TRANH VẼ: ‘Rừng xưa đã khép / Woods is death’ Khổ 14” X 21” Trên giấy cứng. Acrylics vcl# 0122021.
Cái đáng kể của năm Trâu Mới 2021 là nói lên cái chân lý làm người có đáng hay không đáng, chớ cứ chơi cái trò lập ngôn thì hoàn toàn không thực tế và không sáng tạo, bởi; cái và con là chứng tích lịch sử của hôm nay, thời mới đạt tới cái ngôn ngữ tuyệt chiêu. Còn bằng không đó là trò chơi ‘đố vui để học’ trò chơi phải là, thì là, mà là, cái đó nó nằm trong một thứ hợp chất để nói lên sự thật. Sao gọi là ngôn ngữ? Sao gọi gọi là ngữ ngôn? bởi; nó dị biệt của cái gọi là ngữ pháp / language là tiếng nói của cách phát biểu tư tưởng hay ý tứ để gợi lên một cái gì đặc thù và riêng biệt; chớ ngôn hay ngữ, ngữ hay ngôn đồng một nghĩa. Gọi ‘ngôn ngữ thi ca’ là chuyện thường tình như cơm với cá như mạ với con là sáng tạo sự việc, còn sáng tạo văn chương thì lại khác; cho nên chi chân tình mà nói ‘ngữ ngôn thi ca’ là huyết thống, là thời thượng cho một thứ chữ nghĩa tân thanh là đạt tới chân tướng của vô-thanh là cái sự bất khả tư nghị của vô-ngôn. Đấy là sự thật hiện hữu, sự thật của con người cho một lịch sử hiện hữu; một sự thật của hiện hữu là đến từ ngữ ngôn đưa tới tư duy của ngôn ngữ. Martin Heidegger nói trong l’Hummanisme : ‘la vérité de l’être’ et sur ‘l’histoire de l’être’ Ce qui compte, c’est uniquement que la vérité de l’être vienne au langage et que la pensée atteigne à ce langage’. Đúng ra thì gài vào, chêm vào cho có âm điệu, lửng lơ, lơ lửng của cái có không, không có cho một cái gì trần gian ai oán trong tồn lưu nhân thế / l’être / being. Là để lại một cái gì như lời ta thán mà Nguyễn Du đã thốt: ‘văn chương tàn tức nhược như ty’ là một bao trùm trọn nghĩa !
Từ chỗ đó đưa tới cái từ rất chi lẫm liệt ‘phong tình cổ lục’ để rồi phát tiết tinh anh ‘cảo thơm lần dỡ trước đèn’. Thì ra cái cổ lục, cái cảo thơm là cái duyên tiền định như cá gặp nước, như rồng gặp mây nó đan kết vào nhau để thành thơ. Thành thơ như nữ thi sĩ da đen Amanda Gorman hai mươi mốt tuổi, lời thơ thắm thiết bởi cô đã trèo đèo lội suối mới thấy cái tương lại Hiệp Chủng Quốc ở buổi tuyên thệ nhiệm kỳ. Cô mong sao cho có Sử xanh và không còn dị biệt hay cách ly trong cùng một hoàn cảnh mà thỏa hiệp để chôn vùi một quá khứ đen như mõm chó của một cái gì khác biệt được rộng mở –de difference s’ouvre béant. Không nhẽ vì thơ mà ta đua nhau rộng mở lời thơ của nữ sĩ Gorman? Tại sao không sáng tạo trội hơn cho một sáng tạo mới? làm thế vô tình lập ngôn, dù có diễn đạt dưới hình thức nào; không thánh hóa để cờ phất theo gió, gió cuốn theo cờ, nhuệ khí của một ‘falling down’ vốn đã sụp đổ một cách thê thảm; đấy là điều đáng nghĩ tới hơn đáng nói, bởi; nói cũng không cùng, cho nên chi: silence est l’or, parler est d’argent là tuyệt chiêu giữa cái thời hỗn mang thuồng luồng, ta bà thập loại chúng sinh rất là nhố nhăn. Còn nói, nói cho cái gì? Con hay Cái.Vô hình chung ‘tôi phất cờ cho nên tôi hiện hữu’ (R. Descartes).Thực ra cái sự văn chương hay phản kháng nào đi nữa đều là thứ tinh hoa của cát bụi /Quintessence of dust (trong Hamlet của W. Shakespeare). Trong cát bụi chứa cái thứ ngu xuẩn không đáng kể, có nói giăng, nói cuội thì nước chảy đá mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Sự thể của con trâu mới là đi đúng đường lối chủ nghĩa cách mạng tư tưởng, đúng đường lối đã vạch như thép đã tôi thế đấy mới mong một tương lai về sau sáng láng hơn. Còn chơi trò ma giáo thì tại hạ xin chào thua, bởi; thế giới ngày nay đang phát huy một nền văn minh cực độ. Còn cái chuyện phất cờ theo gió là tà ma qủy ám. A dzua nhiều cái vô cớ, chính nghĩa đi về đâu?.Thành ra ngữ ngôn của văn chương Việt Nam nó có một sắc thái khác biệt cho dù có chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác đi nữa, nó chưa hẳn lột tả trọn vẹn tinh thần ngôn ngữ gốc của nó. Thí dụ: thi sĩ Bùi Giáng dịch thơ Tây ông đã chuyển hóa bằng một thứ hóa trị trí tuệ (chemistry of mind) để dung thông vào thi ca; thế nhưng vẫn chưa đả thông trọn vẹn hồn Việtnam. Nghiệm ra Nguyễn Du là tiên tri nhìn đời cách đây gần ba trăm năm, không một mảy may xẫy ra mà để lại cho đời cái bất diệt trường cửu của tồn lưu, tồn lại, tồn lần là tư duy thâm hậu vừa ý nghĩa, vừa sắc thái làm nên thi ca; tuy nó mơ hồ trong cấu trúc thi ca ‘diaphanous structure’ nhưng; được cái nó sáng tỏ. Tiếng vọng đó phải nghe trên nẻo về của ý là vì nó nằm trong cõi bất khả tư nghị của mọi tư tưởng. Nói chơi cho vui thôi! xưa cho Đông Tây không bao giờ gặp nhau là cái thời ‘chó ăn đá gà ăn muối’, ít ai nghĩ đến chuyện trên trời, dưới đất, cứ cắm đầu chạy, đặt đâu ngồi đó, chơi trò ma giáo; bởi chưa có khoa học, kỹ thuật tiến hóa; giờ thì Đông Tây gặp nhau trong cùng một giờ ngày, nhưng; trò ma giáo không thoái trào là cái không có chắc trong đời –Rien n’est précaire comme vivre (Louis Aragon) Từ lời thơ đó là chẳng còn chi làm tặng phẩm. Vu vơ trong thoáng chốt để chợt nhớ những gì đã đến và những gỉ đã đi: ‘mùa thu đã chết anh nhớ cho…’ là định hệ cố hữu của con người, nhưng con người vẫn đoái hoài một ‘dreaming day’ là mơ về dù đó là huyền thoại. Nói theo cách thức này tợ như vơ đũa cả nắm mà tội cho những sinh linh, họ đã dốc tâm gầy dựng cho một tương lai về sau; ấy là điều biết ơn. Nhưng; trong mọi hoàn cảnh xưa nay và trong mỗi tâm tư đều chất chứa một sự phản kháng ngấm ngầm, ngay cả những tham vọng trù hoạch cho sự chinh phục của nó. Hành động đó là hành vi ‘phạm tội’, nói theo tòa thánh Vatican ‘cất phép phân công’ là khai trừ như trường hợp Carlo Ponti và Sophia Loren, huống là ngày nay nếu xãy ra trái phép thời là ‘phản quốc’ và coi đó là tội ác; tội ác chiến tranh, tội ác chính trị. Thành ra trong những âm mưu toan tính là phiá sau đó có thủ đoạn của tinh thần phản kháng, phản kháng bất thành gây ra một sự phi lý của phản kháng; đòi hỏi đó sẽ đi tới tuyệt vọng, bởi; phản kháng không có nguyên nhân / rebel without cause. Trích dẫn ở đây trong ‘Con người Phản kháng /L’Homme Révolté’ của A. Camus do Bùi Giáng dịch và hiệu đính như sau: ‘Tiếng Désespoir Camus dùng ở đây, quả thật trong tinh thể của nó, không hề giống chút gì với niềm tuyệt vọng theo thói thường quan niệm. Desespoir? Nghĩa là xa rời mọi ước ao trên bình diện hoạt sinh náo nức…’ Ở đây, giải cái nghĩa désespoir theo kiểu này, kiểu nọ là mang vào đó tinh thần ‘thánh hóa’, một tinh thần chịu chơi nhưng không chơi chịu. Đúng tinh thần của Camus nỗi tuyệt vọng đó có thể là sự khuất phục tuyệt đối của kẻ dưới quyền như nô lệ da đen, nô lệ của ruộng đất. Trong nô lệ cổ điển hay nô lệ mới đều là tiếng gào cho một sự quát tháo bùng dậy đòi quyền sống. Khởi từ đó; mọi yêu sách, đòi hỏi là những gì thốt ra, tiếng thốt đó là tiếng thốt phản kháng, nhưng; tiếng thốt đó vô vọng đi vào hư vô, thời tất còn tệ hơn tiếng thốt của nô lệ da đen hay nô lệ ruộng đất. Cho nên chi cái phản kháng ngấm ngầm vẫn còn triền miên không dứt giữa chủ và tớ (chủ điền và tá điền) Tư tưởng phản kháng đã du nhập vào tinh thần phản kháng qua những đạo dụ hay sắc luật của cái gọi là ‘người cày có ruộng’ để che lấp phản kháng theo lối tuyên truyền. Trong đó ban phát ơn sủng là phủ lấp một phản kháng tự tai. Bi kịch của tư tưởng phản kháng được báo biểu từ đó, vì rằng tư tưởng phản kháng luôn luôn là căn bệnh chờ đợi như thể là ung thư hay siêu vi, nó sẽ bùng phát bất ngờ qua từng thời kỳ, nói cho ra vẻ xác định: ‘thời kỳ cuối, thầy chạy lo lui thì hơn’. Tiếng trầm bổng đó chính là phản kháng không lời mà phải hiểu nó như thời của phim câm cười ra nước mắt. Muốn có một phản kháng đích thực là xóa bỏ ký ức là vì nó nằm trong trạng thái không dứt của đòi hỏi, của yêu sách; nếu không đạt yêu cầu là sinh chứng phản kháng, mà trong phản kháng gồm có hai thứ phản kháng ý thức và phản kháng vô thức. Từ chỗ đó cho ta tinh thần phản kháng là tinh thần suy tư chín chắn là đóng vai trò của cogito trong vị trí tư tưởng; tất chúng ta hiện hữu trong sự phản kháng phiêu bồng và linh hoạt hơn thảy mọi điều. Ở đây không nói đến phản kháng hiện hữu mà trở nên phản kháng siêu hình là một cơn dấy động đứng lên, đương đầu với thân phận mình. Gọi là siêu hình vì nó bác bỏ mọi cứu cánh của con người và của tạo vật. Trong hai tình huống này để lại cho ta một phán quyết kịch liệt giữa ‘giá trị’ và ‘nhân danh’ là có trong phản kháng hư vô là chuẩn mực trong cái sự nhận ra mình, nhận ra trong cái thế lung lay, biến mình trong dạng nửa người nửa ngợm nửa đười ươi; cái sự đó Nietzsche gọi là bi thảm / tragedy. Sarte gọi là buồn nôn / la nausée. Đúng ra cái tinh thần phản kháng hiện hữu, phản kháng siêu hình hay phản kháng hư vô là cái điều bất khả lĩnh giải đối với con người mà cần có một sự hiệp thông để hóa giải cái tình huống cho hợp tình, hợp lý.Thực ra giữa chủ và nô đều nằm chung một lịch sử, cho tới khi hai bên đụng độ nhau thì khi đó mới rõ trắng đen; ai là người phản kháng và ai là người không phản kháng,cái đó là mâu thuẩn tự tại. Ngay trong những kiệt tác của W. Shakespear luôn luôn đưa ra sự tranh chấp giữa con người và thượng đế, tất thảy đã hiện rõ trong các tác phẩm Hamlet, Othello, Antony và Cleopatra là lồng vào đó những oái ăm, đẩm máu của một xã hội bi thương. Nó đi từ biểu lộ bên ngoài đến biểu lộ bên trong để đi tới hành động quyết liệt. Kể từ đó; khởi đầu một cố gắng bi hùng tuyệt vọng để thiết lập một chủ nghĩa đế quốc tư tưởng thống trị.
Phong tình cổ lục hay cảo thơm lần dỡ là tinh thần rất mực phóng khoáng không hề hấn gì giữa tư duy phản kháng, nó biệt lập để tự giải thoát ra khỏi gọng kềm tư tưởng. Ta có thể cho đó là phản kháng hư vô hay còn gọi là phảng kháng vô vi theo thuyết Lão Tử, Trang Tử để đạt tới một thứ phản kháng huyền nhiệm. Nói vòng vo chơi cho vui chớ kỳ thực nó đều là biểu tượng, mà mỗi khi nói biểu tượng thì nó vô cùng. Không có tư duy nào khả dĩ hội chứng với biểu tượng; vì rằng biểu tượng là ý thức gây ra từ phản kháng. Cuối cùng biểu tượng chỉ là biểu tượng của đòi hỏi, yêu cầu có liên can đến thế giới là vận hành vi nhiễu trong những gì có tính chất phản kháng. ‘Mọi biện chứng xẫy ra là biện chứng của biểu tượng’ (Karl Jaspers).
Nói rút lại; những gì đặc vấn đề hôm nay là mô tả sự kiện, những diễn biến của hai thập niên qua đều là một hình thái của ước vọng nhưng trong ước vọng là cái mơ-về không có thực và cho tới nay bước vào thập niên thứ hai của tk. hai mươi mốt cũng là giai đoạn của tiệm tiến; vì nó cứ vòng vo tam quốc, vòng vo những tàn tích cố cựu, những gì thuộc cổ lỗ sĩ được lập đi, lập lại cho những tác phẩm, tác giả xưa cũ là việc tái xuất giang hồ vô hiệu năng mà đòi hỏi sáng tạo mới làm nên việc. Ở kỷ nguyên này đổi mới tư duy là hướng đi của sáng tạo, bỏ đi những trù hoạch vô bổ là bệnh lý xã hội nhất là xã hội của văn chương đương đại. Giả sử phê bình văn chương hay thi ca đừng bình giải theo cung cách ‘đường xưa lối cũ’ mà bình giải trên một phong cách không bình giải mà vẫn coi đó là phê bình; chớ cứ lấy ý thơ mà tô son vẽ phấn thì quả là cổ lỗ sĩ, không ai gọi đó là văn chương đương đại cả ! Cũng như thơ tân hình thức là một ‘cải cách ruộng đất’ mà vẫn chưa được gọi là thời thượng.Văn chương ngó dễ mà khó. Khó là bởi chưa hiện thân ở đời tức là chưa có một hiện hữu tại thế và tại thể; hai cái này nó nằm trong ba thế giới: -thế giới sự vật, -thế giới nhân loại, và -thế giới bên ngoài (beyond) là hiện hữu tại thế là chú ý tới ý nghĩa nhân văn đang xuất hiện trên mọi diễn trình. Thiếu nó tức bình giải sẽ trở nên hủ lậu, mất chất. Vì rằng; tất cả mọi dữ kiện đều liên can tới con người, con người đến từ mọi nơi, mọi lúc đều cùng trong một tình huống đặc biệt. Do đó mọi diễn trình ăn khớp vào nhau không phải là những biến cố xẫy ra mà không có ý nghĩa. Đó là phong cách đổi mới tư duy cho một tương lai về sau; đặc biệt trên lãnh vực văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị là điều đáng nói tới ./.
(ca.ab.yyc . đầu tháng 2/2021)
TÌM ĐỌC: “Nẻo về của ý’ / ‘Tản mạn Đầu năm’ của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.