Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.110
123.143.758
 
Tản mạn đầu năm
Võ Công Liêm

 

TRANH VẼ: ‘ Mây Hạc / Cloud & Cranes’ Khổ 15’’ X 22” Trên giấy cứng. Acrylics+mixed. Vcl#27112016.

 

 

   Văn dĩ tái đạo. nghe rất mực hồng trần. Nó có tính chất bao la vi diệu đối với con người nghệ sĩ, đặc biệt thi nhân nó có một cái gì tiềm tàng cổ lỗ sĩ từ ngàn xưa để lại, biểu trưng một cái gì truyền thống vô ngần, vô ngạ, vô ngại đại bi a-di-đà-phật, thị phi tràng giang đại hải; đôi khi tìm thấy ở đó một sự đú đỡn ngữ ngôn văn chương làm bung phá thị trường chữ nghiã. Thoạt kỳ thủy muốn có cái gì vượt thoát ra khỏi những tàn tích cố cựu, khơi gợi cái bên trong của lãng mạn –que l’artiste, le poête en particulier, soit demonniaque, sette idée très ancienne trouve une formulation provocante chez les romantiques. Nhưng; lãng mạng là cái chi chi? Dạ thưa: lãng mạng đế quốc chủ nghĩa, lãng mạn văn chương chủ nghĩa đang vây quanh cuộc đời đang sống, tà ma qủi ám lộng hành làm lu mờ những đấng anh hào, lu mờ những gì là thiên tài. Trong khi người ta dốc sức đưa vào đó những tư duy đầy sáng tạo, đầy tình người là tiếng nói trung thực được mô tả trong thi, văn; mặc khải tất cả để nhận ở đó một tiếng nói của sự thật. Đó là tiếng vọng vô tội bị phỉ báng, bôi bác –C’est le cri de l’innocence outrage. Mà bấy lâu nay âm u sầu cô tịch.

 

Thực tình mà nói cái sự vụ ‘bức xúc’ đó có một âm hưởng lạ kỳ trong con người: là phản kháng siêu hình, nó thể hiện một cách trọn vẹn trong những tác phẩm như một biện chứng hùng hồn, một cố gắng tận lực của Saint Exupéry, René Char, Camus, Heidegger, Dostoevsky mấy thế kỷ qua không đẩy lùi bọn ‘cường hào, ác bá’ ưa làm vua ngữ ngôn văn chương, một thứ ngữ ngôn trì trệ ‘khổ quá nói mãi’, nhai đi nhai lại từ hơn mấy mươi năm nay; cái gọi là ca bài ca con cá không thấm thía đối với bọn bạo lực chữ nghĩa mà đôi khi dung tục ngôn từ một cách hàm hồ, sàm sở. Cái sự ‘trơ gan cùng tuế nguyệt’ không còn là anh hùng vị dân mà chỉ đưa tới thất bại tư tưởng; đã không đẩy lùi mà tự mình đã thụt lùi để cho bọn cường hào ác bá vẫn chơi cái trò con trâu đi trước cái cày theo sau. Nông dân Việt Nam phản kháng như phản kháng nô lệ Mỹ thuở mới lập quốc, thuở nội chiến từng ngày ‘civil war’. Rứa thì khuấy động có làm nên việc hay đây là thứ ma giáo hoạt đầu chính trị? Cuối cùng phe ta ôm cái búa, ngậm bồ hòn ngồi kể công, kể trạng tợ như nhắc chuyện xưa ‘xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em’; cái thời vàng son đó đâu còn nữa, chỉ để lại một thực thể bi thảm, nỗi đau không nguôi của kẻ thất chí. Cái bế tắc đó cứ còn ù lì và cứ còn ngoan cố cho rằng là, cho thì là… thời tại hạ cũng xin chào thua, bởi; chưa tìm ra cái lý chính đáng để bình giải thế nào là phản kháng và thế nào là siêu hình. Bí! cuối cùng đi tới hư vô phản kháng cho dù ở khoảng cuối tk. mười tám đã hiện nguyên hình phản kháng của những cuộc cách mạng nổi dậy từ Âu sang Á nhưng rút cuc vô hiệu năng, bởi; nó biến mình vào trong siêu hình qua những chuyện thần thoại, truyền kỳ với những gì gọi là trùng trùng duyên khởi mà ngay cả triết lý nhà Phật đã hô hào và Nguyễn Du cũng đã nói nên lời cho đời cái gọi là  anh hoa phát tiết. Phát tiết cái gì?  Là câu hỏi tự trả lời. Cho nên chi nhận ra giá trị phản kháng là khước từ mọi âm mưu thủ đoạn mà trong đó bao gồm cả hai: -pour l’un et l’autre- tuy hai mà một, tuy một mà hai. Hai là hai ta cùng một hướng đi tới bi thảm: bi thảm tự tại và bi thảm xã hội, ấy là điều mà Nietzsche đã dẫn chứng qua vai trò Zarathustra để cho chúng ta ‘tại ngoại hầu tra’ để tìm thấy được cái chân lý làm người; là ‘Thượng đế đã chết /God is dead’ là một hiện hữu sống thực, không còn mơ ‘sống lại’ những gì ở thượng đế. Cái mơ-về trễ tràng cho một hoài vọng cần thiết giữa lúc con người đòi hỏi một phản kháng để chống lại siêu hình, siêu vi, siêu thoát là một tập hợp vô lượng không thể hóa giải kịp thời mà đưa tới đe dọa cho tương lai. Thành ra sự trở mặt này không phải ở thượng đế mà ở con người; một sự mặc khải trái ngược giữa đạo lý và đạo đức.Nó đòi hỏi nhận thức nơi chúng ta.

 

Cuối cùng phản kháng bằng đoản đao theo kiểu Nhật Bản là khí thế, là anh hùng không chịu khuất phục trước sự áp bức tinh thần và thể xác, áp bức bằng ngữ ngôn của kẻ chiến thắng, ngậm đắng nuốt cay cho thế sự của kẻ chiến bại. Sự này là một bất khả lĩnh giải; bởi nó nằm trong phản kháng siêu hình để đi tới hư vô phảng kháng là ở chỗ đó.Camus siêu hình một cách đúng đắng, đường bệ, một sự khước từ đầy đủ ý nghĩa của đại nhân, để thấy được nhà nguyện trong tù – I have just refused, for the third time, to see the prison chaplain. (V The Stranger A.C) mà đành lòng cách ly giữa hư không và con người. Ở đó tôi có thể thấy mặt trời và chả còn chi để thấy hơn nữa –I can see the sky, and there is nothing else to see (trong Étranger) Camus chỉ thấy mặt trời là tiếng kêu thống thiết của định mệnh, là một phản kháng của kẻ đứng ngoài cuộc (The Strangger/ the Outsider) nhìn đời một cách tuyệt vọng và chẳng thấy gì hơn ngoài rắn rít, bò hung, ruồi muỗi là thứ ăn bám xã hội, a-tòng, a-dzua làm sụp đổ bao nhiêu trào lưu, trào lưu văn chương là một đáng kể. Đau đớn thay; tư tưởng phản kháng đã cô đọng từ thời điểm 1975 là thứ tư tưởng không thể xóa bỏ được bởi ký ức, bởi nó là trạng thái khẩn trương cho một báo động trường kỳ không thể dứt được. Sự cớ này không còn ngạc nhiên hay thắc mắc; hãy nghe lời lẽ của Martin Heidegger qua phần giới thiệu trong tập ‘Hiện hữu và Thời gian / Being and Time’. Mở đầu một vài lời thơ như tĩnh như say, nhưng; đó mới là lời ta thán: ‘Trễ tràng cho những gì đối với thánh linh / và quá sớm cho một tồn lưu / Hiện hữu của thi ca như vừa thành hình, đó là con người. “We are too late for the gods / and tơo early for Being. / Being’s poem, just begun, is man” của cái thời 1926/1927 viết lên một sự phản kháng hư vô là mở đầu cho chúng ta một vài sự lý tại sao, tại răng, tại rứa, tại chi mô là những gì ngoài vòng cương tỏa / beyond, cái sự đứng ngoài này là trợ vào lời mở đầu của tác phẩm ‘Hiện tượng học về Tinh thần / The Phenomenology of Spirit’ của Hegel là đưa Hegel nhập hồn vào triết lý tánh không cho một tương lai về sau. Nó có một ý nghĩa hết sức thâm hậu là nói lên cái sự cố hiển nhiên nhưng bất hoạt –Its meaning is obvious but vacuous. Tất cả là bước khởi đầu cho một phân tích cái ý nghĩa tồn lưu, tồn lại, tồn lần của một hiện hữu sống động; chúng ta không thể khước từ, bởi; chính chúng ta đang đứng trước một đối kháng hiện hữu của phản kháng hư vô. Thành ra Heidegger nhắc đi nhở lại hai chữ DaseinDass-sein.  Cái sự đó là chuẩn mực của con người. Dasein này nọ Dass-sein này kia là cái lý như nhiên của nó, chớ chẳng nhẽ Heidegger nỗi cơn điên mà nói giăng, nói cuội. Một bên của Dasein là nguồn cơn thuộc lịch sử (derived historical). Còn bên kia của Dass-sein cái đó mới thực sự hiện hữu tồn lục (that-it-is of a being). Nhận thức được nó tức là không hờn nó, không qui tội nó mà qui tội ở chính mình ‘đằng đằng một đấng anh hào’, không còn thấy chi là mã thượng chớ đừng nói thượng mã mà phải nhìn nhận nó như một thực thể hiện hữu, cho một lịch sử đã sang trang. Nhìn là nhìn cái thực thể ở chính mình hơn là nhìn vào đối tượng hiện hữu, bởi; hai đằng là thứ qủi kiến sầu, thứ ma đầu giữa thế gian này; chẳng hơn mà chẳng thua, bởi; nó là củi đậu nấu hạt đậu sướng chi mô răng rứa hè; cho nên chi giữa Dasein và Dass-sein là một hội ngộ trùng trùng duyên khởi. Nói tới đây cho chúng ta trở về cái thời ‘hoàng thị’, cái thời mà người ta đem Camus, Sartre, Dos, Hemingway, Faulner ra làm ‘hàng hiệu’ cho dẫu chưa đạt tới cái chân tướng của nó, nhất là ngữ ngôn văn chương hiện đại. Trong cơn thử thách hằng ngày, hằng tháng, hằng năm là đưa tới cái gọi là trống không/bất hoạt (vacuous) một cách hiển nhiên (obvious) cho một con người chịu đọa đày, đọa đày trong lao ngục, đoạ đày cho cả nhân gian, một cơn đại dịch mà chúng ta phải chịu đựng và trở nên suy tư của cogito trong phạm trù tư duy phát tiết tức là lôi đầu cái ngã mạn ra khỏi một thân xác tàn tích cố cựu để có : tôi phản kháng do đó tôi hiện hữu. Vậy thì phản kháng là gì?  Là nổi loạn / rebellion hay phẩn nô / révolté hai thứ này hợp chung thời gọi là cách mạng / revolution. Nó có hai mặt tư tưởng bùng dậy. Một thuộc lịch sử phản kháng (Historical Rebellion) và một phản kháng của Văn chương và Nghệ thuật (Rebellion Literature and Art) là dung thông đưa tới cách mạng; cách mạng tư tưởng là cốt tủy như Marx và Hegel đã nói trong hiến chương, là giáo điều đưa tới cọng sản hay xa hơn là xã hội chủ nghiã là con đường tiến tới thế giới đại đồng. Thế nhưng con đường một chiều đã trở nên giao lộ giữa Đông và Tây là một gạch nối lớn lao ở cuối tk. hai mươi, một xóa mờ không văn tự mà tới nay coi đó là sự cố hiển nhiên và không có chi để nói. Cuối cùng chơi trò ma giáo: treo đầu heo bán thịt chó là chuyện thường tình của ngày nay. Nó tự động hóa, nó tự thực thi để trở về trong ‘luật điều im lặng’ của người Ky-tô giáo. Cho dù có tuyệt vọng đi chăng. Theo Camus ‘Tuyệt vọng /Désespoir’ mà ông dùng trong các tác phẩm: ‘L’Homme Révolté, ‘Le Myth de Sisyphus’ ‘L’Etranger’ và ‘La Peste’ đã được nói đến nỗi tuyệt vọng của từng nhân vật. Camus cho đó là tinh thể tuyệt vọng không giống cái thứ tuyệt vọng thông thường mà phải xa rời tuyệt vọng của ảo tưởng; nó nằm trong sâu thẳm, trong tan điền, trong thâm cung bí sử của Tố Như tiên sinh. Mà ngầm hiểu rằng đó là phản kháng hư vô trong nỗi tuyệt vọng ‘tuyệt cú mèo’là ở chỗ đó!

 

Vậy thì tinh thần phản kháng là phải tự mình tìm ra mình, thế nào là đau đớn, thế nào khổ nhục kế mà đành lòng chấp nhận thương đau, kiểm xét lại mình để tìm lối thoát giữa mê cung, mê cung ở đây tợ mê cung trong ‘Huyền thoại của Sisyphus’ là lối chơi rất lịch lãm, gần giống lối chơi của Nguyễn Công Trứ : ‘chơi cho lịch mới là chơi / Chơi cho đài cát cho người biết tay’. Cho dù có tuyệt vọng, nhưng; tuyệt vọng trong tinh thể, vì rằng nó nằm trong luật tắc của hành động chưa thỏa mãn đó là hành động trong phản kháng hư vô. Biết nói cùng ai hay lạc bước vào chốn hồng trần ngã ba chuồng chó Gò Vấp của vang bóng một thời. Nguyễn Tuân đã vượt thời gian để định nghĩa thế nào là vang bóng, thế nào là bóng vang; thấy mà thèm! Phạm Duy nhạc sĩ cho đó là ‘ngày xưa hoàng thị’ là về giữa ngọ hay về với Hoàng thị Ngọ để trở thành chuyện lớn (scandal). Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn là hành động đi tới sụp đổ của cuộc chiến ý thức hệ (1975) một sự sụp đổ thê thảm dưới hình ảnh bạo lực nhưng không bạo lực. Mừng hay tủi ?

 

Đó là siêu lý của phản kháng siêu hình, phản kháng hư vô mà từ xưa tới nay cứ vòng vo tam quốc đi tìm chân lý cuộc đời mà đời là khổ nhục kế. Rút cục đi tới tuyệt vọng tinh thể là chất liệu xây dựng nền móng cách mạng. Cách mạng là gì? Là đạp đổ cái cổ lỗ sĩ dựng lên cái mới sáng tạo: văn chương, khoa học kỹ thuật và kinh tế; cái sự đó mới gọi là nồng cốt, mới gọi là lập trường, mới gọi là cục bộ, nhưng; đến nay ngữ ngôn hoa mỹ đó hoàn toàn xa vời thực tế. Nó không ‘tiến lên’ mà thụt lùi đi vào ngõ cụt. Sự thể như thế nói theo từ triết học là ‘bi thảm xã hội /tragedy of social (ism). Như Nietzsche đã viết thành sách.

 

Heidegger cho rằng: Hiện hữu / Being gần như ý niện ‘vũ trụ / universal’: to on esti katholou malista pantôn. Răng người chơi cái thứ ngữ ngôn này trong triết lý? Heidegger biết đời sẽ đặc câu hỏi; vì rằng cái chữ Wiederholung đúng nghĩa văn chương (literally) là ‘lập lại/repetition’ cho chính xác ý nghĩ của câu văn chớ chẳng phải ông ‘lấy le’ hay khoe tài, khoe tướng và cũng không dùng nó trong một cảm thức khác mà chỉ là nói lại những gì đi trước đời ông trong cảm thức mê hồn trận (fetching) để trở lại cái bắt đầu. Có lẽ Heidegger dùng nó như nghe một ca khúc hay nhiều lần. Rứa thôi! Thomas Aquinas nói trong ‘lý thuyết tóm lược /Summa theologic’ như sau: ‘Nhận thức về Hiện hữu là cái sự luôn sẳn sàng chất chứa trong mọi thứ mà chúng ta có thể lý giải được trong hiện thực / An understanding of Being is always already contained in everything we apprehend in being’. Nhưng nhớ cho điểm này những gì thuộc vũ trụ quan là thuộc về ‘Hiện hữu’nó không phải những gì thuộc giống tính /genus có nghĩa là nó không trống mà cũng chẳng mái, nó chẳng phải thằng bò hay cái nhớn, cái bé, nó có đó mà không có đó, nó đi về bất thường, nếu nhận ra nó thì đó là ta. Ta đây không phải là ta-bàta của một hiện hữu sống thực giữa cõi đời này. Nó là thứ không giống, nó đứng trong vị trí cách riêng, không phân ranh mà là bản thể riêng biệt: ‘oute to on genos’. Aristotle ghi lại trong Siêu hình III [Hiện hữu là không giống tính / Being is not a genus]. Ý niệm của Hiện hữu là không minh định một cách cụ thể mà nó tự nhận là có thật. Ngay cả Hegel cuối cùng xác nhận rằng: ‘Hiện hữu / Being’ được xem như là thứ mơ hồ khó hiểu nó đến trong khoảnh khắc tức thời’ Định nghĩa rõ hơn hiện hữu là sự có mặt của ta trong đó; có trước có sau như một định hệ. Dù có hỗn độn hay trắc trở điều chi đi nữa tâm thức con người sẽ gào thét, sẽ bàng hoàng đều dưới dạng của hiện hữu; nãy sinh ra một tinh thần phản kháng để chống chế cho một hiện hữu chìm đắm. Tất cả những gì có dính líu tới tà ma qủi ám là hiện thân một hiện hữu suy đồi. Hiện hữu của văn, thơ là phải sáng đừng a-dzua, đạp đuôi, hồ lốn thập cẩm mới gọi là hiện hữu sống thực, bằng không bé cái nhầm, vỗ tầm bậy, trật chỗ thời đi dậy chỗ khác chơi. Cho nên chi hiện hữu sống động là hiện hữu có thực.Thành ra giữa những trào lưu khác nhau, giữa những tình huống khác nhau đều chất chứa một thứ hư vô phản kháng cho một hiện hữu tuyệt vọng ngay cả tuyệt vọng tinh thể cũng bị vạ lây trong cùng một hiện hữu và thời gian ./.

 

 (ca.ab.yyc 7/1/2021)

 

 

 

                                                                             

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1051
Ngày đăng: 16.01.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Năm Sửu nói chuyện trâu - Nguyễn Đại Duẫn
“Mặc như lôi” là hành thâm bát-nhã - Tuệ Thiền
Tuổi 25 - Lê Hứa Huyền Trân
Hà Nội, nét đẹp bí ẩn. - Elena Pucillo Truong
Tiếng gọi phồn sinh - Nguyễn Linh Khiếu
Trải qua một cuộc Cô Vy: Từ Canada nhìn nhanh - Đỗ Quyên
Hành trình một giấc mơ - Vĩnh Thông
Ông già Nam bộ chốn biên thùy - Vĩnh Thông
Đất làng - Vinh Anh
Nhớ tiếng chuông thanh thoát hương lành - Trang Thùy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)