Đúng ra đây là đức tính của ích kỷ -the virtue of selfishness- như thể trong đó nói lên bản chất cố vị nơi con người.Thế thì; tại sao không gọi là ích kỷ (selfishness) mà gọi là ngã mạn (egoism)? -Cả hai là một nhưng để chứng tỏ phẩm chất của mỗi chức năng tác động vào đó. Từ ngữ này vừa có tính phản kháng vừa có tính ngăn ngừa, chận lại; có thể sự này không đúng nghĩa để gọi nó như một số người đã nghĩ đến hoặc cho rằng đây chỉ là ý tứ riêng tư. Sở dĩ đặc vấn đề là vì người ta sợ những gì trong-ta và những gì ngoài-ta mới sinh ra cái tự-kỷ (self) ám-thị (suggestion) là mạch nối đưa tới một thứ ích kỷ tự tại. Rộng nghĩa của thứ vị kỷ là điều người ta thường chất vấn hay đặc vấn đề, ám chỉ cho một đức tính yếm thế, hẳn nhiên người ta không thể cho đó là công thức hoặc nhận ra đây một thói tính bao gồm cho tất cả. Mà được trả lời một cách rõ ràng cho những gì gọi chung của một ý niệm mới về ngã mạn –A new concept of Egoism.
Ý niệm này không qui vào những gì mỗi khi nói đến ‘ích kỷ / selfishness’ không những cho đó là sai: mà được mô tả một sự tàn phá trí óc, là lối đối xử trọn gói (package-deal); đấy là nguyên nhân nhiều hơn những nhân tố đơn phương khác, bởi lẽ; chận lạị một thứ luân lý phát triển của nhân loại –which is responsible, more than any other single factor, for; the arrested moral development of mankind; xâm nhập một cách tự nhiên ở mỗi cá tính, từ chỗ đó biến dạng vào ý thức của ngã-mạn / the ego trong con người; nó nhập vào tế bào máu và tế bào não bộ mà thành hình thói tính hết thuốc chửa (no more the medications). Trong ngữ ngôn thông thường của chữ ‘ích kỷ / selfishness’ là đồng nghĩa của xấu xa, gian ác, nó là hình ảnh ‘ma giáo’ là một trong những hình thức trá hình, một thứ vũ khí giết người mà người ta đã giẫm lên xác chết của tử thi để đạt tới thành quả mong muốn, mà họ để tâm đến cái thứ không có trong đời sống hiện hữu và cũng không cần phải theo đuổi; chỉ mong sao hài lòng, thỏa mãn của cái sự vô tri oái ăm đó trong phút chốc ngắn ngủi.
Hẳn nhiên đây là một xác định cụ thể, rỏ ràng, chính xác cho từ ngữ ‘ích kỷ’ là: quan tâm tới cái hay, cái lợi với cái của mình –concern with one’s own interests. Đó là ý niệm chớ không đánh giá nó như một thứ luân lý mà là khám phá những gì tích trữ bên trong của con người ‘tham vọng, háo danh’; tham vọng tức nghĩ về cá nhân mình hơn lợi ích của người khác, ích kỷ không phân biệt ‘tốt và xấu/ good and evil’ chỉ đi trên con đường mù tăm một thời (darknest time). Mà ở đây nói lên một thứ đạo đức làm người trước những vấn đề đặc ra, mà trong qui cách đó là xếp đặc một ý thức củng cố cho con người chấp nhận cái nguyên lý không nhân tính (inhuman), không còn chú ý tới lợi ích giữa ngã mạn và tha nhân; nó được coi là hành động tàn bạo tư tưởng, dữ kiện nói về ‘cái-ta / le moi / myself’ là ba phạm trù dành cho ích kỷ mà Đông Tây đều cho đó là thứ tinh thần hủ hóa bạo tàn (brute’s spirit). Đứng trên lập trường nhân vị là được nhìn tới cái tấm lòng vị tha tự nhiên, nó là kết quả tất nhiên, ‘logic’ vô cùng, một thứ cực kỳ tồi bại mà nó đã gây ra. Quan tâm chính yếu nơi ta là mất khả năng lòng vị tha trong lãnh vực của lý thuyết về luân lý –What concers us here is altruism’s default in the field of ethical theory. Vậy cho nên vị tha và ích kỷ là một đối kháng giữa tâm lý con người. Nó có hai vấn đề thuộc luân lý: 1-Giá trị cho cái gì? 2-Ai là người nhận giá trị lợi ích đó?.Lấy từ chủ nghĩa vị tha để thay thế điểm thứ hai cho điểm thứ nhất, bởi; lách ra khỏi cái việc chỉ định về ký hiệu của giá trị luân lý. Trong dữ kiện đó có nghĩa là rời bỏ giá trị con người; thời tất sự lý đó không hướng tới luân lý một cách ‘trọn gói’ tức không diệt ngã. Sự đó gọi là bản chất tự tại. Chủ nghĩa vị tha tuyên bố rằng tất cả mọi hành động dành cho sự lợi ích chung là những gì tốt đẹp và mọi hành động dành cho sự lợi ích về cá thể là xấu xa, là qủi ám. Vậy thì thiện tâm / beneficiary của hành động là chuần mực cho giá trị luân lý mà thôi. Còn tất cả những gì cho là lợi ích là thứ lợi ích của đòi hỏi, của yêu cầu thời nó không có giá trị tồn lưu nhân thế. Từ chỗ đó suy ra trong mọi hành động hổ tương nhau giữa hai khiá cạnh khác nhau phải là một tâm như chân chính của hành động, còn đồng lõa để tìm thấy lợi nhuận cho nhau là hành động mất chính nghĩa, mất lập trường cho một tri thức nhận biết. Vô hình chung sự hổ tương đó đi tới dự mưu là hành động phá hoại một nền luân lý chuyên chính; biến mình vào thứ vô loại. Nói chung; nó nằm trong nghĩa cử của (1) và (2) là giá trị dành cho ‘Đức tính của Ích kỷ / The virtue of Selfishness’. Sự ích kỷ đó cùng nhau giẫm lên xác chết mà đi là hành động của con người ngu xuẩn không phân định đâu tốt đẹp đâu xấu xa.
Nhìn vào những gì gọi là thiện-tâm-chuẩn-mực của phẩm hạnh đấy là cuộc đời của con người –Observe what this beneficiary-criterion of morality does to a man’s life. Nhưng; cuộc đời mà con người dấn thân là toàn cảnh của bi thảm (tragedy) là một đối đầu dưới mọi hình thức của ngã vị là thách đố để được sống còn nhân vị, chúng ta không thể du nhập mà loại bỏ tức chọn giữa tốt và xấu, giữ thực và giả. Giữa hai trạng huống đó có ngã và vô ngã. Một thứ có luân lý (morality) và một thứ vô đạo (amoral). Đấy là điều để chúng ta chọn lựa con đường tình ta đi. Mỗi khi nói đến ích kỷ / selfishness là chú tâm tới cái gì có lợi ích cho chính mình –concern with one’s own interest. Đối tượng luân lý dùng nó như ý niệm của sự chuẩn mực và một cảm thức trong sáng. Ý niệm đó không những không suy tư, không ngộ nhận, không méo mó để không còn định kiến và sợ hãi của ngu xuẩn và phi ngã. Chống lại sự ích kỷ là hành động tấn công vào cái tự trọng của con người –man’s self-esteem tức đầu hàng trước cái phi-ngã đó. Loại thứ đó chính là sự sinh ra ngã-mạn. Một ý niệm mới nói lên giá trị nhân phẩm hơn giá trị vị ngã. Tại sao con người cần có ký hiệu dành cho giá trị vị ngã? Trả lời không; bởi như thế này: những gì cho là ký hiệu đặc biệt đều qui vào tốt và xấu là một sự phát kiến không có nguyên nhân đưa từ ý thức đến vô ý thức, một điều kiện để phát tiết những gì cho bản ngã là vượt quá giới hạn con người thì gọi cái-tôi siêu hình đó là những gì bất khả hoán (unalterable) của sự tồn lưu nhân thế; ở đây chúng ta cần cân nhắc những gì thực sự giữa ích kỷ nghịch lại hy sinh chính mình hoặc ngã-mạn nghịch lại vị-tha, và; ý niệm gì của ‘ích kỷ’ là phương tiện và bao hàm –to such an issue as selfishness versus (vs) self-sacrifire or egoism versus altruism, and; what the concept of ‘selfishness’ means and entails. Những gì chúng ta gọi nghịch lại (vs) giữa ích kỷ và hy sinh chính mình là hiện ra trong ngữ cảnh thuộc nguyên tắc đạo đức. Nguyên tắc đạo đức là ký hiệu của giá trị hướng dẫn con người đi tới chọn lựa và hành động; chọn lựa và hành động cái đó là một quyết định dứt khoát, là mục đích và cách hành xử giữa cuộc đời đang sống của những gì là vị ngã và những gì là vị tha. Đấy là vấn đề nêu ra.
Sự rối loạn tâm tư giữa ngã-mạn và vị tha là đặc vào đó một sự vừa đối lập vừa mâu thuẩn của dữ kiện, bởi; ngã-mạn duy trì cái còn lại nơi con người, là cái tận cùng ở chính nó. Vị tha là cầm giữ những gì làm phương tiện là cái tận cùng khác nơi con người. Thành ra ngã-mạn và vị-tha mỗi thứ có cái chính yếu riêng tư nơi con người, nó đòi hỏi một nhận thức rốt ráo trước hoàn cảnh như trách nhiệm đối xử; giữa hai vị trí đó không còn ngã-vị mà phi-ngã; nghĩa là không còn thấy ta mà chỉ có cái ta trong ta mà thôi.
Thiện tâm của hành động có thể là tha nhân khác hơn người mà họ tác động vào –the beneficiary of an action should be someone other than the person who acts. Vị chi; ích kỷ (selfishness) hay không ích kỷ (unselfishness) là hành động minh định có tính chất khách quan : nó không xác quyết rõ ràng bởi sự cảm nhận của cá nhân mà người ta đã hành động. Chỉ là cảm nhận thì sự đó không một dụng cụ của nhận biết; vậy thì nó không có chi là chuẩn mực trong nguyên tắc đạo đức –just as feelings are not a tool of cognition; so they are not a criterion in ethics.Hiển nhiên; trong nguyên tắc hành động người ta phải chuyển đổi bởi một số người biết vận vào đó như một hành động để thực thi thế nào là ích kỷ và thế nào là không ích kỷ là cả một đối tượng trước bản ngã tự tại. bởi; những gì tiêu chuẩn (regular/standard) đã là một hành động để chọn lựa (tốt/xấu). Cụ thể như thế này: cảm nhận là có một vài điều có lợi và chiếm được (to gain) là vì cái sự đó nó không vững cho hành động nói lên ích kỷ. mà coi đó như hành động tự-hiến (self-sacrifice). Triệt thoái những suy tư về mình thì nó không còn sự ích kỷ hoặc củng cố vai trò khách quan thì sự đó gọi là có thiện tâm (beneficiary) mà: ‘lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan còn lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng’ (thuyết nhà Phật). Vậy thì; triệt để loại bỏ cái không có-ta trong đó thời tất có-ta trong đó như một hiện hữu. Thí dụ: Phê bình gia bình giải tác phẩm là phê nhận sự lý cho rõ trắng đen cái của người-ta tức là đang nói cái-ta của mình trong đó; nó trở nên khách quan trước vấn đề, nhưng lồng vào đó một thứ ngã vị chủ quan. Vị chi giải một cách hợp lý (logic) và nêu rõ lý do từng phần trong tác phẩm là gián tiếp cho bày-tỏ cái ta, là cơ hội nói cái của mình. Đứng trên lập trường khách quan để nhìn thấy vai trò giữa hai đối tượng là chất chứa một mong muốn (tham vọng) để đạt tới yêu cầu của tự-mãn (self-satisfied). Như vậy; cả hai rơi vào hố thẳm của tội lỗi. S. Freud giải thích (trong The Ego and the ID): ‘Như chúng ta biết rằng ý thức nhận biết là bề mặt của chức năng tâm lý sẳn sàng chờ đợi mà đó là phần ngoài không gian đầu tiên khi người ta đạt tới cái thế giới vô tân của ngã-mạn / we have said that consciousnrss is the surface of the mental-apparatus which is spatially the first one reached from external world of ‘ego’. Thí dụ khác: Đời nhà Lương bên Trung quốc có vua Vũ Đế người mộ đạo Phật. Nghe tin có vị sư từ Thiên Trúc đến đất Lương rao giảng đạo lý. Vũ Đế cho triệu vào cung để chất vấn. Vua nói với sư Bồ Đề Đạt Ma: -Ta đem lòng cung-dưỡng Phật, xây chùa, lập đền, đúc tượng, cúng-nhường Tam Bảo. Vậy ta có được công đức với Phật? Bồ Đề Đạt Ma trả lời:-Không có chi cả; tất cả là như-không. Vũ Đế tức giận và đuổi nhà sư Thiên Trúc ra khỏi cấm thành. Sư lặng lẽ ra về. Sự đó có nghĩa là vua đem công ra mua đức, lời nói có tính ngã-mạn / egoism chỉ nghĩ cho mình thời chưa phải là tu nhân. Muốn tới bờ ‘đáo bỉ ngạn’ đừng có-ta nơi không-có-ta ở đó thì may ra tới bến bờ.
Biện hộ cho cái gọi là ‘mọi người đều là ganh tị / everyone is selfish’ lý lẽ này không có nghĩa là vơ đũa cả nắm hay buộc phải; mà chứng tỏ sự cớ một cách hiển nhiên, nói rộng nghĩa mọi động vật trên mặt đất đều có cái sự cạnh tranh hơn thua, ngấm ngầm hay bộc phát. Ghen là ‘tế bào’ hiện hữu của ý thức để bảo vệ (defence /against) hay chống lại tất cả những gì chạm đến sinh linh của con người; đặc dưới một áp lực của nguyên tắc luân lý. Sự lý này đưa con người tới một nhận biết sâu xa, là hành động chống lại cái thứ hạnh phúc riêng tư của nó. Đây là điều hiếm để nói tới độ cao của nó, một cảm thức không chắc chắn, rõ ràng đúng như những gì mà con người chất chứa trong một tạng thể hơn thua / selfishly. Dạng này đưa tới cái tranh chấp kinh thiên động điạ, bởi; chống lại cái vọng tưởng của hạnh phúc –acting against one’s long-range happiness, là nghịch lý trong những gì đã nói đến. Mà nó chỉ là phó sản của thâm sâu cùng cốc, một thứ bí truyền nằm chờ đợi ở tiềm thức, nó chờ đợi như ngọn lửa của diệm sơn, để rồi đưa con người tới hình ảnh ảo tưởng của cái gọi là ghen mà ghen là mù quáng; đấy là điều đã được chứng minh rõ ràng.Người ta có thể đi tìm thứ hạnh phúc riêng mình, trong khi đó thứ hạnh phúc của mình bị loại bỏ hay chối từ vì nó nằm trong hạnh phúc của người khác và có thể đem lại một thứ ích kỷ hy sinh (self-sacrifice) cho hạnh phúc. Một chiếm cứ tuyệt đối, đánh hạ một thứ bản ngã cố vị là ‘chiếm đoạt’. Sự lý này không thể hóa giải theo chủ nghĩa vị tha, bởi; chúng là thứ ngã mạn vô ý thức giữa hữu thể và tha thể. Một thứ cuồng vọng!
Thành ra nói: ‘mọi người đều là ganh tị’ là một lập luận giả trá, vô hình chung như đổ lỗi. Thực chất ích kỷ nó nằm trong đơn vị cá thể (giữa hữu thức và vô thức) Ở đây đặc vấn đề giữa ganh ghét và vị tha; nói lên cái ngã phi thường (extraordinarily) đó là trải nghiệm đưa ra những kết quả lập lờ chưa hẳn là sáng tỏ. Thái độ vị kỷ chỉ đến với tư duy nông cạn chưa đào sâu để tìm thấy nguồn nước trong sáng, không vướng đục, không bụi bặm, không ruồi bu kiến đậu lên miếng mỡ vữa nát bởi lòng cố vị hơn thua tích lũy xưa nay.
Tất cả là mục đích chủ quan thúc đẩy để hành xử và hành xử ghen tương. Sao lại có hai cái từ ‘thúc đẩy hành xử / motivated behavior’ và ‘ hành xử ghen tương / selfish behavior’. Chẳng qua lấy đó mà che đậy sự tính khác nhau giữa nhân tố con người, giữa tâm lý và hiện tượng của một chọn lựa đạo đức luân lý mà thôi. Kỳ thực nhận thức là chinh phục tính vị ngã, nó không còn vấn đề thuộc luân lý; hài hòa theo nghĩa bình thường là không văn hoa, xa xỉ cho một thứ tâm sinh lý uyên thâm cần có là tránh xa cái-tôi đáng ghét đó ./.
(ca.ab.yyc . giữa tháng 3/2019).
ĐỌC THÊM : -‘Luân lý học (2014) -‘Thái độ Vị kỷ I (2016)’ –‘Thái độ Vị kỷ II (2017) của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.
TRANH VẼ: “Thiếu nữ với Áo tắm / Girl with swimsuit” Khổ 13” X 18” Trên giấy cứng. Acrylics+mixed. Vcl#1842014.