Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.047
123.137.863
 
Khoa học và tôn giáo
Võ Công Liêm

 

                                         

 

   Là hai lãnh vực thuộc lịch sử khoa học nhân văn (human sciences). Hầu như kinh nghiệm tuyệt vời nhất, chúng ta có thể coi là một sự bí truyền –The most beautiful experience we can have is the mysterious. Đó là điều xúc cảm trực tiếp, nó là cái mốc của thứ nghệ thuật sống thực (true art) và một thứ khoa học thực chứng (true science). Bất luận ai chưa một lần trải nghiệm về cuộc đời đang sống, có thể cho đó là chuyện thường tình chả có chi mới lạ lâu dài và cũng chẳng có chi là kinh ngạc trước một sự dũng cảm hay một hoàn cảnh đã xẩy ra : -chết tốt hay chết xấu /good dead or bad dead- sống chết trở nên bí mật cũng có thể là sáng tỏ, bởi; ngày nay sanh có ngày có tháng biết được và chết bất hạn kỳ không biết được; dẫu cho khoa học đã tìm thấy ở nó. Trong sự lẫn lộn giữa đau đớn và sợ hãi là khơi nguồn cảm tính phát sanh ra tôn giáo (that engendered religion). Khoa học và tôn giáo không còn bở ngỡ mà sự cố tự nhiên. Một đằng ra sức lùng kiếm, một đằng cho là cái họa mà con người gánh chịu. Cả hai phương diện đang đứng trước một tầm nhìn giữa cố vị và khai phá; người ta đang chứng thực những gì có tính chất nghệ thuật của trào lưu khoa học thực nghiệm. Thế nhưng giữa hai quan điểm đó nó đòi hỏi ở chúng ta một nhận biết về sự hiện hữu tồn lưu nhân thế, chúng ta không thể xuyên qua hay thâm nhập vào giữa lúc này một cách tự nhiên mà phải hội nhập để nhận ra đâu tà đâu chính, đâu phải đâu trái, cái đó chính là ý niệm cơ bản nhận thức của những gì có lý do sâu rộng với kết quả rực rỡ và tốt đẹp của hai chiều hướng mà chúng ta nhìn tới. Điểm nóng của thời đại mà chúng ta đang sống, không những chỉ dành cho công thức ngoại lệ hay hình thức toán học mà cần có từ trí tuệ của chúng ta. Với tôn giáo thì đây là một nhận thức hiểu biết và một linh cảm đặc biệt; đó là bản chất thực sự của tôn giáo: trong sự cảm nhận này và trong sự đơn phương này –it is this knowledge and this emotion that constitute true religiosity: in this sense and in this alone. Là hai nhân tố kết thành trong sinh vật học để đánh giá về mặt khoa học và tôn giáo; bày tỏ một chân lý tối hậu mà con người phải nhận nó như một chứng cứ sống động của thời đại. Tuy nhiên trong chứng cứ nào con người vẫn nghĩ rằng sự đó là cái ‘họa trời giáng’ cho những ai cả tin để tôn thờ / religiosity nhưng; đứng trên khiá cạnh chủ quan mà xét thì không thể tin rằng đó là ý Trời (Thượng đế) ban ơn hay hình phạt hoặc cho đây ý tốt để tìm thấy qua kinh nghiệm sống của con người. Với khoa học, nhất là khoa học hiện đại phủ nhận mọi sự lý xẫy ra bất cứ hoàn cảnh hay thời gian nào đều nằm trong phát triển mở mang (development) và dâng hiến (donation) là nghĩa vụ của con người đối với con người. Đó là qui trình chung để tiến hành cho hai phương diện khoa học và tôn giáo. Không những một người mà ngay cả tập thể rộng lớn đều cùng một nhận biết như nhau mà không một ai thoát khoải chu kỳ của ‘sanh lão bệnh tử’ đấy là nguyên nhân đưa tới sự sống và sự chết với nhiều lý do khác nhau: bởi; do linh hồn yếu đuối mà ra, có từ sợ hãi mà ra, hoặc có từ bản ngã ngu xuẩn (absurd egoism) mà ra, hoặc ôm ấp trong một suy tư ẩn tàn hay cố vị mà ra. Dữ kiện đó đã làm suy thoái tinh thần đến thể xác một cách nguy hại.

 

Từ chỗ đó cho chúng ta an tâm thỏa dạ với những gì là bí hiểm của vũ trụ vô biên, của những gì ẩn tàng của cuộc đời. Với nhận thức và với  trải nghiệm củng cố của những thiết kế kỳ công đem lại một thế giới hiện hữu tồn lưu nhân thế, nghĩa là trong hợp tác xa hay gần đều đi tới nghĩa vụ chung trong việc thành lập hay xây dựng, đặc biệt khoa học thực nghiệm là yêu cầu cần thiết, bên cạnh những thiết bị khác với mục đích phục vụ để đem lại kết quả tốt nhất cho nhân loại, không còn coi là nghĩa vụ quốc gia mà là nghĩa vụ quốc tế là thái độ của con người đứng trước tình huống khẩn trương và góp phần để cùng nhau cọng hưởng với hiến dâng trọn vẹn của lý do nguyên nhân ; một biểu lộ chính đáng ở tự nó trong lẽ tự nhiên. The Reason and Cause that manifests itself in nature. Thực hiện được chính là vai trò cần thiết của con người có ý thức trước hoàn cảnh; một con người có lương tâm chính đáng không bị tha hóa.

 

Vậy thì Tôn giáo và Khoa học làm gì để phù hợp hoàn cảnh giữa lúc này? Đòi hỏi của con người là thực thi hơn lý thuyết, dẫu có chứng minh như một sự kiện sống thực chăng; sự kiện này vẫn chưa hội đủ điều kiện ắt có và đủ để lãnh hội trọn vẹn trong khía cạnh tôn giáo và khoa học. Kinh điển một phần, công thức một phần, đòi hỏi chính đáng là nhập tâm để hoàn thành là thực chứng đi vào đời, bởi; như thế này: Mọi thứ mà con người đang chạy đua đã tới đích, ý nghĩ đó đưa đến một cảm giác sâu lắng tình người, làm vơi đi nỗi đau và sợ hãi. Con người phải củng cố trí năng nếu con người hiểu biết và mong muốn trong một tinh thần phát huy khả năng và phục vụ. Cảm nhận và mong muốn là động lực đứng sau tất cả nỗ lực của con người và sáng tạo của con người –Feeling and longing are the motive force behind all human endeavour and human creation; đó là những gì chúng ta cảm thấy được. Nhu cầu đó chính là chúng ta cần có người lãnh đạo: -tinh khiết và trách nhiệm- nghĩa là không vướng, không tham, không vọng tất cả yếm thế đó không phù hợp với lời yêu cầu. Chúng ta cần sự trong sáng và minh bạch trong tôn giáo và khoa học là một hợp tác song phương để dựng vào đó một thế giới đại đồng, tất chúng ta đi tới ý thức nhất thể không còn chứng tỏ hay theo luận cứ của phép nhị nguyên. Giờ đây; chỉ có một không có hai để đi tới hợp thông là đi tới nhất quán luận. Nghĩa là không lấy tôn giáo làm giáo điều và không lấy vũ trụ khoa học để chứng minh. Song phương là vai trò và nghĩa vụ của việc làm, bởi; Tôn giáo và Khoa học là ý nghĩ và niềm tin trong một cảm thức khôn ngoan của lời nói –to religious and science thought and belief in the widest sense of the words; Lời nói ấy mới sự thật chân chính để dựng nên cho lý thuyết đã được đề ra.

 

Như vậy chúng ta đã đi tới ý niệm liên quan của khoa học, còn đến với tôn giáo là điều rất khác biệt từ những gì thông thường về con người. Viễn cảnh đó là vấn đề có tính chất lịch sử. Khuynh hướng được nhìn tới giữa khoa học và tôn giáo là tương phản không thể hòa hợp được, đó là lý do minh bạch. Con người là người hết sức bén nhạy, uyên thâm, hiểu rõ và nhận biết những gì vận hành thuộc vũ trụ. Dĩ nhiên; cung cấp những gì lấy ra từ giả thuyết của luật nhân quả (law of causation) là điều xác thực và đúng đắng theo tư tưởng tôn giáo, nó không là lời nói đơn phương mà là trải nghiệm có từ nơi con người: giữa tốt và xấu; gần như định đề cố hữu không thể thay đổi mà là qui trình đối xử của con người. Thành ra khoa học và tôn giáo là hai mặt tâm lý xã hội, nó không còn là vai trò đơn phương; hai lãnh vực này tuy khác nhau nhưng trong cùng một mục đích ‘hòa giải’ giữa vật chất và tinh thần : -vật chất phải thực chứng đúng nhu cầu mong muốn, nhất là khoa học phải sáng tỏ: không pha, không chế, không giả tạo mà tác động là thái độ của nền khoa học văn minh.Với tôn giáo duy trì một tinh thần trong bóng: không vị, không tham và không-hóa để đi tới toàn thiện, toàn mỹ. Cả hai được nhìn nhận là tình thật (true-love) và mang tính chất thẩm mỹ (aesthetic). Đạt được nó tất chúng ta đạt tới một thẩm mỹ quan (conception) là ý niệm dành cho con người trong cùng một quan niệm của khoa học thực dụng và khoa học tôn giáo; có nghĩa rằng con người đã vượt ra khỏi ‘xích hóa’ tư tưởng, không còn phi thực, trong khi  tôn giáo yêu cầu chân-thiện-mỹ để đi tới nhất thể của ‘giáo ngoại biệt truyền’  như đã nói ở trên là phát tâm. Tuy nhiên; sắc thái và ý nghĩa khác nhau ‘bất lập văn tự’ mà đòi hỏi ở đó một nhận thức hiểu biết (acknowledgment) để thực hiện những gì đã lãnh hội được một cách trung thực và hiệu quả đúng qui cách tu / tập ngày nay.

 

Thượng đế người đã ban ơn và trừng phạt là siêu lý không thể nghĩ tới, bởi; nó có cái vô hình nhưng hữu hình trong chức năng vô biên; đó là lý do giản đơn tác động vào tâm linh con người là điều cần thiết.Thế nhưng khoa học đã phải gánh chịu với những gì chưa định rõ ở đó là đạo đức luân lý –Science has therefore been charged with undermining morality, nhưng; sự gánh vác đó bất hợp pháp –but; the charge is unjust. Trên phương diện đạo đức luân lý của con người thứ phẩm hạnh có thể coi là cơ bản phù hợp: tôn giáo, giáo dục và xã hội là nhân tố kết hợp vào nhau. Cơ bản của tôn giáo đòi hỏi niềm tin hơn những thứ cần thiết khác. Như vậy con người thật tội nghiệp phải cam chịu nỗi sợ hãi của hình phạt và chỉ có niềm tin hy vọng được bù đắp sau cái chết. Khoa học không thực thi những điều ước ấy mà tác động vào sự thật như một hành vi đối xử của con người để đi tới cái chết ‘hạnh phúc’ hơn sống trong đau khổ. Vậy thì lấy gì để xác tín một cách sâu xa sự hợp lẽ của vũ trụ và sự gì để cảm thông –What a deep conviction of the rationality of the universe and what a yearning to understand. Nói ra như chất vấn nhưng đó là sự phản ảnh yếu ớt của trí tuệ, bộc lộ xung quanh một thế giời đa nghi và ngờ vực, bởi; chưa thực lòng tin. Với khoa học tin hay không tin là một thử thách để tìm kiếm trong một sáng tạo mới cho nhu cầu cần thiết. Tôn giáo là giáo điều, là đòi hỏi cố chấp, buộc tội hay được tha để tạo vào đó niềm tin mà xưa nay con người chấp nhận như một nhận lãnh làm người, nghĩa là luôn luôn có tội và luôn luôn được tha. Nhưng nhớ cho; Thượng đế không có luật điều đối với con người, bởi; con người là con cái của thượng- đế. Giữa Thượng đế và con người chỉ có lời răn để đi tới giác ngộ là dấu hiệu vĩnh cửu. Nói chung mọi thứ đều để tâm là yêu cầu cần thiết. Chỉ có Người hiến dâng cuộc đời trong hành động cuối cùng một cách giản đơn; một hiện thực chói lọi của cái chết là truyền đạt đầy cảm hứng và cho những gì của sức mạnh còn lại một cách trung thực; mặc dù đối đầu với vô số lỗi lầm gây ra. Chỉ có một thứ tôn giáo vũ trụ (cosmic religious) may ra chúng ta ý thức cái gì tạo ra sức mạnh (strength) vô biên. Từ đó con người mới nhận ra quyền năng của đấng vũ trụ. Đó là vấn đề đặc ra hôm nay giữa sống và chết, giữa tốt và xấu là hai mặt phân tâm có tính chất tâm thần (mental) hơn là bệnh lý (disease). Đứng trên phương diện khoa học y khoa cho đây là triệu chứng của xác và hồn trong mỗi con người của chúng ta. Đồng thời có người cho rằng lý lẽ ấy chưa hẳn phải là hợp pháp, cái đó nó nằm trong thời kỳ duy vật biện chứng của thời đại khoa học mà chúng ta đang sống và làm việc, nó chỉ nằm trong thâm sâu cùng cốc của những người mộ đạo mà thôi; chớ trên thực tế như lời Nietzsche nói: ‘Thượng đế đã chết / God is dead’ hoặc ‘không có Thượng đế / there is no God’ là lý luận phản đề đối với tôn giáo. Khoa học hiện đại không nhìn nhận sự có mặt hay không có mặt của thượng-đế và coi đó là mệnh lênh mà đó chỉ là mặc khải giữa con người và Thượng đế. Khoa học không có ‘luật điều im lặng’ mà bày tỏ thực chứng giữa khoa học xã hội và con người. Thành ra quan điểm để nhìn thấy của khoa học và tôn giáo là niềm tin chính đáng cho một tâm thức trong sáng.

 

Nietzsche phủ nhận thượng-đế đó là cái nhìn cảm tưởng / opinion , quan điểm đó chưa hẳn phải là một dữ kiện cả quyết và cũng không đợi Nietzsche nói tới sống còn hay đã chết của thượng-đế. Trong vũ trụ loài người đã nghĩ những gì như Nietzsche nói hôm nay. ‘sự sống còn của chủ chăn là tiêu chuẩn tối thượng / the survival of the herd is the ultimate standard’. Đó là lời rao cho một niềm tin có trách nhiệm với loài người, nhưng; trên thực tế mức độ đòi hỏi sự thật không vin vào cơ bản hợp lý của việc làm, mà đòi hỏi ở đó một nhận thức sâu đậm của nghĩa vụ: vai trò và trách nhiệm. Chẳng qua đó là lý luận căn bản phát xuất từ cảm tưởng, chớ thực tình trong lời chối bỏ vẫn còn có một niềm tin tiềm ẩn trong trí tuệ; cái đó gọi là nguồn gốc của trí tuệ hiện đại đã tìm thấy trong bước đầu ở tk. mười bảy và tk. mười tám những gì khám phá trong tư tưởng của khoa học, ngược lại thời điểm đó tôn giáo gần như đối đầu trước những biến động xã hội… Lúc này chính là bước đầu trong toán học vả khoa học tự nhiên (natural sciences) để sắp xếp lại ý chí của con người đang nhìn tới vũ trụ: là nơi sống / chết của con người. Thế hệ mới ngày nay đã tàn phá những việc đã làm (wrought-havoc) với mẫu thức tập truyền của xã hội và tư tưởng chậm tiến để lại, đều có một sự phản kháng chống trả tất cả những gì xưa cổ của khoa học và ngay cả tôn giáo với giáo điều đông cứng cục bộ; đấy là điều cho chúng ta khám phá thực hư của sự kiện trong kinh nghiệm tự do để mọi người có một cảm thức mới hơn (new sense) có mục đích. Lạc quan chắc chắn cho ta lớn dần trong những gì bi quan yếm thế. Trong lúc khoa học kỹ thuật là cuộc chạy đua hàng đầu để đi tới một kết quả không tưởng. Tôn giáo chủ nghĩa ở thế thụ động giữa thượng-đế và con người là bước đi tiệm tiến trong tiết điệu hài hòa của lòng tin, nhưng; có chắc rằng con đường đi tới la trực chỉ nhân tâm hay vẫn là thứ giáo điều chưa gặp gỡ?. Đấy là điều quan trọng để tìm thấy trong thời đại chúng ta đang sống ./.

 

 (ca.ab.yyc .cuối tháng 5/2020)

 

ĐỌC THÊM: ‘Thượng đế đã chết Nietzsche’ của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

TRANH VẼ: ‘Biến dạng / Metamorphosis’ Khổ 15” X 25”” Trên giấy cứng. Acrylics+house-paint+Mixed. Vcl#262017.

 

                                                                    

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1163
Ngày đăng: 01.06.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Quên Tô Thùy Yên thì quá tệ đấy…” (Hay là vấn đề 3 nhà thơ) - Đỗ Quyên
Huyền thoại về một nhà thơ Huế - Võ Công Liêm
Mùa Đông Âu Châu và “Một phút tự do.” - Trương Văn Dân
"Nguyễn Ngọc Hạnh" Con sóng nhỏ của Thi Ca - Võ Quê
“Miên man lục bát” Man mác tình đầy - Trang Thùy
Biên khảo về sự hình thành tên: Trường trung học Nguyễn Tri Phương – Huế - Tôn Thất Tài
Cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ - Võ Công Liêm
Nam Phương Hoàng Hậu “Đức tin và lòng yêu nước” - Võ Quê
Tìm nơi trú ngụ văn chương - Phạm Xuân Nguyên
Từ sinh lý đến tâm lý - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)