TRANH VẼ: ‘Tượng Phật Thích ca Không đầu / Headless Buddha-to-be-Sakyamuni’ Khổ 12” X 16”.Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed. Vcl# 1862017.
Là âm vang, là tiếng gọi, là mật ngữ cho một sự gì tha thiết, ân cần để đi về nơi mặt trời mọc của ánh hào quang tỏa sáng muôn phương, của hằng hà sa số: ‘Hành trình đi về Đông phương /Journey to the East’ một nhập thế của Siddhartha / Tất-Đạt-Đa* là Người đã thực hiện và trả lời những gì cho nhân thế. Tiếng nói đó là chứng nhân cho một sự thật ‘vi diệu’ của hằng thế kỷ qua; một đương đầu để chạm mặt với thế gian; chu kỳ của thời gian là vô tận số, diễn tiến của thời gian đầy hứa hẹn hay coi đây là định ước của con người và vũ trụ. –Undated: -period of time of an event ‘Ksanikam’; epoch duration: appointment or engagement. Luôn luôn gần gũi bên ta của thời đang sống là hiện thể tồn lưu (in a more recent time) trong một nhận thức thuộc tri giác giản đơn; đấy là những gì đã được rao giảng để trở nên mầm mống, gốc rễ của đạo lý, phản lại thứ trào lưu văn hóa của những gì ngoài đạo lý mà con người đã bị lôi cuốn vào vực thẳm (groundswell).Tất-Đạt-Đa đã nói lên những gì của con người nhập thế trong một thời thượng lớn lao đến với nhận loại, một minh định và ‘thánh hóa’ những gì mà Người đã tu tập, bỏ đi là một diệt dục từ bản chất tinh thần đến thể xác, một hình thức gần như ‘cứu chuộc’chúng sanh ra khỏi bể khổ. Dưới mắt Tất-Đạt-Đa: Người là một nhãn quan vi diệu tính; đó là con đường giải thoát (enlightenmet).Tất-Đạt-Đa khởi hành từ đó, ruồng bỏ tất cả để đi vào tánh không chân lý cuộc đời.
Ở đây chúng ta mở ra chân trời Đông phương là một hàm ý bao quát toàn cầu, một thức tĩnh tuyệt diệu xuyên vào chân lý của các tôn giáo khác nhất là ở Tây phương mà trước đây hay sau này nhìn giáo lý của Tất-Đạt-Đa đưa ra như một luận thuyết; chỉ một phần nào nhưng yếu tính của truyền pháp là cốt tủy đi tới giác ngộ; cấy vào đó một sự chiêm nghiệm (nhập định) như tập truyền để đạt tới. Đó là con đường trong sáng của nhân loại; sự cớ đó là một hành trình thuộc tinh thần của Tất-Đạt-Đa –brilliant offering to the human spirit; the spiritual journey of Siddhartha. Nhớ cho điểm này: Tất-Đạt-Đa là con cái, dòng dỏi thượng lưu thuộc giáo phái Bà La Môn (Brahman / Brahmin) tôn giáo lớn ở Ấn Độ, Người là con người của trí tuệ; thời tất không thể vượt qua kiểu cách, ước lệ của giáo phái. Đúng! Nhưng phải thừa nhận Tất-Đạt-Đa phi thường, một trí tuệ trong sáng và toàn thiện, nghĩa là không vượt qua một giới hạn của hữu thần mà tìm hiểu nguyên lý của bản chất để thiết lập con đường chân thiện mỹ. Một học thuyết trở nên giáo điều (doctrinally). Giáo lý của Người không sắc bén mà minh bạch (sharp) lời nói đi từ tâm cho một giác tri, ‘đạo’ không cưỡng ép, cung cầu với tính chất đơn sơ mà thuần nhất cho một giáo lý.
Việc trước tiên đến với Tất-Đạt-Đa là tấm lòng chân cho một chính thống giáo (orthdox religion). Đấy là bổ sung, trợ lực bởi sự từ khước cuộc đời để đi vào con đường khổ hạnh và chế dục (asceticism) là trở về với thực nghiệm trong cái chứng thực và chính sự khó đó đã phải qui phục. Nó đến trong mọi sự chối bỏ: diệt ngã, diệt dục; là chứng nghiệm cho những gì vô căn cứ và thử thách. Con đường đó không cầm giữ mà là một khẳng định tự tại, kềm hảm của những gì gợi dục và xa lià thế giới vật chất. Cuối cùng là nhận biết tất cả, bất luận ở hoàn cảnh nào đều được suy xét, phân tích giữa thể và vô thể, bởi; những hiện hình của vô hình mà hữu hình hoặc bắt chụp qua một trí tuệ tinh anh; bày tỏ ở tự nó như một sự buông thả phi lý, một con người nắm bắt được lợi thế hoặc giành lấy một cái gì tối thượng; đó là con người chủ hữu trước mọi tình huống (one-upmanship) trong cuộc đời hiện thực chỉ có một khả năng vi diệu tính nơi Tất-Đạt-Đa mà Người đã tu tập như một trải nghiệm dấn thân để đi vào đời. Đó là tổng thể qui nạp tối thượng thừa và giải phóng toàn diện hồn lẫn xác, một chứng thực của hệ quả và một hợp thể âm dương vũ trụ, nó không còn hệ lụy cho một dự cuộc nào hơn; nơi đây phật tánh bắt đầu –This is where ‘buddha’ begin. Hướng đi của Tất-Đạt-Đa là giải thoát chúng sinh để đi tới chân như phật; một cả quyết và minh bạch mà về sau trở thành chân lý tối thượng. Tất-Đạt-Đa là hiện hữu của sự thật cho một phát sinh có một không hai giữa vụ trụ loài người từ xưa đến nay là bằng chứng hùng hồn qua những thế kỷ đầu. Người là ánh sáng chiếu thẳng vào hồn người, đưa nhân loại đến bờ giác; sự đó của Người là một hiến thân thiêng liêng, thần thánh (sacred-sacrifices). Tất-Đạt-Đa được trọng vọng để thần thánh hóa là chịu phép thần thông (sacred ablutions) những hiện tượng đó đã gắn vào hồn Người như một tự-tánh, hun đúc trong một vương cung đạo đức luân lý. Người đã tu luyện và thấm thấu phép tiêm nghiệm (meditative) để nhận thức được lẽ sống đúng nghĩa của con người. Tất-Đạt-Đa là Trí tuệ: con người tối thượng và một bản chất trong suốt vô biên, một tinh thần của vũ trụ và từ đó về sau tiếng nói của Người là giáo lý, kinh điển được truyền thừa –The Brahmin’s Son: the supreme and eternal essence or spirit of the universe. Người đã nhận biết thế nào là OM của Đạo: là tiếng nói không lời, không âm vang của đoan chắc, nắm vững như một khẳng định mà vẫn nhận ra tiếng nói (assent intoned); là ký hiệu mật thể, là tiếng nói trong tĩnh lự, là âm vọng nguyện cầu của người nhập định (mantra). Vậy thì ‘OM’ là lời nói không lời, lời truyền lời / the word of words (tức tâm truyền tâm), tiếng nói đó đi vào hư không là nhập thể trong hơi thở là tiếng vọng lại từ trong hơi thở cho một tập trung trong tư duy vượt thoát. Tất-Đạt-Đa biết được thế nào là nhận thấy ở cá tính linh hồn và coi đó là cái ngã tự tại, bởi; nó là hiện hữu của atman: là linh hồn của vũ trụ, gốc ngọn của tất cả đặc chất linh hồn, bao gồm hơi thở, khí (atm) trong hồn và xác –Sans àtmá: breath, atm, soul,Supreme Spirit (Tối thượng thừa) một cái gì trong sáng không thể đập vỡ (indestructible / một thứ kim cương tạng thể). Đó là sự tồn lưu hiện thể của vũ trụ. Người đã nhận ra vai trò của hiền nhân: là trí tuệ khôn ngoan mà bản thân Người muốn hóa thân là tu sĩ; điều đó lớn dần trong tâm trí. Hoàng tử của một triều thần vương giả để trở thành một ‘brahmins’ thông tuệ giữa cõi đời: để nhận diện những bước đi của ‘phép lạ’ khi mới chào đời. Bước đi đó như dấu hiệu một hào quang vận chuyển cả vũ trụ: hiến dâng cho đạo lý, hoà mình với chúng sanh và đem lại hạnh phúc cho tất cả. Nhưng; Tất-Đạt-Đa không lấy gì sung sướng, hạnh phúc ở chính mình, không mang lại cái gì riêng mình. Bước đi khởi đầu trên con đường lạc quan yêu đời trong vườn thượng uyển tràn ngập cành vàng lá ngọc; tất thảy vạn sự đều để lại trong lòng Người một nỗi khổ tự tại. Giấc mơ của Tất-Đạt-Đa là trầm tư về thế gian: khổ lụy và bi thương. Suy tư giữa cổ Brahmins và những gì hiện thực cuộc đời qua bốn cửa thành. Bên ngoài bốn cửa thành đã bắt đầu sinh mầm sự bất đồng trong người Tất-Đạt-Đa. Mọi hệ lụy xung quanh sẽ không còn cam lòng để hưỏng thụ riêng mình. Dữ kiện đó không còn mang lại một hài hòa thỏa mái, cũng chẳng phải là nhu cầu cần thiết; mà cảm nhận cho một tự tại của con người khôn ngoan đối với ‘tinh thần vũ trụ / Brahmins’; mà đem tinh thần đó rót vào tất cả cho chúng sanh là dòng chảy đợi chờ, dòng chảy đó không trọn vẹn, tâm trí chưa thỏa mãn, linh hồn không được yên và tâm-như chưa đạt ý –all into his waiting vessel and the vessel was not full, his mind was not satified, his soul was not at peace, his heart was not content. Nghi lễ rửa mình là điều tốt đẹp nhưng đó chỉ là nước / water; nước đó không rửa sạch tôi lỗi, cũng không hàn gắn vết thương cho một cái tâm khao khát, ước ao và nó cũng chẳng phải giải quyết được cái tâm sợ hãi hay bạc nhược. Tất-Đạt-Đa đứng trước một hiện thể sống thực giữa bản thể và tha thể. Đấy là dấn thân của con người trí tuệ, một dằn co trước cái tâm bi trí dũng là đối đầu với thử thách.Tất-Đạt-Đa có nhận sự khổ hạnh này hay khước từ vì chúng sanh?-Không!Người là trí tuệ hiểu được việc trước và biết được việc sau như một nhận lãnh. Khổ hạnh (the Passion) hay dấn thân hy sinh (the Sacrifices) hay khởi động gián tiếp để là đấng thờ phượng (the gods) đó có phải là hoài vọng?-Tất-Đạt-Đa không bao giờ nghĩ đến việc tôn thờ. Người là hướng đạo, kẻ dẫn đưa nhân loại tới bờ giác. Hiến tế để mang lại hạnh phúc? Và; cái gì để được thánh hóa cho thờ phượng? -Người đi từ Không đến Chân-không. Có phải đây là ‘Prajapati’ thực sự là kẻ sáng lập vũ trụ? -Đứng trước vũ trụ quan Tất-Đạt-Đa chỉ thực hiện như sứ mệnh nhân loại, gạt bỏ tất cả là lẽ đạo như-nhiên để con người tự thánh hóa mình, tức tự giác, giác tha là hành trình của rao giảng. Nếu Người không tập trung ý chí thời tất cái sự đó không ai gọi là atman : linh hồn của vũ trụ. Hay đây chỉ có một cho tất cả? -Tất-Đạt-Đa không cho mình là nhất thể mà tất cả chúng sanh là nhất thể như Người đã tu tập và khổ hạnh. Ở tinh thần của Tất-Đạt-Đa không có thánh chúa (gods) mà chỉ là hiện hữu của hữu thể (being) Người như mọi con người, nhưng được xem là tốt, cái tốt là trọn nghĩa của phép tắc tối-thượng. Ở đâu có ‘atman’ là nơi chúng ta tìm thấy định vị của hiện hữu sống thực. Cho nên chi trong vai trò chủ quan Người trở nên khách quan trước vũ trụ và con người. Hai bề mặt của một phạm trù phiến diện đã tách ra khỏi dòng thủy vô ưu để đi tới chân như phật. Là; giải thoát toàn bộ. Tất-Đạt-Đa phải thực hiện rốt ráo cái tính-không tức trải nghiệm những gì chân lý của ‘atman’. Người thực hiện được tức đến được đất hứa của chân-như-phật là cõi Niết bàn một nơi chốn vĩnh cửu của con người. Cho nên chi Tất-Đạt-Đa xuất gia là quán chiếu như một sự kiện của định niệm. Xuất gia của Người là bản chất nhận thức, một tự tại hiện thân ‘Bồ tát’ của bước đi ban đầu. Còn chúng sanh xuất gia là định hệ, là duyên nghiệp của ‘cội phúc’. Tất-Đạt-Đa không nằm trong chu kỳ tiến trình của định hệ (fate) mà đến trong ‘brahmins’ nghĩa là trong giác thức, của giác ngộ, của vô vị ngã; đó là siêu lý tối thượng khác với thế gian là ‘cầu’ hơn là định niệm để quán chiếu. Những ngày Phật sắp viên tịch, Người nói với hàng đệ tử: -‘rồi đây có kẻ ăn mặc như ta, đi đứng như ta nhưng không phải là ta’.Vậy nghĩa cử tu chứng của Tất-Đạt-Đa là một siêu lý. Đây là những gì nằm trong tư duy của Tất-Đạt-Đa. Mà đây là khát vọng của Người và nỗi đau của Người –These were Siddhatha’s thoughts. This was his thirst and his pain. Quả vậy!
Người thường niệm ở chính mình qua những lời lẽ mật thể Chandogya Upanishad: có nghĩa rằng; ‘Chính xác; danh xưng của Brahman là samskãra =karma là nghiệp, duyên quả tác động vào hiện hữu của tương lai; sự thật mà Người nhận biết từng giây phút hằng ngày trong lãnh vực thuộc về trời. Cõi thiên thực thụ gần kề đối với con người, nhưng Tất-Đạt-Đa không bao giờ đạt tới cho một khả đắc một cách trọn vẹn, không bao giờ khát vọng thoả mãn một cách quan trọng. OM trở về trong ý thức; là tiếng nói không lời mà chỉ là âm vang trong hơi thở là một khẳng định tuyệt đối, Brahman trở thành đối tượng hiện hữu, nghĩa là đẫn độ Người đến chánh pháp. Con đường đối diện trực tiếp với Tất-Đạt-Đa là cõi thiên, một trực diện của ba ngôi: thiên điạ nhân; tư duy về om là lúc mà tinh thần và hồn phách Người tợ như mũi tên bay về phiá Brahman (là tôn giáo kinh điển, giáo điều là hệ thống của tôn giáo cũ Bà La Môn (Brahmanism). Brahman là tọa độ của mũi tên –Brahman is the arrow’s target. Đây là giai đoạn cam go giữa đạo và đời mà phải để tự mình Tất-Đạt-Đa quyết định sứ mạng. Người ra đi là một gián tiếp từ bỏ, nhưng; Brahman là tôn giáo như sợi giây thừng không rời xa trong khí thiêng đất nước và đạo giáo. Tất-Đạt-Đa trầm lắng trước vấn đề -không phụ lòng ai và cũng phải hề nà ai- Đó là quyết định minh bạch là khước từ cái bản ngã tự tại để về với tánh-không; là chân lý, là đạo mà người hướng tới.
Đêm trăng tròn người rủ áo ra đi đến một chân trời vô cực, lặng nhìn vũ trụ chuyển hóa từ có ra không, từ không ra có là biến động của nhân loại để rồi Người phải khổ hạnh, ép xác cực hình bằng mọi thử thách khác nhau trong tiêm nghiệm thấm nhuần đạo lý con người. Khổ hạnh là cứu chuộc để đi tới ánh sáng chân như phật là hoài bão của Tất-Đạt-Đa. Và; đời sẽ thừa nhận Người là ‘phép lạ’ với bảy bước thần thông như dấu hiệu cho một tinh thần vũ trụ, đem lại một hào quang soi rọi để phân định: ánh sáng và bóng tối, âm thanh và cuồng nộ, đau khổ và hạnh phúc, sống và chết là nghiệp báo hay niết-bàn...
Tất-Đạt-Đa để lại những câu hỏi đó cho chúng sanh qua Phật-pháp (Buddha-dhamma)là đấng chân-như-phật về sau này.Yếu tính của Tất-Đạt-Đa là trạng huống qua giai đoạn tiến trình về phiá giải thoát –The Stages of Progresss toward Enlightenment. Đấy là vấn đề chủ thể để nói đến Siddhatha / Tất-Đạt-Đa!
Hổ tương giữa quan điểm và hành động là cần một kiên tâm, một thái độ ân cần chu đáo là trọng tâm đi tới toàn mỹ. Ở đây có sáu tuyệt đối [sat-pãramità] để tăng cường, củng cố cho việc tu tập, một thái độ đi tới giải thoát mà trong mọi ngoặt cảnh là một giới hạn để vượt qua mới đạt chánh quả (perfections) nhiều hơn cả toàn hảo (perfect). Trong số đó có năm (5) tuyệt hảo khác: phá chấp [dãna-pãramitã] ‘liberality’. Đạo đức và cử chỉ [‘sĩla-pãramitã] ‘ethics and manner’.Kiên tâm [ksãnti-pãramitã]‘patience’
Tích cực [vĩya-pãramitã] ‘strenuousness’và tịnh niệm [dhỳãna-pãramitã] ‘meditative concentration’. Tập trung một chân như là vượt ra bởi những gì che khuất và đưa dẫn tới bờ giác của sáu tuyệt hảo: được coi đây là sự mô tả cho một nhận thức để sinh ra trí tuệ [prajnã-pãramitã] –descriminating awareness born from wisdom. Sự đó là một giải trừ đầy ấn tượng mạnh cho một vị trí siêu đẳng, tối thượng trong hiện hữu tồn lưu và không tồn lưu (non-existence); giải phóng toàn diện nơi chúng ta từ một hệ thống thuộc triết học tâm lý nhân văn, chủ nghĩa hiện thực và một chủ nghĩa trí tuệ tâm hồn (mentalism) những sắc tố đó đưa chúng ta ra cõi khác của một thứ chủ nghĩa giáo điều mà những gì thuộc luận cứ và tìm cách giải bày mọi hiện tượng khác nhau (monism) và chủ nghĩa đa nguyên (pluralism). Là; những gì đã thảo luận cho con đường đi tới chánh quả, nghĩa là không vướng bụi trần hay cặn bã nào trong mọi chủ thuyết hay đường lối đưa ra để ngăn chận con đường giải thoát mà phải nắm vững trong sáu điều luật để tu học. Hành trình đi tới chân-như-phật, là ý niệm siêu việt đẳng cấp của nhận thức và nhận biết (Panama/Prajnã) cho môt giải thoát Bồ đề tâm (Enlightenment-Bodhi).
Tất-Đạt-Đa sẽ nhìn đây là chủ thể vấn đề hiểu được việc trước và biết được việc sau là chủ thể của kinh nghiệm, là trạng huống qua giai đoạn tiến trình về phiá giải thoát. Hành trình đi về Phương đông Tất-Đạt-Đa đã ‘khăn gói’ trong một định niệm tuyệt đối, một khẳng định rõ ràng, minh bạch của Đại tứ Diệu đế (Four Brahma-vihãra) là giai đọan vi diệu (Sublime States). Như đã nói ở trên Tất-Đạt-Đa không chối từ mà dựa vào cơ bản của Brahman làm đối tượng hiện hữu: đức hạnh, tịnh niệm như thể là một trí tuệ hiện hữu bất động trước mọi hoàn cảnh. Bao gồm lòng xót thương, hài hòa và trầm tĩnh.
Tổng quát cho những gì nói đến là mục đích của bốn điều thiêng liêng được tồn tại vĩnh viễn của kinh điển cổ xưa [Brahmana-vihãra] để lại là những gì Tất-Đạt-Đa cho đó là hạnh phúc lớn lao của nhận thức thấu đáo và những gì tuyệt diệu cho một hiện hữu tồn lưu nhân thế. Không còn một suy tư nào hơn ./.
(ca.ab.yyc. ngày lễ cha 18/6/2017)
* Thái tử Cổ Đàm Tất-Đạt-Đa / Siddhartha Gotama (563-483 BC) Người là con vua Tịnh Phạn. Gốc xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) Sinh ra đời và lớn lên cuối tk.thứ tư và đầu tk.thứ năm. Về sau nhập thể (inner-transformation) và vang danh là Phật: Giác ngộ và Giải thoát.
SÁCH ĐỌC: ‘My Belief’ and ‘Siddhartha’ by Hermann Hesse. Shambhala Pub. Inc Boston & London 2005.
* Hermann Hesse (1877-1962) Người Đức . Nhận giải Nobel văn chương (1946).
ĐỌC THÊM: -‘Kim Cương Tạng Thể (2015) / -‘Triết lý Cuộc đời (2015) / -‘Nghệ thuật Hội họa trong Phật giáo’(2015) / -‘Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả’ (2015) / -‘Liên Hoa Kinh’ (2014) / -‘Bí truyền của Thiền’ (2015) / -‘Bồ Đề Đạt Ma’ (2015) / -‘Vi diệu Pháp kinh’ (2016) / -‘Pháp giới/The Dhammapada’ (2016) / -‘Đạo Phật’ (2017). Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
.