Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.234
123.153.874
 
Dọc đường văn nghệ (Phần 42) Ngàn Thương – Nhà thơ sống thanh bần vì thơ
Trần Dzạ Lữ

 


Quen nhau từ lúc tôi bỏ Huế vào Đà Nẵng năm1969 .Lúc này,Ngàn Thương cũng đã viết lách và có thơ đăng trên các tạp chí ở Sài Gòn như Tuổi Ngọc, Thời Nay, Khởi Hành…Anh cũng là một người say mê văn chương và thơ là một ám ảnh không rời với anh.Lúc này sinh hoạt văn nghệ ở Đà Nẵng đã khởi sắc bởi nhiều tài hoa đua nở như Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Cao Bá Minh, Hồ Đắc Ngọc, Đoàn Huy Giao, Hoàng Đặng, Vũ Hữu Định…Đặc biệt là nhiều sĩ…Hạ Quốc Huy!.Tôi và Ngàn Thương hay xuống vùng Thanh Bình để xem tranh, nghe thơ và thích nhất là võ mà HQH là một trong 3 học trò cưng của ông thầy Suzuki.HQH,Ngô Đồng và Trường Thi.Tiếc là tôi và Ngàn Thương nhát gan nên không học võ-môn Karate của họ.Thời gian rảnh cứ lân la cà phê và bàn luận tình hình văn học, nhất là các báo và tạp chí ở SG, mà lúc này lớp đàn anh 54 nổi đình đám với những bài viết mà ai đọc cũng thấy bóng dáng mình trong đó.


Sau 75,Ngàn Thương trở về Huế sống cho đến bây giờ.Thời gian ấy anh em văn nghệ phải kiếm sống nhiều nghề.Nhưng Ngàn Thương chấp nhận sống thanh bần cho thơ, vì thơ và sống bằng tiền nhuận bút thơ đăng báo.
Những năm này làm gì có computer, anh làm việc bằng cách chép tay thơ mình gửi cho tất cả các báo.Tôi thật phục sự kiên nhẫn của anh, học cách con ong cái kiến tha lâu đầy tổ…và chẳng bao giờ mỏi mệt !.Nhất là báo xuân, không có nơi nào là không có bài anh.Anh vốn hiền lành ít nói.Lại lấy một người vợ cũng hiền hậu.Một đôi trời cho phía dốc Nam Giao Huế thương thương gì đâu! Hình như họ không có con.Nhưng những đứa con tinh thần rất yêu thương của họ là THƠ.Những lần tôi về Huế, anh đều chở tôi đi thăm bạn bè bằng chiếc HonDa cũ.Nhớ Ngàn Thương là nhớ tấm lòng chân của anh.Nhớ Huế là nhớ DỐC NAM GIAO CÒN CAO MONG ĐỢI như câu hát của một nhạc sĩ Huế xưa.Mong lắm thay nhà thơ nghèo có cơ hội nào đó cho khá hơn không? Chắc là khó… bởi đã chấp nhận sống thanh bần cho lòng sạch, phải không Ngàn Thương?
Cứ vậy mà đi qua thế gian dâu bể, cõng thơ đi cho tới tận cùng và anh em ta hãy nghĩ làm thơ là cuộc chơi tao nhã , mê đắm văn chương là” thú đau thương” hơn người.Thế thôi !


THƠ NGÀN THƯƠNG


DẤU CHÂN PHỐ


Lật lại thời gian trong nếp phố
Mùa trôi đi rưng rức vết môi đằm
Ngày cạn hết những lời chưa nói được
Chạm bước mình một thuở xa xăm

Vai ắp gió ngày đông chùng mắt rượu
Phố như em dự cảm chòng chành ta
Và đôi lúc chính mình không nhớ nữa
Có con tim không biết trẻ hay già

Ta yêu phố từ khi chưa biết phố
Để bây giờ phố đã ở trong ta 
Rồi mai mốt dẫu thế nào chăng nữa 
Vẫn còn đây âm vọng dấu chân qua

 


KHÚC QUÊ

 


Chim bay về núi Ngự rồi
Chiều sấp ngửa nửa chân trời bi ca
Có ai ngồi hát cùng ta
Câu thơ tím thẫm nhập nhòa hoàng hôn

Nốt trầm rơi lặng bãi Cồn
Sông ơi rẽ nhánh vô ngôn tặng người
Bờ xanh bông cỏ trắng ngời
Con đò em chở một đời thơ anh

Sủi tăm cốc rượu độc hành
Trò chơi cút bắt còn xanh ngõ về
Sầu đông thả lọn tóc thề 
Một mình ngồi hát càng tê tái lòng

 


CHIẾC LÁ CUỐI NGÀY


Dành một phút cho người đã mất
Của một ngày từ bốn phía chân mây
Lá cũng biết mình rơi thanh thản
Thả thân ê
theo ngọn gió cuối ngày

Đời vẫn thế.! 
bao oan khiên còn đó!
Biệt ly nào không là lệ trong nhau 
Như làn khói thoảng qua trời lặng lẽ 
Có bao giờ đời đứng yên đâu?

Mang hơi ấm cội nguồn sinh- tử 
Bờ âm dương thôi thủng thẳng qua cầu 
Đường xa lắc
người đi không khẳm
Trải chiếu nằm
ta đếm những vì sao...


XUÂN HỒNG


Hơn nửa đời rồi đó !
Xuân về cũng nao nao
Bạn bè như sóng vỗ
Trăm năm bến sông nào ?

Vẫn ngày Xuân vời vợi 
Phố phường ơi mưa bay
Em ngồi trong quán nhỏ
Nghiêng nghiêng mái tóc dài

Vẫn hàng răng mật ngọt
Em cắn từng hạt dưa
Anh làm chi có được
Niềm vui.ấy cho vừa

Mùa Xuân - Mùa Xuân nữa
Chợt về trên đôi môi
Có chút gì đọng lại
Trong ta với cuộc đời


MỘT THỜI XANH
Tặng Nhà thơ T.D.L


Sau cuộc chiến ta còn gì đâu Lữ
Người " Đi trong đêm" vẫn ca khúc độc hành
Nhìn quanh quất nghe cung đàn vụn vỡ
Thơ cũng buồn rụng xuống một thời xanh
NGÀN THƯƠNG
Tiểu sử NGÀN THƯƠNG
Tên thật: BÙI CÔNG TOA
Quê quán: Vĩnh An, Thuận Lộc, Huế
Góp mặt trên các tạp chí: Thời Nay, Khởi Hành,
Tiền Phong,Tuổi Ngọc,Tinh Thần…
Sau 1975 có thơ trên các báo, tạp chí: Kiến Thức
Ngày Nay, Mỹ Thuật Thời Nay,Thanh Niên,Phụ Nữ,
Người Hà Nội, Sông Hương, Áo Trắng…
Hội viên Hội Nhà Văn Thừa Thiên-Huế
Tác phẩm đã xuất bản:
-Trong vườn trí tưởng ( Thơ -SG - 1973)
- Lãng giữa chiêm bao( Thơ - NXB Thuận Hóa Huế - 1998)
- Nến chiều( Thơ -NXB Thuận Hóa Huế- 2002)
- Dấu chân phố( Thơ- NXB Thuận Hóa Huế- 2006)
- Thủng thẳng qua cầu( Thơ- NXB Thuận Hóa - Huế- 2011)
- Giấc khuya- Thơ- NXB Thuận Hóa Huế

 

 

 

 


 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 1662
Ngày đăng: 07.09.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ (Phần 41) Phạm Chu Sa – nhà thơ của Sóng Ngầm vẫn còn đó - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 40) Viêm Tịnh – Nhà thơ riêng một góc trời… - Trần Dzạ Lữ
Một Chút Hoang Dã Cuối Tuần - Phạm Nga
Vượt qua nghèo khó “Nghị lực phi thường của một con người bình thường” - Hoàng Thị Thu Thủy
Một tiếng kêu “Thầy” (Bài 2) - Phạm Nga
Người đàn ông đi về phía biển - Lê Hứa Huyền Trân
Dọc đường văn nghệ ( phần 38) Nguyễn Minh Nữu – nhà văn của niềm đam mê cháy bỏng - Trần Dzạ Lữ
Một tiếng kêu “Thầy” - Phạm Nga
Sa Pa Du Ký - Giang Hiền Sơn
Vẫn Chuyện Trên Tàu - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)