Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
877
123.366.644
 
Ngữ ngôn của thi ca
Võ Công Liêm

TRANH VẼ: ‘ Chó Và Thiếu nữ / Dog ‘N’ young girl’ Khổ !5” X 23” Trên giấy cứng. Acrylic+Oil-stick+House-paint. Vcl#1512019.

 

                                       

       Poetry is made of not-words (Karl Shapiro)*

 

    Đôi khi mượn chữ thay lời đấy là ‘nẻo về của ý’ thường dành cho thi ca. Rất ít người qua mọi lứa tuổi dùng chữ làm tiếng nói riêng mình mà là cốt để giới hạn những gì thuộc về tự sự ở chính mình, nhưng; đứng trên phương diện thi ca nó có một cái gì cách riệng độc đáo thời mới thành hình thơ; cái đó gọi là ngữ ngôn của thi ca –The language of poetry; nghĩa là ẩn tàng một ý tứ sâu xa như thể mượn chữ thay lời –Something about words. Mặc khác; thi nhân cố đặt một sự thông đạt ở chính nó qua ngữ ngôn bằng một cách khác hay một suy nghĩ khác. Điều này tuồng như người ta đã nhận ra. Mỗi khi xuất thần là đưa tới cái lạ lùng từ ý và lời; gieo vào đó một thứ ngữ ngôn đặc biệt, lạ đời của thi tứ, có khi bí tỉ cần phải sưu tra chữ nghĩa qua tự vị (dictionary). Việc này thi nhân đã cố tạo cho ngữ ngôn thi ca có một vóc dáng riêng biệt nghĩa là không ảnh hưởng vào một hình thức nào hoặc phải đi qua một ước lệ khác mà tất cả ngữ ngôn chất chứa ở đó tính sáng tạo hoặc lập nên ‘trường phái’ thi ca một cách siêu lý hơn.

Nhưng; đánh giá nó phải là thứ thi ca đặc thù mới để đời bằng không chỉ là chuyện ‘mừng thơ’; họa chăng tùy hứng (spontaneous) mà thành thơ. Sự đó không còn gọi là cảm xúc của thơ. Âu cũng là chuyện thường xẫy ra ở đời này. Charles Bukowski nói: ‘Thượng đế đã sinh ra rất nhiều nhà thơ nhưng lại rất ít thơ’. Nhiều thi nhân làm thơ suốt cả cuộc đời, hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng có khi quên mình là nhà sản xuất thơ. Nếu được gọi là thơ-vô-nghĩa -nonsense poetry- thì may ra. Một số văn thi sĩ làm thơ và đẻ chữ…có những bài thơ dài hoặc ngắn, chủ đề và nội dung không có tính thi ca (qua mọi trường phái khác nhau) mà tuồng như dụng ngôn để ‘vọc’ thơ hay muốn tạo một sắc thái khác cho thơ?

Vậy thì chữ nghĩa của thi ca là gì? What is the words of poetry? -Thi ca là thứ văn chương phi ngã, phi lý, phi thực nó ở cõi ngoài của vũ trụ (universal) còn gọi là cõi phi, một ngữ ngôn cách riêng gần như một thứ tàn cổ viện –Poetry is as universal as language and almost as ancient. Người tiền sử đã biết dùng thơ để phơi mở cảm thức riêng, người ngày nay đã dân hóa như một thứ chữ nghĩa có học thức (cultivated). Thơ là hồn; nó nằm ở cõi vô thức, chìm sâu trong tiềm thức tợ như chờ đợi hay bung phá để phát tiết theo cảm xúc riêng tư. Thơ ở khắp mọi nơi, từ già tới trẻ, từ quê ra tỉnh ngay cả trẻ sơ sinh đã nhìn bằng đôi mắt mộng mơ của ‘thi ca’; gần như đây là thứ văn chương dùng cho ngữ ngôn của thi ca –This is the literary use of language , for literature is not only an aid to living but a means of living…trợ vào đời nhưng đúng nghĩa của cuộc đời mà mỗi khi thi nhân gia nhập vào nguồn thơ cho thơ được sống.

Chúng ta hãy nhìn lên những gì nó nằm trong chữ nghĩa để rồi người ta mới dựng vào đó một văn phong của từ ngữ (vocabulary). Từ chỗ đó người đọc tìm thấy nghĩa lý về chữ và nghĩa mà thi nhân vận vào. Đặc chất của chữ nghĩa không phải giản đơn của từ ngữ trong thi ca nhưng từ ngữ thường nằm trong bất cứ ngữ cảnh (context of) của thơ. Thơ hay là làm ra từ một suy tư cân nhắc và cảm xúc mãnh liệt nhất; đó là cốt tủy để thành hình chất thơ mà là phẩm chất có thể coi như quan sát về hình thái của linh hồn và cũng là sức mạnh của tiếng nói. Điều chú ý là ngữ ngôn thi ca được đánh giá một cách khác biệt của chữ nghĩa mà tự vị định nghĩa rõ nét về nghĩa lý của nó. Vì rằng; ngữ ngôn của thi ca đã được định nghĩa như thể loại của tiếng nói; sự đó được coi là tiếng nói đa dạng, đa thức trong từng con chữ (words) và tỏ rõ nhiều cảm xúc hơn những thứ ngữ ngôn thông thường. Trong tinh thần của tiếng nói thơ là được hiểu một cách trọn vẹn và đầy đủ, nhận thức nghĩa lý của nó tức đạt tới chân tướng của thơ, là những gì chúng ta cần hiểu là những gì mà thi ca đã nói ra –we need to understand what it is that poetry ‘say’. Tiếng nói đó hoàn toàn khác biệt so với mọi thứ khác. Hiện hữu của thi ca là mang lại cho chúng ta một cảm thức sâu lắng và một nhận thức về ý nghĩa của cuộc đời, rộng mở và sắc bén đối diện với hiện thể. Chúng ta cần có cái bên trong của chúng ta để được sống đầy đủ và sâu đậm với một nhận thức lớn lao nhất –We all have an inner need to live more deeply and fully and with greater awareness. Mặc khác; để được nhìn thấy qua kinh nghiệm của người khác. Nhớ cho; ngữ ngôn của thi ca là thứ văn chương dùng như lời nói, là phản ảnh tính trung thực của thi nhân. Có một vài vấn đề đích thực về thơ như sau:

 

1.Một chữ là một cảm nhận / A word is a feeling: là ấn tượng về nghĩa lý / meaning hoặc cho đây là một minh định tự vị / dictionary definition .Thí dụ: sâm-cầm là chim, loài chim khác chim-di thời phải hiểu đó là chim không cần phải nói chim sâm-cầm hay chim chim-di: ‘sâm cầm đâu nữa người xưa’ (Khuyết danh) hay ‘những bước chim di’ (ý nhạc TCS). Thi ca là biểu tượng; nói theo kiểu bình dân học vụ ‘dương đông kích tây’ là ý nghĩa thâm hậu của thi ca. Đôi khi chữ lồng nghĩa, nghĩa lồng chữ. Đa dạng, bởi; thơ là dạng vô-thức (unconsciousness) vừa là vô-thể (bodilessness). Nó sống trong mơ hồ và trừu tượng của trạng thái tâm linh (vui buồn lẫn lộn) (K. Jung). Đấy là cảm nhận ngữ ngôn qua thi ca. Thơ là ‘thép đã tôi thế đấy’(N. Ostrovsky). Thành ra thơ là thứ ngữ ngôn để chiêm nghiệm hơn là hình dung từ.

2.Một chữ bao gồm cả thể xác / A word involves the whole body: tuy rằng cách biệt nhau nhưng giữa hồn và xác là một hay nói cho ra lý: thơ tức là người thời mới có văn chương bình dân, văn chương bác học; con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Cùng con thằn lằn mà con thằn lằn nhà tranh khác con thằn lằn nhà ngói (màu da) là ở chỗ đó. Thơ là phần đặc biệt trong cảm thức, một thứ ngữ ngôn phô diễn giữa nội quan và ngoại quan giao thoa trong một ý thức của con người; nó có một lý giải thuộc về thân tâm, dính dáng tới ‘âm thanh và cuồng nộ’ trong cùng một âm vang / sounding. Ngữ ngôn đó là một phần riêng biệt thuộc về cá thể. Là một tỏ rõ của phấn khởi / elatetiếng rạo rực con tim / thud ; đã được gói ghém trong thơ, nhờ đó mới gọi là hồn thơ để thơ không lạc đường ngôi. Cho nên chi thơ là thứ ngữ ngôn muôn màu, muôn sắc. Đôi khi đọc thơ thấy luôn cả hình vóc ‘mặt sao ngao vậy’ là thế (!).

 

3. Một chữ là một lịch sử / A word is a history: Cứ lấy ở Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay Hồ Xuân Hương… thì rõ tấm lòng tiết tháo của họ, là dấu hiệu để đi vào lịch sử như chứng cớ của người anh hùng, bởi; họ đã hòa nhập giữa đời và đạo trong cùng một hiện thể của tâm hồn, mà tâm hồn vốn đã chất chứa những gì khơi dậy của thi ca. Tiếng nói có chết nhưng lời thơ thường là bất tử vô biên –Language die but words tend to be immortal. Những gì đến rồi đi đều để lại dấu ấn trong đời. Và; mỗi lần như thế là đã lập nên một điều gì bất dịch. Trong mỗi chữ thơ có thể có nhiều nghĩa khác nhau và đã lý giải ra muôn ngàn phương cách; chữ nghĩa là tư tưởng phát tiết đã in sâu trong lòng người, du nhập vào ngữ ngôn của thế giới ngày nay -world’s present-day-languages-. Thi ca không riêng tư mà là đặc-thù qua ngữ ngôn; thi ca đi vào lịch sử của văn chương. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền Hùng, Lăng tẩm, Mô bia trở thành những tảng đá ngàn xưa để lại. Cái đó có một độ bền dài lâu dù ở dưới mái hiên nhà trong giai đoạn cổ xưa của những triều đại khác nhau: Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn; dẫu có điêu tàn; nhưng tiếng nói của thi ca vẫn còn vang vọng để được sống còn cho tới giờ đây.

 

4. Một chữ là một hình ảnh / A word is a pictue: Cái từ ‘hoa cúc/daisy’ là tỏ chung cho những loài hoa và giấu ở đó thứ ánh sáng hết sức dịu dàng (lightly conceals); cảm thức đó là gốc rễ hình ảnh (root picture) và; gợi lên tiếng nói bên trong của hoa và của người là một. Cảm nhận đó sớm muộn gì cũng là hình ảnh của âm vang, thứ hình ảnh đứng sau của ngữ ngôn thi ca : ‘Áo nàng vàng ta về yêu hoa cúc’ / ‘Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường’ (Tuổi Mười Ba của Nguyên Sa) là hình ảnh của tượng hình mà thi nhân chụp được –As soon as one takes into account this picture behind the word. Nghe đơn giản như có một sự đồng tình trong đó. Lời bày tỏ có khi đến rồi đi cho một chân dung của người đẹp : ‘Đứng im ngoài hàng dậu / Em nở nụ nhiệm mầu / Lặng nhìn em kinh ngạc / Ta lắng nghe em hát / Lời ca em thiên thâu / Ta sụp lạy cúi đầu’ (Thược Dược của Quách Thoại) mà thi nhân thiết tha và hoài niệm. Hầu như thi sĩ thường cuộn mình vào hình ảnh giữa người và thiên nhiên ở trong thơ; kín đáo hay bày tỏ là ấn tượng hóa của một mơ về (dreaming-day/rever) mà trong cuộc đời đã và đang sống. Cho nên chi lấy thiên nhiên và cảnh vật là biểu trưng của tình yêu, một thứ nuôi tìnhchơi tình trong tận đáy tâm hồn để rồi phải ‘hụp lạy cúi đầu’ hay ‘áo nàng vàng ta về yêu hoa cúc’ cho mơ trở thành thực. Lãng mạn của thơ chính là cái lãng mạn ‘hiếp dâm bằng mắt’ của người thi sĩ. Thi nhân ngẩn ngơ, thi nhân lập dị, thi nhân quái gở là ‘típ’ người thường giấu sau đó một hình ảnh của mộng mơ mà sự thể trong đó là nói lên một yêu sách khác / one thing in it requires another .Vậy thì; mỗi chữ thơ là mỗi hình ảnh của tình yêu mà thi nhân muốn chiếm cứ bất luận dưới dạng thức nào của ngữ ngôn; thi sĩ mượn ngoại giới để thi vị hóa tâm hồn; ngoài ra tiếp nhận một phương thức hoang đường để so sánh cho một ý tứ giàu tưởng tượng để câu thơ trở nên giàu ngữ điệu và đưa tới niềm tin trong thơ; có khi là lời bày tỏ trực tiếp, tạo một vóc dáng đặc biệt hơn. Theo S. Freud: việc làm thơ thì tất cả tìm thấy một sự củng cố và một giá trị có hiệu lực của thời kỳ hậu-hiện-đại thi ca –all these find a confirmation and in premises of post-modern-poetry .(Trong: Interpretation and Definition of Mythology and Poetry by Sigmund Freud).

Cho nên chi không lạ cho những gì thuộc đối tượng thi ca nhất là ngữ ngôn của thi ca nói lên cái đẹp.  

 

Để lý giải gốc ngọn đó cho trọn ý, tròn tình cái từ Hoa cúc/Daisy/Day’s eye, thoạt nghe qua đơn giản nhưng không thể dẫn giải –Even as simple a word as ‘daisy’ is untranslatable; mà phải hiểu nó một cách tự nhiên thời thi ca mới sống thực với đời. Chữ ‘daisy/cúc’ qua tiếng Pháp thì nó là marguerite nhưng nguyên nghĩa của Hy Lạp margaron ngọc/pearl ; cái đẹp đó cho ta một liên đới khi đặc tên cho phái nữ (feminine name) Marguerite/Cúc Anh/Kim Cúc…Anh ngữ gọi đó là hoa dại/wild flower/day’s eye là tính khí bất thường của loại ‘liễu yếu đào tơ’. Sự cớ đó để cho thi nhân vẽ lên cái đẹp của phụ nữ. Toàn thể bài thơ là lối tả chân thơ. Thiết nghĩ không có gì là trừu tượng, siêu hình mà đó là chất thơ của thi ca. Nhớ rằng; hành xử của thi ca là có một liên can ở tự nó với sự kiện, nhưng thi tứ có tính chất gần gũi với âm nhạc hơn những gì thuộc luận đề (essay); sự đó được nhấn mạnh vào thi ca, thường tỏ rõ để không lạc đường thơ. ‘thơ tức là người’ dẫu có ‘rặn’ hay ‘vọc’chữ, lời thơ hiện rõ chân tướng của tác giả.

Đặc chất của thơ là có một cái gì trong đó, nó đòi hỏi hay yêu cầu cho một ý khác –The essence  of a poem is that one thing in it requires another. Chữ nghĩa của thi ca được để tâm đến, cái sự đó là một đòi hỏi bên trong (inner), nó không phải chuyện nhỏ của cái nghĩa vô tận mà là biểu thị tư tưởng (denotation) của những gì muốn đối thoại bên trong (inner dialogue) Nhờ những chi tiết vụn vặt mà cấu thành cho một bài thơ đầy đủ cả ý lẫn lời; dẫu đó là con đường ngược chiều giữa cổ điển hay tiền chiến là vận dụng con chữ để trở nên thông thường.Thi ca không buộc phải hay gò ép mà tạo ý tưởng rộng rãi cho những gì không ước lệ; nhờ đó mà phát sinh tư tưởng sáng tạo. Thi ca có khi đưa chúng ta tới hỏa mù nhưng lại được cái soi rọi qua ngữ ngôn. Phê bình gia Pháp Boileaud gọi đặc chất của thi ca là không biết chi-mô-răng-rứa và chẳng biết ra sao và ra sao là điều gì mà tôi không biết  / je-ne-sais-quoi.

Vị chi; thi ca là thứ tạo ra vô ngôn như Shapiro đã nói. Ngữ ngôn của thi ca hay là tiếng vọng ở tự nó / The language of good poetry echoes itself. Nhà thơ đã cho tiếng vọng giản đơn đó đến gần sự chú ý; mà đây là một vận chuyển của ngôn ngữ đi thẳng tới mẫu mực như thể cho ta chú ý vóc dáng của ngữ ngôn (aspect of language) và đẩy vào đó một ý thơ vượt thoát khỏi bức xúc, ràng buộc, cái đó còn gọi là mẫu thức của âm vang, một sự khả biến phát sinh ra âm tiết, thi ca gọi tiếng thơ là syllabic/âm vận. Bởi; nhờ tiếng vọng đó có thể đưa tới một sinh khí trong thơ hoặc không nhận ra hoặc nhận ra mà đó là sự hiện hữu của lời thơ dưới khả năng của cấu trúc thơ, để thơ đạt tới đỉnh cao: độc đáo và sáng tạo chất thơ…

Theo sau bốn lý giải nêu trên về thơ, nghĩa là phơi ra ý nghĩa khác biệt nói về  âm thanh/sounds của từng con chữ trong thi ca –The four following poems show diferrent means of using the sounds of in the poem. Thành ra dẫn chứng là soi rọi sự thật, phản ảnh trong thơ qua màu sắc và âm thanh hai thứ đó là yếu tố sanh thành để thấy được cảnh đẹp trong tranh-thơ (landscape of poem). Đọc xem:

Em về trắng đầy cong nhung nhớ

                              Mưa mấy mùa

Mây mấy độ  thu

Vườn thức một mùi hoa đi vắng

Em ở đây mà em ở đâu

Chiều Âu Lâu bóng chữ đọng chân cầu.

                                                 (Bóng Chữ của Lê Đạt)

Từ chỗ đó thi ca đã phát sinh ra những con đường mới lạ, đưa tới những trào lưu mới khác biệt hiện nay; nó không ôm chồm mà thoát như một thứ ánh sáng mới của ‘âm thanh và cuồng nộ’ là đi đúng chủ trương đường lối canh-tân-thơ. Có khi người ta gọi nó là thứ thi ca nghệ thuật trình diễn(The Poetry Art performance) mà trong đó chúng ta tìm thấy nhịp điệu qua lối nói thông thường, một thứ thơ xuôi được nối tiếp vào nhau nhưng không dứt cho tới cuối bài thơ, nơi mà chúng ta thường bắt gặp ở thơ tự do hay thơ không vần (/free/blank verse) và gần đây nhất của thơ tân hình thức (New Formalism Poetry). Nhờ những phát sinh đó cho chúng ta ý niệm của thơ hiện nay; một phần trong đó có tính siêu thực, siêu hình hay trừu tượng, những trường phái đó gần với trào lưu của hội họa. Vậy thì; nghệ thuật đương đại (Contemporary art) và thi ca đương đại (Contemporary poetry) là dịp may để chuyển tiếp cho hậu-trào-lưu-thi-ca (post-movement-poetry)? Nhờ vậy mà thi nhân không bị trói buộc bởi ngữ cảnh mà thoát tục để cho  thi nhân được tự do riêng tư –which each individual poet free. Đọc xem:

Đêm đã tràn vào từng sợi thủy tinh của chiếc đèn vàng

Và khe khẽ hát

Để em không thể nhìn thấy anh

Bằng thính giác.

(Đêm và Anh của Ly Hoàng Ly).

 

Một diễn tả khác nghe ‘nghịch nhĩ’ nhưng lại tràn âm điệu của thể thơ tân hình thức. Đọc xem:

 

nắng vẫn phả vào ti hí mắt từ tinh mơ

bão vẫn táp vào mái đầu đốm hình vẩy cá

(Miền ơi! của Jalau Anuk).

 

kẻ giang hồ mãi mãi ra đi,

với mái tóc làm bằng mây.

Đôi giày của gió

Và tự do của loài chim

(Arthus Rimbaud của Vương Kiều).

 

Một lối thơ khác gần như thơ không vần mà có nhịp điệu của từng bước chân trong thể thơ 3, 4 chữ.

Đọc xem :

hoa sen lá (3)

mặt nước chân mây (4)

bình minh bùn lầy (4)

nhụy vàng phơi (3)

(Nghĩ Giữa Bình Minh Bùn Lầy của Thúy Liên)

 

Một lần nữa thi sĩ vẽ lên một đoạn thơ khác nhưng đọc nghe như thể thơ hiện sinh của tân hình thức. Đọc xem:

 

đêm ngã vào tôi những khoảng trống thầm thì

những đáy vực lặng im

run vành môi kỷ niệm

ngực tràn không vướng víu

bàn tay anh khẽ chạm

bão tố

phục sinh tôi những ẩm ức bóng tối

phục sinh tôi những miền xanh hoan mê.

(Phục Sinh Tôi của Thúy Liên)

 

Ngữ ngôn của thi ca phát tiết dưới mọi hình thức là cốt đạt cho tới cái hoài vọng của tư tưởng bằng mọi cách như lời bộc bạch thiết tha của dạng thức siêu hình tân hình thức; nó có một thứ tự do riêng tư nghĩa là phá chấp trong trạng thái lung linh giữa thực và hư. Bởi; mỗi con-chữ là nói lên cái tự do thi sĩ / each individual poet free. Toàn thể bài thơ xuôi gần như thứ tiểu thuyết mới của thi ca mà thi sĩ đã dầm mình trong đó qua từng con chữ tợ như lời tha oán hay tự trách mình, là tiếng vọng tự nó (echoes itsef) phát ra từ bên trong của nội quan (inner) cho một ngữ ngôn viên mãn của thi ca đương đại. Đọc xem:

 

Một hôm tôi rơi.

Chưa chạm đất mà những phần thân thể đã vội vã chào nhau.

Bức lìa dây nối mạch thở rồi tản đi tứ phía.

Tâm tuởng tôi trong veo ngỡ ngàng nhìn theo.

Không biết nên chạy theo phía nào.

(Vỡ (Phần I) của Hoàng Ngọc Thư)

Trong những thể thơ khác nhau của thi ca, dưới dạng thơ xuôi hay thơ không vần, ngay cả thể thơ Đường luật. Ở đây chúng ta tìm thấy thể thơ (6/8) ngược chiều của thơ (8/6) vẫn cô đọng một hình thái vừa tự do vừa niêm luật. Nhưng; không câu nệ hay cưỡng cầu mà hoàn toàn thoát tục. Đọc xem:

 

Đợi em nho nhỏ đi tìm bao la (8)

Cho tôi cười lớn khóc òa (6)

Nửa đêm thả tóc lòa xòa đọc kinh(8)

Cho tôi khăn đỏ tang tình (6)

Lêu bêu trong cõi chập chùng âm u (8)

Cho tôi như gã thiền sư (6)

Bỗng nhiên nhẫy cỡn giữa mù mù sương (8)

(Cho Tôi Ngủ Dưới Sân Hiên của A Khuê)

Thơ cổ điển mà giàu âm điệu, lồng chữ, lồng nghĩa để đan kết thành thơ mới. Toàn thể bài thơ phơi mở dáng dấp thể thơ tự do hay không vần; cái đó đòi hỏi ở thi ca đương đại. Đọc xem:

 

Lá đào rơi rắc lối Thiên thai

suối tiển oanh đưa luống ngậm ngùi

nửa năm tiên cảnh

một bước trần ai

ước cũ duyên thừa có thế thôi!

Đá mòn rêu nhạt

nước chảy huê trôi

cái hạt bay lên vút tận trời

cửa động

đầu non

đường lối cũ

trời đất từ nay xa cách mãi

nghìn năm thơ thẩn bong trăn trôi.

(Thơ Tuyển của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu)

 

Hiện đại hơn và đương đại hơn không thể phai nhạt theo thời gian mà nó trở nên tồn lưu nhân thế qua một thể điệu thuộc triết lý nhân sinh . Đọc xem:.

 

Tôi chờ đợi

Lớn lên cùng giông bão

Hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai

Tìm cánh tay nước biển

Con ngựa buồn

Lửa trốn con người

Đất nước có một lần

Tôi ghì đau đớn trong thân thể

Những dòng sông, những đường cây mũi nhọn

Những biệt ly rạn nứt lòng đường …

(Bài Ngợi Ca Tình yêu của Thanh tâm Tuyền).

 

Vậy thì thi ca nuôi dưỡng cái gì trong đó? -khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có; đó là siêu lý tư tưởng dành cho một tư duy vượt thoát của thời gian và không gian. Thi ca không lý giải vì càng lý giải lại làm mất chất thơ. Biến cái chân lý thơ thành cái vô nghĩa thơ (meaningless/absurd). Hơn nữa thơ không bình giải. Bởi; bình giải làm lạc hướng tư duy của thi nhân, đồng thời làm cho bài thơ lạc ý tứ đi vào ngõ cụt. Bình giải làm tắc nghẽn giữa người làm thơ và người đọc thơ. Vô hình chung không nhìn thấy nét đặc thù mà thi sĩ đổ vào đó để thoát ly ra khỏi những gì bức xúc, ràng buộc tâm hồn. Bình giải có nghĩa là vạch lá bắt sâu làm cho thơ trở nên suy thoái là vi phạm tội ác đối với thi ca, bởi; bình giải không sát ý thơ mà tác giả đã dựng lên. Người bình giải là kẻ đứng ngoài vòng cương tỏa (đặc điều, vu khống hay khen chê vô căn cứ). Nhớ cho! nghệ thuật thi ca không cần lý giải –Art-poetry without consolation. Sao thế? -Có chi mô : ‘ngôn ngữ là một lý lẽ của con người mà người đời không biết’ (Claude Lévy Strauss). Vậy thì nghĩa lý của thi ca là gì? -thông thường là tự-phá, tự-hủy (self-destroying) để đạt tới chân lý. Vậy thì giữa thi cathơ có khác nghĩa? -nó có cái bất khả phân ly có từ chữ và nghĩa, là nơi trình diễn tự nó để minh định nó thuộc thi ca (nói chung) và nó thuộc về thơ (nói riêng). Tóm lại; thơ là những thứ dùng để trình diễn (poetries is a performance). Chớ thực tình chả khác chi nhau: thơ là trong thi ca và thi ca là trong thơ; cùng một ngữ ngôn, cùng một dáng điệu nhưng khéo tô điểm để được gọi là thi ca, là một dung thông để đối đãi cho nhau. Thế thôi! ./.

 

 (ca.ab.yyc. giữatháng 1/2019)

 

* ‘Thi ca là làm ra thứ vô-ngôn’ Karl Shapiro ( Nhà thơ Mỹ 1913-2000)

 

TÌM ĐỌC:

- Tính chất siêu thực trong thi ca của Thanh Tâm Tuyền..

- Đi vào cõi thơ.

Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/chỉ đả ghi.

 

 

 

 

 

                                                                  

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1827
Ngày đăng: 25.01.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Áp tai vào đất” Những cảm xúc mới lạ của nhà thơ trẻ Lê Quang Trạng - Hoàng Thị Thu Thủy
Thi nhân của “Thế giới phằng” – Phan Thanh Bình - Hoàng Thị Thu Thủy
Nặng trĩu đỉnh Mẫu Sơn - Nguyễn Anh Tuấn
Đêm trong thơ Hoàng Thụy Anh - Trần Hoài Anh
Đọc “Rét cằn” của Đặng Xuân Xuyến - Nguyễn Xuân Dương
Mẹ ơi – con nhớ tiếng đàn... (nhân đọc bài thơ Mẹ của Vũ Trọng Quang) - Nguyễn thị Liên Tâm
Chiều Đông nghe vẳng tiếng thơ Tạ Ký - Phan Văn Thạnh
Tâm thức Phật giáo qua thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê trong Trường thơ Loạn - Trần Hoài Anh
Cõi nhân sinh trong Milano Sài Gòn, đang về hay sang? của Trương Văn Dân - Thiện Mỹ
[Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp “Những mùa hoa anh nói” của Trương Anh Tú]* - Đỗ Quyên
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)