Sáng nay (5/9)được dịp về dự khai giảng năm học mới 2018-2019 trường Trung học Phổ thông Gia Định(cơ sở mới 44 đường D3,P25,Q.Bình Thạnh),phải nói lòng lão 70 chai sạn cũng không nén bồi hồi se sắt...Nghỉ hưu,chốc đó đánh vèo 10 năm xa ngôi trường dấu yêu Gia Định – nơi mà “duyên phận”đã khiến cuộc đời tôi gắn bó 34năm ròng với biết bao kỉ niệm trải suốt thời kỳ ‘bao cấp’ xuyên sang ‘đổi mới’,đầy những thử tháchtrong sứ mạng “trồng người”.
Sân khấu tràn ngập những tràng hoa chúc mừng tươi thắm của các cơ quan ban ngành thành phố.Tiếng trống khai trường nhịp dài vang lên.Trong khoảnh khắc lắng đọng,bài học thuộc lòng“Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh chợt ùa về:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học ”-trích tập Quê Mẹ (1941).
Trí tưởng tượng lôi sệt tôi theo Anatole France (1844-1924) với La Rentrée des classes – (Le Livre de monami) .Hình ảnh khu vườn Luxembourg mở ra cùng chú bé mang balô tập vở,chân sáo tung tăng đến trường đầy chất thơ,xao động trong tôi:“Je vaisvousdire ceque me rappellent, tous les ans le cielagité de l’automne, les premiers dïners à la lampe et les feuilles qui jaunissentdans les arbres qui frissonnent. Je vaisvous dire ceque Je voisquand je traverse le Luxembourg dans les premiers joursd’Octobre, alorsqu’ilest un peutriste et plus beau quejamais, car c’estle temps où les feuillestombentune à unesur les blanches épaules des statues.
Ceque je voisdanscejardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains danssespoches et sagibecière au dos, s’enva au collège en sautillantcomme un moineau. Ma penséeseule le voit, car ce petit bonhommeestuneombre: C’estl’ombre du moiquej’etaisil y a vingtcinq ans.
Il y a vingtcinqans, à pareille époque, iltraversait, avanthuitheures, ce beau jardin pour aller en classe.Ilavait le coeur un peuserré: C’etait la rentrée.
… C’estpourquoi, à mesureque je vieillis, je m’interesse de plus en plus à la rentrée des classes”.
Tạm dịch : Ngày tựu trường– “Hàng năm khi bầu trời lay động sang thu, tôi kể cho bạn nghe những gì tôi nhớ lại về những buổi cơm chiều đầu tiên ăn dưới ngọn đèn và đám lá vàng rung động trên cây. Tôi sắp kể cho bạn nghe những gì tôi thấy khi đi qua công viên Luxembourg trong những ngày đầu tháng 10, lúc ấy trời hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết vì đó là lúc từng chiếc lá vàng rơi trên vai những pho tượng trắng.Những gì tôi thấy trong khu vườn này, đó là một chú bé hai tay đút túi quần, lưng đeo cặp sách đi đến trường nhảy nhót như một con chim sẻ. Chỉ có trí tưởng tượng của tôi mới thấy được chú, bởi vì chú bé ấy chỉ là một cái bóng. Đó là cái bong của tôi cách đây hai mươi lăm năm.Hai mươi lăm năm trước, cũng vào thời kỳ này, chú bé đã băng qua khu vườn xinh đẹp này trước tám giờ để đi đến trường, lúc đó lòng chú hơi se lại: vì đó là ngày tựu trường…Cho nên tại sao, càng về già tôi lại càng chú ý đến ngày tựu trường.”
Hơn 900 học sinh trúng tuyển lớp 10 THPT Gia Định theo chân Thầy Cô chủ nhiệm hướng dẫn nhập trường.Các em là lớp người“Tổ quốc mong cho mai sau…” (*).Các em là chủ nhân ông đất nước này.Nhìn lứa tuổi hoa niên xếp thành hàng di chuyển như những “sản phẩm trí tuệ”vận hành trên băng chuyền công nghiệp 4.0,tôi thấy trước mắt cuộc sống mở ra những tia hi vọng, dòng chảy đang ào ạt tràn về phía trước.
Ngày tựu trường với riêng tôi mịt mờ xa ngái – hơn nửa thế kỷ rồi còn gì! Gom góp chút hoài niệm“trời thu xanh trong,mẹ dẫn đến trường …”,để thấy chính những mảnh vụn đó khi đã đóng kén, làm tổ,bén rễ trong tâm hồn của mỗi công dân thơ trẻ,sẽ là sóng đại dương thì thầm lời ru Đất Nước bất tận.
(Saigon,5.9.2018)
(*) Lời bài hát:Học Sinh Hành Khúc – Sáng tác: Lê Thương
[ĐK:]
Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai saụ
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập
Học sinh nề chi tuổi xanh chung sức phấn đấu
Ðem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên
1)
Học sinh là mầm sống của ngày mai
Nung đúc tâm hồn để noi chí lớn
Theo các thanh niên sống vì giống nòi
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi
2)
Học sinh là người mới của Việt Nam
Ðã thoát ra một thời xưa tối ám
Ðem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam
3)
Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay
Nung đúc can tràng để nên ý chí
Trong lúc quốc gia ước mộ anh tài
Học sinh bền chí lập công từ đây