn phong cách ấy tuy thời gian có làm anh già đi đôi chút và bệnh đau xương khớp không tha anh.Tuy thế,anh vẫn say sưa làm thơ và đi phượt khắp mọi miền.Mới đây anh gửi qua bưu điện tặng tôi 2 tập thơ anh chép tay.Thời buổi này in ấn nhanh và đẹp, anh vẫn chọn cách chép tay thơ mình trên giấy.Chữ viết đẹp không thua gì chữ viết của nhạc sĩ TCS và lòng thì trân trọng khi ký tặng.Tôi thật quý phục anh.Anh còn nói mình sắp đi Huế bằng xe Hon Da.Về thăm thần kinh thơ mộng của bạn đấy.Tôi nói sao anh liều thế.Anh nói mình quen rồi...Trong đời tôi 2 điều tôi không làm được là đi phượt và cặm cụi trên trang viết cho đến già bằng thủ công mà anh thì làm được và làm giỏi nữa kìa.Nguyễn Như Mây, tên anh cũng chính là định mệnh của thi sĩ.
Theo Thi Viện.Net thì tiểu sử của Nguyễn Như Mây như sau:
Nguyễn Như Mây tên khai sinh là Nguyễn Dục, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại Phan Thiết, nhưng nguyên quán của ông ở làng Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại nhà thơ Xuân Diệu) còn mẹ quê ở Hội An. Ông là một trong những nhà thơ kỳ cựu của đất Phan Thiết, Bình Thuận, cây bút quen thuộc của các tạp chí Bách Khoa, Khởi Hành, Đối Diện...trước 1975. Thơ ông bàng bạc chút mây, chút gió nhưng ăm ắp sự suy tưởng và tràn đầy thân phận, tình cảm.

Cả tuổi thơ ông và đến lúc học hết tú tài 1 ở trường Phan Bội Châu, Nguyễn Như Mây gắn bó với Phan Thiết. Đến cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ông vô Sài Gòn học và lấy bằng tú tài 2. Cũng từ đây, Nguyễn Như Mây bắt đầu thời kỳ thanh niên sôi nổi của mình khi tham gia sinh hoạt ở Tổng hội Sinh viên Học sinh Sài Gòn … 


THƠ CÓ NHAN ĐỀ CỦA NGUYỄN NHƯ MÂY


LƯU BÚT HỒNG


Tóc con gái đợi ngày hè đến
Nghiêng nửa vai để thấy môi hồng
Rủ nhau ngồi trắng hết bờ sông
Và chép tặng những lời hoa cỏ.

Ai cũng hái theo cành phượng đỏ
Để hoá trang nhân vật của mình
Chín mười năm ngồi ghế học sinh
Giờ lưu bút, viết sao cho hết!

Nước mắt ai để dành trong viết
Chờ thả dòng mực tím bâng khuâng
Nắng chiều hè rưng rức bên sông
Quên nhuộm tím áo dài bè bạn

Chưa bao giờ bọn mình hò hẹn
Để rồi cùng đưa mắt nhìn nhau!
Ai viết xong trước, hãy chiêm bao
Cho lưu bút lắng hồn mực tím.

Ai còn cầm viết và bịn rịn
Xin trao mình một nửa môi cười
Còn nửa kia... mai mốt xa xôi
Đành gói nửa vầng trăng thương nhớ...

 

 

CHÂN DUNG MỘT CHỦ QUÁN

 

 

Quán không có khách, quán buồn
ly không bàn ghế trống trơn đèn màu
tôi không có khách, chẳng sao!
vẫn phì phèo điếu thuốc nâu với mình

vẫn làm từng ngụm rượu quen
quen tay nâng cốc, quen nhìn đêm khuya
quen mình còn chỗ đi về
thân phù du trễ chuyến xe... cười khà!...

 

 

NHẮN TRỜI MƯA

 

 

Khi không trời đổ mưa rào
Làm tôi ướt một chút màu bâng khuâng
Phải chi trời ở thật gần
Để tôi nhắn trước mỗi lần muốn mưa
Rằng ông đừng giả ngây thơ
Đôi khi tôi hẹn đem mưa cản đường
Nhớ giùm tôi: lúc yêu thương
Bao nhiêu giông bão chẳng sờn lòng tôi!
Mưa to hơn nữa đi trời
Đây qua hàng xóm sẽ ngồi tới khuya...
 

VÀ THƠ KHÔNG ĐỀ : (Trích từ 2 cuốn thơ chép tay của NNM)

 


Tôi chào tôi ở trong gương
Hằng ngày gặp mặt nên thường chào nhau

Tôi chào tôi ở trên cầu
Bóng ai dưới nước, nhìn sao giống mình?

Tôi chào tôi suốt ngày đêm
Cả trong giấc ngủ cũng nhìn thấy tôi!

Làm sao quên được con người
Đóng hai vai suốt một đời nhân sinh?

Bao giờ tôi hết gặp mình?
Tôi không biết!...kìa, lại nhìn thấy nhau...

@@@

Trên sông Mường Mán tôi về
Neo thuyền ngủ với đêm hè đầy trăng

Hai bên bờ gió lang thang
Rủ tôi uống chút trăng vàng, rồi say

Lúc sương khuya đã đầy vai
Tôi và sông chẳng biết ai thấm buồn...

@@@

Khuất sâu trong ngàn lá
Khuất hết tận ngàn hoa
Ta muốn khuất cả ta
Sau chỗ ngồi đã khuất
Sau bóng đời hun hút
Ly rượi vừa Hoàng hôn...

 

 

Trăng ở đâu cũng có bởi TCS nói : Từ khi em là Nguyệt.. Nguyệt chính là Trăng.Trăng trong thơ Lý Bạch,Hàn Mặc Tử, Nguyễn Như Mây đều tuyệt thú trên ngọn đỉnh trời.Có lần tôi về Phan Thiết một mình nhìn trăng nơi Lầu Ông Hoàng nửa khuya đẹp đến nao lòng...Trăng ở đâu cũng diễm lệ nhưng trăng ở Phan Thiết, Quy Nhơn có gì đó luôn vẫy gọi tôi rất ...Hàn Mặc Tử ! và tôi phải nghe đi nghe lại bản nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết về thi sĩ HMT mà rưng rưng...( ...Lầu Ông Hoàng đó thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua.Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng...)

 


Hình 1: Nhà thơ Nguyễn Như Mây


Hình 2 và 3: 2 tập thơ chép tay của NNM


Hình 4: Chữ viết của Nguyễn Như Mây

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 2221
Ngày đăng: 03.09.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 25) Hạc Thành Hoa – người của tình văn nghệ vô biên - Trần Dzạ Lữ
Định dạng sản phẩm chủ lực Nghệ thuật biểu diễn - Tuấn Giang
Trở về với Kiều trong tư thế hồn nhiên - Võ Công Liêm
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 24) Trần Hoài Thư – Một đời cần mẫn với văn chương - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 23) - Trần Dzạ Lữ
Ứng dụng thành tựu công nghiệp cách mạng 4.0 Để phát triển sản phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn - Tuấn Giang
Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Thị Điểm: Ai đã dịch Chinh Phụ Ngâm ra chữ Nôm? - Nguyễn Cẩm Xuyên
“…Canh gà thọ xương”chuyện bịa như thật - Nguyễn Cẩm Xuyên
Đoàn Thạch Biền ( những ân tình còn đó…) - Phạm Thanh Chương
“Tiếng chuông Thiên Mụ” hay “Tiếng chuông Trấn Vũ”? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)