Khi tôi hai lăm tuổi, tôi nhận ra mình có nhiều ước muốn trở nên dang dở hơn mình nghĩ. Ở cái tuổi này, nhiều cô gái đã có chồng con, mẹ hay hỏi tôi :” Quê mình lắm đứa có cháu bồng, khi nào đến phiên mi?”, tôi chỉ bật cười không nói gì. Hai lăm tuổi, tôi chia tay mối tình đầu. Nếu tôi nói với mẹ con vừa chia tay thể nào mẹ cũng sẽ mắng tôi :” Cha bố mi, từng tuổi này yêu còn không biết giữ thì khi nào mới yêu lại hả con?”, thế nên chẳng thà tôi im lặng, ôm lấy mẹ và dối:” Thành phố lắm cô gái ba mươi vẫn chưa chồng”
Khi tôi hai lăm tuổi, bằng sức mình tôi được nhận vào một công ty lớn. Có điều, công ty dù có lớn bao nhiêu cũng chẳng thể che giấu đi nỗi đau mất một giấc mơ trong tôi. Tôi tạm biệt với cục phấn nghiêng, tấm bảng đen và sáu tháng dạy hợp đồng cho một ngôi trường nhỏ để lao đầu vào một công ty tài chính với cái nghề kế toán chỉ học vỏn vẹn hai năm. Cái khác trong việc vật lộn giữa những con số và những con chữ được thể hiện rõ rệt mỗi ngày. Khi tôi hai lăm tuổi tôi bị người ta cười vào mặt:” Làm công việc tay ngang mà cứ tỏ ra mình đáo để”. Tôi gượng cười, người ta nói đâu có sai, đây vốn chẳng phải nghề tôi bỏ đằng đẵng bốn năm để học, mà cái lẽ thường, bằng cấp vốn là thứ để người ta định giá một con người. Tôi vẫn cứ miệt mài với công việc, đến nỗi mỗi sáng trước khi đi làm tôi hay tự dặn mình :” Cố lên Mi ơi, Mi không thương Mi thì ai thương Mi?” để tập cho mình tính cẩn thận. Tôi bằng lòng với số phận đến độ tôi đã thôi cái kết cục nhu trong truyện cổ tích rằng cứ cố gắng thật nhiều rồi sẽ được người ta để ý rồi thăng chức rồi gì gì đó. Mỗi ngày, tôi chỉ cố gắng để không- sai- sót và để giữ- được- việc mà thôi.
-
Mày không mệt à Mi? Tao mắc mệt thay mày đấy.- Huy đẩy về phía tôi
Một cốc chè Dung rồi chùi chùi hai tay vào cái tạp dề cậu ta vẫn hay đeo trước ngực để phục vụ quán.
-
Gía như được như mày thì tốt, mở một quán riêng, làm một ông chủ chả chịu ai sai khiến.
-
Đúng rồi, thế tao bảo mày cứ hùn với tao lại ứ chịu.
Tôi nhấp cốc chè Dung Huy pha, cậu ta vẫn thế, khéo tay và những thứ cậu
Ta pha cho tôi vẫn hay theo tâm trạng tôi. Khi buồn khác, khi vui khác. Cậu ta là bạn thân từ hồi đại học của tôi, trong khi mấy đứa bạn thân đại học khác đều bỏ phố về quê thì chỉ còn tôi và cậu ta neo đậu lại nơi đây. Cậu ta quần quật đi làm rồi mở một quán café nhỏ nơi góc phố, nhỏ và yên tĩnh nên cũng bộn khách ra vào.
-
Khi nào mày lấy vợ mày phải báo tao trước ba tháng. Vì mày là bạn thân tao, tao sẽ “ đi” mày bộn. Nhưng lương khắm quá muốn đi bộn phải dành lâu.
-
Khi nào mày lấy chồng thì tao đi tu. Lấy vợ nỗi gì.
Tôi cười, đánh nó cái độp. Hai lăm tuổi, ít ra trong cuộc đời tôi còn có nó.
Nếu có một ngày nó lấy vợ, tôi thật chẳng dám nghĩ tới tôi sẽ cô đơn đến nhường nào. Nó vẫn hay khuyên tôi bỏ việc, theo đuổi ước mơ của mình. Vì gần đây tôi nhận được lời mời cộng tác của một tòa soạn, nhưng tôi sợ, tôi sợ bắt đầu, sợ đồng lương tòa soạn còn bèo bọt hơn cả công ty tài chính mà tôi đang làm. Sợ cái mác nhà báo mà mẹ tôi vẫn hay cấm tiệt. Mà điều quan trọng nhất là tôi sợ tôi không thể theo đuổi nỗi cái ước mơ của mình. “ Mày nhu nhược”. Tôi và Huy cãi nhau chì vì câu nói đó của nó. “ Mày thì biết gì? Gio mày đã là ông chủ, tao chỉ là đứa làm công ăn lương, đừng ở đó mà phán xét tao.”. Tôi và nó đột nhiên không gặp nhau nữa.
Tôi bị ốm. Ở thành phố chẳng ai quen thân, cái giấy phép gởi nhờ đồng nghiệp mang lên cũng bị người ta “ lỡ quên” làm sếp kiểm điềm rồi trừ lương tôi vô cớ. Hai lăm tuổi, tôi đâu còn quá ngu muội để hiểu được sự tranh đua của người và người. Khi tôi mê man, tôi nhớ có người vẫn nấu cháo cho tôi, bón tôi ăn rồi còn cốc khẽ vào đầu tôi :” Tao đã bảo mày ngốc rồi, cứ làm cho lắm vào”. Nhưng khi tỉnh dậy chỉ thấy mẹ đang ngồi cạnh, còn chưa kịp thắc mắc thì đã nghe mẹ bảo :” Ở một mình khổ vậy đấy. Thằng Huy mà không điện cho mẹ chắc mi chầu trời lúc nào chẳng hay”. Tôi im lặng. Hết bệnh, tôi bị sếp rầy, phạt cắt mất lương dù chưa khỏi hẳn. Tối, nằm ngủ- mẹ vẫn ở cạnh tôi để chờ tôi hết bệnh:”Mẹ, mẹ muốn con gái mẹ làm tài chính lắm đúng không?” Mẹ thấy tôi khang khác nói:” Sao tự nhiên mi hỏi vậy?”.”Mẹ trả lời con đi.”.”Ừ, thì cũng. Tài chính nghe cũng oai, mà nghe cũng có vẻ nhiều tiến. trước là có lợi cho con, con nên chỗ thì ba mẹ cũng an, sau cũng có tiếng cho ba mẹ. Nhưng con đừng nghĩ là ba mẹ chỉ nghĩ cho mình, ba mẹ xem con quan trọng hơn.”.”Thế nếu con theo nghề khác?”.”Nghề chi?- Rồi mẹ im lặng suy nghĩ “ Con muốn viết báo à?”.Tôi im lặng, mẹ cũng lặng im. Đột nhiên mẹ vuốt tóc tôi:
-
Nếu con muốn làm gì, miễn là con thích mẹ đều ủng hộ. Lúc trước mẹ không muốn con theo nghề báo vì nghe nói con gái mà làm nghề đó cực lắm. Nhưng rồi mẹ nhận ra, nhất là khi nghe thằng Huy nói những gì mà con gặp phải ở công ty, mẹ thấy không có cái nghề nào là sung sướng cả. Nhưng mẹ đợi con nói trực tiếp quyết định và những khó khăn của con với mẹ nên mẹ không hỏi. Nếu con muốn theo đuổi ước mơ của mình, con hãy cứ làm, mẹ sẽ ủng hộ con, nhưng hãy nhớ cái gì cũng có khó khăn, đừng n ản lòng con nhé.
Tôi ôm mẹ bật khóc. Hai lăm tuổi, tôi thôi là cô gái ngại ngùng giấu tất cả
Vào lòng. Để lên bàn sếp lá đơn xin nghỉ việc, nhận cái thẻ làm phóng viên tập sự ở tòa báo đã mời, tôi nhảy chân sáo tới quán của Huy. Cậu ta vẫn nở nụ cười thật tươi nhìn tôi với cốc chè trên tay pha sẵn như ngày nào cũng đợi.
“A mà thằng Huy, nó thích con thật lòng đấy. Nó bảo với mẹ. Hai lăm tuổi rồi, ráng mà giữ gìn nghe con.”