Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.121
123.145.536
 
Tháng Tư nhớ Trịnh Công Sơn
Phan Văn Thạnh

 Anh về rồi, một cõi vẫn còn đây…

Diễm nào đã xưa ,mưa vẫn bay bay

Tầng tháp cổ phôi phai màu sương khói

Cơn mưa hồng gọi nắng đến mê say ! (PVT)

 

Phải nói công chúng yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ròng rã mấy chục năm qua ở nửa cuối thế kỷ trước leo sang TK XXI,cho đến tận bây giờ vẫn luôn hạnh phúc khi nhắc nhớ về Ông.Tầm vóc của Trịnh không do sự tôn vinh ,xưng tụng mà xuất phát từ tài năng và tấm lòng của Ông đối với quê hương-dân tộc,đối với con người và cuộc đời. Alfred de Musset đã chỉ ra “Hãy đập vào trái tim anh,nơi đó chính là thiên tài”(Ah!Frappe toi le coeur - C’est le génie). Chính cái “tâm” đóng kén, làm tổ trong các ca khúc của Trịnh ,đã tạo ra chất nhân bản  - Theo đó,bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào khởi đi từ “CON NGƯỜI” đến với “CON NGƯỜI” thì lập tức nó sẽ được tiếp nhận,sẽ trường tồn với thời gian,sống vượt không gian.

Sâm Thương trong bài viết “Những Ngày Cuối Của Trịnh Công Sơn” đã ghi lại :

Ở một khía cạnh nào đó, Sơn chia sẻ cách nhìn của André Malraux : “La vie ne vaut rien, mais rien ne vaut une vie” (Cuộc đời không đáng gì, nhưng không gì đáng bằng cuộc đời). Dù trần gian có là nơi ở trọ thì Sơn cũng đã sống, sống hết mình và yêu thương hết mình dù có đôi lần bị phụ bạc, ruồng bỏ…Sơn tin hay không có một thế giới sau cõi tạm này ?

Nhiều lần Sơn khẳng định : “Cuối cùng không có gì khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đi đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến tất cả những giấc mộng đời không thực”.

Sơn có rất nhiều muộn phiền. Không hiểu vì sao Sơn đã ray rứt về sự ra đi, ở lại của cuộc đời, mà như Sơn nói là từ rất sớm: “Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về những nỗi tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối không nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia sẻ những buồn vui với mọi người”-(Nguồn: cafevannghe.wordpress.com)

 

Trước 1975 có thể nói có một thời thanh niên thành thị Miền Nam “ăn-thở-ngủ”với nhạc Trịnh Công Sơn. Tác giả Bảo Chi trong một bài báo đã nhận xét :”Nhiều ca khúc của ông đã gợi lên cái cảm giác thật đẹp và cũng thật buồn của những nghịch lý không bao giờ hiểu được. Trong các tình khúc ,đó là sự hòa hợp kỳ quặc của sự thống thiết ở âm vực cao và nỗi mỏi mệt đến ê chề ngay sau đó ở âm vực thấp trong cùng một giai điệu .Vẻ đẹp của đôi mắt u hoài nằm ngay dưới một vầng trán tĩnh lặng.Nhưng trong các ca khúc phản chiến thì đó lại là sự nghịch lý giữa giai điệu,ngôn từ và nhịp điệu.Quan tại với những tiết điệu slow,valse,blues của tình khúc,tiết điệu fox nhanh chậm thậm chí cả rộn rã của surf trong “Nối vòng tay lớn”,”Ta thấy gì trong đêm nay”,”Huế-SàiGòn-Hà Nội”,”Dựng lại người,dựng lại nhà”… gợi lên hình ảnh đầy chất “humour” của một người mải mê đi tìm thân phận của chính mình và quê hương trong niềm hi vọng lớn lao đến mơ hồ…Trịnh Công Sơn đã buộc người nghe nghĩ đến tiếng gào thét của bầy kên kên chiến tranh bằng tiết điệu hân hoan,lý ra chỉ dành cho khúc khải hoàn”( Phụ Nữ TP.HCM – 20/07/1997) .

Cố nhà báo Lý Quý Chung cho rằng : “Sơn yêu nước không ồn ào,không toan tính.Anh là một nghệ sĩ đích thực,chỉ biết cống hiến cho đời .Anh căm ghét chiến tranh,ghét hận thù,ghét sự nhỏ nhen.Anh đề cao tình yêu.Đúng là anh đến với cuộc đời này để đem lại niềm tin và niềm vui cho cuộc đời.” (PN.TPHCM - 04/04/2001).

GS Trần Văn Khê tiếc thương anh: “Con người tài hoa mà ca khúc không chỉ làm xao xuyến lòng người Việt mà còn làm người Nhật say mê,người Anh thán phục”.

Sau ngày đất nước thống nhất,Ông đã có dịp tâm sự: “Người ta nghĩ về mình nhiều quá và từ đó dễ có thái độ không công bằng đối với cuộc sống chung quanh.Có người không đến với cuộc sống lại buộc tội cuộc sống bỏ rơi mình.Có người chọn lấy cho mình một nếp sống không bình thường để rồi rơi vào tình trạng nhìn đâu cũng thấy mọi sự đều không bình thường cả…Tuổi trẻ cuồng vọng có thể vì ham chơi mà bỏ quên đời sống nhưng ở tuổi tôi ,tôi muốn gắn bó với từng phút giây với cuộc sống để cuộc sống không lãng quên mình”.(Quê hương của những ca khúc TCS - Tuổi trẻ -12/08/1982).

Trong loạt bài “Canada du ký” ,Ông đã nhận xét : “Tôi thực lòng chẳng thấy con người ở xứ sở này hơn gì con người ở xứ sở mình cả.Con người VN chúng ta đã làm được không ít điều lớn lao đẹp đẽ trong quá khứ,và hiện tại cũng đã góp mặt,so vai một cách đáng tự hào với thế giới ở lĩnh vực này,khía cạnh khác… Giàu có hay không là do mình.Đẹp đẽ hay không cũng tự mình.Vấn đề là mỗi người chúng ta ý thức đầy đủ về bổn phận phải làm gì và làm như thế nào để đất nước thân yêu của chúng ta phải đẹp,phải huy hoàng như mọi miền xứ sở nơi này,nơi kia trên mặt đất này.”(PN TP.HCM - Tháng 8/1992)

 

Khi giã từ cõi tạm này,trên diễn đàn trang mạng trong và ngoài nước rộ lên cơ man những bài viết về Ông .Người ta tôn vinh,xưng tụng bày tỏ niềm thương tiếc trân trọng ngưỡng mộ,thậm chí nói đủ chuyện chung quanh cuộc đời Ông…Nhưng họ Trịnh nào hay biết .Ông vẫn điềm nhiên thanh thản yên giấc ngàn thu :

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt – rọi suốt trăm năm một cõi đi về”!

                        

 

(Saigon,tháng Tư /2011,chỉnh sửa 2020)

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 1834
Ngày đăng: 27.03.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Qua đèo Mã Pí Lèng - Phan Văn Thạnh
Nhớ vụn vặt về cả một gánh chịu thương chịu khó của Mẹ - Phạm Nga
Nỗi nhớ bạc màu - Phan Văn Thạnh
Cây vả vườn nhà - Trang Thùy
"Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà" - - Đỗ Quyên
Niềm Vui Sống - Elena Pucillo Truong
Bữa rượu lặng lẽ của các thầy giáo - Phạm Nga
Giữa Huế yêu thương - Trang Thùy
Cơm cháy nồi đồng - Lê Ký Thương
Về làng sình để yêu tranh làng sình hơn! - Trang Thùy
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)