TRANH VẼ: ‘ Trăng Đại dương / Moon ‘n’ Ocean’ Khổ 15” X 22” Trên giấy cứng. Acrylics. Vcl #30102019.
Bất cứ là văn , thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết. Nhưng viết gây ra từ ý thức nhận biết, một cảm thức sâu lắng của tinh hoa hoặc một cái gì thốt ra từ miệng lưỡi là khả năng hiểu biết tốt đến với chúng ta về thế giới mới của ngữ ngôn; là những gì trung thực, và những gì có tính chất thiết thực văn chương con người; đấy là thật; dẫu ý tứ nào đều là tiến trình tư duy, nó không kinh qua của khả năng đơn giản tự nhiên, nhưng; nó ngoài những gì khả năng của cấu trúc, dàn dựng trực tiếp hay gián tiếp, bởi; kỹ thuật của viết lách –A deeper understanding of pristine or primary orality enables us better to understand the new world of writing, what it truly is and what functionally literate human beings really are; beings whose thought processes do not grow out of simply natural powers ,but; out of these powers as structured, directly or indirectly, by; the technology of writing. Vậy viết là gì? Là diễn cảm bằng một ý thức trọn vẹn qua suy tư hay còn gọi là bố trí lại cách viết một cách có ý thức hơn / Writing Restructures Consciousness. Viết là có một sự chuyển hóa ý thức nơi con người. Viết là thiết lập những gì được gọi chung là ‘ngữ cảnh tự do / context-free’ của ngữ ngôn hay gọi một cách hiện đại hơn là ‘tự chủ thuyết trình / autonomous discourse’, là kiểu thức của lý luận hay tham luận, là vượt ra khỏi qui chế khác để ‘thành hình’ bằng ngữ ngôn của tiếng nói, khởi từ miệng lưỡi (primary orality); một ứng xử tiên đoán trước hoàn cảnh. Nói rộng ra văn chương vấn đáp là thốt ra từ cửa miệng, là tiếng nói không có văn bản (textual) không ngọn ngành (source) mà chỉ là tiếp dẫn (channel).Thí dụ: Sấm truyền của Trạng Trình không thể tin cậy bởi nó thốt ra bằng miệng, coi như mượn tiếng thay lời cho thượng-đế. Tiếng nói đó như thể sách-nói ‘the book says’ chớ nó không để lại một tác động về sau, có thể sai lệch phần nào qua từng thời kỳ của truyền khẩu. Viết là ‘chứng thư’ giữa miệng lưỡi và văn chương orality and literary. Đó là lý do tại sao miệng đọc được ngưỡng mộ ngang hàng với viết lách. Bởi; hành văn trên miệng như hành văn trên giấy viết: một bên nghe qua để biết (knowing), một bên đọc lên để nhận biết (acknowledge) tức ý thức. Loại ‘biết’ được liệt vào văn chương truyền khẩu khác với văn chương bài bản. Thí dụ khác: ký sự hay phóng sự là hành văn kể chuyện (cũ, mới) từ cửa miệng ra chữ viết chớ thực ra nó không phải là sáng tạo hay sáng tác để thành văn; nó chẳng để lại một dấu tích lịch sử văn học, dù rằng; diễn đạt ‘chuyện kể’ qua chữ nghĩa cho thêm phần linh động hoặc chuốc vót con chữ để ‘thần thánh hóa’; tựu chung trở nên không thực với hoàn cảnh mà trở nên sáo mòn, không ngoài những gì đơn giản của khả năng tự nhiên. Cho nên chi kể đúng, viết đúng là thực, ‘pha chế’ là giả tạo nhất là viết thành văn. Vô hình chung thực, giả khó định lượng; dù có chứng từ nhưng không lấy đó làm cầu chứng văn bản. Ký sự là kể chuyện để thành chuyện. Nó tợ như chuyện kể đời xưa bằng miệng (verbal), có khi văn tục, có khi văn phạm gây thêm hào hứng, chớ chẳng phải là điển tích hay điển cố của sự việc đưa ra.
Viết là nói lên thảm trạng bi đát của đời, viết là phi thực xếp đặc cái bên ngoài của trí tuệ mà hiện thực chỉ có thực trong trí tuệ. Viết là phá hủy ký ức, bởi; những gì người ta thường dùng để viết là điều sẽ trở nên cẩu thả hay quên (forgetful). Một lý do khác phụ thuộc vào ngọn nguồn bên ngoài cho những gì thiếu hụt nguồn cơn tự sự bên trong. Hoạt cảnh đó trở nên bi thảm của văn chương (tragedy of literary). Nhớ cho điểm này: một văn bản đã viết là cơ bản giản đơn không trách cứ –a written text is basically unresponsive. Với lý giải chính đáng thời không cần phải lấy chứng từ để nói lên nhận biết. Ngữ cảnh đó trái với qui ước của văn chương. Viết là độc lập giữa người viết và người đọc; là đạt tới chân tướng của văn chương: văn, thơ, kịch…trọng sự thật hơn là dựng chuyện. Đôi khi nghịch lý nằm trong sự kiện, viết hay nói là phản ảnh hoàn cảnh xã hội, con người và lịch sử là ‘chứng nhân’, là hình ảnh của thái độ nghiêm khắc và kiên cố, một hiện hữu tại thế, tái phục hồi sự căm go của nó và đặc điạ vị nó vào sự khác biệt trong cái vô hạn hữu cuộc đời đang sống giữa người viết và người đọc; mới làm nên sự thật.
Viết là một kỹ thuật / Writing is a technology cho những gì bên trong và bên ngoài cuộc đời, một kỹ thuật lạ là tạo cho mình nét đặc thù trong cách suy diễn; đấy là chứng cớ đã bắt gặp trên các mạng lưới văn chương ngày nay, là đang viết những gì đã có bên trong (interiorized writing) mà nó có đôi phần tương quan ở chính mình. Viết hẳn nhiên là kỹ thuật , tuy nhiên; viết là một trong những cách gần như quyết liệt của một trong ba kỹ thuật viết: là giảm thiểu tính cường điệu để đi tới cái trầm lắng không gian (quiescent space), tách ra khỏi ngữ ngôn thông thường trong cuộc sống mà viết lên những từ ngữ có thể xem đó là sống thực, là tồn lưu nhân thế. Đấy là viết thực, viết sòng phẳng là sáng tạo mới.Viết là ngón nghề tuyệt hảo –writing is completely artificial. Không còn cách nào để viết cho ra tự nhiên hơn.
Con người là một cảm thụ hiện hữu đó là bản chất của con người trong mọi thứ thuộc văn hóa, có khi; điều này không những chỉ thuộc về triết học hay tâm lý học mà đôi khi thương tổn đến khoa ăn nói. Bởi; có thể là: nói hay kể không chừng là ‘khẩu nghiệp’ theo thuyết nhà Phật. Không! nói là ý thức hiện thực cuộc đời nhưng cũng đem lại một ý thức tốt đẹp, hiểu biết nhiều trong ý thức mới chớ không bị chìm đắm trong vô thức. Nghe qua có phần nghịch lý (paradox) nhưng trong thực tế là việc làm hiển nhiên cho việc viết và nói trong cùng một ngữ ngôn nhưng diễn đạt lại khác nhau, tuy thế; không nằm trong phạm trù văn chương mà là vai trò cốt cán để thành hình cho những thể loại thuộc về văn chương. Mỗi khi nói viết là vận dụng một cách khéo léo tài tình, nghĩa là không lên án nó nhưng ngợi ca nó –To say writing is artificial is not condemn it but to praise it. Nói là tiếng thốt tuyệt đối vô giá và thực sự có nhiều đặc chất, có thể thực hiện được một cách đầy đủ, cái đó là tiềm năng bên trong của con người.
Kỹ thuật viết là không chỉ dựa hay thêm bớt vào bên trong chuyện (truyện) mà làm mất tính tự nhiên từ ngoại cảnh đến nhân vật, nhưng; không vì lẽ đó mà đánh lạc hướng của câu chuyện hay lời nói mà đưa vào đó một chuyển hóa ý thức tư tưởng để làm ‘bằng chứng yêu em’. Viết là nâng cao ý thức –Writing hightens consciousness.Viết không cần quá sát vấn đề nhưng cần có một khoảng cách riêng. Đôi khi tìm thấy trong cách viết là một cung cấp chất liệu cho ý thức viết, tợ như không có gì khác hơn (nothing else does) Thí dụ: Khi viết hay nói: ‘cuộc đời của ông P. Rất riêng’. Riêng có nghĩa là không giống ai mà cũng không ai giống mình. Đó là khoảng cách không xa trong ý thức gần gũi. Có thể tạo nên ấn tượng cho chữ nghĩa, một lối viết mới hơn, đồng thời có âm hưởng như ‘chơi chữ’ trong cách dụng văn. Có thể người ta cho đó là kỹ thuật tạo nét độc đáo của con chữ, nhưng; paradox again là nghịch lại nhưng vẫn thế thôi. Nghịch lại trong tính chất khéo léo giả tạo, đó là nét tự nhiên nơi con người –artificiality is natural to human beings. Thành ra nói đến kỹ thuật (viết hay thốt) là có điều gì riêng biệt ở bên trong; bên trong (interriorized) ở đây là ý niệm; không có nghĩa là làm giảm giá trị sống của con người, nhưng; trái lại làm cho thăng hoa thêm về những gì muốn viết. Kỹ thuật của văn chương khác kỹ thuật khoa học tiên tiến (điện toán,vi tính) với văn chương là một kỹ thuật điêu luyện diễn tả bằng âm thanh lớn (huge sound) là tiếng dội vào lòng người đọc: ‘Anh phải sống’ (của Khái Hưng/Nhất Linh) trong tiếng thốt đó là lời nhắn nhủ hòa vào tiếng gió, sóng nước, chới với, tuyệt vọng, tất cả là âm vang đến từ sự bày tỏ cuối cùng cho một xác quyết rõ ràng trong cùng truyện: ‘Giông Tố’ (của Vũ Trọng Phụng) như tiếng thở, tiếng rên, tiếng búa hòa nhập vào nhau để che lấp âm thanh ‘hiếp dâm’, nhưng; lại nghe rất gần gũi của Thị Nỡ với Chí Phèo bì bạch bên bến nước (của Nam Cao). Tất thảy dữ kiện đó là nằm trong kỹ thuật viết, được coi là vận dụng để có phương tiện (tool) chuyển hóa tư tưởng. Cần phải hiểu thấu đáo những gì nghĩ và viết, nghĩa là phương tiện đưa tới nhận thức trong sự tương quan của quá khứ và hiện tại là một liên đới vào tương lai mỗi khi viết tới; tiếng trong văn chương là một kỹ thuật phải chân tình dấn thân –the fact that it is a technology must be honestly faced. Tác phẩm để đời một phần biết xử dụng ngón nghề của người làm văn, thơ, bởi; trí tuệ nuôi dưởng chất liệu tự nhiên nơi mỗi con người. Đấy là tiếng nói sống động. Khi chúng ta nhận thức được thì đó là dấu hiệu của ngữ ngôn / semiotic, dù rằng nó nằm trong dạng hữu hình hay vô hình là những gì chuẩn mực làm nên câu chuyện đúng nghĩa của nó.Tuy nhiên; nghiêng cứu về viết là hòa vào trong cách viết một thái độ thuần chất thuộc sinh vật học.
Đây là những gì thông thường hợp lý ngày nay, bởi; viết một cách bén nhạy nhưng rõ ràng, minh bạch trong một cảm thức trọn vẹn. Ngày nay qua những bình giải về truyện hay thơ, người viết không vấn đáp (orality) ở chính mình trước khi viết thành văn mà thường ‘dựa hơi’ qua văn hay thơ để dẫn chứng, lối dẫn chứng đó là ‘tiền cổ điển’ không còn thấy đó là ‘hậu cổ điển’ chớ đừng nói phê bình hay bình giải theo phong cách hiện đại (modern critique); chính sắc tố đó làm mất chất sáng tạo mới trong việc bình giải, một tập truyền cố hữu không vượt thoát để đi tới đỉnh cao của văn chương. Vô hình chung lời bình giải trở nên sáo mòn làm lạc hướng tư duy không tìm thấy cái chất mới của bình giải hay phê bình. Lời bình đó đã đưa tác phẩm, tác giả vào nơi không có chỗ đứng giữa thời buổi này. Rõ khổ!
Biết rằng viết là nằm trong hệ thống cấy vào, lai giống (hybrid systems) có đôi khi trùng nghĩa nhưng khác âm, có đôi khi viết thế mà nghĩa khác, có lẽ; ảnh hưởng đến mẫu tự như Trung quốc, Nhật quốc, Hàn quốc là một lai giống lớn. Trong lúc đó lời của Việt Nam khác âm nhưng cùng nghĩa với Trung quốc, đặc biệt Việt Nam lấy từ mẫu tự cổ La Mã cho nên chi cách biệt rõ ràng so với các nước cận Đông. Thế nhưng; diễn tả cách nào nó cũng nhắm vào hybrid để chuyển hóa cho thành văn. Thơ Việt Nam đứng riêng một cõi cho dù trình bày dưới dạng sáu-tám hay hài-cú. Viết, nói của người Việt là ‘rất riêng’ ở chỗ đó. Có thể một phần nào chữ nghĩa của Việt Nam ảnh hưởng trong hệ thống lai giống (?).
Từ ký ức đến những gì đã viết ra là ghi chép lại bằng văn bản không những thời nay mà vốn có từ lâu khi con người dùng chữ để viết; đã không tán dương mà còn phủ nhận giá trị của nó. Văn chương ngày nay thường cho rằng viết lách là ghi lại những mất còn, điều đó như một chứng cớ hiển nhiên. Xưa coi văn hóa là những gì thuộc của văn chương, nhưng; đã không tìm thấy chất lượng đầy đủ ở bên trong mà thường cho rằng văn chương viết có một sự đối kháng của nó ở bên trong. Viết là ghi chép lại không còn nghi ngờ giữa văn hóa với văn hóa. Văn chương là thực hiện vai trò quản lý và truyền thụ những gì dễ hiểu và giản đơn đến với con người. Ngoài ‘tiếng thốt/spoke’ của văn chương là phản ảnh trung thực qua tư duy và đem lại những thành quả khác về văn hóa cũng như truyền thông; không những thế từ chỗ viết/nói mà thành hình những chứng từ của lịch sử, và; là động lực của văn bản xác thực. Suy rộng ra; xưa nay khi viết thành văn hay dẫn chứng đều nằm trong hệ thống ‘nẩy mầm, lai giống’; ngay cả Nietzsche cũng đã xử dụng những huyền thoại cổ Hy Lạp như một chứng cớ dẫn chứng và hiện rõ ở đó cách viết đúng hướng của ‘sub specie aeterni / dưới dạng thức vô hạn’, chắc chắn đó là cảm thức bất tận.
Điều kiện của chữ nằm trong văn bản (textuality) là hoàn toàn khác biệt ở những gì gọi là diễn văn (diễn văn là trình thuyết thực hư dữ kiện) nó độc lập trong cách nói dù là vấn đáp (oral) đều vận dụng trực giác để nói thành văn. Diễn thuyết chỉ là phụ họa trong cách viết và nói, mà đôi khi lời phát biểu mơ hồ không xác thực như viết, bởi; con chữ hay chữ viết đã ‘đúc’ thành văn tự có ký hiệu (của sắc huyền nặng hỏi ngã). Dù cùng lời phát biểu nhưng ý nghĩa lại ít hơn viết. Chữ nghĩa nằm trong tư thế tự nhiên dưới dạng thức bày tỏ. Còn vấn đáp là môi trường sống trong sinh hoạt hằng ngày là dự phần của đời sống hiện thực cho một hiện hữu tồn lưu. Chữ đứng trong vị trí đơn độc của văn bản. Viết là nguyên trạng tính chất trong ý nghĩa. Hai lãnh vực này luôn luôn có tính thích ứng và có nhiều lời lẽ để thành văn.
Thực ra; viết là cái thứ luôn luôn dựa hơi qua lời nói và trong cách viết –Really; writing is always a kind of imitation talking and in writing; chớ chẳng phải coi đó là ngón nghề khéo léo mỗi khi viết. Cho nên chi viết là tự chủ với một lập trường dứt khoát của sự kiện; tuyệt đối không a-tòng, đạp-đuôi, bắt-chước, dựa-hơi; những thứ đó là ‘thuốc phiện’ ru ngủ trí tuệ làm mất tính sáng tạo. Những thứ đó là độc dược ‘overdose’. Từ chỗ đó cho ta một lý luận cơ bản giữa viết và nói (thành văn), dù rằng; trong muôn vàn cách viết trong đó người đọc thường cho là hư cấu hóa nằm dưới đáy của lịch sử văn chương. Viết là khám phá ký hiệu của ngữ ngôn để tìm thấy chất liệu sáng tạo trong văn chương, và; luôn luôn nghĩ rằng: chữ nghĩa nằm trong dáng tự nhiên của nó –The word in its natural. Ngoài ra nó tạo nên ngữ cảnh cho những gì liên đới thuộc triết học và những gì thuộc lý thuyết là văn bản nằm trong thể thức chống lại và phản hồi (objection-and-response form) mới đánh giá thực hư của sự việc đã làm nên. Nhận định rốt ráo cương vị của người viết thực sự có lý thuyết chính đáng là điều kiện yêu cầu cho việc định vị; chưa hẳn có tác phẩm là có tác giả (viết gì trong đó); điều này cần xét lại cụ thể qua cách viết và lời nói; đấy là việc sắp xếp lại ý thức viết và đọc để tìm thấy chất liệu của văn chương sống thực ./.
(ca.ab.yyc. đầu tháng 11/2019)
SÁCH ĐỌC : ‘Basic Writing of Nietzsche’ by Walter Kaufmann. Modern Library. Random House, Inc. USA và Canada 1968.