TRANH VẼ; ‘Người và Mặt trời / People and the Sun’ Khổ 15” X 20” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed media. Vcl#1222013.
‘Je n’est pas moi’ * (A. Touraine)
Linh hồn chỉ có nơi con người, một thứ vô giống tính nằm dưới dạng thức của tâm và não để tác động vào đó một cảm giác đặc biệt và một trí giác vô hạn hữu để dựng nên sống thực nơi con người. Đó là con người; không qui phục và là việc đầu tiên, đứng trong giai đoạn đầu đời làm người của mọi thứ lừng danh nhân loại, đã được ghi nhận về những gì mới bắt đầu thuộc về nó –That man; the unsubmissive and first, stands in the opening chapter of every legend mandkind has recorded about its beginning. Linh hồn của con người là chuyện ‘thần thoại’ của một cá thể được coi những nhân vật cổ đã làm nên lịch sử dù là chuyện hoang đường. Như trường hợp của Titan (cổ Hy Lạp) đã ăn trộm lửa từ trời vì lợi ích hiện hữu của con người, và; trường hợp khác của Phù Đổng Thiên Vương (cổ ViệtNam) cởi ngựa đồng phun lửa chống ngoại xâm để cứu con người thoát cơn nguy biến. Bất luận là cổ tích hay thần thoại, ở một nơi nào trong bóng tối ký ức của nhân loại là biết tới những gì đã có và sẽ có; đó là một sự huy hoàng bắt đầu với con người; thời tất con người phải trả cho sự dũng cảm của nó –Whatever the legend; somewhere in the shadows of its memory mankind knew that its glory began with one and that one paid for his courage. Ngần ấy vẫn chưa nói hết ‘sứ mệnh’ linh hồn của con người, nhất là linh hồn của một cá thể (The soul of an Individualist) trong đó nó phát tiết những mọi thứ ‘hỉ nộ ái ố’ thì chính lúc đó ta thấy rõ linh hồn đang sống thực, đang đứng dậy, có thể là đột xuất (suddenly) cũng có thể là đột khởi (spontaneous) mà thân thể con người chỉ phụ diễn như vai trò trên sân khấu mà thôi (cho nó có hoa lá cành để nói về bề mặt của con người). Cho nên chi linh hồn là cái chi chi không bóng không hình nhưng lại hữu hình; chính sự cớ đó đã đẩy đưa con người vào những dự tưởng khác đời, trong cái sự khác đời là hoài vọng, là thiết tha. Chưa sáng tỏ để đặc vấn đề linh hồn một cách cụ thể ? Thí dụ: Adam bị lên án, tước đoạt quyền sống để đi tới một sự chịu đựng đau đớn, bởi; người đã ăn phải trái (cấm) của cây nhận thức hiểu biết –Adam was condemned to suffer, because; he had eaten the fruit of the tree of knowledge. Chính cái sự khước từ đó là một phản kháng âm ỉ trong lòng của Adam và Eve. Và; linh hồn đã cảm nhận được sự sai trái, tốt xấu , sạch dơ để rồi cả hai vị tổ nhân loại đánh động bởi linh hồn ‘phán xét’ mà che đậy cái của thượng đế ban cho để bù vào sự lao nhọc của con người. Và sau đó nhận ra được lợi ích thì đó là linh hồn cho một cá thể được truyền thống vào đời sau, trút vào đó cái tinh anh vi diệu của linh hồn mới sanh ra cảm thức nơi con người. Cái vui sướng của người lớn và tiếng khóc đầu đời của trẻ sơ sinh là gói gém cái vui, cái khổ để thổn thức; sự đó là tiếng nói của linh hồn ( soul-language) hay còn gọi là (body-language).Thời tất hồn và xác được kết cấu làm một để hình thành con người ở giữa đời.
Nói đúng ra thi nhân là kẻ bị dày vò, thúc đẩy làm công việc cho linh hồn. Vẫn chưa ngã ngũ giữa hồn và xác; mỗi khi chưa đạt được yêu cầu thì linh hồn đòi hỏi cho một sự tự kỷ (selfishness) riêng mình. Thật vậy; trong linh hồn vẫn tích lũy một thứ ám thị tự kỷ là cái sự nảy sinh ở chính mình (self-suggestion) là bộc lộ cá tính độc đáo về mình. Lý ra nghe như bào chửa cho một chủ đề quả quyết. Không hẳn thế; mà tất cả những gì tiếp tục thực hiện từ nơi không lệ thuộc của con người là một tự kỷ tốt đẹp –All that which proceeds from man’s independent ego is good. Còn tất cả những gì tiếp tục thực hiện có từ sự lệ thuộc của con người là đặc nhân loại vào xấu xa, bỉ ổi –All that which proceeds from man’s dependence upon men is evil. Vậy thì vai trò của linh hồn là phán quyết thực hư, lợi hại có từ nơi bản chất của con người, nghĩa là nó sẽ hiện ra bản thể của con người qua tư tưởng và hành động. Câu nói:‘văn tức là người / style, c’est l’homme’ là thể hiện trung thực của linh hồn và nhận ra chân tướng về nó. Giờ đây chúng ta thấy được linh hồn của cá thể chính là hoài vọng, dù đó là một thứ hoài vọng hư ảo. Con người khởi từ ‘âm vang’ đó để thành hình một thứ linh hồn cho cá thể là một xác thực cụ thể.
Xuyên qua bao thế kỷ sự hiện diện của con người là một thực thể, bước đầu của con người là bước xuống con đường mới không mang một ý nghĩa nào khác hơn, nhưng; có một tầm nhìn xa, nhìn gần; nghĩa là linh hồn có một sự mong muốn bên trong qua từng cá tính; trong đó có những mục đích khác nhau nhưng tất cả, ở đây; đều có một hướng chung: -đó là bước đã đi qua, con đường tương lai và cái nhìn không vay mượn (the vision unborrowed) nhưng; bên cạnh cuộc đời làm người được trả lời rằng trong linh hồn thường có một điều gì được giấu kín, sự đó gọi là ‘thù ghét / hatred’ tuy không thành lời nhưng đó là cá tính đặc biệt chất chứa trong mỗi con người, không tỏ ra lời nhưng ít ra nó đã toát ra một góc nào đó trong thân thể con người, chẳng như là ‘yêu nhau bằng mắt’ hay ‘hiếp dâm bằng mắt’. Chung qui mọi thứ lớn lao xẫy ra là tư duy mới đã được đặc vào đúng lúc –Every great new thought was opposed. Nhưng nhớ cho con người không vin vào, không dựa vào mỗi khi đứng đầu sóng, cá tính đó đánh đổ mọi thứ ngụy trá để không thể xâm lấn linh hồn mà con người muốn hướng tới: những gì họ chiến đấu, những gì mà họ nhận lãnh đau đớn và rồi họ phải trả. Nhưng được cái họ thắng –But the men of unborrowed vision went ahead. They fought, they suffered and they paid. But; they won. Đó là nói trên bình diện lý luận tâm lý nhưng trên lãnh vực khách quan chủ nghĩa thì sự đó là nguồn gốc của bản chất, bởi; ‘nhân chi sơ tánh bản thiện’ tạo hóa dựng vào đó một linh hồn và thể xác hồn nhiên vô tội; nghĩa là không vin vào mà đưa vào huyết thống một chất liệu mới để tạo cho một linh hồn phi thường dũng cảm đó là thực chất của con người như một bản thể tự nhiên. Lắm khi linh hồn không còn biết ‘mình’ là ai của thể xác này hay linh hồn đã ra khỏi con người và biến mình vào trong một cá thể siêu hình. Bởi; nó có những nhân tố làm nên linh hồn trong mỗi cá tính:-Thị giác của con người, sức mạnh của con người, sự can đảm của con người; tất cả đã hun đúc vào đó để gọi là tinh thần. Sao có linh hồn và tinh thần? -Nó là sở hữu chủ của thể xác con người. Tuy nhiên; tinh thần của con người là cái riêng tư của con người –A man’s spirit, however; is his self. Cái đó là thực thể mà trong cá tính là ý thức của con người: Suy nghĩ, cảm nhận, phán xét cho tới hành động là chức năng của ngã vị (ego). Chỉ có cuộc sống cho chính con người là có thể thi hành những gì mà họ muốn thực hiện, là những gì vinh quang của nhân loại. Quả vậy; đó là thành quả tự nhiên mà con người giành được. Nhưng có điều cần phải quan tâm: -mọi thứ chúng ta có là đến từ sự qui nạp đơn phương của con người; chức năng đó là lý do phán đoán trí tuệ. Nhưng; trí tuệ là một đặc tính của cá biệt. Nó có nhiều thứ như một chọn lựa của não bộ. Không có những gì do tư duy tuyển chọn. Tất cả chức năng của thể xác và tinh thần là riêng tư. Hai thứ này không thể chia nhau hay chuyển nhượng mà hoàn toàn cách riêng trong một lãnh vực khác nhau. Thí dụ khác: Lối nhìn của người họa sĩ khác lối nhìn của người thưởng lãm; một bên do từ linh hồn sáng tạo và một bên do từ cảm thức nhận biết. Cái ngã tự tại của người họa sĩ, của nhà thơ, của nhà văn, của điêu khắc gia là một ‘quán-tự-tại’ như thường nghe ‘quán-tự-tại-bồ-tát’ là thấy cả vũ trụ, một quán chiếu phi thường có từ linh hồn nhận thức. Nhưng hiểu cho; quán tự tại của người họa sĩ không thể so sánh với bồ tát, bởi; linh hồn quán chiếu của bồ tát là siêu nhiên, vi diệu tính. Còn người họa sĩ quán chiếu chỉ thấy trong nghệ thuật để thành hình như linh hồn đã phản ảnh. Nói rộng ra ‘tính nào tật nấy’ cho nên nó phải phát tiết ra như rứa. Đó là linh hồn của cá thể. Cho nên chi những người làm văn nghệ là việc làm của linh hồn, còn thể xác chỉ là cái gậy chống đở mà thôi, nó không có một tác động nào trong linh hồn. Chớ làm gì có chuyện thể xác làm nên linh hồn. Jesus chết trên thâp giá là xác thịt của phàm tục mà chỉ để lại một linh hồn vị tha và nhân ái cho con người mà thôi.Vậy thì làm nên phát sanh từ cá tính nơi con người do từ linh hồn đúc kết lại; dựa trên khoa học sinh lý để nhận xét thì nó do từ ‘tế bào’ tâm não cấu thành trong một tiềm thức trú ẩn và bừng dậy trong một ý thức giao động trực tiếp; thời gọi đó là ‘hồn phách’.Trong ĐTTT có câu: ‘Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời’. Như vậy hồn là viá, cái viá lớn!
Đời đã dạy rằng vị ngã là đồng nghĩa của xấu xa –Men have been taught that the ego is the synonym of evil và vị tha là ý nghĩa của nhân phẩm –and selflessness the ideal of virtue . Linh hồn vị tha của con người là không suy tư, đắn đo, cảm hóa, phán xét hay điều kiện. Bằng không là chức năng của bản ngã.
Trụ cột của tốt và xấu, con người tỏ rõ để đưa vào đó hai ý niệm ngã vị (egoism) vị tha (altruism). Hai thứ chủ nghĩa này một đằng lấy sự hy sinh cho ngã vị riêng mình, một đằng lấy sự hy sinh của vị tha dành cho người khác. Cả hai đấu trường này là một thách đố dữ dội giữa hồn và xác. Mà phải nói rằng ở đây là phương sách dành cho sự lệ thuộc và cam chịu đã duy trì như cơ bản của cuộc đời. Đó là linh hồn bại hoại, đớn đau và cùng khổ. Thực ra; đây chỉ là mẫu mực cho một sự tương giao thích đáng, cho một đầu óc tri-thức-mới đi giữa con người. Cái còn lại nơi linh hồn của con người là tuân thủ của những gì xã hội xây lên, một thứ nồng cốt của chủ nghĩa cá thể. Nói rộng ra sự đó là đất nước của chúng ta, một đất nước sáng giá nhất trong lịch sử của con người, là những gì thuộc cá tính do con người của đất nước làm nên, là một thành quả lớn lao, một thăng tiến đáng kể, một chủ nghĩa tự do thực sự. Một đất nước không căn cứ vào một để phục vụ mà căn cứ vào đại chúng cho một đoàn kết thống nhứt hoặc bất luận nguyên lý nào của lòng vị tha. Mà dựa trên cơ sở quyền làm người (man’s right) để giành lấy hạnh phúc.
Hạnh phúc toàn thể của loài người, không dành cho một cá thể hay tập đoàn. Nhìn vào thành quả thu lượm được; tức là nhìn thấy được bên trong lương tâm riêng mình –Look into your own conscience. Và; từ đó con người đã đến gần với sự thật. Nền văn minh của con người cũng như cá thể là hướng về xã hội một cách riêng tư không lệ thuộc hoặc vin vào; nó có một nền độc lập (independence) chớ không còn tùy thuộc vào (dependence). Những gì chung là một hiện hữu cố định, những gì riêng rẽ là cố vị, độc tài.
Nền văn minh là tiến trình đi từ quá khứ đến hiện tại là văn minh cho tương lai, đồng thời sắp xếp vào đó một chủ nghĩa tự do cho con người. Là linh hồn của cá thể, của từng con người hội nhập vào nhau ./.
(ca.ab.yyc. 15/6/2019)
* ‘tôi không là tôi’.