Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
743
123.239.074
 
Sành điệu hay đua đòi
Tâm Việt

Tằn tiện của nhà tỷ phú nói trên làm bài học giáo dục con cái sẽ không bao giờ cũ. Đó là những “quí tộc”, “quí tử” “cậu ấm, cô chiêu” tiêu tiền như phú vào chốn ăn chơi trụy lạc. Sức ép nào đã thôi thúc một bộ phận của lớp trẻphải làm như thế?

 

Người ta chưa hết bàng hoàng về tai nạn 18 học sinh chết chìm vì vùng quê các em còn quá nghèo chưa bắc nổi một chiếc cầu thì vụ đua trái phép bằng “xế hộp” đời mới bạc tỷ quả là một cú sốc. Hà Nội, TP. HCM và còn những đâu nữa, khi hàng triệu công dân dồn sức cho công tác, sản xuất; xã hội chắt chiu để làm nhích lên từng phần trăm tỷ lệ tăng trưởng quốc gia thì lại chính nơi đây vừa khám phá nhiều tụ điểm “nhạy cảm” – thế giới đen của những viên thuốc lắc (tồn tại nhiều năm) thủ phạm hầu hết là lứa tuổi choai choai, phần đông là “cô chiêu, cậu ấm”! “Chuyện thường ngày” về một hành động thô bạo, một thái độ trịch thượng, hỗn láo, không có người trên kẻ dưới đã thành chuyện thản nhiên vẫn chưa có điểm dừng.

 

Tuổi trẻ đốt tiền và đốt tương lai được phơi bày trên các phương tiện thông tin các phương tiện vật chất hiện đại đắt tiền - một sự lãng phí trong cách sống...

 

Về vấn đề này nhà tâm lý học, Nguyễn Thị Oanh có nhận xét khá tinh tế:

- “Đó chỉ là bề nổi của vấn đề. Giá trị đích thực của sự nổi trội không giản đơn ở hai chữ “sành điệu” mà các bạn muốn chứng tỏ. Với suy nghĩ trên, vì họ không còn cái gì khác ngoài xe cộ, điện thoại, quần áo... để khẳng định khi chưa thể trang bị được cho mình những giá trị về tri thức, kinh tế...”. Bà cũng dẫn chứng một nguyên nhân tai hại của hiện tượng “đua đòi”, theo bà: “Xã hội chúng ta đang nổi lên một lớp nhà giàu mới, đó là những người thích tiêu xài khoa trương, nhờ vào đó người khác mới nhìn thấy được “giá trị”của mình. Việc tiêu xài hoang phí, chạy theo những phương tiện vật chất đắt tiền ở các bạn trẻ phần nào có sự khuyến khích từ cha mẹ, bởi đó như là cách để lấy “le” cho cha mẹ”.Báo Sài Gòn Giải Phóng chủ nhật (17-7-2005).

 

Thế kỷ trước, có câu chuyện về tỷ phú Mỹ RocKefeller, đi đâu ông cũng chọn các khách sạn bình dân mà ở. Một chủkhách sạn nọ cắc cớ hỏi ông: Tại sao con trai ông luôn chọn các khách sạn sang trọng mà ông lại tới đây? Ông nửa đùa nửa thật rằng “Tại cha nó giàu hơn cha tôi!” Nhắc lại, vẫn còn nguyên giá trị thời gian. Xin mượn chuyện tằn tiện của nhà tỷ phú nói trên làm bài học giáo dục con cái sẽ không bao giờ cũ.

Tâm Việt
Số lần đọc: 2033
Ngày đăng: 23.11.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hiên trước nhà một bà già tốt bụng - Nguyễn Ngọc Tư
Lưu lạc một vần thơ - Dương Ðình Hùng
Những đôi mắt ngóng trông - Dương Ðình Hùng
Mật ngọt của rừng - Tạ văn Sĩ
Nơi ấy, biển ở phía Tây… - Nguyễn Thanh Xuân
Làng ngựa Đức Hoà - Lê Phú Khải
Đất phèn - Lê Phú Khải
Về xứ nhãn tiêu hồng - Trần Đổ Liêm
Báo động một tuyến đường huyết mạch - Trần Đổ Liêm
Ghi lại CUỘC TRIỂN LÃM tháng 9 & 10/1996. - Dương Ðình Hùng
Cùng một tác giả