TRANH VẼ: ‘Adam và Eve / Tổ Loài người’ Khổ 12” X 18” Trên giấy mỏng. Acrylics+pencil. Vcl # 0152014.
Con người là một hiện diện sống thực giữa cõi đời. Một vị trí cố hữu xưa nay như chứng nhân của vũ trụ loài người. Sống hay chết đều có một định hệ riêng tư về nó; dẫu có đó hay không có đó. Gọi chung : Con người Hiện hữu Tồn lưu / Human Existence. Cụ thể ở con người là động vật có suy nghĩ / to think và cũng là hiện hữu / to be như những loài thú khác. Thú không để lại gì sau cái chết, ngược lại con người là một hiện hữu tồn lưu, tồn lại những gì đã xẩy ra. Bởi; như thế này: suy nghĩ là Tư tưởng Tuyệt đối, thay vì; hiện hữu là bao gồm trong đó sự quyết định và đảm trách –to think the Absolute Thought instead of being involved in decisions and commitments. Theo tinh thần của Kierkegaard thừa nhận rằng chúng ta đối diện như một cá thể chọn lựa, bởi; ông phân biệt sự khác nhau giữa khán giả /spectator và diễn viên /actor; nói cho ngay chỉ có diễn viên liên đới tới hiện hữu và khán giả chỉ là khách thể đứng ngoài của hiện hữu; nó cũng chẳng phải riêng rẽ hay những gì bất động (inert) hoặc là thiếu năng động (inactive) cho những gì muốn thực hiện đến nó. Cả hai đối tượng nêu ra đều là hiện hữu tồn lưu nhân thế. Như đã dẫn trong bài ‘Hiện Hựu Tồn Lưu I’ là một hiện hữu có thực, còn ‘Con người Hiện hữu Tồn lưu’ là xác định vai trò và vị trí của nó.Tức trực thuộc của Con người / Human không đi ngoài thực tế mà trong thực tế. Ở đây Kierkegaard minh họa sự khác biệt là so sánh giữa hai loại người:Trên cổ xe ngựa bốn bánh; một người cầm dây cương trong tay nhưng đang ngủ và người khác thì tỉnh táo. Ngựa vẫn chạy trên đường không cần hướng dẫn của người đang ngủ. Trong khi đó thì người khác chăm chú lái ngựa. Điều đó đã cảm nhận để nói rằng cả hai người cầm lái đều hiện hữu của dự cuộc. Nhưng; Kierkegaard nhấn mạnh rằng cái sự đó là hiện hữu tồn lưu phải xét xem đến tính chất trong từng cá tính đặc biệt của nó, nghĩa là trong ý thức ông ta muốn chia sẻ một sự gì có tác động về nó. Chỉ có ý thức của người lái là hiện hữu –Only the conscious driver exist và; cũng trong cùng một tác động đó, chỉ một việc mà người ta đã để tâm vào là ý thức hành động của mong muốn và chọn lựa; thời việc đó mới thực sự là tư duy hiện hữu. Vậy thì; trong cùng một lúc khán giả và diễn viên với hai người lái ngựa đều cùng một cảm thức hiện hữu là mình đang sống thực; chỉ còn lại người diễn viên và người lái ngựa tỉnh táo là một hiện hữu tồn lại, bởi; ý thức dự cuộc vào trong hành động là hiện thực và hành động là biểu lộ một sự thật của việc làm.
Sự thật / Truth: -Kierkegaard nói đó là chủ thể vấn đề / subjectivity. Và coi đây như ý niệm xa lạ có nghĩa rằng nó không phải là công việc có sẳn để tái tục (prefabricated) mà là một sự thật ở ‘ngoài đó / out there’. Lý thế này chắc hẳn khó để lãnh hội, nhưng theo Kierkegaard đòi hỏi nhận thức trước vấn đề tất đã lãnh hội, còn nói sự thật ở ngoài đó thì chỉ là khách thể không vững chắc ‘an objective uncertainly’ mà thôi.
Trong khi ấy triết gia Mỹ William James nói một cách đơn giản: ‘sự thật là chứng tỏ / truth is made’, bởi vì; đó là hành động của mong muốn, chớ đòi hỏi để hành động là thuộc ý-thức-ngoài-đó thời không thực. Đây là một gợi ý những gì thuộc về trí (mental) được khai phá để trồng vào đó hạt giống của ý-thức và hành-động; nó không những chỉ là vấn đề quan trọng hoặc trải nghiệm mà đạt kết quả tốt trong cuộc đời.Thêm nhiều thành quả đạt được là khai phá trí tuệ và ý thức vững chắc là những gì thuộc cá tính của chúng ta –Of more consequence is the development and maturity of our personalities. Đó là mấu chốt để thể hiện một sự thật chân chính cho một chủ thể vấn đề. Do đó; phát biểu sự thật là một ý thức trung kiên hơn tất cả những gì muốn nói trong sự thật mà nó nằm bên ngoài sự thật; cho nên chi phát biểu chính là bày tỏ một sự thật vô cùng tận, là tương quan đến cá tính đặc biệt về Hiện-sinh –thus an expression of the principle that the eternal truth is related to the Existing individual. Nói đúng ra đạt được sự thật chân chính là đạt tới chủ nghĩa tự do trường cữu, và; từ đó ý thức sống dậy như một bản năng. Thành ra chủ thể vấn đề không còn là xa lạ mà là ý thức dự cuộc để làm mới hồn xác một cách trọn vẹn. Trong lối mô tả về trạng huống con người Kierkegaard nhận ra giữa những gì mà chúng ta bấy giờ là / are và những gì chúng ta phải là / ought to be. Là một sự cố đáng chú ý hơn cả; bởi trong ý thức đã có sự thật là chủ thể của vấn đề được nói đến bên trong (inner) con người. Sự đó là hành động thúc đẩy/movement để thực hiện vấn đề (nhớ cho ‘movement’ ở đây không có nghĩa là ‘trào lưu’ như một số người đã nghĩ giữa động từ và danh từ mà làm cho ý tứ hành văn không sát tinh thần của văn bản là ở chỗ đó) Kierkegaard, Marx và Nietzsche cũng thường hay đề cập về vấn đề này. Nó không còn là trào lưu hay phong trào mà tiềm ẩn ở đó một ý thức hành động /movement. Vì vậy; đứng trên lập trường lý luận triết học phải giản đơn và sáng tỏ nhưng không giản đơn để đả thông vấn đề mà đưa tới việc bất đồng chính kiến hoặc mất lập trường tư tưởng; chính vì vậy mà trở nên lý luận phi-ngã hay lý lẽ chủ quan tư tưởng làm sai lệch quan điểm…
Trở lại chủ thể vấn đề của Kierkergaard cho việc tác động có từ bản thể/essence của chúng ta đi đến hiện hữu tồn lưu/existence của chúng ta; nó nằm trong phạm trù của ý thức hệ nơi con người. Đây là một khám phá mới về ý niệm mà Kierkergaard vạch ra là dựa trên tập truyền của những gì ý niệm thuộc lý thuyết (theological); đó là lý do mà chúng ta nghi ngờ hay chối bỏ Thượng đế là một hiện hữu sống thực. Nhưng; trong tinh thần của con người tự nhiên nơi chúng ta có dính dáng và ý niệm về Thần Thánh, và; chính hiện hữu đó là một hệ quả của sự lạ lẫm bất tín có từ hình ảnh của Thượng đế. Như thế này: nếu như hành động đầy tội lỗi nơi tôi sẽ đưa tôi cách xa từ Thượng đế; để rồi sự lạ lẫm và tuyệt vọng nơi tôi là thêm vào những gì chất chứa hỗn tạp mà thôi –if my sinful actions drive me even further from God; then my alienation and despair are futher compounded. Đấy là tư duy của Kierkegaard. Ông nói: ‘Một sự gì chất đống trong những gì rất ý niện về nó đều là thứ không thực, bởi lý do của những gì xẩy ra thời nó đem lại một cá thể hoàn toàn không biết hối tiếc thẹn thùng và vô trách nhiệm cho hành động / a crowd in its very concept is the untruth, by reason of the fact that it renders the individual completely impenitent and irresponsible’. Ít nhất nó để lại một ý thức yếu đuối về trách nhiệm để rồi tạo ra một tư duy nhỏ nhặt. Đối với Kierkegaard biện luận và cho rằng trong đó có một sự liên hệ (ngấm ngầm) của chúng ta đối với Thượng đế; còn hơn phải vin vào những điều khác lạ do con người dựng nên là thứ ‘ngoài đó’ tất không thể cho là hiện hữu tồn lưu mà chỉ đề lại ở đó một huyền thoại mơ hồ không sống thực, và; nếu vậy thì sự sống của chúng ta luôn băn khoăn lo lắng. Khởi từ đó Kierkegaard mô tả sự kiện này gọi là ‘giai đoạn bước vào đời / stages on life’s way’ đây là lối nhìn khách thể của Kierkegaard về hiện hữu tồn lưu đối với nhân loại. Căn cứ trên lý thuyết sinh tồn. Kierkegaard chia ra ba giai đọạn : Giai đoạn Thẩm mỹ học (The Aesthetic Stage), Giai đoạn Đạo đức (The Ethical Stage), và Giai đoạn Tôn giáo (The Religious Stage):
1- Giai đoạn Thẩm mỹ học: Phân tích của Kierkegaard được chia ra ba giai đoạn; trong đó ông kịch liệt chống sự tương phản, nghịch lý về lý thuyết của Hegel, của những gì phát triển tiệm tiến tự thức của con người (a person’s self-consciousness) bởi; Hegel đã giải thích tỉ mỉ về biện chứng hành động của trí tuệ được coi như chúng ta chuyển đổi (move) từ giai đoạn của hiểu biết tri thức đến những tiến trình khác của tư duy. Kierkegaard nhìn dưới lăng kính khác và mô tả hành động ở tự mình có từ mực độ của sự hiện hữu đến những gì xuyên qua một hành động chọn lựa là thực thi chính đáng. Nhưng; biện chứng pháp của Hegel chuyển từ phương pháp tiệm tiến hướng tới hiểu biết của toàn cầu. Trong khi đó biện chứng pháp của Kierkegaard bao gồm một tiến triển thực tế hóa của từng cá thể (theo cách riêng). Trong giai đoạn đầu thì đây là biện chứng phát triển. Kierkegaard nói cái sự đó là giai đoạn thẩm mỹ học. Ông nói: ‘Ở mức độ này tôi sẽ xử lý hành vi phù hợp sự thúc đẩy trong tôi và cảm xúc của tôi. Dù rằng tôi không một đòi hỏi đơn sơ nào ở giai đoạn này’ –The first stage in this dialectic process; Kierkegăard says: ‘is the aesthetic stage.At this level; I would behave according to my impulses and emotions. Although I am not simply sensual at this stage. Theo đường lối của Kierkegaard; chúng ta phải phân biệt giữa khả năng của chúng ta có tính chất tinh thần (spirituality) trái với những gì khác hơn của dục vọng khoái cảm (sensuousness) hay nhu cầu đòi hỏi khác; chúng ta triệt để khai trừ tham vọng vô tưởng của dục vọng mà duy trì một tinh thần hướng thượng là chúng ta thực thi hành động hiện hữu cho nếp sống hiện sinh. Nhớ cho: con người mã thượng khác với tinh thần thượng mã. Đấy là lý do đưa tới tranh luận giữa bên này hay bên kia; nó không còn thuộc tính chất thẩm mỹ trong tư duy cũng như trong hành động. Thí dụ: Cả hai vị (ông Đ. và ông Tr.) là đối tượng cho một cá thể nào đó. Có hay không có chưa phải là chứng cớ để luận bàn mà cả hai nhân sự rơi vào hoàn cảnh tha hóa; không nhận ra sự hiện hữu cuộc đời là chính yếu. Cả hai trở nên vô thức trước vấn đề, quên mình đang đứng trên cương vị của người dự cuộc để vô tư hóa vấn đề mà cả hai lấy mình làm biểu tượng cho vấn đề tác động vào cái ‘thẩm mỹ quan’mà lộ ra bản chất hàm hồ; không còn là ‘chủ thể vấn đề /subjectivity…Quên rằng đối tượng cố hữu đã chìm sâu chẳng đem lại một âm vang nào cả, có chăng là tiếng vọng thời gian. Toàn bộ cuộc tranh luận không để lại một dấu hiệu chính đáng mà coi đây như một phản kháng không nguyên nhân (rebel without cause). Rốt cuộc chỉ là chuyện vớ vẩn ngu xuẩn!
Hegel cho đó là sự phát triển tiệm tiến chưa đạt tới mức yêu cầu, đặc biệt tầng lớp dưới của xã hội đưa tới thoái trào. Vì vậy Kierkegaard luận cái lý đó như thế này: chúng ta đang ý thức tới những gì có thể đến trong chính chúng ta, ở đây gọi là dị ứng gây ra hung hăng ‘xúc xích chó’ (trigger-happy) cho một biện chứng hành động mà trong đó có cái ta của chúng ta –this triggers a dialectic movement within us. Phản đề của dục vọng đưa tới băng hoại của tinh thần. Theo kinh nghiệm; ở đây là một đối kháng phát sinh ra lo lắng, băn khoăn và rơi vào tuyệt vọng trong khi chúng ta ra sức khám phá cái gì mà chúng ta đang dấn thân trong sự sống, trong cái chìm đắm âm u của dục giới –in the ‘cellar’ of sensuousness; cái đó là cuộc đời ở mức độ không thể chấp nhận cho kết quả sống thực trong một hiện hữu tồn lưu. Kierkegaard và chúng ta đối diện với một trong hai (either-or) để đi tới quyết định. Điều này không thể đơn phương suy tư mà hợp thông tư tưởng và thay vào đó một đảm trách xuyên qua hành động của lòng mong muốn.
2- Giai đoạn thuộc Đạo đức: Giai đoạn hai là mực độ của con người được gọi là đạo đức (ethical). Nó khác đức tính của con người thẩm mỹ, là vì; vị trí đó nó không phải là tiêu chuẩn vũ trụ nhưng nó chỉ là sự nếm trải, thấm thấu dành riêng cho nam hoặc nữ mà thôi –Unlike the aesthetic person who has no universal standards, but; only his or her own taste. Còn nói con người đạo đức là không thừa nhận và chấp thuận qui định của phép tắc hành xử nghiêm ngặt; sự đó là lý do của công thức, của trình diễn của giả tạo, con người đạo đức là tự nguyện, phát tâm nó hình thành trong môi giới của ý thức tức nhận biết là hiện hữu sống thực, bởi; nó nằm trong vùng của tiềm thức và cũng là ‘huyết lệ’ sinh ra đạo đức. Đạo đức được phân loại để đánh giá thế nào là thực chất và thế nào là giả hiệu. Con người thật của đạo đức không cần phải lý giải mà nó như chuẩn mực để định lượng giá trị tuyệt đối về nó. Đứng trên mực độ (level) này; luân lý đạo đức cho chúng ta một cuộc đời xứng đáng, một nhân tố của thể thức và nhất quán (consistency) nghĩa là không chao động trước hoàn cảnh ngoại vi; nếu nhúng vào là thoái trào như trường hợp của ông Đ. và ông Tr.; cả hai mất chất về phương diện xử lý, không còn tính nhân bản giữa vũ trụ loài người. Kierkegaard minh họa cái nghịch lý tương phản giữa con người đạo đức và con người thẩm mỹ nằm trong tính khí rõ ràng là hướng tới hành vi vọng dục nhiều hơn. Cùng lúc đó con người thẩm mỹ đưa tới một sự thúc đẩy ham muốn, bất luận khi nào ở đó có một sự lôi cuốn. Thí dụ khác: Nếu Sở Khanh (Kiều) giả như là con người yêu chuộng thẩm mỹ – if So Khanh exemplifies the aesthetic person- thì việc này tương phản với Socrates bởi ông vốn đạo đức có sẳn hoặc coi ông như một thời sanh ra luật đạo đức. Từ chỗ đó ta thấy được những tác phẩm của Kierkegaard là một biện chứng phát triển chứa ở đó một ý thức về những gì của con người đạo đức. Thế gian của chúng ta đang sống đã hứng chịu nhiều thứ đạo đức khác nhau bằng miệng hay hành động; đều là thứ đạo đức nói lên nhân phẩm và đức hạnh nhưng trong những thứ đó có một thứ ý thức sai quấy và phạm tội. Sự này Kierkegaard nói là biện chứng dung-thân một thứ chống lại (antithesis) thời việc đó gọi là không-những-là hoặc-là /either-or .Giờ đây chúng ta còn lại cái mà-là / either của mực độ đạo đức đúng nghĩa luân-thường-đạo-lý hoặc chúng ta tự niệm cho một ý thức mới hơn.Trong thứ đạo đức đó vốn có hồn của Thượng đế ngự trị để chận đứng thứ tà ma qủy ám; chúng ta cầm lái một cách tỉnh táo tiến đến con đường sáng, sự đó gọi chung là bước nhảy vọt của niềm tin –by a leap of faith- Vượt qua được tức khống chế những gì ngoài đạo đức của cuộc đời đang sống.
3- Giai đoạn Tôn giáo: Khi mà chúng ta đi tới giai đoạn ba là giai đoạn phán quyết giữa Con người và Thượng đế; nói chung là những gì liên can đến tôn giáo –religious stage: nói lên sự khác biệt giữa niềm tin và âm vang (resonance) là duyên cớ, một lôi cuốn hấp dẫn đặc biệt là hành động của chọn lựa và đặc quyền. Sự kiện như thế là giới thiệu cái lý do có hạn như một đạo luật, có nghĩa là tỏ bày cái luật như-nhiên trong vũ trụ loài người. Nhưng; hành động là một chuyển vận từ luân lý đạo đức đưa tới mực độ của tôn giáo là hoàn toàn khác biệt, bởi như thế này: tôn giáo đòi hỏi niềm tin hơn chứng cứ. Như đã nói: bước nhảy vọt của niềm tin không có nghĩa là không đưa ta giới thiệu với Thượng đế, mà được miêu tả là đấng Tuyệt đối / Absolute và Toàn năng / Knowable Truth; điều ấy chính là sự hiện diện của Chủ thể / Subject. Kierkegaard nói: ‘là những gì trong cõi vô tận là bất khả thi, bởi; Thượng đế là chủ thể, cho nên chi hiện hữu tồn lưu chỉ dành cho tính chủ quan trong thâm sâu cùng cốc nơi con người / is in all eternity impossible because God is subject, and therefore exists only for subjectivity in inwardness’. Bởi; như thế này: giữa Thượng đế và Con người không dựa trên lý trí thuần nhất hoặc chủ thể vấn đề về những gì nhận biết có liên can đến. Thẩm định đó là một đặc thù duy nhất là qua kinh nghiệm của chủ thể vấn đề. Sự thể này được đánh giá cho một tiến trình gần như chứng tỏ (approximation process) không còn lạ lẫm.
Qua ba giai đoạn phân tích, lý sự, giải bày ít nhiều chúng ta nhận sự có mặt giữa cuộc đời như một hiện hữu tồn lưu nhân thế, những gì tồn lại do từ kinh nghiệm hay tuyệt vọng đã qua và từ đó cho chúng ta một nhận thức sâu xa về ý nghĩa cuộc đời, là nhận ra được sự hiện hữu ở nơi ta. Và; từ đó chúng ta trở nên ý thức, ý thức cho một hiện hữu có nhiều điều chính xác và đích thực hơn mọi thứ khác. Nhưng; đạt tới nhận thức đích thực của hiện hữu là không phải thông qua vấn đề trí năng –But; arriving at authentic existence is not an intellectual matter. Thay vì; đó là vấn đề nhảy vọt của niềm tin và đặc quyền hoặc là chọn lựa giữa cái này hoặc cái kia (either-or) để đi tới một giá trị hiện hữu sống thực giữa đời này ./.
(ca.ab.yyc 10 Apr. 2019)
*Sõren Kierkegaard sanh ở Copenhagen .Danmark/Danish. (1813-1855).
SÁCH ĐỌC: ‘A History of Philosophy’ by Samuel Enoch Stumpf & James Fieser. McGraw-Hill Company. New York USA 2003.
ĐỌC THÊM : ‘Hiện hữu Tồn lưu I’ của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c.