Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
770
123.135.194
 
"Tháng sáu trời mưa ", một bà hai ông: thơ vào nhạc ... ...
Lê Anh Thu

 

 

1. Thơ lâu nay người ta hay gọi là nàng ( thơ). Còn giới sáng tác nhạc vẫn có mặc định … là anh (ông) nhạc sĩ.

Bài “Tháng sáu trời mưa” thơ Nguyên Sa có thể khẳng định được viết thời gian ông ở Sài Gòn. Đi dạy và làm báo văn nghệ. Sau khi cùng vợ về từ Paris, thu 1956. AT tôi (tắt của Lê Anh Thu, người viết bài này) chưa thể làm rõ hơn mốc năm tháng Nguyên Sa sáng tác bài thơ này, nhưng theo “mạch” tình cảm và các xuất bản phẩm của tác giả thì chúng ta có thể xác định nó ra đời quãng trước thập niên 60 TK 20 này.

Nhạc hay bài hát phổ từ thơ này, chúng ta nghe nhiều là của hai tác giả. Bài “Tình khúc tháng sáu” của Ngô Thụy Miên  (*4), có thể nói phỏng theo thơ hay dựa vào ý thơ bởi ca từ không sử dụng trọn vẹn một dòng ( câu) thơ nào và bài “Tháng sáu trời mưa” của Hoàng Thanh Tâm. Nói ngay và luôn, bài hát A - B - A’ của Hoàng Thanh Tâm ( tắt HT. Tâm) sẽ được AT tôi dùng phân tích trong bài viết này. Đơn giản vì … thiên hạ + giới ca hát người ta biết đến nhạc phẩm này nhiều hơn ( bài của N.T. Miên).


2. Một bà … hai ông nói trên đây là vậy đó. Trong thực tế thì một “bà” thơ có nhiều “ông” thò tay vào “vọc” khi phổ nhạc cho nó. Chưa kể các sản phẩm phái sinh khác nữa, dù ít hay hiếm thấy hơn : kịch, phim ..v..v … Nhạc HT.Tâm “lấy” gần trọn vẹn hai khổ của bài thơ, một được dùng làm điệp khúc (tắt ĐK) bài hát ( xem chú thích *2) và cắt ghép hay thay đổi nhiều câu, chữ từ bản gốc của bài thơ ( 8 khổ x bốn câu thơ, xem *3 bên dưới bài nhá).

Chưa thấy trên Google một bài viết tổng hợp, chia sẻ nguyên tắc chung hay OK nhất của thể tài nhạc phổ thơ. Điều tiên quyết là thơ luôn có trước, và các “ông” ấy đọc đến độ hiểu đủ tốt về “bà”. Mức cảm nhận cảm thức cảm tình có lẽ phải đạt “ngưỡng” trên cả yêu cầu cao nhất. Mới “sinh” hứng để sáng tạo tác phẩm. Theo như chia sẻ, thì HT.Tâm hoàn thành bài hát trên vào một chiều mưa tháng sáu, ở Canberra ,Thủ đô Úc Châu ( chữ ông này nói thế!). Thơ Nguyên Sa thì họ đã chuyền  tay nhau từ thuở học trò ( ông Tâm có học trường Petrus Ký - trước 1975 – nay là trường Lê Hồng Phong, TP HCM). Nhưng năm đó, 1987 ông có bắt gặp lại tập thơ Nguyên Sa trong một lần vào thư viện Quốc gia của Úc…

3.Bài này dễ đến hơn chục ca sĩ đã thu phát bằng băng ( thời có cassete), đĩa và kênh Youtube. AT tôi ưu tiên nghe NAM ca sĩ ( bài có lời hợp cho phái nam ca hơn) cũng đến 7-8 giọng hát. Và tìm ra hai ông … hát không đúng lời ca ( điểm chỗ đáng phê phán nhất, vì hát thế này chứng tỏ người hát đã không tìm hiểu gốc gác của nó - tức bài thơ). Dẫu biết,  chuyện ca sĩ hát sai lời lâu nay vẫn cứ xưa rồi DIỄM ới ời ơi. 

Nhạc HT. Tâm sử dụng gần đúng hai khổ thơ, chỉnh sửa nhiều câu, luôn cả cắt ghép lại các câu của bài thơ, nhưng dùng lại trong điệp khúc ( hai lần hát một lượt trình bày) thì lượt cuối vẫn chung thủy với câu chữ thơ : …” Em có lạy trời mưa ?”. Lưu ý thơ ở dạng hỏi, nghi vấn. Ca từ nhạc thì không còn dấu hỏi này. Nhưng AT tôi không nghĩ nó ảnh hưởng hay làm sai lệch ý nghĩa nếu so với ca sĩ hát EM thành anh. Hoàn toàn không còn như ĐK ở đầu bài hát: “… Anh có lạy trời mưa”.

Thơ “Tháng sáu trời mưa” là bài thơ tình. Ghi nhận này dù đúng nhưng chưa đủ: thơ tình (dục). Hình ảnh “thuyền ghé bến” thì ông làm nhạc “chỉnh” từ “Hãy dựa tóc vào vai” làm giảm tính “dục” khiến một người viết blog khác đã nhầm khi cho thi ảnh này Nguyên Sa “mượn” từ thơ cổ. Điểm khác biệt nói ngay trên … là chính sự tự tin của “ông” sau đêm ân ái hóa thành câu hỏi : Em có lạy trời mưa … không đó.

 

3+1 Khổ thơ còn lại “ông” nhạc sĩ “xài” đúng bong “bà” thơ là đây:

“Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi / tên em là nhan sắc.” 

 

Nhạc của khổ thơ này “bốc” cùng đưa đẩy, nốt cao + trường độ dài nhất của bài … rơi vào cuối câu một. Tới đây thì AT tôi nghiệm ra: phổ thơ đã có tiếng trong đời thì rất nên “lấy+lẫy” “bà” ấy nhiều+ đầy thì dễ hay và nhanh được biết đến bài hát hơn.

 

 (Tháng sáu, năm 2020).

 

---- Chú thích của bài viết ---------

 

 

Bản nhạc và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm ( ảnh lấy từ Internet).


 


 

-------- Chú thích của bài viết ----------

 (*1&2) Thơ Nguyên Sa, nhạc Hoàng Thanh Tâm

 

(Đoạn A)
Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong kín đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

(Đoạn B)
Mình dựa vào nhau cho thuyền ghé bến
Sưởi ấm đời nhau bằng những môi hôn
Mình cầm tay nhau nghe tình dâng sóng nổi
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi/ tên em là nhan sắc

Anh vuốt tóc em/ cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay/ cho ngọc sát kề môi
Anh sẽ nói thầm/ như gió thoảng trên vai
(bên tai –Q.Dũng/tình khúc vượt thời gian – VTV9 và…
 một ít người cover lại dùng hai chữ này).
Và bên em/ tiếng đời đi/ rất vội

(Đoạn A’)Tháng sáu trời mưa trời mưa không … dứt
Trời không mưa em có lạy trời mưa
( “anh vẫn” không ít ca sĩ hát thay cho  chữ EM CÓ …)
Anh vẫn xin mưa phong kín đường về
Anh nhớ suốt đời mưa tháng sáu...

 

(*3) Thơ có 8 khổ :

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

2.Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

4.Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận

6.Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc


8.Anh (sẽ) vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu


Bài thơ này đã được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thành bài hát Tình khúc tháng sáu (năm 1984) và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc thành bài hát cùng tên (năm 1987).

 

(*4) Bài hát : Tình Khúc Tháng 6 - Ngô Thụy Miên, phổ thơ Nguyên Sa.

1.
Tháng sáu nhạt mưa, mưa ướt mềm vai em
Trời mênh mang xõa kín bờ mi ngoan
Gót bước buồn lay trong gió chiều mưa bay
Hồn bâng khuâng nghe tiếng gọi đam mê

Anh muốn cùng mây giăng kín đường về
Gọi tên em, gọi tên em cho nát bờ môi ấy
Hãy nói bằng đôi môi, bằng tiếng rượu nồng
Mình yêu nhau, mình yêu nhau, dù trời mưa bay, mưa bay...

Tháng sáu nhạt mưa, anh muốn cùng mưa bay
Cùng mây trôi tan biến vào môi em
Khép kín lòng môi anh ước tình yêu tới
Và mưa bay tháng sáu buồn không em?

2.
Tháng sáu trời mưa, em có buồn không em
Tình yêu kia ai nói bằng mi cay
Hãy khóc thật say, say với tình yêu tới
Dù mưa bay hay gió buồn nghe em

Anh muốn gần em, yêu mãi nụ cười
Dựa vai nhau, dựa vai nhau như những ngày xưa ấy
Hãy nói mình yêu nhau bằng tiếng loài người
Trời thôi mưa, trời thôi mưa, mình đừng xa nhau, xa nhau

Tháng sáu trời mưa, mưa ướp nồng môi em
Mình yêu nhau, xin biết mình yêu nhau
Nước mắt thật cay, cay với tình yêu tới
Và mưa bay, tháng sáu đẹp không em./.

 

 

Lê Anh Thu
Số lần đọc: 1578
Ngày đăng: 04.07.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài nét về hai khuôn mặt nổi bậtcủa nhạc Việt đương đại:Lê Cát Trọng Lý và Vũ Cát Tường - Bùi Đức Hào
Bài hát “Bàn tay nhỏ dưới mưa” - Nguyễn Phú Yên
Những hình thức biểu diễn ca nhạc - Tuấn Giang
Nguồn gốc âm nhạc Mông (Hmômgz) - Tuấn Giang
Nhạc tình Boléro trở lại - Phan Văn Thạnh
Nhạc sĩ Xuân Hồng – Trẻ mãi một giai điệu màu xuân - Nguyễn Thanh
Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong... - Phạm Nga
Bài ca cứu nước - Nguyễn Thanh
Hát nhạc Trịnh cũng là cách tự ru mình - Trần Dzạ Lữ
Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc - Phạm Nga