Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
907
123.366.724
 
Bí truyền của Thiền
Võ Công Liêm

 

TRANH VẼ:

       -     ‘Thiếu Nữ Tóc Ngắn / Young girl with Short Hair’.Khổ 12’ X 16’ trên giấy cứng. Acrylics + Acrylic-ink.vcl 2015.

 

 

  ‘Một ngày nào có kẻ như ta nhưng không phải là ta’

      (Cổ Đàm Phật Thích Ca)

 

      Nhu cầu trí tuệ không bao giờ ngưng nghỉ. Quả vậy; với một kinh nghiệm nhỏ nhoi thì chắc chắn kinh nghiệm này không thể bao quát mà nhìn thấy trí tuệ của con người và quan sát vào đó để làm thế nào phát hiện những điều mới lạ, hữu ích đối với người tu tập về Thiền. Đây là một tác động mới và khai phá một tư duy mới, tìm hiểu một cách chính xác về cái ‘đạo’ mà không đi qua một sự tôi luyện công phu mà gần như một chủ động ở chính mình và tự kiểm soát ở chính mình. Cái sự cớ này thường hay xẩy ra khi đứng trước ngưỡng cửa của Thiền và cứ thế mà giao động tâm tư như một câu hỏi rằng mình đã ‘chứng ngộ’ để đi vào Thiền hay giữa trạng huống đó đã làm mê hoặc và kinh ngạc trước đối tượng tu tập về Thiền. Rứa thì trong Thiền có gì huyền nhiệm về nó –The Mystery of Zen để đạt tới chân truyền?

Dữ kiện này đã đưa con người tới một nhận thức cho một quyết định dứt khoát trước hoàn cảnh dấn thân; cái đó là tầm nhìn vào thời gian và không gian, là thiết thực quan trọng của việc làm (hành động) với một hiệu năng đặc biệt hơn. Bí truyền về Thiền khởi động từ công án, từ kinh điển hoặc từ kệ để nhập Thiền? Không! nhập Thiền là tuệ giác, là đi tới chân như tánh không; nghĩa là vượt thoát nhập vào vũ trụ như nhiên tức đi vào cõi tịnh để nhập định không còn thấy mình giữa ngoại giới và nội giới; nhờ đó mới có một nhận thức nhất quán về Thiền.Tâm như trong bóng không còn vướng dù là hạt bụi. Cái đó là bí truyền. Cho một thí dụ khác trong cách xử thế về Thiền : một thức giả sống ở Nhật học tập về cách xử dụng cung tên, kiếm thuật thời làm thế nào để luyện trí mà trong cách hành xử có thể cho ông ta hiểu được bí truyền giáo điều của Thiền qua từng giáo phái Thiền Phật giáo –To understand the esoteric doctrines of the Zen sect of Buddhisms. Chính cái đó là thâm hậu cho một tư tưởng nhập cuộc; cho nên chi nói đến Thiền là cả công phu về trí và thân cả hai cơ cấu hữu cơ đó là vận hành cho việc nhập thiền một cách rốt ráo. Đúng như rứa; vì những gì của Thiền là những gì xa lạ đến với đời sống chúng ta và đó cũng là điều mà chúng ta muốn biết tới và nhất là ở Nhật việc tu tập Thiền không còn là cái đạo mà là nghệ thuật  (Zen in the Art). Thiền Phật giáo không những chỉ tìm thấy những gì huyền nhiệm trong kinh điển, đặc biệt ở Đông phương mà còn là một giáo phái khai mở trí tuệ tới đỉnh cao, một khám phá mới và chắc chắn là một trong những phép tu tập khó khăn để đạt đến. Một lý thuyết không thể trải rộng để phân tích lý sự có dính líu tới trí tuệ, sự kiện đó thường là một tương quan bình thường giữa sư và đệ tử là việc giản đơn không có chi xa lạ đối với giáo phái, bởi; thiền sư cảm thấy vô dụng để giải thích từng giai đoạn một và biện minh về những gì có thể thông đạt được qua từng giáo lý. Cái gọi là bí truyền Thiền ngay cả người tu tập cũng đã thấy được cái huyền nhiệm bao la vi diệu của Thiền. Bí truyền của Thiền  là học về những gì nghệ thuật tu tập là nói lên những gì về nó. Tức là cảm thức được Thiền. Cảm thức đó không bao giờ dừng lại trước một hiện hữu vật thể. Con cóc nhảy vào bờ ao là con cóc nghe và nhận được tiếng động của sóng nước trong tĩnh lặng. Người tu Thiền và con cóc là một cảm thức dự cuộc đồng hóa. Đứng trước hoàn cảnh này cho ta một ý niệm về cái chân như Thiền; bất kể là giáo phái nào nhập thiền là ‘Phá’ và ‘Chuyển’; cho nên chi Thiền đi vào thanh tịnh là ở chỗ đó. Thật ra Tổ sư Thiền (Zen Master) không lấy Pháp để truyền đạt mà phải thấy được Tánh trước khi nói đến Thiền, bởi; đốn được thiền không phải đi qua giáo điều mà nhìn vào thiền như thực chứng thời mới ngộ được thiền: ‘Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ’ tất cả giáo điều chỉ là ngón tay chỉ trăng. (Kinh Viên Giác). Nói như rứa Thiền không phải là ‘đạo’?-Thiền không có kinh điển để rao giảng, Thiền là một trong những thứ nghệ thuật vĩ đại trong cuộc sống. Có lẽ vĩ đại nhất mà không học qua một ai. Thiền không môn đăng hộ đối. Thiền đến bất cứ lúc nào, thời nào Thiền cần có. Đạo của Thiền là không có khởi đầu và không có kết thúc. Càng đi sâu vào Thiền càng thấy bí tỉ để rồi trở nên phán đoán qua giòng ý thức (the irrational functions of consciousness) nghĩa là dựa trên cảm quan (sens du reel). Rứa cho nên chi thấy được Thiền tức chấp nhận với Thiền cái nghịch lý của nó: ‘Một trong Tất Cả và Tất Cả là Một’ là trạng huống hoàn toàn mang tính xúc cảm. Cái quan trọng trong bí truyền Thiền là Tuệ-giác (Prajnã chữ của Sanskrit) ngoài ra chả tìm thấy gì trong cửa Khổng sân Trình mà chỉ thấy cửa Không của Thiền là tuệ-giác tức là Ngộ (Satori chữ của Nhật).Theo nghĩa Phạn ngữ còn có tính chất không sợ không than oán ‘sans peur et sans re-proche’. Nhưng nhớ cho phân biệt giữa cái này với cái kia, giữa tốt và xấu, giữa giữa là chấp trượt vì chấp trượt là phá luật Thiền thêm phiền não thì không thể định-thiền (meditation). Đòi hỏi của Thiền là Ngộ để thức tỉnh, khống chế cái vô thức để có hữu thức. Bí truyền của Thiền là chứa đựng những gì thuộc về phân tâm học (Freud và Jung) những vấn đề tâm thức tâm lý cấu tạo nên vô thức chuyển sang ý thức là mục tiêu thuộc tâm thức của Thiền. Tổ sư Thiền chỉ rao giảng hầu hướng tới tâm bình đẳng và ám chỉ sự việc ở tận thâm cung của giáo điều, của kinh kệ Thiền Phật giáo mà thôi, chớ không ngoài một mục đích nào khác hơn. Nhờ đó người ta hiểu được giá trị tối thượng của giáo điều không riêng về mặt luân lý đạo đức nhưng đưa con người đi vào hiện hữu. Trong bất cứ định hướng nào đều có chứa bí truyền của Thiền –Any rate had solved the mystery of Zen. Giáo điều của Thiền không thể nào phân tích từ cái-không; mà nó phải sống thực –The doctrine of Zen cannot be analyzed from without: it must be lived. Nhưng cho dù điều đó không thể phân tích được, Thiền xử dụng ám ngữ để giải thích mà thường bắt gặp ở công án hay trong đối đáp mà ra. Nói bóng gió chính là tín điều cho chúng ta nhận thức về một duy lý thích thú và thiết thực hơn là rao giảng luật tắc. Như đã nói ở trên bí truyền của Thiền là vượt thoát, là thức tỉnh để không còn luẩn quẩn, vu vơ mà làm hư hại cho một tâm thức nhận biết về những gì thanh cao diệu vợi, trong sáng giữa tâm và thân. Người tu Thiền với trọng tâm là giải thoát để đi tới toàn thiện tính năng. Tuy nhiên hướng tới Thiền thời bắt gặp những kỳ bí, những gì không nhận biết một cách đặc biệt và cũng chưa hẳn để phải  quên. Gom lại với nhau; Thiền đưa dẫn chúng ta hướng tới lẽ sống của cuộc đời là nhìn đời một cách như nhiên, thế nhưng; trong Thiền vẫn có một sự mê hoặc sâu lắng và chứa đựng một vài giá trị riêng biệt mà chúng ta phải quan tâm đến nó. Nguyên nghĩa của Thiền là trầm tư. Một tư duy chính của giáo phái Phật giáo. Ngần ấy thôi; nhưng chắc chắn nó có một giá trị độc nhất và một tinh thần cao đẹp. Bởi; nó đã phát sinh ra một chất lượng nghệ thuật cao, khác biệt hơn mọi khác biệt, nhất là bộ môn hội họa; vì vẽ là trầm tư với hình tượng –To paint is to meditate upon forms trong thể chủ động thuộc trí tuệ để nhìn thấy được sự vật của ngoại giới thời mới du nhập vào nội giới (là phát tiết, là sáng tạo trong tư duy bừng sáng). Lối nhận thức của thiền và lối nhận thức của người họa sĩ là một. Răng rứa? –Là cái nhìn trực chỉ chân tâm, có thể nói đó là cái-bên-trong. Nói theo Suzuki là trạng huống vô thức, một thứ vô-thức-vũ-trụ. Một vô thức đồng hóa chân thành của người nghệ sĩ. Vô thức theo nghĩa Thiền là cái huyền nhiệm, cái ‘vô tri’ siêu lý chính vì thế có tính cách phi-khoa-học hay còn gọi là tiền-khoa-học là đòi hỏi một sự tôi luyện ý thức. Vô thức của họa sĩ là Cảm: là nền tảng dựng nên hiện thể trước mắt. Cái thấy chưa phải là đủ để nhận biết, người họa sĩ phải sống bằng tâm thật trong đời mình đang sống...Nhiều lúc cho người họa sĩ là vị-ngã. Thứ vị-ngã không nắm bắt được, cái thứ bất-khả-đắc ‘anupalabdha’(Phạn ngữ).Ngã vừa đức lý và tâm lý. Nếu chúng ta biết một vài điều về Phật giáo thời chúng ta có thể nói rằng Thiền đến gần với những giáo phái khác. Tuy nhiên; có một vài điều lệch lạc trong cuộc sống của Thiền nghĩa là có một năng lực tác động về hành xử, có một cái gì gay go hoặc mơ hồ, lộn xộn như vồ chụp mà trên thực tế cần phải tránh xa, có một vài điều giống như bỡn cợt…Trong cảm thức này; tĩnh lự / meditation không có nghĩa là những gì chúng ta thường nghĩ tới cho những nhà tư tưởng là trầm lắng để mới có những phân tích hiện thực, một cái gì bao che cho tôn giáo và đạo đức. Có nghĩa là một vài điều không thể phân chia, nhưng cho tất cả. Không có hệ thống, nhưng có tổ chức. Không dài dòng văn tự (long-drawn-out), nhưng tức thì. Có nghĩa rằng những thứ đó gần giống như từ ngữ mà ta gọi là ‘tri giác / intuition’ và ‘nhận thức / realization’. Cũng có nghĩa là con đường của cuộc đời mà trong đó không có một phân đoạn luận giữa tư duy và hành động; không còn là vực thẳm của đau khổ; như vậy cho ta hiểu biết tất cả những gì thuộc về của chúng ta, giữa trí tuệ vô thức và hữu thức và không còn phân biệt tuyệt đối giữa ngã thức và vũ trụ bên ngoài dù cho giữa những khác biệt từng phần của vũ trụ vô cùng và những gì thuộc vế tất cả. Sự quan hệ của sư và đệ tử rất quan trọng, gần như thiêng liêng; nhất là ở Viễn Đông, và; đệ tử khó lòng nghĩ đến việc rời xa sư hoặc thể hiện thái độ qua những phương thức của sư đưa ra. Tuy vậy; ở đây vẫn xem là việc phi thường mà đệ tử tuồng như nhận ra được. Những môn sinh trẻ tuổi không ở đối tượng hiện thể để có một trí tuệ bừng dậy, một ý thức khôn khéo (wisdom) để đối đáp một cách tức thời mà đưa vào hành động phục dịch để có ý niệm nhận thức giữa tâm và thức ở chính mình: bửa củi, lặt rau, gánh nước, quét sân, nấu ăn... là huấn nhục để thêm nghị lực kiên nhẫn, chịu đựng để về sau đưa lần vào khuôn phép. Đại sư thỏa thuận nhận lãnh nhưng vẫn giữ vai trò của cái-không(without) là đưa ra cái vỏ kiếm mà không có thanh kiếm. Thói tính trở lại như trước; ngoại trừ một đôi khi sư có thể đánh vào người tu sĩ trẻ bằng cây khẻ, bất luận khi nào trong lúc phục dịch, đánh khẻ là phương thức cảnh giác là thức tỉnh để trở về với hiện thực; không cần biết đệ tử đang nghĩ gì. Cái lối tu thiền từ hành động đến lời nói đều chứa một bí tích không thể giải được, hiểu được, nhận được mà đòi hỏi của Thiền là ý thức; tức quán triệt là Ngộ ở thân tâm. Linh hồn Thiền phái xưa nay đều duy trì một cái ‘ngông’ của đạo lý như giáo điều. Đó là cái khó tu tập bí truyền của Thiền. Nhớ cho: đòi hỏi của Thiền là phá chấp mọi hạnh nguyện lợi để đi tới chân-như-tánh-không.

 

Tĩnh lự Thiền không có nghĩa là tọa thiền và trầm tư –Zen meditation does not mean sitting and thinking. Trái lại; Thiền có nghĩa là Hành và Suy (luận). Thí dụ: Kiếm sư dạy cho môn sinh biết cách ngăn ngừa để chống trả bằng lực và trí trong khi bị tấn công bất ngờ; tức thời phải biết vận dụng trí năng với một bản năng tự vệ; kiếm khách phải có đôi mí mắt khép hờ như chận đứng đôi mắt đối phương trong cái thế đe dọa để chống trả. Đưa ra cái thí dụ như rứa nghe qua không có chi để lãnh hội hay tư duy cả. Nhưng; giữa lúc ấy thầy và trò đang truyền ‘y bát’ cho nhau bằng nội lực chớ không bằng kiếm thuật, có nghĩa là biết vận dụng hoàn cảnh để thích nghi hoàn cảnh chính cái đó là thâm hậu của Thiền. Cái bí truyền của Thiền là truyền đạt để đi tới chân-như-tánh-không. Siêu lý của Thiền Phật giáo qui tụ cái tinh anh trong đó; ‘Thiền đã tôi thế đấy’ hoặc ‘Zarathustra đã thốt thế đấy’ là cốt tủy của đạo Phật. Ngần ấy thôi mà có một sức chứa vĩ đại. Việc làm của sư là hướng tới cứu cánh với mục đích đánh đổ bức tường giữa tư tưởng và hành động: là ở cái lúc làm tan chảy một thân tâm bùng nổ, một cảm thức nhen nhúm và một trí tuệ bại hoại có như vậy mới hoàn tất một cách bén nhạy và thấu đạt chất Thiền. Bí truyền Thiền là làm cho người ta hiểu đến Thiền. Răng rứa? ‘giáo ngoại biệt truyền’ chớ có chi mô mà chất vấn, lộn xộn, hùm-bà-lằn !

Trở lại cái chất Thiền ; nơi chứa chấp tiềm ẩn qua vấn đáp, hành động. Tất cả qui tụ trong một trạng thái tỉnh ngộ nghĩa là không động để tâm tĩnh trước hoàn cảnh. Dù là ‘phiến động’ chăng nữa. Trong biên niên Thiền có nhiều câu trả lời đột xuất, tối nghĩa là để chấm hết câu hỏi đưa ra. Thí dụ: Có người học trò hỏi đại sư; ‘Phật là gì?’ Sư trả lời: ‘Tên trò là Cu Cương’ hoặc giữa sư với sư vấn đáp: ‘Ngay cả họa sĩ không thể vẽ chính nó’ Sư kia trả lời: ‘Vô nghĩa ’. Rồi lại nói: ‘Cái miệng là khẩu nghiệp’. Chuyện khác: Môn đệ hỏi đại sư: ‘Con chó có Phật tính không?’ Đại sư trả lời: ‘Gâu! Gâu!’. Thì đó là những gì chính con chó có thể nói được. Sự cố đó giờ đây coi như chỉ trích để tấn công Thiền, bởi; những gì nói ra là tín điều của sơ khai, thô thiểm hoặc là loài dã thú. Nghe không có chi là mệnh lệnh hay tín điều; mà tợ như hư-không. Bí truyền của Thiền là rứa đó; có đó mà không có đó. Bất-Nhị-Pháp (Advaya) nghĩa là không phải Có tuyệt đối mà chẳng phải Không tuyệt đối. Rứa thì răng đây? -Có chi mô! vì; tất cả là ‘dịch’ là ‘phi ngã’nghĩa là Có ta đó và Không có ta đó ‘moi et non-moi’. Hay Thiền muốn chơi chữ để bỡn cợt thế gian? Không;Thiền trung thực cho một tâm-như; thiền biết tự-tánh (le soi) thì biết được tất cả là phương tiện độc nhất để giải thoát. Thiền xử dụng ‘ngông’ và ‘bỡn cợt’ cốt để thức tỉnh. Xem câu này có dính chất Thiền không đây: ‘ngựa trắng không phải là ngựa’ (Công Tôn Long. Tư tưởng gia Trung Hoa). Rứa thì con gì?

Đích thực của Thiền có thể là một sự từ chối khéo –The adherents of Zen deny that; mà dựa vào ‘tự giác, giác tha’ hoặc có thể có nhiều điều mà họ phớt lờ cái sự lý bắt bẻ hoặc làm ra cái dấu hiệu bí ẩn mà ý nghĩa đó chỉ là cái điều vô nghĩa –Or more probably they would ignore the criticism, or make some crytic remark which meant that it was pointless. Thiền có một cõi riêng trong thâm cung bí sử của cô đơn, vắng lặng. Cứu cánh của Thiền là dạy cho chúng ta sống, như một phương cách cuối cùng, chúng ta hành động để tất cả phải có một cuộc sống; cho mình ‘ên’. Có nhiều lời chỉ trích nguy hại cho Thiền; có thể đó là  hư-không hoặc có thể mục đích của nó là thủ tiêu tất cả những ý nghĩ khác cùng đến một lúc. Thật khó lòng để chứng minh thực hư một cách trọn vẹn, bởi; với tất cả chủ thuyết của Phật giáo là –Hư-Không /Nothingness. Và; nhớ cho những gì đại sư Thiền nói thật sự là như-không (nihilistic). Vũ Hán hỏi Đạt-Ma: ‘Cái gì là cơ bản tối hậu và cái gì là linh thiêng chính yếu nơi cửa Phật’ Đạt-Ma trả lời:‘Một sự trống rỗng vĩ đại và chẳng có thánh ý gì trong đó cả’.–The emperor asked: ‘what was the ultimate and hollies principle of Buddhism’ Bodhidharma replied: ‘Vast emptiness, and nothing holy in it’.Mục đích hay phương tiện thiện xảo đối với Thiền là tiêu diệt, đó là cách suy tư và thay thế; vô thức là có thể đi đến cái chết, nhưng hữu thức thì điều đó không còn phân tích, lý giải nhưng kinh nghiệm sống là ‘trực chỉ nhân tâm’. Dù là luật tắc qui định cho người cầu nguyện; ở đây: không kinh điển, không lễ nghi, không tôn thờ, không nơi đến và đi cho kiếp sau. Thiền là một tôn giáo triết học. Jung (tâm sinh lý gia) ghi nhận Thiền có mục đích, cứu cánh của nó, phát sinh một thứ tôn giáo đối đáp, một chuyển thể. Jung nói: ‘chuyển thể là tiến trình không thể so sánh để đánh giá với sự hiểu biết trí tuệ’(The transformation process is incommensurable with intellect). Dẫu là gì; Thiền luôn luôn là tác động lợi ích nhưng lại thường ‘ốm đau’ trong cô đơn. Thiền lặng trong thanh thản tâm hồn.Thiền giác ngộ để giải thoát mang lại một cảm thức tuyệt đối. Thiền là nguồn sáng bao la diệu vợi. Nhưng Thiền là trạng huống không thể giải bày một cách rõ nét.Trong Thiền Phật giáo thường vặn những lời vấn đáp hóc búa, nghịch lý. Răng rứa; với mục đích gì cho lối tu Thiền? -Thức tỉnh. Cứu cánh gì? -Đi tới chân-không. Là phương tiện thiện xảo của Thiền ./.

 

 (ca.ab.yyc. 1/7/2015)

 

SÁCH ĐỌC:

  • ‘Zen Buddhism and Psychoanalysis’ by D.T. Suzuki, Erich Fromm & R. De Martino. George Allen & Unwin.1973.
  • ‘Great Works of Philosophy’ by Robert Paul Wolff. New American Library. USA and CANADA. 1969.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1713
Ngày đăng: 19.11.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thân tâm nhà Phật - Võ Công Liêm
Elena Pucillo Truong – từ sông PO đến sông CÔN - Ban Mai
Tiếng thơ Đỗ Phủ vang động đất trời” - Mai Văn Hoan
Chất thơ của truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh) qua hệ thống từ láy - Chế Diễm Trâm
36 điều tôi với Tạp chí Sông Hương - Đỗ Quyên
Đọc lại Bãi Hoang: con ong chết tôi buồn lắm. - Vũ Trọng Quang
Bùi Mỹ Hồng: niềm tin trong ngăn đá - Phan Nam
Bà Đoàn Thị Điểm không phải là tác giả Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Đặc chất tinh thần và sở dục - Võ Công Liêm
Suy nghĩ nhỏ về ngày Đức Phật ra đời - Nguyễn Thánh Ngã
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)