Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Sưu tầm & góp ý)
1) Chứng nghiệm tâm linh
cỦa ngài Jiddu Krishnamurti
(Trích trong: Bút Hoa (nhật kí của ngài J. Krishnamurti); dịch giả: Ẩn Hạc. Ngài Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; ngài không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội ngưỡng mộ, trong đó có ngài Đạt Lai Lạt Ma & nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm).
(Những chữ trong ngoặc đơn do người sưu tầm - dựa vào nội dung toàn tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa).
---
* Sống thì vượt ngoài thời gian, sống là hiện tiền sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa (thực tại) nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là bất tử, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.
* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “Bờ bên kia” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) Tâm là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).
(…) Hoạt động của kí ức, kiến thức đang vận dụng, xung đột của dục vọng đối chọi nhau, tìm cầu tự do đều luôn luôn bị rào kín trong giới hạn của trí óc; trí óc có thể thanh lọc, mở rộng, tích lũy những ham muốn của nó, nhưng đau khổ sẽ tồn tại. Khi mà tư tưởng chỉ là sự đáp trả của kí ức, của kinh nghiệm, thì sẽ không chấm dứt được đau khổ.
Trí óc là một “suy tư” phát xuất từ cái rỗng rang toàn vẹn của tâm; cái rỗng rang này không có trung tâm do đó có khả năng hoạt động vô hạn. Từ cái rỗng rang này sáng tạo sinh ra, nhưng đó không phải là tài khéo của con người. Sáng tạo phát sinh từ cái Không, và đó chính là tình yêu và sự chết.
* Lại thêm một ngày lạ lùng. Vào mọi lúc đều có mặt “bờ bên kia”, dù đi đến đâu, làm việc gì. Trí óc, rất yên tĩnh, không mê ngủ, nhưng tỉnh táo và bén nhạy, hình như tự chuyển động trong chính nó. Có cảm tưởng là quan sát từ một chiều sâu vô hạn. Tuy nhọc mệt, thân vẫn thức tỉnh một cách lạ lùng. Một ngọn lửa cháy sáng không dứt.
* Một buổi sáng tuyệt vời; nhìn về hướng tây, phía bầu trời một màu xanh thẫm, và mọi tư tưởng, mọi xúc cảm đều tan biến; cái nhìn này xuất phát từ cái rỗng không. Trước bình minh, thiền định là cửa ngõ bao la vô tận vào cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Không một thứ gì có thể mở cửa, ngoại trừ hủy diệt toàn bộ cái hữu tri.
Thiền định là sự bùng nổ trong cái hiểu biết. Không phải là hiểu biết nếu không tự tri; học hiểu để tự tri không phải là tích lũy kiến thức; tích lũy sẽ ngăn ngại tự tri, vì học hiểu không phải là tiến trình gia tăng. Học hiểu cũng như hiểu biết, được tiến hành từ sát-na này đến sát-na kia. Tiến trình toàn thể này là sự bùng nổ trong thiền định.
* Thiền định không phải là nghiên cứu; không phải là kiếm tìm, thăm dò, khai phá. Thiền định là bùng nổ và khám phá. Không phải là trí óc bị ngự trị bằng giới luật, cũng không phải tự phân tích chính mình; thiền định chắc chắn không phải là đào luyện để tập trung tư tưởng, tư tưởng len vào trong sẽ chọn lựa và bác bỏ.
Thiền định đến một cách tự nhiên khi tất cả sự khẳng định và thành đạt, hữu vi hoặc vô vi, đều được thấu triệt và tự rơi rụng một cách dễ dàng. Thiền định là trí óc rỗng rang hoàn toàn. Chính sự rỗng rang đó mới là cốt yếu chứ không phải cái tàng chứa trong trí óc. Chỉ từ sự rỗng rang đó mới có thể có tuệ quán được.
Đức hạnh phát xuất từ đó, nhưng không phải là luân lí hoặc tư cách đáng kính trong xã hội. Chính từ sự rỗng rang đó phát sinh tình yêu, nếu không thì không phải là tình yêu. Nền tảng của đức hạnh nằm trong sự rỗng rang đó. Đây là chỗ bắt đầu và là nơi chấm dứt mọi sự.
* Sự hủy diệt tâm lí của mọi thứ đã có – và không chỉ là thay đổi bên ngoài – là cốt tủy của trí thông minh. Mọi hành động vô minh đều dẫn đến đau khổ, rối loạn. Đau khổ là vô minh. Ngu si không phải là thiếu kiến thức, mà là thiếu hiểu biết về chính mình; không hiểu biết về chính mình thì không một chút gì có trí tuệ. (…) Không có trí tuệ nếu không có tự tri. Tự tri là một thực tại sống động, không phải là phán đoán. Mọi tự phê đều hàm ý tích lũy, lượng giá từ trung tâm của kinh nghiệm và của kiến thức; chính quá khứ này làm ngăn trở sự hiểu biết thực tại sống động. Theo đuổi sự tự tri là một hành động thông minh.
* Sáng nay thức dậy, vượt trên tất cả thiền định, tất cả tư tưởng và ảo tưởng phát sinh từ cảm thức, ngay trung tâm của trí óc và xa hơn, ngay tâm điểm của tâm thức, ngay chính bản thể của con người, rực chiếu một luồng sáng cực mạnh không mang một chút hình bóng, không bắt nguồn từ một kích cỡ nào. Phép lành ở đó, bất động. Và cùng với phép lành là thần lực vô cùng tận, và một vẻ đẹp vượt trên tư tưởng, cảm thức.
* Tâm thức nhân loại không thể dung chứa cái bao la của sự an nhiên; tâm thức có thể tiếp nhận nhưng không thể tìm kiếm, cũng như đào luyện cái bao la an nhiên đó. Hết cả tâm thức đều phải vô tác, không khởi dục vọng, không tìm cầu cũng như đuổi bắt; chỉ lúc đó mới sinh khởi một cái gì không chung không thủy. Thiền định chính là tâm thức rỗng rang, không phải để tiếp nhận, mà để buông bỏ. (…) Chỉ có thể có sáng tạo trong cái rỗng rang.
* Chiều hôm ấy nó đã ở đó, bỗng chốc tràn ngập khắp phòng… Cảm giác mãnh liệt về chơn mĩ, sức mạnh, vẻ dịu dàng. Những người khác đều nhận ra.
* Hoạt động của trí óc được ấn định trước; suy nghĩ, lí luận, nhưng trí óc hoạt động trong giới hạn, giới hạn không gian và thời gian (tâm lí). Vì vậy trí óc không thể trình bày, cũng không thể hiểu biết cái chung, cái toàn thể. Cái toàn thể đó là tâm; tâm thì rỗng rang, hoàn toàn rỗng rang, và vì rỗng rang nên trí óc nằm trong không-thời gian. Khi được thanh lọc ra khỏi sự ước định về lòng khao khát, ham muốn, tham vọng, trí óc mới có thể hội nhập cái toàn thể. Tình yêu chính là sự toàn vẹn đó.
* Mỗi một mưu đồ của tư tưởng đều phải được hiểu rõ. Mọi tư tưởng đều là phản ứng, mọi ứng xử bắt nguồn từ đó chỉ có nhấn mạnh thêm sự rối loạn và xung đột.
* Chắc chắn bản thể hiện diện suốt cả đêm; sáng nay khi thức giấc, bản thể đã ở đó và hình như tràn ngập toàn bộ đầu và thân. Và tiến trình tiếp tục một cách êm dịu. Muốn được như thế, phải một mình và tĩnh lặng.
* Có một hướng không bắt đầu từ đâu và đi về cái rỗng rang vô cùng, trụ xứ của bản thể vạn vật.
* Trí óc trở nên ti tiện khi nó sử dụng để học hỏi cái bất tri, cái vô lượng. Chức năng hoạt động của nó nằm trong cái hữu tri, nó không thể hoạt động trong cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Những sáng chế của nó ở trong phạm vi hữu tri; nó sẽ không bao giờ nắm bắt được sự sáng tạo của cái bất tri, dù cho dùng đến ngôn ngữ hay nghệ thuật. Trí óc không thể biết đến chơn mĩ. Chỉ trong im lặng tuyệt đối, vô ngôn, một sự vô hành không tạo tác, không chuyển động, thì cái bao la vô hạn mới xuất hiện.
* Khá đau đớn trưa hôm qua, và hình như có tăng thêm. Đến gần tối cái linh thiêng hiện hành, thấm nhập cả phòng. Người khác cũng cảm nhận. Suốt đêm tác động cơn đau có phần hòa hoãn, nhưng áp lực và căng thẳng vẫn còn đó, giống như mặt trời phía sau đám mây. Sáng nay rất sớm, mọi sự lại bắt đầu. (…) Mọi cảm thức, mọi xúc động đều liên kết với trí óc, nhưng đó không phải là tình yêu, nhưng cái xuất thần này chính là tình yêu. Trí óc chỉ có thể nhớ lại rất là khó khăn.
(…) Sáng nay thật sớm, phép lành gần như bao phủ hết quả đất, đang tràn ngập khắp phòng. Và theo đó xuất hiện sự tịch tĩnh làm im bặt hết mọi sự vật, một sự bất động chứa đựng tất cả chuyển động.
* Sống với một cái gì là thương yêu cái đó chứ không phải ràng buộc vào cái đó.
* Chấm dứt phiền não nằm trong sự quán chiếu sự kiện thực tế.
* Cái rỗng rang này không phải là một trạng thái ngoan không, trống trải; đó là năng lượng không có trung tâm, không có biên giới.
* Sáng nay dậy sớm để sống trong phép lành. Cơ thể bị bó buộc ngồi yên trước vẻ sáng sủa đó, vẻ đẹp đẽ đó. Sau đó suốt buổi sáng, ngồi trên ghế dài bên lề đường dưới bóng cây, phép lành được cảm nhận trong cái vô lượng vô biên. Phép lành cũng ban cho ta nơi trú ẩn, chỗ bảo bọc, giống hệt cội cây kia với tàng lá, tuy để ánh sáng soi qua vẫn che mát được dưới ánh nắng gay gắt miền núi. Mọi tương giao chính là che mát thấm đượm tự do, và chính tự do bảo đảm cho ta nơi trú ẩn.
* Nếu bạn có tiền, bạn cũng khổ; nếu bạn không có tiền, bạn cũng khổ. (…) Tiền bạc và quyền uy ngự trị không dứt; càng có càng muốn thêm, và cứ như thế vô cùng tận. Nhưng phía sau tất cả tiền bạc và quyền uy ẩn dấu nỗi khổ không tránh được; ta có thể lãng tránh, tìm quên, nhưng khổ đau luôn luôn hiện diện; với nó không thể bàn cãi được và nó ở đó, vết đau hằn sâu mà không gì có thể chữa trị được.
* Bằng vận hành của thời gian (tâm lí) không thể có chuyển hóa được. Phủ nhận thời gian chính là chuyển hóa; có chuyển hóa khi đã loại bỏ những thuộc tính phát sinh từ thời gian tức là thói quen, truyền thống, cải cách, các lí tưởng. Phủ nhận thời gian thì có chuyển hóa, chuyển hóa toàn diện và không phải là thay đổi hình tướng bên ngoài, cũng không phải thay thế một hình tướng này bằng một hình tướng khác. Nhưng thu đạt kiến thức, kĩ thuật, đòi hỏi phải có thời gian, ta không thể cũng chẳng nên chối bỏ; những năng lực này thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Thời gian cần thiết để đi từ chỗ này đến chỗ khác không phải là ảo tưởng, nhưng mọi hình thức khác của thời gian đều là ảo vọng. Chuyển hóa gồm có chú tâm mà từ đó sinh khởi một hình thức hành động khác. (…).
* Thiền định là ở chỗ làm tâm trống rỗng hết mọi tư tưởng, mọi cảm thức, vì những thứ này làm tan biến năng lực; chúng có tính lặp đi lặp lại, đưa đến những hành động máy móc; hành động này là thành phần cần thiết cho sự sống, nhưng chúng chỉ là một thành phần. Tư tưởng và cảm thức không thể biết thâm nhập vào cái bao la vô tận của sự sống.
* Khi trí óc không còn nuôi dưỡng bằng kí ức, bằng tư tưởng, khi trí óc để cho kinh nghiệm chết đi, thì hoạt động sẽ không còn quy ngã nữa. Lúc đó trí óc sẽ nuôi dưỡng các nơi khác. Và chính nguồn lương thực đó sẽ làm cho tâm thức thành tôn giáo.
* Ra khỏi tư tưởng là đức hạnh, và đức hạnh là tính mẫn cảm mở rộng, là tình yêu. Hãy thương yêu và sẽ không có tội lỗi; hãy thương yêu và cứ làm điều gì bạn muốn, lúc đó sẽ không có đau khổ.
* Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hóa. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu. Vì chính bản chất của nó, nên tư tưởng luôn luôn không toàn vẹn, cảm thức cũng thế; tư tưởng, phản ứng của kí ức chỉ có thể vận hành trong cái đã biết, hoặc lí giải từ kiến thức.
Trí óc là sản phẩm của sự chuyên môn hóa. Nó không thể vượt lên trên chính nó. Nó chia chẻ và tự chuyên môn hóa thành nhà khoa học, nghệ sĩ, giáo sĩ, luật gia, kĩ thuật gia, nông gia… Nó hoạt động bằng cách phóng chiếu lên giai cấp xã hội, đặc quyền, quyền hành, uy thế của nó. Sự vận hành não bộ và giai cấp xã hội liên kết với nhau chặt chẽ, vì trí óc là một cơ quan tự bảo vệ. Chính từ nhu cầu này mà những yếu tố đối nghịch và chống trái của xã hội phát sinh. Nhà chuyên môn thì không có khả năng nhìn được toàn diện.
(…) Năng khiếu và thiên tư hiển nhiên là nguy hại, vì củng cố tính vị ngã; vì mang tính chia chẻ vụn vặt nên nuôi dưỡng xung đột. Năng khiếu chỉ có giá trị trong sự nhìn thấu toàn diện đời sống, sự nhìn thấu này nằm trong lĩnh vực của tâm chứ không phải của trí óc. Năng khiếu với sự vận hành của nó nằm trong giới hạn của trí óc, do đó năng khiếu trở nên nhẫn tâm, lãnh đạm đối với tiến trình toàn thể của đời sống. Năng khiếu gây ra lòng kiêu hãnh, ham muốn, và sự thành tựu của nó trở thành ưu tiên hàng đầu, nó đưa đến thù ghét, vô trật tự, đau khổ; nó chỉ có giá trị nếu nhận thức được toàn thể sự sống. (…).
(…) Trí óc vận hành bằng cách tự chuyên môn hóa với sự chia chẻ manh mún, với những hoạt động cô lập lại nó trong địa hạt giới hạn của thời gian. Trí óc không có khả năng nhìn thấy toàn thể sự sống; dù có được giáo hóa đến đâu, trí óc cũng chỉ là một phần chứ không phải là toàn thể. Chỉ có tâm mới thấy được cái toàn thể, và phạm vi của tâm bao trùm luôn trí óc; trí óc dù có làm gì đi nữa cũng không thể chứa đựng được tâm.
Để nhìn thấy toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái buông xả. Buông xả hoặc phủ nhận không phải là đối nghịch của khẳng định; những cái đối nghịch đều liên kết với nhau. Sự phủ nhận không có cái đối nghịch. Để có được cái nhìn toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái phủ nhận tuyệt đối; nó không được can thiệp vào bằng cách lượng giá, biện bạch, kết án và tự vệ.
Trí óc phải im lặng mà không bị ép buộc; ép buộc sẽ làm cho trí óc chết cứng, chỉ có khả năng mô phỏng và tùy hợp. Chính trong trạng thái phủ nhận mà trí óc tĩnh lặng không lựa chọn. Chỉ chính lúc đó cái nhìn toàn thể mới phát sinh. Lúc đó tâm hoàn toàn tỉnh thức, và trạng thái này không gồm có người quan sát cũng như vật bị quan sát, mà chỉ có ánh sáng, chỉ có sáng suốt. Sự đối kháng và xung đột giữa người tư duy và tư tưởng kết thúc.
* Thức dậy sáng nay; mặt trời còn nằm dưới đường chân trời; bình minh đã bắt đầu và thiền định tự dâng cho “bờ bên kia” mà phép lành là sức mạnh và sáng suốt. “Bờ bên kia” đã ở đó chiều hôm qua, ngay lúc mặt trời lặn, rất sáng, bất ngờ. Nhiều ngày nay nó đã không xuất hiện. Thân tự điều hòa theo nhịp độ cuộc sống phố thị và, khi “bờ bên kia” đến, nó biểu lộ một vẻ đẹp, một cường lực đến đỗi mọi sự đều im lìm bất động; nó tràn ngập căn phòng và còn vượt qua đó nữa.
* Có bản thể của thâm cùng ở đó. Bản thể của tư tưởng chính là tâm thái vô niệm. Tư tưởng, dù có tiếp nối với nhau thật thâm sâu, thật rộng lớn, vẫn luôn luôn chóng tàn, phiến diện. Chấm dứt tư tưởng chính là khởi đầu của bản thể. Chấm dứt tư tưởng là phủ định và phủ định thì không có mục tiêu nào xác định. Không có phương pháp, hệ thống để dừng bặt tư tưởng.
Phương pháp, hệ thống chỉ là xác định tiệm cận với phủ định, và như thế tư tưởng sẽ không bao giờ có thể tự tìm nơi có bản thể của chính nó. Tư tưởng phải dừng bặt để cho bản thể hiển lộ. Bản thể của hữu là phi hữu, và để “thấy” cái thâm cùng của phi hữu, ta phải tự do thoát khỏi cái trở thành. Không thể nào tự do trong sự tương tục, và mọi điều bao hàm sự tương tục đều dính mắc vào thời gian. (…).
* Cô đơn một mình, nhưng không một chút gì cô lập, giống như một giọt nước mưa chứa đựng hết cả nước trên mặt đất.
* Tư tưởng là vật chất và có thể biến thành bất cứ thứ gì, xấu hay đẹp. Nhưng có một cái linh thiêng không phát xuất từ tư tưởng hoặc tình cảm, từ đó tư tưởng đã sống lại. Tư tưởng không thể biết và cũng không thể sử dụng được. Tư tưởng cũng không thể bộc lộ. Nhưng cái linh thiêng đó hiện hữu, không bao giờ biểu tượng hoặc lời lẽ có thể chạm đến được. Cái linh thiêng đó không thể truyền thông được. Đó là một sự kiện thực tế.
Một sự kiện thì phải được nhìn thấy, nhưng cái thấy này độc lập với ngôn từ. Khi sự kiện được diễn giải thì thôi không còn là sự kiện nữa, mà biến thành một cái gì hoàn toàn khác hẳn. Thấy là một điều gì hết sức quan trọng. Cái thấy này vượt ra ngoài không-thời gian, nó ngay đó và trong khoảnh khắc.
(…) Sự hiện diện của nó đang ở đây, tràn ngập khắp phòng, chan rải trên các ngọn đồi, trên những dòng nước, bao phủ hết cả hành tinh.
Đêm vừa qua, như đã xảy ra một hai lần trước đây, thân thể chỉ còn là một cơ quan và không là gì khác, đang vận hành, trống rỗng và bất động.
* Thành công (với tâm lí quy ngã) thật là tàn bạo dưới mọi khía cạnh, dù là chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, kinh tài… Thành công đưa đến cứng rắn.
* Chứng nghiệm về bản thể là đỉnh cao của cường lực, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.
* Bận rộn, tuy vậy áp lực và căng thẳng vẫn còn đến trưa.
Dù những hành động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày có ra sao đi nữa, thì va chạm và biến động mà cuộc sống đã gieo rắc không nên để lại dấu vết phía sau chúng ta. Chính những dấu vết này tạo ra bản ngã, cá tính, củng cố dần theo dòng đời, và lập thành bức tường hầu như không vượt qua nổi.
* Tỉnh giấc nửa đêm với cảm thức về một sức lực bao la, vô cùng tận. Không phải là sức lực tập trung chung quanh dục vọng hoặc ý muốn, mà là sức lực hiện diện khắp sông núi cây cỏ.
Hành động của con người là thực hành sự chọn lựa, thực hành theo ý muốn; hành động này bao gồm xung đột và đối kháng, từ đó sinh đau khổ. Hành động đó phát xuất từ một nguyên nhân (tâm lí), một động lực, do đó là phản ứng. Nhưng hành động hiện khởi từ sức lực vô ngã thì tự do, thoát khỏi mọi nguyên nhân, động lực; do đó sức lực này vô cùng tận, là bản thể.
* Chân lí không thể nào chính xác, vì cái gì có thể đo lường được thì không phải là chân lí. Chỉ có cái gì không sống động mới có thể đo lường được, chiều cao của nó mới có thể tìm bắt được.
* Sống không phải là trút bỏ hết kinh nghiệm, nhưng không có sự sống khi đất não dày đặc dây mơ rễ má. Khiêm cung không phải là loại bỏ có ý thức cái đã biết, sự loại bỏ này là lòng kiêu ngạo của sự thành tựu; khiêm cung là cái bất tri tuyệt đối, tức là chết đi. Sợ chết chỉ có trong cái đã biết, chứ không phải trong cái ta không biết. Không có sợ hãi đối với cái bất tri; sợ hãi chỉ có khi cái đã biết thay đổi, chấm dứt.
* Mọi hệ thống đều không tránh khỏi khuôn đúc tư tưởng theo một mẫu mực, và chủ nghĩa xu thời sẽ hủy diệt sự bừng nở của thiền định. (…) Không có tự do sẽ không có tự tri và không tự tri tức là không phải thiền định.
* Tâm thái một mình là rỗng rang; trong ngọn lửa Không này, tâm trở về tươi trẻ và an nhiên. Và chỉ có tính an nhiên này mới có thể nhận được cái phi thời gian, cái mới mẻ không ngừng tự chết đi. Sự chết chính là sinh tạo. Không có tình yêu thì không có sự chết đi.
* Đời sống toàn thể bao hàm cái chia chẻ vụn vặt, nhưng cái chia chẻ này sẽ không bao giờ hiểu được cái toàn thể.
* Kiến thức ngăn ngại khám phá. Kiến thức luôn luôn bắt nguồn từ thời gian (tâm lí), từ quá khứ, không bao giờ mang lại tự do. Nhưng kiến thức cần thiết cho hành động, cho tư tưởng; không hành động thì không thể có hiện hữu. Nhưng dù hiền triết, chân chính và cao thượng đến đâu, hành động sẽ không đưa đến chân lí. Không có con đường dẫn đến chân lí.
* Chính sự quan sát tiến trình của tư tưởng, của thời gian (tâm lí) và nỗi sợ hãi, rõ biết toàn diện tiến trình này, chứ không phải chỉ một ý tưởng hoặc một định thức tri thức, sẽ chấm dứt được sợ hãi, trên mặt ý thức lẫn tiềm thức. Tự tri là tỉnh thức và là chấm dứt sợ hãi (tâm lí).
* Sợ hãi nội tâm sẽ biến nhu cầu về an toàn ngoại giới thành một bài toán về giai cấp, về uy tín, về quyền lực, và hậu quả là có đấu tranh tàn bạo.
* Từ bỏ là nhìn thấy sự thật như thị, sai lầm như thị và cái chân thật trong cái sai lầm. Đó là một hành vi chứ không phải một ý tưởng.
* Từ bỏ thời gian (tâm lí) chính là bản chất của cái phi thời gian.
* Thức dậy, tuy còn ngái ngủ, nhận thức được tiến trình kéo dài về đêm, và hơn thế nữa phép lành khai mở. Có cảm thức tác động lên con người. Thần lực đó, sức mạnh đó, ra khỏi và tuôn trào ra ngoài, như một thác nước từ đất phun vọt lên qua những mõ
m đá. Trong mọi sự này, hạnh phúc lạ thường khôn tả, một sự xuất thần không liên quan gì đến tư tưởng, đến cảm thức.
* Trong ánh chớp tuệ quán này sẽ phát sinh một tri giác mới mẻ.
* Tâm trí tịch lặng và rất tỉnh sáng. Tràn đầy cả đêm cái vô lượng vô biên đó, và kèm theo là thánh phúc.
* Im lặng này là cái Không, từ đó tuôn chảy và cũng từ đó phát xuất sự hiện hữu của vạn vật. Lặng im này là cái bất tri. (…).
Buổi sáng tươi trẻ đến đỗi các ngôi sao vẫn luôn sinh động và lấp lánh. Bình minh hãy còn lâu; tất cả đều yên tĩnh một cách lạ lùng, ngay cả thác nước ầm ĩ cũng câm nín, và những ngọn đồi cũng lặng lẽ.
* Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành tiếng rì rào suốt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.
* Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và từ cái rỗng rang đó, năng lực càng lúc càng thâm sâu, lan rộng, vô lượng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian. “Bờ bên kia” là tâm phi thời gian, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn từ không phải là thực tại; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình.
* Chỉ có một chuyển động duy nhất trong đời sống, bên ngoài lẫn bên trong, không thể chia chẻ được, dù cho có phân biệt. Phân biệt làm cho số đông người chạy theo chuyển động bên ngoài của kiến thức, của ý tưởng, của tín ngưỡng, của quyền hành, an toàn, thịnh vượng, và cứ tiếp nối như thế. Ngược lại, có người lại bám chặt vào một đời sống mạo xưng là nội tâm, thành lập từ ảo ảnh, hi vọng, khát vọng, tĩnh lặng, xung đột và thất vọng. Chuyển động, vì là phản ứng, nên xung chướng với đời sống bên ngoài. Như vậy có đối kháng, tiếp theo là đau khổ, sợ hãi và trốn chạy.
Chỉ có một chuyển động duy nhất bên ngoài lẫn bên trong. Hiểu biết về bên ngoài, không xung đối cũng không kháng nghịch thì chuyển động thật sự của bên trong bắt đầu. Xung đột đã loại trừ, và tuy bén nhạy nhưng ngay đỉnh cao của nhạy cảm, trí óc vẫn đạt được tịch lặng. Chỉ ngay lúc đó, chuyển động nội tâm mới trở nên thật sự và có ý nghĩa.
Từ chuyển động này phát sinh lòng quảng đại, lòng từ bi không bắt nguồn từ lí trí (bị quy định), cũng không phải từ sự từ bỏ có suy nghĩ cân nhắc.
---------------------
2) THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN KHÁC:
(Các chữ IN HOA là để nhấn mạnh)
* “Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).
“Phản văn văn tự tánh” - (Xoay cái nghe NGHE TỰ TÁNH). (Kinh Lăng Nghiêm).
-----
* (Trích trong: Bút Hoa (nhật kí); danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Ẩn Hạc).
“CHỨNG NGHIỆM VỀ BẢN THỂ LÀ ĐỈNH CAO CỦA CƯỜNG LỰC, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.
(…) Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành tiẾng rì rào suỐt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.
(…) Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và tỪ cái rỖng rang đó, năng lỰc càng lúc càng thâm sâu, lan rỘng, vô lưỢng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian, “BỜ bên kia” là tâm phi thỜi gian, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn tỪ không phẢi là thỰc tẠi; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình”.
-----
* (Trích trong: Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông giảng giải; cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng; https /thuvienhoasen org/a9781/quan-the-am-bo-tat-nhi-can-vien-thong-giang-giai)
“Tôi không quán âm thanh đối tượng mà tôi QUÁN CÁI TÂM NĂNG QUÁN CỦA MÌNH, khiến cho chúng sinh khổ não trong mười phương quán âm thanh như vậy thì được giải thoát”.
Quán âm thanh đối tượng bên ngoài thì âm thanh này không phải là diệu âm. Chỉ có âm thanh phát xuất từ tấm lòng của chính mình thì mới là diệu âm. Diệu Âm tức là Quán Thế Âm, là HẢI TRIỀU ÂM, là tiếng Pháp tự nói trong lòng của mình. CHÚNG SINH TỰ NGHE RỒI HUÂN TẬP MÀ TU LẤY ĐỂ SỬA LẠI CHO TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH. Tránh điều ác nghĩ điều lành cho đến khi không còn tránh ác phục thiện thì đạt được vô tác diệu lực, tức là tự nó có thanh tịnh, nghĩa là có giải thoát. (…)”.
-----
* (Trích trong: Kinh Pháp Hoa - phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn; hòa thượng Thích Thanh Từ giảng;
http //thuongchieu net/index php/chuyende/kinhphaphoagiang/3011-phamphomon)
“Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên phải thường niệm”.
Diệu Âm là tiếng nhiệm mầu, Quán Thế Âm là quán tiếng của thế gian. Phạm Âm là tiếng thanh tịnh. Hải Triều Âm là tiếng sóng biển nó vang không dừng.
Vậy tiếng gì là tiếng nhiệm mầu, tiếng thanh tịnh, tiếng hải triều? Đó là tiẾng không lỜi Ở nơi mình, nghĩa là vưỢt khỎi căn và trẦn này, không còn mẮc kẸt nơi căn, không còn mẮc kẸt nơi trẦn thì mỚi nghe đưỢc tiẾng đó. Cho nên ở đây thường niệm luôn luôn, nhớ chỗ đó không quên, được như vậy đó là không theo tiếng mà mất mình”.
-----
* (Trích trong: Tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki; bài: Thiền và Từ Bi - giáo sư Masao Abe; dịch giả Hạnh Viên)
“(…) Vô vị chân nhân” của Lâm Tế chẳng qua là chủ thể tuyệt đối này. (…) Cho nên Lâm Tế nói về “Nhân” này: “Nó là kẻ năng động nhất ngoại trừ nó không có gốc rễ, cũng không có thân cành. Có thể các ông cố nắm bắt nó, nhưng nó không ngưng tụ lại; có thể các ông cố xua nó đi, nhưng nó không tan ra. Càng cố đạt nó các ông càng xa nó. Khi không muốn đạt nó nữa, thì kìa, nó ở ngay trước các ông. TiẾng gỌi siêu giác quan cỦa nó vang dỘi trong tai các ông”. (…)”.
-----
* (Trích trong: Vài dòng giới thiệu về chữ OM Phạn ngữ; tiến sĩ Huệ Dân; https //www daitangkinhvietnam org/node/8087?page=13)
”Chữ OM (AUM) là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: A, U, M trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.
Ý nghĩa chính xác của chữ Om, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, ThưỢng ĐẾ, đấng tạo hóa… trong tôn giáo Ấn Độ.
Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ Om hay Aum được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng: TẤt cẢ nhỮng hiỆn tưỢng hình thành trong vũ trỤ đỀu bẮt nguỒn tỪ nhỮng rung đỘng cỦa “Om” (hay “Aum”)”.
(…)
OM là ý nghĩa căn để của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhẬp đỒng nhẤt, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.
ChỮ OM đã trỞ thành mỘt trong các biỂu tưỢng quan trỌng cỦa phái Du già. Khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành mỘt phương tiỆn thiẾt yẾu trong sỰ thỰc hành thiỀn đỊnh. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.
(…)
Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học: OM có nghĩa là Quy mệnh. OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú. OM đóng cánh cỬa luân hỒi. OM thanh tỊnh hóa bẢn thân. OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật. OM là Trí tuỆ thanh thẢn, an bình. OM cũng là thân, khẩu, ý.
(…)
Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. NẾu bẠn đang hành thiỀn trong im lẶng sâu sẮc, bẠn có thỂ nghe nhỮng âm thanh trong AUM. Đó là nhỮng âm thanh nguyên thỦy cỦa vũ trỤ.
-----
* (Trích trong: Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh; tiến sĩ y học-nhà nghiên cứu tâm linh Deepak Chopra; dịch giả Trần Quang Hưng)
“Các bình diện tồn tại khác nhau tương Ứng vỚi các tẦn sỐ ý thỨc khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (Vài chục năm sau tôi mê mẩn khi được biết các nhà vật lí cho rằng có mỘt âm thanh nỀn cỦa vũ trỤ, rất đặc biệt, kêu như nốt nhạc Si giáng, mặc dù nó rung ở tần số thấp hơn mức tai người nghe được hàng triệu lần).
(…)
Yoga sử dụng các khoảng thời gian kéo dài trong trẠng thái tĩnh lẶng sâu sẮc (đỊnh-samadhi) để đưa các rung đỘng phúc lẠc vi diệu lên bề mặt của tâm trí, khiến người ta lĩnh hỘi đưỢc âm “o o” cỦa vũ trỤ hiện diện trong mọi thể nghiệm”.
-----
* (Trích trong: Lửa Giác Ngộ; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)
“(…) Não không còn nhai đi nhai lại, không còn tiếp diễn, nếu bạn thấy chỗ tôi muốn nói. Não tịch lặng.
(…) Khi não thực sự lắng nghe và tỊch lẶng, không do bất kì động cơ nào, bấy giờ mới có tuỆ giác. Tôi không cần giải thích đủ cách về sự hạn chế của tư tưởng. Nó là thế.
(…)
Khi não tuyệt đối tịch lặng thì không có tiẾng đỘng tẠo ra bỞi tỪ ngỮ. Đó mới là lẮng nghe sỰ thỰc. (…).
Não khi nó động nó tạo tiếng ồn. Trở lại vấn đề âm thanh, vì vấn đề này hết sức thú vị. Âm thanh là gì? Âm - thuẦn âm - chỈ có thỂ tỒn tẠi khi có không gian và sỰ tỊch lẶng; khác đi thì chỉ là sự ồn ào náo động.
(…)
Giác đòi hỏi một tâm thái tuyệt dứt quá khứ. Giác là phi thỜi gian. Thế đấy. Tôi tri giác hay giác. Trí não tôi đầy nghẹt định kiến, kiến thức, kết luận, tin tưởng, tín điều và tôi nhìn hiỆn tẠi qua các cái đó. Và hiện tại đó được cải biên bởi thách thức - tôi có thể thay đổi vài tin tưởng nhưng tôi vẫn ở trong cùng một phạm vi. Hiện tại được cải biên và do đó, tương lai là sự cải biên.
(…)
Tôi đã nói: Giác nghĩa là không có ngưỜi giác. Hãy thấy nghĩa lí hàm súc trong đó. Giác giả hay người giác là quá khứ và vị lai. Còn giác là bây giỜ, hiỆn tẠi. Cho nên, giác là phi thời gian, như hành động là phi thời gian vậy.
(…)
Bạn có thấy điều gì diễn ra ngay bây giờ không? Nghe không thuỘc thỜi gian. Nếu tôi nghe, cái nghe đó là bây giờ. Thưa ông, ông hiểu chứ?
(…)
Nhưng hãy nhận rõ điều gì đã diễn ra trước khi ta khám phá. Trí não đã tỰ gẠt bỎ hết mọi khái niệm, mọi lí thuyết, mọi hi vọng, dục vọng. Ngay bây giờ trí não đang sống trong một trẠng thái sáng suỐt. Đúng chứ? Trong trạng thái đó, bạn mới có thể khám phá không thông qua ngôn tỪ. Đó là chỗ tôi muốn đề cập.
(…)
Bạn không thể hiểu chân lí bởi vì bạn muốn hiểu nó thông qua tiến trình tri thức: bằng tranh luận, lí luận, bằng một tiến trình phản ứng, sỬ dỤng triỀn miên tỚi lui nhỮng tỪ ngỮ. (…).
(…)
(Người hỏi: … Nhưng làm sao khám phá mà không từ? Chắc ông thấy, tâm thái này, theo tôi, là chấm dứt khám phá, chứ không phải bắt đầu công cuộc khám phá).
Đúng đấy, nếu là chấm dứt khám phá thì bạn có dỪng Ở đẤy không? Não - nó có thẤy điỀu Ấy không? NẾu thẤy, thẾ là dỨt, là hẾt. Bạn theo kịp chứ?
(…)
Đừng phản ứng mà hãy lắng nghe sỰ kiỆn rằng não bộ bạn là một mạng lưới gồm những từ và từ, và rằng bạn không thể thấy bất cứ cái mới nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ. (…).
Khi bạn nhìn mà không có tỪ, thực sự chứ không phải bằng lí thuyết, biến cố gì diễn ra? (Từ là kí hiệu, là biểu tượng, là kiến thức và tất cả mọi cái đó).
(…)
Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thẾ giỚi là nhỮng cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự cố gì diễn ra khi có trạng thái ấy, có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, mỘt năng lưỢng giẢi thoát - không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra hành đỘng. Năng lượng đó là lòng tỪ, năng lượng đó là tình yêu. Bấy giờ tình yêu và lòng từ là trí tuỆ - trí tuệ đó đứng ra hành động.
(…)
Tôi thấy rằng toàn bộ sự động đậy là để bảo tồn cái tôi vẬt lí và tâm lí. Đó là một sự kiện. Phải chăng đó là phá hoại “trí”, phá hoại “não”? (…).
Vậy thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy, chấm dứt động đậy chỨ không phẢi chẤm dỨt tri kiẾn thỨc. Thực sự đó mới là vấn đề”.
-----
* (Trích trong: Chấm Dứt Thời Gian - một đối thoại của ngài Jiddu Krishnamurti và nhà khoa học; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)
David Bohm (nhà vật lí danh tiếng): (…). Nhưng cái mênh mông vô tẬn Ấy sẼ tác đỘng hay thay đỔi nhân loẠi cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.
Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).
David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này Ảnh hưỞng toàn nhân loẠi cũng tỪ nỀn tẢng.
Krishnamurti: Vâng.
(...)
Krishnamurti: (...) “X” nói, có lẽ chỉ cần có mưỜi ngưỜi được trang bị bằng tuỆ giác này là có thể làm thay đỔi xã hỘi, không phải tổ chức lại hệ thống chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và đẶt nỀn tẢng trên trí tuỆ và tỪ bi.
(…)
Krishnamurti: (…). Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người, ai đó phải biẾt lẮng nghe. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó – mưỜi ngưỜi nào đó cũng đưỢc - phải biết lắng nghe.
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Lắng nghe tiẾng gỌi cỦa cõi mênh mông vô tẬn đó.
David Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận có thể làm lệch hướng đi của con người. Cá nhân không thể làm được việc đó.
(...)
Krishnamurti: Tôi muốn thảo luận với bạn và có lẽ cả Narayan (hiệu trưởng trường Rishi Valley) xem điều gì đang diễn ra nơi bộ não nhân loại. Ta có một nền văn minh mở mang, tiến bộ rất cao nhưng đồng thời cũng rất dã man, tàn ác với tính vị kỉ được nguỵ trang dưới mọi lớp áo tinh thần, tôn giáo. TẬn sâu trong nỘi tâm cũng có tính vỊ kỈ khỦng khiẾp đó. Não bộ con người đã tiến hóa liên tục qua nhiều ngàn năm để đi đến giai đoẠn chia rẼ hỦy diỆt này mà tất cả chúng ta đều biết. Vì thế tôi tự hỏi phải chăng não bộ người, không phải não bộ đặc biệt riêng tư nào cả, mà là não bỘ loài ngưỜi, đang hư hỎng, sa đoẠ? Phải chăng não đang ở trong tình trạng suy đồi một cách chậm và chắc? Hay liệu trong một đời người ta, ta có thể mang lẠi trong não mỘt sỰ đỔi mỚi toàn diỆn - một cuộc đổi mới toàn vẹn, triệt để, bất nhiễm? Tôi đã tự hỏi mọi điều ấy và tôi muốn thảo luận.
Tôi nghĩ não bộ nhân loại không phải là não bộ của cá nhân nào, nó không phải của tôi hay bất kì của ai khác. Đó là não bỘ cỦa nhân loẠi đã tiẾn hoá qua nhiỀu nghìn năm. Và trong cuộc tiến hoá đó, não đã tích luỹ một lượng lớn khủng khiếp kinh nghiệm, kiến thức và những hành động tàn ác, hung bạo và thô bỉ cỦa tính vỊ kỈ hay ích kỉ. Có thể nào cởi bỏ tất cả mọi thứ ấy và đổi khác không? Bởi vì rõ ràng não đang vẬn hành trong nhỮng mô hình. Dù đó là mô hình tôn giáo, khoa học, kinh doanh... hay mô hình gia đình thì não vẫn luôn luôn vận hành trong cái vòng luẨn quẨn nhỎ nhen cẠn cỢt. Các vòng luẩn quẩn ấy va chẠm nhau, mâu thuẩn dường như không có chỗ dứt. Vậy cái gì, yếu tố nào sẽ đứng ra phá vỡ việc hình thành các mô hình này mà không rơi vào mô hình mới khác, mà phá vỠ toàn bỘ hỆ thỐng mô hình, dù là đau khổ hay khoái lạc? Tóm lại, não đã chịu nhiều cú sốc, nhiều thách thức và áp lực. Và nếu nó không đủ khả năng đỂ tỰ đỔi mỚi hay tự trẻ hoá lại thì có rất ít hi vọng. Bạn hiểu chứ?
(…)
Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.
David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói trỐng không tẤt cẢ nỘi dung tâm lí này?
Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. Cái Không đó là năng lưỢng.
------------------------------------------
VÀI TRẢI NGHIỆM HÀNH THIỀN
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
- Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường) của một người dân.
- Tìm hiểu, học hỏi Chánh Pháp Giác Ngộ.
- Có khát vọng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.
- Hoan hỉ và thật tâm tôn trọng tất cả các tôn giáo, các tông phái, các pháp môn, các đường lối tu tập có giá trị hướng thiện-hướng thượng tâm linh.
- Sống nương theo lời khuyên của Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
- Không chấp thủ bất kì khái niệm-tướng trạng nào trong thế giới vô minh của cái “tôi”.
- Thấy rằng bất kì nhân cách chân chính nào, bất kì sự tu tập chân chính nào cũng phải có sự ý thức về cái “tôi” vọng tưởng (tâm lí ngã chấp).
- Khi cảm nghiệm tâm ý thì nhận ra rằng, cái “tôi” vọng tưởng là vận hành ngôn từ trong tâm (tâm ngôn tâm hành); diễn trình chánh tư duy cũng vậy.
- Con người có khả năng nhận ra được những nói năng, những vọng niệm trong tâm (tâm ngôn tâm hành), vì tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (Tánh Giác).
- Biết nghe lại tâm mình, tức biết sống tỉnh giác, là bắt đầu sống với Huệ Mạng (sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa).
- Tôi thực hành thiền “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh); cũng chính là quán tâm, tự tri.
- Khi có vọng tưởng thì “tự tánh” là chúng-sinh-tâm; khi vọng tưởng tịch lặng thì tự tánh là Tâm Không (Chân Tâm, Viên Giác) hiện tiền.
- Khi tọa thiền, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng là “độ thoát tất cả chúng sinh”; chúng-sinh-tâm ở cá nhân và chúng-sinh-tâm trong toàn vũ trụ là một mạng lưới tương quan tương duyên với nhau, biết tự độ là có tác dụng độ tha.
- Tâm Không là tâm Thấy biết-vô ngôn vô niệm, là Tánh Không.
- Tâm Không là pháp thân, tâm ngôn chánh tư duy là hóa thân, Lắng Nghe là báo thân; tam thân nhất thể.
- Thường sống với năng lực Lắng Nghe (báo thân); lắng nghe Tâm Không tịch chiếu là ngộ nhập bản thể; lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng, tâm ngôn chánh tư duy, tâm thái đối cảnh là diệu dụng.
- Với người đang học tập như tôi, quan trọng là lắng nghe cái “tôi” vọng tưởng và ngộ nhập thâm sâu bản thể bất sinh bất diệt.
- Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái tự tại-từ bi-vô tác-vô cầu.
- Để chia sẻ với các bạn lữ, xin tóm tắt ngắn gọn như sau:
----
SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE
Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng;
Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy;
Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh;
Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không.
Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái tự tại-từ bi-vô tác-vô cầu.
--
* “Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).
* “Phản văn văn tự tánh” - (Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).
--
* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung, có bảng mục lục ở cuối file; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; https //thuvienhoasen org/a22566/duong-ve-minh-triet).
* Tâm Không: Tánh Không, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, Phật tánh, Viên Giác, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, Chân-Thiện-Mĩ.
--
(Tham khảo: http //www daophatngaynay com/vn/cuoc-song/16210-vai-trai-nghiem-hanh-thien-cua-mot-cu-si.html)
-----
ĐƯỢC TẶNG CHÂN KINH
Chiều lên chùa núi trầm tư
Chim chao biếc lá hát ru cuộc đời
Sáng về thăm rẫy bên đồi
Thấy nghe vô niệm: ngộ lời Tâm Kinh.
(TT LBB; Thivien net)
-----------------------------------------------------