Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.102
123.139.179
 
Hiện hữu tồn lưu đặc chất ưu tiên
Võ Công Liêm

 

                  TRANH VẼ: ‘Chân dung nhà văn Anais Nin II / Portrait’s Anais Nin II’ Khổ 12” X !8” Trên giấy cứng. Acrylics+ House-paint. Vcl# 1012014                     

 

     Hiện hữu tồn lưu đặc chất ưu tiên là gì? Sao lại có tồn lưu mà lại ưu tiên? –Là một hiện diện cố hữu đã được truyền lưu nhân thế; đấy là việc tiên khởi của con người đang đối diện với vũ trụ loài người.

-Existence Precedes Essence- Vậy thì; làm thế nào để coi đây là công thức dựa vào sự hiểu biết nơi con người tự nhiên? Jean-Paul Sartre có lần tranh cải điều này và cho rằng chúng ta không thể lý giải cái tự nhiên nơi con người nằm trong cùng một đường lối mà là những gì chúng ta mô tả như đã tạo ra có bài bản –Sartre argues that we cannot explain human-nature in the same way that we describle a manufactured article. Trong khi chúng ta quan tâm để ý tới. Thí dụ: con dao chúng ta biết đó là con dao do một ai đã dựng ra trong trí họ như một ý niệm về nó (con dao) bao gồm những gì mà nó có thể dùng vào được, thời tất mới tạo ra được nó. Cũng là thí dụ như mọi thí dụ khác: giản đơn, thông thường thì may ra tạo được một sự đả thông cho việc lý giải vấn đề . Nhưng; ở đây chúng ta phải nhìn thấy giữa hiện thể và con người đang nhìn thấy/ seeing những gì là chứng cớ, dẫu là hình ảnh đi chăng, nhưng đó là thứ trực giác để nhận ra. Vậy thì; trước khi có con dao, người làm ra con dao chuẩn bị sẳn sàng ý tưởng cho mục đích và coi như phát sinh cho một tiến trình cụ thể. Nghĩa là xác nhận nó như một hiện thể sống thực không nghi ngờ. Nếu như cho đó là ‘đặc chất / essence’ là cốt tủy của con dao thời chúng ta gặp phải cái gọi là phương thức hay trình tự, bởi; những gì làm ra với mục đích, thì đó là dành cho việc sản xuất ra nó. Ở đây chúng ta có thể nói rằng đặc chất của con dao không còn sáng tạo mà trở nên tiền lệ cho một hiện hữu của nó. Từ chỗ đó cho chúng ta ý niệm rõ ràng, chính xác về những gì có mục đích dùng đến nó là đặc chất cần thiết.

Trong khi chúng ta đang nghĩ đến con người là bản thể tự nhiên, chúng ta thường có khuynh hướng mô tả con người của chúng ta cũng như phát sinh của người làm ra nó, của ông tạo, của ông trời (Thựng đế) –When we think about human nature,we tend to describe ourselves, also; as the product of a maker, of a creator, of God. Tư duy này có nhĩa rằng nó nằm trong toàn năng của Thượng đế (in the mind of God) là ý niệm thông thường và cũng là điều có thể so sánh giữa ý niệm con dao và trong trí tuệ của hóa công. Nhìn chung đưa tới cho chúng ta một ý nghĩa đầy đủ để xác minh về ý niệm của sự hiện hữu tồn lưu nhân thế.

Đứng trên lập trường cơ sở lý luận triết học của những triết gia; thời tất những gì họ nói ra đều mang một trọng lượng lý luận giữa con người và Thượng đế. Bởi; con người luôn luôn hoài nghi ngay cả bản thân mình. Nói chung; tất cả mục đích  là tất cả những gì mà con người muốn chiếm cứ cái đặc chất ưu tiên về mình là cố hữu hoặc coi đây là chứng tích cho một lịch sữ hiện hữu. Quanh co trên con đường lý luận triết học không còn thấy triết học là thẫm mỹ (aesthetic) văn  chương hay cho đó là ý thức đẹp đẽ (aesthetic conception); vô hình chung tạo nên một sự ‘ná-thở’ hay bí tỉ mà lạc vấn đề nhân văn; thành ra có một số người, ngay cả trong chúng ta vẫn cho đây là lý luận riêng tư. Đó là vấn đề đặc ra để tìm thấy bản thể con người đang trực diện trước một hiện hữu tồn lưu, là bản chất tự tại đã tàng tích trong một thế giới riêng tư của con người. Có lẽ; tác động đầu tiên đưa tới sự hợp thức chính yếu đầu tiên về chủ thuyết hiện sinh của Sartre là những gì đánh động, thúc đẩy chúng ta hội nhập vào một chủ đề cao điểm. Nói cho ngay chủ đề hiện sinh là thời điểm du nhập vào Việt Nam (đầu thập niên 1960) như một cao trào dành cho giới trí thức để tô điểm cái phút ban đầu lưu luyến ấy của J P Sartre như món thời trang và cũng là thời thượng –this formulation of Sartre’s first principle of existentialism is that it is highly subjective. Sự đó làm chúng ta áng chừng như đặc vào một vấn đề cho những gì của chính chúng ta mong muốn. Hay là vòng vo tam quốc để gở rối tơ lòng(?) mà kỳ thực chúng ta tự gở rối để tìm thấy ở đó những gì cho chúng ta một thái độ chân chính (dignity); nghĩa là chiếm cứ chủ thể cuộc đời; có nghĩa rằng mọi điều trong cuộc đời đã chuyển động để hướng tới cái-của-tôi (myself) cho tương lai và cho một ý thức trước hành động mà cái-của-tôi như đang vùng dậy. Mà đây là bước quan trọng cần thiết và coi đó là lẽ tự nhiên con người, sự ấy đã được an vị trong mỗi cá nhân và đó cũng là trách nhiệm cho việc dấn thân vào đời cho một hiện hữu đối đầu với đời sống. Chúng ta không thể chối từ sự hiện diện giữa vật thể và con người mà là nhân chứng của cuộc đời. Nó mang lại cho chúng ta một đời sống thiết thực hơn lý thuyết hay giáo điều. Khước từ Thượng đế là có ý niệm về nó – there is no God to have a conception of it. Theo tinh thần và học thuyết của Sartre đều qui vào thuyết vô thần. Ông chủ quan và tin rằng: nếu không có Thượng đê, thời tất không căn cứ vào đó để tin một cách chính xác, bởi; không có Thượng đế để có ý niệm (do ông Tạo ra). Đúng ra con người không những chỉ hiện hữu tồn lưu mà về sau chúng ta trở nên bản thể cần thiết ở chính chúng ta; mà phải nói rằng hiện hữu tồn lưu là đúng nghĩa lý. Sartre nói rằng : ‘cái chính đầu tiên là hiện hữu trong tất cả, đối diện ở chính họ, hiện ra trong thế giới loài người, và; chứng minh những gì sau đó –Sartre says: that people first of all exist, confront themselves, emerge in the world and; define themselves afterward. Ở phút ban đầu lưu luyến ấy; con người giản đơn hóa để rồi chúng ta giản đơn hóa những gì chúng ta tự tạo cho chính chúng ta. Quanh co lý sự này không chừng chạm lòng tự ái của một số người mỗi ‘khi đã yêu và khi đã tin’ Nhưng; tin yêu phải là chứng cớ thiết thực do tự lòng ta hay do từ định mệnh và coi đây như một chối bỏ sự hiện diện của ‘ông Trời’ ; đấy là hiện hựu tồn lưu nhân thế vốn cả tin trước khi có Thượng đế, mà ví phỏng Thượng đế qua những hình tượng khác nhau, có thể con chim ưng, tảng đá, ngọn sóng thần hay trận cuồng phong đều có sự hiện diện của Thượng đế trong những hình ảnh đó. Tuy nhiên; mục đích chính yếu của Sartre nói ra đây những gì về con người là cái tước vị lớn lao (greater dignity), là nhân phẩm cao cả hơn cả tảng đá hay con dao, bản chất của tất cả thứ đó là vật thể dưới mắt con người. Vậy thì; cái gì cho tôi giá trị nhân phẩm là một chiếm cứ của chủ thể cuộc đời –What gives me dignity is possiession of a subjective life. Giá trị nhân phẩm hay tác phong làm người là tìm thấy ở chính nó, chớ không xác quyết sự đó là lợi ích hay không lợi ích mà nó có một giá trị hiện hữu. Con dao, cái bàn, ổ bánh mì là vật thể hiện hữu nhưng tác động vào là để tìm thấy cho một giá trị hiện hữu của vật thể giữa tốt và xấu (good and evil) chớ bắt chụp để thỏa mãn thì giá trị vật thể không còn hiện diện giữa cõi đời và ngay cốt cách đó không ai gọi là hiện sinh của cuộc đời mà trở thành một thứ hiện sinh kịch tính hơn thực tính. Thí dụ: nhà văn nọ đánh giá tác phẩm của nhà văn kia đã không chuyên sâu vào tác phẩm mà chỉ nghe thấy (seeing) lời phê nhận ngoài vấn đề, không tỏ rõ giá trị hiện hữu của nó mà xoáy quanh trong một vấn đề tự nghiệm, lối hành văn như thế là lạc hướng phê bình tác phẩm, tác giả. Đích thân không lý giải ngọn nguồn của tác phẩm (không chừng ‘copicat’) hay mượn tiếng khen chê để nói lên bản vị của cá nhân. Giá trị đó không còn hiện hữu tồn lưu, nghĩa là không phân định đặc thù cá thể (individual means) mà văn hoa để che lấp những khuyết điểm khác; tuồng như mượn tiếng thay lời, một thứ ngợi ca gián tiếp về tác phẩm của nhà văn mà mình muốn nói tới…Trong khi tác giả đang đối diện trước một hiện thể bi đát, có khác chi mèo khen mèo dài đuôi là ‘thói đời’, một hiện thể bị chìm đắm giữa người và vật. Cả hai nhân sự trình diễn những gì đã trình diễn đi tới cái vô nghĩa, không còn giá trị ‘đối tác’ giữa người viết và người đọc. Tất cả hụp lặn trong hoang mê. Vì rằng; nó không đem lại một kết quả hiện sinh của người làm văn chương. Rơi vào trạng huống giằng co giữa hai đối tượng văn và người: con dao, cái bàn, ổ bánh mì không còn tác động hiện hữu, mất đi giá trị sáng tạo của người làm ra nó. Quan trọng là nhìn thấy; dù là chuyện hư cấu nhưng phải thực tính mới đáng qúi, bằng không coi như vô bổ! Sartre cho đó là rỗng / nothingness bên cạnh cái tồn lại độc đáo nơi con người là buộc cho Sartre phải nói rằng cái sự đó không có Thượng đế –to say there is nothing besides the existing individual means for Sartre that there is no God. Nghĩa là chối bỏ Thượng đế để con người không vin vào mà đổ lỗi hay thừa nhận, nhưng; thừa nhận nó như một hiện sinh giữa lòng cuộc đời; nghĩa là không còn trong hệ thống khách quan của giá trị, không xây dựng vào đó một bản thể nguyên trạng cần thiết, và; gần như đây là vấn đề hết sức cần thiết. Độc đáo cá thể mà Sartre muốn nói tự do cho con người là tự do thực sự; Sartre nói rằng người ta đã lên án tự do –Sartres says people are condemned to be free. Chúng ta đã buộc tội bởi chúng ta tìm thấy ở chính chúng ta bị ném vào trong cái thế giới ép buộc, và; chúng ta đã trả lời những gì chúng ta đã làm cho tự do; nghĩa là không dựa vào mà đứng trên một lập trường dứt khoá có nên hay không nên thực hiện những chứng cớ không nguyên nhân. Chứng minh điều này mới ngã ngũ lý thuyết của Sartre mỗi khi nói về tự do một cách đơn giản: ‘tự do làm cho kinh thiên động điạ’ –that freedom is appalling! tương tợ Kierkergăard :‘tự do là thứ cao độ làm cho bàng hoàng, chóng mặt’(dizzying)! Thành ra tự do là một đòi hỏi cần có đối với con người. Một thứ tự do đúng nghĩa nhân sinh của nó là không pha chế bậy bạ, không mượn tiếng thị phi để hô hào chủ nghĩa tự do vô cớ. Mà phải sống thực trong hiện sinh.

Thực ra; triết học là lý giải những gì thuộc về nó chớ không hóa giải một cách cụ thể để đạt yêu cầu mong muốn, vì vậy; khó mà đả thông hay để lãnh hội một cách tường tận. Hãy coi đây như một văn phong ‘giễu đời’ có khi sự vô tâm là tác động tâm lý vào nơi chúng ta đang sống. Tức chúng ta trực diện trước một hiện hữu sống thực trong nếp sống hiện sinh. Đó là cơ bản chính yếu của Sartre đưa ra. Bàn rộng cho trọn tình, trọn nghĩa; là nêu lên cái ý thức con người (Human Consciousness).Tức ý thức làm người, một phương thức thuộc lý thuyết hiện sinh, là kỹ thuật phân tích của Sartre về những gì thuộc hiện sinh. Thông thường chúng ta hay nói hiện sinh như một đặc thù văn chương, nhưng; trong đó nó có hai cách khác nhau của hiện sinh và hiện thể tồn lưu. Hiện sinh là sự đầu tiên của being-in-itself /  l’en-soi ,là một hiện hữu khác của hiện hữu đó /  being there là nguyên nhân đưa tới hiện hữu . Còn hiện thể tồn lưu: là hiện hữu tự nó being-for-itself / le pour-soi.Cả hai dính líu vào nhau như một chủ thể ý thức /conscious subject. Nói cho ngay thứ hiện sinh đó là ở tầm xa, cõi ngoài / beyond mà kỳ thực nó vượt ngoài khả năng của con người. Vậy thì làm sao để đả thông tư tưởng cho trọn tình, trọn nghĩa lý thuyết văn chương? Như đã dẫn là nhận thức cái sự nghe thấy / seeing về nó. Sartre miêu tà thể tính đó nó nằm trong  ý thức / consciousness. Thí dụ: vai trò Roquentin (trong Nausea/Buồn nôn) là một hiện thể qua cái nhìn thấy: Roquentin ngồi trên ghế đá công viên y nhìn thấy cảnh vật xung quanh công viên và cùng lúc đó y nhận ra (sees) mọi vật đều khác lạ, mọi vật trở nên đơn độc…“Bỗng nhiên hiện hữu đã lộ ra ở tự nó / Suddenly existence had unveiled itself”. Từ chỗ đó cho ta biết đến từ ngữ ‘biến mất / vanished’ là vấn đề để thảo luận mà người đời thường cho mọi vật biến đi là do cảm thức nhìn ra nó. Giữa nghĩa bóng và nghĩa đen thì lại khác; biến mất là thực thể, biến mất là ý thức ‘nhìn thấy / seeing’. Nếu như luận theo khuynh hướng chủ nghĩa hay cá nhân chủ nghĩa thì điều đó không còn vấn đề để lý giải mà rơi vào cái thế chẳng đặng đừng; coi như lời kêu gọi ‘tự do’ của Sartre như nước đổ đầu vịt và lý thuyết hiện sinh không còn chỗ để luận bàn. Sao lại đưa thuyết hiện sinh vào đây? –là vì; con người phải sống thực giữa nhìn thấy / seeing  và nhận thức / consciousness để thấy được lẽ sống tự do và đúng nghĩa hơn. Nghĩa là không xu thời, xu hướng, hai thứ đó không thể có hiện sinh trong đời của con người, vì; nó nằm trong dạng unconscious. Sartre mô tả: Cảnh vật xung quanh công viên chỉ hiện ra trong cái loáng thoáng bóng bẩy (veneer) bên ngoài che cái thực bên trong, thứ ánh sáng đó tan chảy và để lại cái bóng mờ nhạt, yếu mềm. Vì rằng; tất cả trở nên vô trật tự và trơ trụi (disorder/naked) là thứ rỗng tuếch vô vị…Thí dụ khác: Người làm văn nghệ thường chứng tỏ một sự quan tâm về nhân văn, nhân sự như đánh dấu để đời, hệ thống hóa có chương mục (index) đa phần chưa ‘đem tâm tình viết lịch sử’ mà đem vào đó một thứ bản ngã tự tại, gần như là tham vọng cố hữu để nói đến cá thể về mình. Toàn bộ là thứ hoạt đầu văn chương, một thứ ‘lái buôn’ chữ nghĩa. Suy ra công việc đó chỉ là hình thức ‘rao hàng’ chớ chẳng có chi mới lạ mà là thói tính về chuồng của loài nhai lại. Thực lòng mà nói có tiếng mà không có miếng, chỉ là hàng hiệu nhưng chất liệu đều là thứ pha chế tạp nhạp. Nhìn chung; sự đó như thể là rượu cũ bình mới, là đảo ngược vấn đề; là tiếng nói hay ngữ ngôn gián tiếp nói đến cái-ta-vô-thức của những người làm ra nó. Không để đời mà mang tiếng ‘hoang ca’.  Không thấy chi là tinh hoa văn học mà quanh co, vòng vo tam quốc không nêu rõ đặc thù của mỗi tác giả, tợ như chứng chỉ thế vì khai sinh; có nghĩa là mất bản gốc tạm thời coi nó như chứng minh thư (ID). Sartre cho đó là thế giới của lý giải và lý do chớ không phải là thế giới hiện sinh; tất cả thế giới bao quanh là tổng thể của ý thức. Luận cái sự này thêm rắc rối đưa tới bí tỉ không chừng bế tắc để rồi nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương thì uổng công tạo-hóa dựng ra văn chương. Đó là vấn đề đã được nêu ra như chứng cớ.

Trở lại thuyết hiện sinh của Jean-Paul Sartre để tìm thấy cái gọi là ‘ Hư vô / Néant / Nothingness’ bắt nguồn từ đâu và có từ đâu, bởi; Sartre đã rút tiả kinh nghiệm của Husserl và của Heidegger cho đó là ‘Hiện hữu và Thời gian / Being and Time’ là một cố gắng để hiểu Hiện hữu / Being là trọng tâm nhận biết về con người/ human beings. Từ mấu chốt đó để thành hình tác phẩm Hiện hữu và Hư không / Being and Nothingness (1943) để dựng vào tác phẩm hiện sinh như hiện tượng của thời đại. Thâm tâm của Sartre là chối bỏ từ lãnh vực văn hóa, chính trị để trở về trong nguyên trạng của bản thể. Cho dù Sartre đã ảnh hưởng ít nhiều chủ nghĩa Mác-xít (Marxism) bởi quá giáo điều mà không hiện thực. Không những Sartre mà cả Heideggger cũng đã ảnh hưởng đến Kierkeggard, Dostoevski và Nietzsche từ chỗ đó không còn lạ gì mà trong đó Sartre đã viết ra một vài điều quan tâm đến lý thuyết hiện sinh là dẫn từ những triết học khác để sáng tạo những gì trong sáng đầy đủ là nồng cốt và có tính lịch sử (nhân loại) là vấn đề có liên can tới –discovered that some concerns of philosophy are most creatively clarified by paying attention to concrete and historically relevant problem. Nguyên nghĩa của ‘Hiện hữu và Hư không’ một phần cùa ‘Hiện hữu và Thời gian / Being and Time’ của Heidergger là tổng quan của hiện hữu con người (human beings) lấy từ ngữ Dasein như là Hiện-hữu trong Vũ trụ (Being-in-the-World), ngoài ra Dasein còn có nghĩa là hiện hữu ở đó / being there như chúng ta đã hiểu về nó là một xác minh cụ thể cho vấn đề đã nêu ra.Vậy thì; Hiện-hữu Tồn-lưu là hiện hữu con người, hiện-hữu trong Vũ trụ của chúng ta –Our basic state of human existence is our being-in the-world. Trước mắt là nhận biết và sau đó là đạt tới ý niệm.

Dasein như thể là một sự quan tâm tới -Dasein as Concern- là một hiện thể vũ trụ, đấy là thuở ban đầu lưu luyến ấy và cơ bản nhìn thấy được mọi sự vật. Nhưng nhớ cho ở đây không dành cho tất cả câu chuyện. Quan trọng là dữ kiện mà chúng ta trở nên bận tâm tới những gì chúng ta đụng độ tới. Hiểu được nghĩa Dasein thời tất chúng ta hiểu được những gì đặc dưới một sự để tâm tới. Tính chất đặc trưng nơi chúng ta là thuộc về quá khứ cái đó Sartre cũng như Heidegger gọi là âu lo (anxiety). Chúng ta có trách nhiệm chuyển hóa cuộc đời của chúng ta không còn trông cậy hay nương nhờ vào để có một thực thể sống thực với đời như một chấp nhận nếp sống hiện sinh. Trạng huống của hiện hữu là năng lực (facticity) là xác thực và và có tính chất hiện hữu tồn lưu (existentiality) bao gồm cả quá khứ và một tương lai riêng tư (respectively) còn rụng rơi hoa lá cành (fallenness) là dính tới tình trạng hiện tại ở nơi ta. Và; nói tới cái sự trống không là chính thức nói tới không-có-chi /no-thing. Thay vì; phải nói văn hoa hư vô/ nothingness là những gì thuộc về hiện hữu. Không còn cách nào hơn để lý giải cho trọn đường tình mà cần nhận thức như một hiện hữu sống thực being và một hiện sinh sống thực existentialism là trọn gói đường tình ./.

 

(ca.ab.yyc cuối 3/2019)

 

ĐỌC THÊM:  -‘Jean-Paul Sartre và thuyết hiện sinh’ –‘Heidegger và Nietzsche’ của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy hoặc email theo đ/c đã ghi.

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1722
Ngày đăng: 16.04.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phố quê trong thành phố - Vinh Anh
Lưu Quang Vũ, càng thương yêu càng không vừa ý - Nguyễn Đức Tùng
Điêu khắc Mỹ - Võ Công Liêm
Đạo mẫu và tín ngưỡng Thờ Tam Phú, Tứ Phủ qua trật tự các giá hầu - Đặng Xuân Xuyến
Ý niệm mới về ngã mạn - Võ Công Liêm
Trương Văn Dân – Nếu không từ một áng mây trôi… - Hoàng Kim Oanh
Khuất Nguyên trong trái tim Nguyễn Du. Bài I : Hương hoa lan của hồn oan nước sở - Nguyễn Anh Tuấn
Văn chương vượt thoát - Võ Công Liêm
Đại thi hào Nguyễn Du: Huyền thoại cá nhân* về một hành trình sáng tạo nghệ thuật - Nguyễn Anh Tuấn
Lăng già tâm trầm mặc trăng ngàn - Tâm Nhiên
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)