Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.116
123.139.422
 
Tôi lắng nghe âm thanh vọng đến
Từ Sâm

 

Nhân đọc “Tiếng vọng đa thanh” của Hoàng Thụy Anh

 

 

Tôi thuộc loại lười khoe “của”. Đó là “của” cho, “của” biếu, “của” tặng. “Của” đây là sách. Người có “của” ấy thường khoe ngay. Khoe để bạn mừng vì quà đã nhận. Khoe để ai không biết mà tìm đến tác giả hoặc hiệu sách. Tôi trân trọng báu vật bạn bè, lật đi lật lại, có khi đọc lui đọc tới, có khi bỏ vào túi xách đi xa, hay chọn một ngày rãnh rỗi để “cảo thơ lần giở trước đèn”. Cuốn sách này là một ví dụ. Của biếu đã lâu, giờ mới đưa ra xài, nhâm nhấm vị ngọt, chan chát vị đắng, nồng nàn vị cay.

Khi những lật từng trang tinh khiết, những dòng chữ chống chọi với thứ tạp âm inh ỏi của phố đêm du lịch, thấy mình thèm khát sự tĩnh lặng làm sao.   

 

Hơn 200 trang, 23 bài phê bình. Với sự đề cập, có những tác giả tôi đã quen tên, có những tác giả mới gặp lần đầu. Từ “Tiếng vọng đa thanh” (TVĐT) của Hoàng Thụy Anh (HTA), tôi được nghe những âm thanh lạ như Nguyễn Minh Kiêm, Fan Tuấn Anh…hay những âm thanh quen như Lưu Trọng Lư, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Đức Tùng…với cách “phối” mới và hiện đại của cô.

 

Mỗi câu chuyện, mỗi bài thơ, mỗi tác giả là cái đã có, hiện có. Nó như cây đàn, mặt trống, núm chuông đã nằm chờ. Mỗi nghệ sĩ chạm vào sẽ gọi về nhiều âm thanh khác nhau, có khi khác biệt. Người phê bình cũng là nghệ  sĩ, là chạm vào chữ mà thôi.  Cái chạm vào của “Tiếng vọng đa thanh” với góc độ và nhịp thức riêng, tạo nên tần số mới, ta nghe được sự ẩn kín từ phía đối diện, hoặc có khi phải qua “tiếng vọng” của nó. Có khi đôi tai chưa thẩm thấu hết mà nhờ thêm cách “nhìn” của lí trí, nhờ thêm ngọn gió thời gian thổi về gọi mùa chữ chín. Âm thanh ngân lên được rõ nhờ đến “góc nghe”.  

 

Trong “tạp âm” của con chữ trên “sân khấu” văn học, HTA chắt loc nó để người nghe thưởng thức một bữa tiệc có khi vượt qua sự đóng khung của “năm dòng kẻ” và các “quảng tám” với nền nhạc hiện đại. Hoặc năm “bậc ngũ cung” “liu hò xự xang xề ” của truyền thống.   

Tác giả đưa tôi lắng vào “Tiếng Thu”  (Lưu Trọng Lư), tiếng nhẹ êm của “Chân trời mùa hạ” (Hữu Phương), tiếng sóng vỗ “Thuyền trăng” (Hồ Thế Hà), tiếng khát vọng trong “Mùi” (Hoàng Vũ Thuật)…là những giai điệu làm tôi thích thú.

 

Trong xã hội hiện đại, nhà phê bình “quất roi vào con ngựa rũ” không còn phù hợp nữa. Người sáng tác và bạn đọc đang đứng ở ngã ba, ngã năm, ngã bảy. Nhà phê bình là đèn xanh, đàn vàng, đèn đỏ…để dòng chảy văn học không bị ách tắc và đúng hướng…

Hoàng Thụy Anh, nhà phê bình thế hệ 8x cũng nằm trong số đó.

Gấp trang sách cuối cùng, tiếng “vọng” vẫn còn đâu đây.

 

 

             

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 1097
Ngày đăng: 03.12.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn học Đà Nẵng: Nhìn lại năm 2020 - Trần Trung Sáng
Thơ Điên Bùi Giáng - Trần Yên Hòa
Trò chuyện với thiên thần và một phút tự do - Huỳnh Ngọc Nga
Vài cảm nhận về 2 bài thơ tình của cậu học trò lớp 12 - Đặng Xuân Xuyến
Cảm nhận khi đọc truyện ngắn “Cô Sướng cưới vợ” - Vũ Thị Hương Mai
Thơ là phúng dụ, phúng dụ là thơ - Đỗ Quyên
Sắc thu làng quê Việt trong thơ Nguyễn Khuyến - Trần Thanh Xem
Phạm Ngọc Thái với bài thơ tượng trưng điển hình - Trần Đức
“Trò chuyện với thiên thần” - Mai Thanh Tân
Gập ghềnh khúc đau và nỗi ưu tư trần thế trong thơ Trương Tuyết Mai* - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)
Mùi của bếp (phê bình)