TRANH VẼ: ‘Sau khi tắm / After bath’ Khổ: 14” X 18”. Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed+Acrylic-ink+House-paint. Vcl#532013
Là huyết mạch của người làm văn nghệ. Kỳ thực sứ mệnh văn nghệ có được là khởi điểm từ những con đường mòn, nẻo (the path) để biến thành con đường cái quan (avenue). Một sứ mệnh gần như thiêng liêng; đó là đại lộ văn học nghệ thuật xưa nay. Lỗ Tốn (1881-1936), tác giả AQ chính truyện của nhà văn Trung quốc đã nói; đại khái như thế này: ‘Trên quả địa cầu không có đường, người ta đi lại nhiều lần rồi từ đó trở thành con đường’.Thuở xa xưa nhìn lịch sử văn chương là ‘phương trời viễn mộng’ ít ai qua lại; nhưng thời gian đã dẫm lên mà trở thành con đường thi văn cây cỏ xum xuê, nói chung; từ chỗ đó cho là hoang tưởng hay chuyện phi thường (hư cấu). Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận giá trị văn chương, phủ nhận vai trò người viết hoặc coi văn chương như chỗ để giải thoát tâm hồn (the enlightenment) và coi đó là con đường dấn thân hay dựa vào đó để tạo sự nghiệp; mà phải tìm thấy lý tưởng trên con đường đi tới và thực sự có một tác động gì cho con người. Hay chỉ là nẻo đường ‘buôn thúng bán bưng’; như thế thì quá võ đoán không nhận ra từ sở đoản trở nên ngón sở trường đi vào sự nghiệp của văn chương. Cũng chẳng phải cho đây là sự lý để vạch ra đường lối chủ nghĩa văn chương hay vạch lá bắt sâu mà là thái độ cảnh tỉnh cho người làm văn nghệ có cái nhìn sáng tạo (create) vừa năng động vừa có tính chất luân lý.Trong mọi hoàn cảnh hay thời gian vai trò nhận định trước sự kiện nó đòi hỏi sự trung thực ở chính nó hơn là làm công việc tán dương một cách vô bổ, bởi mất chất phân tích lý thuyết (deconstruction) của nó; một nguy hại khác là nhận định không thực mà giả, gần như chiếu lệ hay a-dzua trở thành cái ‘mốt’ thời thượng chủ nghĩa; vóc dáng đó trở thành căn bệnh thời đại, mất lập trường chân chính của nhà ‘văn, thơ’ mà bán đứng linh hồn, kiểu thức đó nói theo giọng điệu Cọng sản là trí thức hạ tầng cơ sở, một thứ trình độ tiểu tư sản là mối mọt đục khoét, không khai phá tiềm lực ở nó mà phê nhận một cách từ chương tích cú, dẫn giải những cái không đáng dẫn, phân tích cái không đáng phân tích mà cả trang nhận định, phê bình theo kiểu ‘hò mái đẩy’, lục lạo từng câu thơ, hay vần điệu trong thơ như kiểu ‘xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em’ thà là phong cách siêu hình, trừu tượng mà thực còn hơn lý giải qua từng câu thơ hay đoạn văn mà thực tình không đi vào chủ đề cho việc nhận định, phê bình mà diễn trình một lối hành văn kéo sợi, dài lê thê, trước sau một luận điệu ‘ca bài con cá’. Lối đó làm cho văn chương tha hóa, ngay cả tác giả của tác tác phẩm cũng ngây ngô tưởng thế là ‘thiệt’ hồ hởi phấn khởi một cách khoe mình vào con đường văn nghệ dấn thân. Không biết Marx, Engels hay Hegel có nói thế không mà đời sau phán những câu đao to búa lớn như vậy. Nhưng; đứng trên lập trường khách quan mà thừa nhận rằng câu nói xưa lại hợp với thời nay một phần nào trong đó. Có nhiều lý do khác qua từng đối tượng, trong mỗi đối tượng cho chúng ta ý thức vai trò của nó. Ở thế kỷ này phương tiện khoa học kỹ thuật đẩy đưa chúng ta nhập cuộc, đưa đường dẫn lối để giải thoát tâm tư và sáng tạo theo chiều hướng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá thể; cái đó không chừng tạo nên cơ hội chủ nghĩa cho những ai háo danh không thức thời .
Qua những tiểu luận trước đây, chúng tôi có đặc vấn đề tương quan giữa người viết và tác phẩm với trọng tâm đưa vấn đề đến phân tích lý giải gần như lý thuyết ‘deconstructionism’ với lý do cụ thể tìm thấy cái cốt tủy của nó. Nhớ cho cái sự này là dựa vào giáo điều lý giải theo chủ thuyết mới (Neo-Thomism) của Thomas Aquinas (1226-1274) là gợi ý niệm theo tập truyền xưa cũ mà chúng ta gọi chung bằng một cụm từ có tính chất thuộc phân tích triết học (analytical philosophy) hoặc tính chất thuộc luân lý kinh nghiệm chủ nghĩa (logical empiricism) và đưa lý thuyết luân lý của Aristotle vào đây cốt lấy nguồn gốc làm cơ bản lý luận. Trong kỷ nguyên này chúng ta cần chỉnh lý cho được hoàn tất vấn đề mới để đương đầu –in our time (epoch) we also have completely new problem to face. Dẫn ra đây là xác thực sự kiện cho một hiện hữu tồn lưu. Mà gần như nghiêm trọng cho những gì của môi trường văn hóa. Đấy là con đường dẫn độ một vài tư duy có thể là thí điểm đưa tới tai họa cho tất cả những gì mà chúng ta đang sống giữa hành tinh này. Những nhà thơ, nhà văn khi thực hiện tác phẩm của mình là một cân nhắc khơi từ lý trí: dám ăn, dám chịu là một thử thách cho lòng đam mê của mình. Bởi; sự thật của dấn thân là một hiện hữu tự tại, một bản ngã cố hữu; cái đó là linh hồn sống mãi, còn đưa tư duy vào tham vọng chủ nghĩa là đi vào cõi chết, là tuyệt vọng của kinh nghiệm. Nhưng văn, thi nhân quyết tâm đi cho trọn đường tình. Cần có một tự giác, giác tha tức là tự phê cho một cảm nhận trung thực, chịu đựng trước mọi hoàn cảnh mới gọi là văn chương hiện thực. Archimedes nhà khoa học Hy Lạp nói: ‘Cho tôi một cứ điểm kiên cố nào đó mà là chỗ đứng và tôi sẽ lay chuyển điạ cầu’. Nghe qua như dã tưởng, hoang đường, nhưng; nó là tụ điểm, là mục đích, là tọa độ (point on) mà chúng ta tự tìm thấy để tìm ra cái kiên cố đó bên trong vũ trụ (inner universe). Việc đầu tiên là những gì đều cho chúng ta một dữ kiện gần như quan trọng hoặc đôi khi cho là quan trọng hóa vấn đề của cái gọi là ‘giải thoát / enlightenment’. Từ tụ điểm đó đưa tới mô tả cho một phác thảo (outline) về triết học của Kant để rồi thừa nhận thi ca lãng mạn hay là trường phái lãng mạn (romanticism). Từ cái chỗ tạo ấn tượng hình ảnh để thêm phần lãng mạn hóa ấy là điều mà chúng ta tìm thấy ở nhà văn, nhà thơ vốn tích lũy một thứ kịch tính trong văn chương để dựng lên những gì mình quá mơ mộng. Nhưng trong cái thỏa mãn đó nhà văn, nhà thơ hướng tới mục đích gì để có tiêu đề phi lãng mạn? Thí dụ: thi phẩm mang chủ đề ‘thư tình viết trên ngọn lá đa’ hoặc một chủ đề ấn tượng hơn ‘Qùy. hương một đóa’. Hai sản phẩm trên là cảm nhận cho một bi thương (tragedy) tợ như giữa Nietzsche và nhân vật Zarathustra. Nhưng chắc chắn đó là một đối kháng thích thú với cái sự ngẫu nhiên ở tự nó cho một chiếu cố đến (condescension) cái sự chiếu cố bên trong của tác phẩm sanh ra tội nghiệp, đáng thương (poor). Đấy là sự kiện tâm lý của nhà văn, nhà thơ, nhà họa, đứng trước đối tượng của độc giả qua cái nhìn thẩm định chủ quan mà đòi hỏi giữa tác giả và độc giả có một tư duy trong sáng. Rilkes nói: ‘Bạn phải thay đổi đời bạn /Archaic Torso of Apollo / You must change your life’. Văn học nói chung và văn chương nói riêng đều mang một ý nghĩa là ‘thép đã tôi thế đấy’ (của Nikolai Ostrovsky). Theo thiển ý: nhà thơ, nhà văn tợ như nhà rèn. Lấy từ chất liệu sắt để sáng tạo ra dao, kéo có nghệ thuật, văn chương cũng là sáng tạo nghệ thuật của văn, thơ, họa, kịch một bên rèn qua lửa (forge in fire) và một bên lấy mực để viết, lấy màu để vẽ. Những thứ đó để sáng tạo nên sự thật chớ không phải mô tả sự vật; đó là qui chế trong thế chủ động. Vậy thì con đường văn học là gì? –là một sự hóa thân của sáng tạo. Dẫn ra đây trường hợp của họa sĩ Paul Klee dùng lý thuyết âm nhạc vào trong hội họa là để kích động ở chính ông; có nghĩa là kiểm soát được khi vẽ. Văn thơ bổ ích phải hiểu biết và từng trải. Không thể đem văn thơ ra chơi theo lối tùy hứng; cũng có khi xuất thần thì không nói chi còn diễn tả đứt đoạn làm cho thơ ‘ngọng’ nghe khó mà hiểu cũng khó, mặc dù thi sĩ cố sức rặn những ngữ âm điạ phương để tô điểm câu thơ. Biết rằng thơ là phi thực nhưng phải chứa cái siêu lý của thơ thời mới thành thơ. Sự giao thoa ấy làm thơ mất duyên là ở chỗ đó. Phải tránh xa cái thứ tha hóa, lũng đoạn văn chương đối với thời đại ngày này; vô hình chung dẫn thơ vào ngõ cụt (no exit) dẫu trong dạ chất chứa cả bồ chữ đi nữa, ngoại trừ mấy bồ chữ của Cao Bá Quát, thời tất ngoại lệ, ngoài vòng cương tỏa của nó. Qua kinh nghiệm viết văn của nhà văn Nam Cao.Trong ‘Đời Thừa’ ông nói: ‘văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khởi những nguồn chưa ai khởi và sáng tạo những gì chưa ai có’. Đó là lời nói của người trí thức, một nhận định tối hậu, một nhắc khéo cho những nhà văn ù lì, không chịu thay đổi đường lối viết theo đúng văn phong, ngữ điệu, dù là hư cấu, nhưng; phải là dàn dựng cấu trúc trong một mạch văn chân thật với đời và người; chớ đưa vào những luận điệu vô cớ, vô nghĩa làm thương tổn một nền luân lý trong văn chương, vô tình đánh rơi tài năng sở trường của mình vốn đã đam mê từ lâu. Mặc khác; ngày nay cũng có một số nhà thơ (không biết trường phái siêu thực, dã thú, đa đa hay tân hình thức) chơi ‘những gì chưa ai có’ trên răng dưới dế chữ nghĩa nhảy tùm lum như ho lao, thậm chí đem chuyện thời sự họa vào thơ như bóng ma trơi; sự đó gọi là giỡn với thơ chớ không ai gọi là làm thơ; bởi thơ sanh ra từ trí và hồn là tinh trùng hấp thụ trong trứng thuộc trí năng cho một dạng thức có trình độ thời tất đẻ đứa con ‘thơ’ mẹ tròn con vuông là ở chỗ đó. Nó tợ như con thạch sùng (thằn lằn) ở nhà nào sanh màu da nhà đó; thơ ở chỗ đó mà ra. Nếu thử lấy ra một mảng thơ đưa vào kính lúp thì thấy toàn siêu vi thứ dữ. Thành ra nói chuyện văn chương chữ nghĩa là một hóa trị. Một thứ hóa trị cần thiết có nghĩa là chắc lọc để chỉ còn một ‘tonic’ trí tuệ làm cho văn chương phong phú hơn xưa và có hướng đi tới trên thị trường chữ nghĩa với thế giới là trọng tâm đích thực để thực hiện vào giá trị của nó. Đấy là con đường chúng ta đã khởi hành không dẫm lên ‘lối xưa xe ngựa hồn thu thảo’ thường quen đi lại lắm lần mà cần khai phá, mở rộng con đường cái quan như chúng ta thường ngợi ca: con đường rực sáng đầy chất liệu sáng tạo.
Đôi khi lời nói hay văn phong trở nên chủ quan, một thứ chủ quan có lập trường đúng đắng thời mới vực được đạo như cổ nhân đã nói. Nhưng; quan điểm đó tuồng như buộc phải, để rồi nô lệ hóa với văn chương. Claude Lévy Strauss nói : ‘Ngôn ngữ là một lý lẽ của con người mà con người không biết’. Vậy thì ai là người tự cho mình là thẩm định chủ quan? Hơn thế nữa văn học nghệ thuật không cần giải thích –Art without consolation. Mà đành chấp nhận, bởi; văn tức là người, một bản chất tự tại, có cải tạo đi nữa bản chất cố hữu vẫn tồn lại. Lời thơ. giọng văn đi qua mấy chục năm dưới trời thế kỷ, cái ‘style’ đó không chuyển hóa, nó đứng một chỗ; ắt thì lời nói của Archimede không một tác động nào cả. Không chừng thi văn nhân cho đó là lý luận phản đề không hợp thời trang xưa nay. Đứng trên lãnh vực thi ca thì nó có cách riêng của nó, một cõi phi không thể hoán cải mà nó đóng chốt với thời gian. Đây! từ khi sống cho tới chết đời cho Bùi Giáng là thi sĩ điên với khùng. Đọc câu thơ này của ông để thấy cái siêu lý của thi nhân. Thi sĩ điên hay mình điên mà nói chuyện ba-xàm(?); nghiệm ra lời Archimede đáng giá ngàn vàng và chỉ dành chỗ đứng đó cho cái sự điên, khùng siêu lý của Bùi thi sĩ:
‘Trời kỷ niệm đi về trong đáy mắt / Thổi dư vang từ dĩ vãng xa vời’ (trong: Chào Thu Lục tỉnh). Lãng mạng quá đi chơ! Cần chi phải tìm ‘lá đa’, ‘đóa qùy’ mà viết thành thơ.Tưởng không cần thi vị hóa mà phản ảnh vào đó cái cần có cho nếp sống hiện sinh. Đó là những gì thuộc dòng thơ đương đại. Thực ra, thi văn nhân mỗi khi phát tiết chính là lúc họ trở về để được sống lại trong cái gọi là bi thương mà họ đã sống, cho một hàm chứa: của thất vọng, của phủ phàng, của tàn nhẫn để gào, thốt vào thơ như bản cáo trạng trước tòa án lương tâm. Nói theo ý Nguyễn Du: một người đã từng chứng kiến và sống qua bao nhiêu đổ vỡ ở ngoài đời và trong lòng là xót xa. Nguyễn viết: ‘Sinh tiền bất tận tôn trung tửu / Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi’ Vậy thì lúc sống không chịu ăn chơi, cạn chén thì đến khi chết có ai đem rượu mà rưới lên mộ mình. Đó là cái lo xa của thi hào họ Nguyễn. Cái sự này khác Lý Bạch bên Tàu trầm mình vì quá say trăng. Nhưng đời nay lại khác: không đem hương hoa viếng mộ mà đem rượu đến viếng mộ. Đó là nói về tâm hồn lãng mạn của thi nhân. Còn nói về văn thì văn chương để lại những gì có tính chất hàm chứa, văn chương giúp cho con người nhận thức về mình hơn là nhận thức qua lý lẽ. Lấy truyện không có câu chuyện của Anton P. Tchekhov và Katherine Manfield cho ta thấy rằng cái việc làm khác đời, cái kiểu văn không ra văn, ý chẳng ra ý nhưng trong đó nó để lại một tư duy cao qúy hơn là truyện có chủ đề nồng cốt; thế mà thế gian vẫn ngợi ca, bởi; trong đó mang chất siêu thực và hiện sinh cho một phản ảnh sống thực, đồng thời là ẩn dụ tạo tính chất phiếm diện qua lối biểu đạt bằng ngôn từ hơn là tỏ vẻ văn hoa mà cần sáng tạo trong tinh thần đừng để mất mình. Nietzsche nói: ‘cái tôi hôm nay phải hơn cái tôi hôm qua và kém cái tôi ngày mai’.Và; nhất thiết đạp đổ cái cũ để xây dựng cái mới, tuyệt đối khai trừ cái tạo hiện tượng ngu xuẩn trong thi văn.
Mà phải thực chứng ngay cả hư cấu. Viết để thấy được sự thật một cách huỵch toẹt đến mức người ta tưởng là điên rồ. Đã gọi là sự thật tất không cho đó là điên rồ mà nó có từ một cảm thức sống thực chẳng qua cho không thực hay điên rồ là bản thân mình chưa một lần sống thực với đời. Con chim trong lồng chỉ thấy bầu trời trong ý thức của ảo giác, đợi tới khi chạm phải không gian thực hư thì con chim đã chổng cọng dơ que trong cái lồn tre, may mắn lắm thì ở lầu son gác tiá. Thành ra có nói trăng, nói cuội chủ đề của văn chương hôm nay là vai trò khai phá những tiềm năng mà bấy lâu nay họ là những con cừu non lạc đường, đưa về hội tụ là một phân tích lý giải chất liệu của nó làm nên lịch sử (văn chương). Chúng ta phải đón nhận sự chung thủy đó, gạt phức cái tư kỉ cố hữu, cái sự mà Descartes rêu rao: ‘Cogito, ergo Sum’ đó là tư duy hiện hữu. Thi văn nhân xuất thần là lúc họ thoát tục một xúc cảm chưa từng có để viết xuống.Văn thơ bổ ích, thích thú là sống thực với tâm hồn không có cái gì riêng mình mà là cảm thức chung giữa đời. Thi sĩ Trương Trào người Trung quốc nói: ‘Văn chương bất hủ tự cổ chí kim đều viết bằng huyết lệ’. Cái đặc quyền chuyện viết thành văn, thơ không cần phải chứng minh, không cần viện dẫn, không cần mượn lời mà vẫn thu nhập một kết quả tốt đẹp, nếu như phản ảnh một thực chất trung thực. Dù cho xây dựng trên điạ bàn thơ đúc (Concret-poetry) thơ chạm, thơ khắc, kể cả thơ rờ mu rùa (Tangible poems) là thơ thực. Văn; thì sôi sục, bung phá để ‘giải thoát’; đó là văn thực tính như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và nữ sĩ Anais Nin của Mỹ…Và; từ hơn bốn mươi năm sau đã sản sinh những tài hoa xuất chúng, đánh dấu một sự trưởng thành lớn lao, đánh đổ gián tiếp vào ‘con đường xưa em đi’ là ảo hóa đẩy một nền văn học hiện tại đi vào chỗ nghẹt thở giữa đám bụi mờ đã một thời phủ xuống trên mặt kính trắng.Nên quét nó đi và chẳng còn một biện minh nào hơn. Theo nghĩa sâu xa của từ triết học: văn chương là nét đẹp thẩm mỹ của người phụ nữ.
Sự đó là hình thức giải thoát linh hồn và một sáng tạo nghệ thuật để đời trong văn học sử ngày nay ./.
(ca.ab.yyc . july/2017)