Thọat kỳ thủy hai cái thứ ‘phản’ này gọi chung là chống. Chống từ trong ra ngoài, chống từ vùng chiến chống ra, chống vào. Chống vô sở nguyện, chống vô tư, chống vô thủy vô chung. Chống rầm rộ, chống hùm bà lằn, bầu cua cá cọp. Lắm khi không biết mình đang chống cho cái chi đây. Cho nên ‘y’ phản chiến là phản ta hay phản người ? Sự cố như thế có nhiều kẻ chống cằm suy nghĩ. Nhưng phản có một tác động khốc liệt có khi khích động lòng người, có khi là lợi khí, có khi hoài nghi sự cớ không biết chống ai hay tự chống mình, bởi; chính mình không thuận cảnh đời cho nên phản tỉnh để trở thành phản chiến. Khách đứng ngoài cho ‘phản chiến’ là có ý phất cờ theo gió, đến khi gió quật ngược thì hởi ôi mộng đã tan theo.
Nói rộng ra chiến tranh là thứ phi lý, một thứ chiến tranh vô nghĩa, cốt giành cho được bằng máu xương; cho dẫu là chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh thuộc điạ mới hay chiến tranh giao thương. Nói chung là vô nghĩa chỉ có lợi cho chủ nghĩa chớ dân thì không có lợi.Thời chiến phong trào phản chiến tỏ thái độ bất phục tức là ghét chiến tranh. Trong cái ghét đó không biết ghét bên này hay ghét bên kia. Phản chiến trở nên thời thượng; nó biến mình vào phản kháng siêu hình, bởi; lời ca tiếng nhạc hay bởi ‘dụ khị’ để phản chiến những kẻ nuôi chiến tranh. Thực ra; tinh thần phản chiến hay phản kháng có một quyết đoán: mọi hiện hữu đều có một mâu thuẫn tự tại. Một cuộc đối thoại không lời nói, cốt để tuyên truyền như lấy lòng, không biết lấy lòng dân hay lấy lòng kẻ có thế lực, là ý đồ muốn đánh nhào đối phương, đẩy họ và ngõ cụt không thể nào hoạt kích. Cuộc dấy động chống lại thân phận mình được bài bố có qui mô, bài bố những lời ca, tiếng hát như phỉ bán kẻ gieo tội ác. Từ chỗ đó phát sinh ra phản chiến. Cuộc ‘nổi dậy’ của con người phản chiến đã đi tới chỗ hoàn thành rộng lớn trong cuộc cách mạng siêu hình. Nó đi từ cái biểu lộ bên ngoài để tới cái quyết tâm hành động. Đi từ phong vận tài hoa đến chiến sĩ cách mệnh, đồng thời biện minh cho thế giới biết họ yêu chuộng hòa bình. Kể từ đó; ‘y’ khởi đầu cho một cố gắng bi hùng, tuyệt vọng, đau thương để thành lập cho bản thân mình một ‘cõi đi về’ tức cõi riêng.Tuy nhiên; hậu quả đó không phải do tinh thần phản chiến mà là phản kháng; nó thai nghén để có hy vọng nhưng ngược lại tuyệt vọng là vì phản chiến giữa lúc không cần đến phản chiến. Mà đó chỉ là lời rao cho một nhãn hiệu vốn có.
Kẻ phản chiến vùng lên thách thức với đời, truy tố với đời, thách thức nhiều hơn chối bỏ ‘y’ một mặt hô hào, nói lên những bi thảm chiến tranh, qui tội chiến tranh để nó được hòa hợp với cái lịch sử hiện đại. Cuộc dấy động cuồng lưu của phản kháng siêu hình đang phất cờ theo gió, hòa nhịp vào lời ca ai oán như phân trần, bày tỏ, đưa tới một nội dung tích cực như cuộc nổi loạn của người nô lệ bị kềm kẹp bởi xiềng xích. Công việc của người phản chiến là nói lên lòng trung thành của người yêu nước và lòng bất trung thuận của con người đứng ra phản chiến; nhất là người nghệ sĩ, một thứ phản kháng và nghệ thuật (Rebellion and Art), bởi; nghệ thuật là một thứ kích hoạt cái đó gọi là kể công, kể trạng và chối bỏ cái tính chất giả cách đúng thời thượng, gọi thời thượng cho ra vẻ, nhưng; đúng nghĩa của nó là ‘kịp thời’ của cái thời cần có nó, –Art is the activity that exalts and denies simultaneously mà không một người nghệ sĩ nào chịu đựng nổi hay dung thứ một thực tại bi đát như thế ‘No artist tolerates reality’ (Nietzsche) đã nói trong: Basic Writing of Nietzsche / The Birth of Tragety (1872). Trong công cuộc của tinh thần phản chiến chúng ta có thể tìm thấy bên trong cái gọi là phát hành (inside edition) có chất chứa một luật tắc để hành động, một hành động tự phát nhưng ngấm ngầm chờ mưa thuận gió hòa thì tung hô ‘tui đây anh đó’ tuy nghe có phần phi lý, bởi; phản chiến siêu hình là thứ phản chiến muôn hình vạn trạng lời ăn tiếng nói nhưng tiếng nói đó không ăn sâu vào lòng đất địch. Thí dụ: Chiêu hồi thời đệ nhất Cọng Hòa là phản chiến có qui mô, có hầm chông, cổng rào, có điểm canh với mục đích ngăn chận ‘nội chiến từng ngày…’ để có nơi chốn bình an; đó là phản chiến nội bộ. Thành ra phản chiến cần phải hiểu rộng nghĩa phản chiến nội bộ và phản chiến ngoại bộ. Nhớ cho điểm này: phản chiến không có chủ thuyết, không chủ nghĩa mà cũng chẳng đảng phái chi mô răng rứa. Từ cái chỗ lý luận phiêu bồng, bỡn cợt cho ta nhìn phản chiến theo kiểu này, kiểu nọ là phản chiến siêu hình. Thế thì hà cớ gì gọi là phản chiến? Có người nói ‘không’. Có người nói ‘có’ chung qui phản chiến nó hòa nhập vào phản kháng siêu hình, cho nên chi mạnh ăn, mạnh nói. Nó chối bỏ nhưng không khước từ, Đấy là cách thức, đường lối mà chúng ta đành chấp nhận cái sự lừa dối đó. Stephanie Ericsson viết trong một tiểu luân ngắn với nhan đề ; ‘Cách thức chúng ta lừa dối nhau / The Way We Lie’ là đánh hạ cái hoạt kích của láo lường trong những kiểu cách khác nhau của dối gian, đấy là điều mà chúng ta nói cho biết đấy thôi chớ thật là gượng lòng để xoay xở, rồi kéo theo nhau thành những bộ phận khác biệt của một mục đích lớn lao về vai trò đặc dưới một diễn trình trong cuộc đời của chúng ta và trong văn hóa của chúng ta –breaks down the activity of living into the different kinds of lies we tell but also manages to pull together the different section of a large point about the role lying plays in our lives and our culture. Tinh thần phản chiến và tinh thần phản kháng đi song đôi, tuy hai ‘chống’ nhưng mỗi ‘phản’ lại mang tính chất khác nhau rõ rệt, chớ đừng vơ đũa cả nắm mà tội cho thân phận ‘mạ-thằng-cu’. Mạ-thằng-cu phản chiến vì thương cái cò lặn lội bờ ao, thương thằng bò, cái ‘nhớn’ cái bé phải hy sinh, phải vất vả rồi từ đó đi tới phản kháng vì ấm ức làm thân phận cái cò, phải bương trải để cứu mấy đứa con, nhưng ‘anh phải sống’ là một phản kháng hiện thực và cũng là phản kháng nội tại. Cái sự phản chiến nghe như ‘trung thành’ nhưng đó là cái cưỡng kháng của đòi hỏi, đòi hỏi cá nhân và quyền lợi; vô hình chung đánh mất cái tồn lại nhân thế mà trở nên tồn loạt không có danh gì với núi sông. Phản kháng không tê liệt trước hoàn cảnh mà bung lên từ nỗi uất nghẹn. Cả hai chống nhưng bề ngoài trầm tích, cố đế. Ngữ ngôn đã che giấu không cho con người nghe thấy cái thâm sơn cùng cốc đó, nó nín lặng trong cõi cô tịch L’homme à vrai dire n’accorde à ce silence aucunne attention. Và từ đó ‘y’ im lặng hố thẳm và lây lất trong niềm tuyệt vọng đành lòng chấp nhận thương đau, cho dù; trạng huống bất công xuất hiện một cách mãnh liệt, kiên cường. ‘Không chi cả / aucune /not at all / no way’ mà để cho thiên hạ nghĩ mình chẳng có chi, nầy nọ, nọ kia, vô tư trước thời cuộc là sợ mình phải là và cho là: phản chiến như phản kháng cái đó gọi là ‘the way we lie’ thời không đúng con người nghệ sĩ thời thượng. Sự im lặng diễn giải cái ý thâm hậu đó. Từ đó cho ta thấy ‘y’ đem cái phải chọi với cái không phải. Mọi giá trị đó không lôi cuốn tinh thần phản chiến, nhưng coi đó là một thứ phản kháng không có nguyên nhân ‘rebel without cause’. Vậy thì trước khi nhận xét, hãy để cho chúng ta, chỉ một điều ‘tôi phản kháng cho nên chi chúng ta hiện hữu để rồi chúng ta cô đơn của cái gọi là siêu hình phản kháng -‘I rebel; therefore we exist’ and the ‘we are alone’ of metaphysical rebellion.(Rút trong The Rebel by A. Camus).
Đào sâu trong mạch tư tưởng của kẻ phản chiến và kẻ phản kháng chung quy dựa vào ‘à la mode’ để làm biểu ngữ, phóng loa như con người chân thật, một sự thật có dự mưu để khống chế cuộc cách mạng tư tưởng. Nhưng những mô hình, những kiễu thức, những dạng thể của tinh thần phản chiến lại nằm một cõi xa xôi, vô ngần tiềm tàng trong một quá khứ dựa hơi, cậy tiếng để có ‘danh gì với núi sông’. ‘y’ biết mình chỉ là hạt bụi trần gian thì làm chi có danh gì với núi sông. Núi thì trước tròn sau méo, sông thì quằn quèo, uốn khúc theo vận nước; thời hai cái thứ đó đã ‘hằng ghi’; biết phận mình bèn tung hô những lời ai oán, những vùi dập, những nấm mồ tập thể, nghiến răng chịu chết; phản chiến được coi là chứng nhân lịch sử. Cái sự quan trọng của phản chiến hay phản kháng là phải trung thực, chính danh mới làm nên lịch sử còn khơi khơi bỗng nhiên hóa thành là chuyện huyễn. Nó phải có một đức hạnh, thời không có luật tắc mà mọi sự đều được phép –Mais s’il n’y pas de vertu, il n’y a plus de loi: ‘tout est permis’. Cuối cùng; hai thứ phản đó trở nên ‘phản nghịch’ nó không còn dung thông mà thực sự nó biến mình vào hư vô chủ nghĩa hiện đại. Hư vô chủ nghĩa không có nghĩa là đi tới tuyệt vọng mà đứng lên như người hùng ‘xin đừng tuyệt vọng tôi ơi’ (nhạc của TCS) để rồi tự mình phủ nhận cho chính mình, chỉ còn lại ở đó ý chí bi hùng nghĩa là kiệt tận bình sinh của kẻ sĩ chọn làm môn đệ của kiếp nào có yêu nhau (thơ Minh Đức Hoài Trinh nhạc Phạm Duy) là một đánh đổ tuyệt vọng để có một ý chí cuối cùng của người nghệ sĩ, chọn hư vô phản kháng hơn là hư vô phản chiến, bởi; như thế là chọn lựa đúng chỗ không còn cô đơn sầu muộn ‘Le nihilisme n’est pas seulement dessespoir et negation…’ ‘y’ luôn mong muốn được nhìn nhận là một nghệ sĩ chân chính trước sau như một, không biết trước sau như một cho ai và vì ai? Và chứng tỏ mình là toàn không/aucune/không tất cả; nghĩa là hoàn toàn không tì vết, lý lịch sạch để đối đầu cho một lý tưởng, bất chấp tiếng thị phi đồng thời cho thấy một ý thức toàn khối, kẻ phản chiến muốn có cái toàn khối, muốn đồng hóa mình như một dự cuộc lớn lao trước hoàn cảnh bừng bừng khí thế. Đó là cái điểm cốt yếu, chiêu bài phản chiến lui dần để chỗ cho phản kháng là một trí tuệ bao quát đáng tin hơn bằng một ngữ ngôn bất khả phân, một đối chọi giữa phản kháng và nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phản kháng là hình thái của siêu tưởng, phá vỡ mọi hệ lụy có liên can đến quá khứ, bôi xóa quá khứ để về với hiện thực và dứt khoát không tắm hai lần trên một dòng sông; rõ ràng tư duy như thế là một quyết định tuyệt đối, không còn ấm ớ hội tề mà đó là một sự thật hiển nhiên. Người phản chiến đang đứng trước một vấn đề của sự chuyển vần gia đình và xã hội. Thành ra người phản chiến thốt bằng lời thay vì hành động và tạo một chứng cứ cho chính mình.
Phản kháng chứa đựng sự bức xúc không nói thành lời là thứ phảng kháng bất diệt, nó tiềm tàng chờ đợi cho một cơ hội bùng dậy, bởi; tư tưởng phản kháng không thể xóa bỏ ký ức mà là trạng thái khẩn trương cho một tiếp nối không dứt. Tinh thần phản kháng đóng vai trò giống như ‘cái tôi suy tư /cogito’ để có ở đó một tư duy nhứt thể và cùng tâm trạng giữa đối tượng chủ thể và khách thể là một tâm lý duy nhứt.
Trong tác phẩm ‘Beyond Good and Evil /Ngoài Tốt và Xấu’ của Friedrich Nietzsche. Lời mở đầu cho một thứ triết học tương lai. Nietzsche đã nói chữ The causa sui là sự cố rõ ràng nhất vế những gì gọi là tư tưởng phản chiến, bởi; một định kiến của mâu thuẫn tự tại / self-contradition cái sự đó chưa hẳn phải là điều đã nghĩ ra, nếu cho rằng phản chiến hay phản kháng là một sắp xếp phần nào cho một sự xúc phạm hợp lý và khác thường –it is a sort of logical violation and unnaturalness thì cái sự đó là kịch tính ‘dzỗm’ vừa lạ đời, vừa phá cách của hùm bà lằn, bầu cua cá cọp, ta bà thế giới. Dzỗm là không còn chân thật; mà lấy đó để hành động một cách quá đáng. Cái lòng tự hào của con người đã gượng lòng để đương đầu trước hoàn cảnh có dính líu, dính líu đó nằm trong chốn thâm cung cùng cốc ở chính nó và hết sức thảm khốc với những gì coi đây là hành động quá điên rồ. –But; the extravagant pride of man has managed to entangle itself profoundly and frightfully with this very folly. ‘y’ nhận ra được những gì ‘y’ mơ và hành động là vì muốn có tự do và hy vọng để tạo thành tích trong sự nghiệp, cái dạng thức đó có ý đồ để gia nhập, một cảm thức siêu hình –The desire for ‘freedom of will’ in the superlative, metaphysical sense, có nghĩa rằng ‘lỳ đòn’ một cách rõ ràng, là có ‘dính dáng tới /causa sui’ và có nhiều điều để tìm thấy trong cái lòng tự hào của ngu xuẩn, đần độn để mong được ngợi ca đón chào cái mong muốn tự do (free will) của kẻ có lòng. Để rồi ‘y’ bàng hoàng cho một phản chiến không có nguyên nhân (anti-war without cause), gần như không thuận lòng dân (?), bởi; lời ca, tiếng hát đó không còn hợp thời trang. Nietzsche gọi là ‘tại thế ở chính nó ‘being-in-itself’ là không có chi trong sự tiếp nối mà chỉ ‘mua vui cũng được một vài trống canh’(ND); những gì còn lại là ‘không / nothingness’ chả đem lại một hoài vọng nào hơn.
Cho tới cuối đời ‘y’ tìm đến tình yêu, thứ tình yêu như mơ và khát sống như khát nước giữa trời sa mạc hoang vu. Chân lý của phản chiến và phản kháng là xuất phát từ một cõi riêng, một cõi đi về trong niềm tuyệt vọng tôi ơi; là tâm thức con người muốn bung lên; sự đó không chừng mang tiếng với đời là ‘tham vọng chủ nghĩa’. Hai cái thứ ‘phản’ đó dần dà quên lãng giữa thế gian này. Phản chiến để có ‘dính líu’. Phản kháng là không đành lòng chấp nhận hỷ nộ ái ố một cách phi lý. Phản kháng phản ảnh rỏ nét trong thi văn là điều chân chính và sống thực. Phản chiến là phản tỉnh, bởi tiết điệu ‘trùng trùng duyên khởi’.
Trong tác phẩm ‘Basic Writings / Căn bản Viết lách’ cũa Martin Heidegger. Phần II của Siêu hình là gì? Có đoạn nói về chữ không có / nothing mà cả hai thứ phản đó đều là thứ ngữ ngôn của siêu hình. Không ở đây là sự khao khát mang lại trước chúng ta những gì không thể che đậy được cái tính vô hiệu năng của chính nó qua từ ngữ Dasein / Being một hiện hữu vốn có –which is its being thrown into death mà là một hiện hữu nhắm thẳng vào trong cái chết. Vậy thì siêu hình là gì trong phản chiến và phản kháng? Là hóa giải những gì của hiện hữu và quên đi những gì của hiện hữu, sự cớ đó có nghĩa là phí sức (neglect) dễ đưa tới lãng quên cái cần thiết của Hư vô /Nihil. Tựu chung chả đi tới đâu, kẻ thừa thắng chẳng mấy quan tâm sự hoài công của kẻ phản chiến mà coi đó là một sự phản kháng không có nguyên nhân mà thôi ./.
(ca.ab.ỳyc cuối tháng 3/2021)
TRANH VẼ: Dân ca Nam bộ . Khổ 18” X 22 1/2”. Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint+India-ink. vcl # 1242015