Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.141.703
 
Vài suy nghĩ khi đọc “ Thuyền theo bến lạ” của Phúc Toản
Đặng Xuân Xuyến

 

*

Chiều 19 tháng 01 năm 2019, nhẩn nha dạo facebook, tôi "gặp" bài thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" của nhà thơ Phúc Toản:

THUYỀN NEO BẾN LẠ

 - Gửi NTPT -

.

Lạnh lùng cơn gió chiều đông 

Xô con thuyền nhỏ theo dòng về xa ...

Dây đời buộc tím nhành hoa 

Ngày vui ...mà lệ ướt nhòa câu thơ ...

.

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ

Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...

Gừng cay, muối mặn xát lòng

Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...

.

Một luồng gió thổi sau lưng

Tân bao kỷ niệm, đoạn từng nhớ thương...

Mùa xuân phía trước dâng hương

Đằng sau lạnh buốt một phương trời buồn...

*.

Tân Yên, tháng 01.2001

PHÚC TOẢN

 

Thoạt đọc, bài thơ không có gì đặc biệt, cũng như những bài thơ tình than vãn về tình yêu lứa đôi bị chia rẽ, bội bạc... đầy rẫy trên mạng, đọc xong là quên liền. Tôi định nhấn like rồi chuyển đọc tin khác thì âm hưởng câu thơ: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng..." níu tôi đọc lại.

Vâng. Tôi thích khổ thơ thứ hai, khổ thơ gây nhiều ấn tượng với tôi.

Cách chuyển nhịp từ 2/4 (tiết tấu chậm) ở câu lục: "Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ", sang nhịp 2/3/1/2 (tiết tấu nhanh) ở câu bát: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...", đã khéo léo đặt tâm trạng của nhân vật "tôi" cùng (lúc) rơi vào nhiều cung bậc tình cảm. Với cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu bát như thế, nhà thơ Phúc Toản đã thành công trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy chồng chỉ trong một câu thơ. Từ tâm trạng còn nhiều ngờ vực, bán tín bán nghi: "Lấy chồng", chuyển sang tâm trạng sững sờ, buộc phải chua chát mà tin: "Em lấy chồng", và đẩy nỗi niềm đắng cay dâng tiếp lên cao bằng câu thảng thốt: "Ơ", biểu hiện của tâm trạng bất lực, rồi buông thõng bằng câu xác tín: "Lấy chồng..." của tâm trạng thất vọng, chán chường.

Tôi nghĩ, đấy là câu thơ độc đáo, đã giúp bài thơ sáng lên.

Không than vãn, kế nể, không nặng lời trách móc khi người yêu theo "thuyền neo bến lạ", nhà thơ Phúc Toản đã gói ghém tất cả sự trách giận, nỗi xót xa của chàng trai vào 2 câu thơ:

"Gừng cay, muối mặn xát lòng 

Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng ..."

Chính sự kiệm lời ấy càng làm nỗi đau nhân đôi.

Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.

Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." đã đích thực chỉ ra là vậy.

Tôi thích 2 chữ "cứ nhói" ở câu thơ này. Nó diễn đạt được nhiều điều. Nó làm cho câu thơ day dứt thêm và lắng đọng hơn.

*.

Làng Đá, sáng 20 tháng 01.2019

 

 

 

Đặng Xuân Xuyến
Số lần đọc: 1548
Ngày đăng: 28.01.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngữ ngôn của thi ca - Võ Công Liêm
“Áp tai vào đất” Những cảm xúc mới lạ của nhà thơ trẻ Lê Quang Trạng - Hoàng Thị Thu Thủy
Thi nhân của “Thế giới phằng” – Phan Thanh Bình - Hoàng Thị Thu Thủy
Nặng trĩu đỉnh Mẫu Sơn - Nguyễn Anh Tuấn
Đêm trong thơ Hoàng Thụy Anh - Trần Hoài Anh
Đọc “Rét cằn” của Đặng Xuân Xuyến - Nguyễn Xuân Dương
Mẹ ơi – con nhớ tiếng đàn... (nhân đọc bài thơ Mẹ của Vũ Trọng Quang) - Nguyễn thị Liên Tâm
Chiều Đông nghe vẳng tiếng thơ Tạ Ký - Phan Văn Thạnh
Tâm thức Phật giáo qua thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê trong Trường thơ Loạn - Trần Hoài Anh
Cõi nhân sinh trong Milano Sài Gòn, đang về hay sang? của Trương Văn Dân - Thiện Mỹ
Cùng một tác giả
Tim đau (thơ)
Khát (thơ)
Lỡ (thơ)
Kim yêu (truyện ngắn)
Chuyện của Gã Khờ (truyện ngắn)
Em (thơ)
Chuyện của anh T... * (truyện ngắn)
Chuyện ngủ (truyện ngắn)
Lỡ (thơ)
Chàng lùn nể vợ (truyện ngắn)
Đuối (thơ)
Nhé em (thơ)
Biết (thơ)
Lắng (thơ)
Trả em (thơ)
Lạc (thơ)
Em đi (thơ)
Tò he (thơ)
Chia tay (thơ)