Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.142.505
 
Trịnh Công Sơn một thời đã qua
Võ Công Liêm

 

 

NGỎ: Mười năm trước sau cái chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết với tựa đề: ‘Trịnh Công Sơn Mười Năm Quá Vãng’. Sau hai mươi năn cũng bài viết này với tựa đề: ‘TRỊNH CÔNG SƠN MỘT THỜI ĐÃ QUA’ được chỉnh sửa đúng thời gian và không gian của một nhạc sĩ tài hoa; đã để lại những gì hào phóng của một thời đã sống với bao kỷ niệm thăng trầm.. (võcôngliêm.).

 

    Sau cái chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn* người ta viết nhiều về ông dưới mọi lý lẽ.Viết từ mười năm nay và mãi về sau này; trong đó có những nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Phạm Duy cũng như những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ…các tạp chí diễn đàn đều có những nhận định về ông. Họ viết, họ nói như tiếc nuối cho chính mình, cho tiếc thương một thời danh, cho một thần tượng đã nằm xuống. Viết như góp mặt, dự phần, nhân chứng cho một trào lưu “trend” mà giờ đây đi vào cõi không.Tuy nhiên sự xuất hiện kỳ diệu nầy từ bước khởi đầu cho tới ngày nằm xuống của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một hiện tượng, một hiện tượng lạ cho nền tân nhạc cận đại của Việt Nam vào cuối tk. XX và đầu tk. XXI.

Gần đây có một số người quá ngưỡng mộ tài danh đó, dẫu chưa một lần biết đến nhạc sĩ (chỉ nghe thôi) hay chưa được quen biết với nhạc sĩ, nhưng họ muốn viết, muốn nói để dựa lưng hay đạp đuôi, a-dzua vào cái sáng giá thời thượng đó, họ rút tiả những kinh nghiệm vụn vặt về đời ông cũng như những ca khúc tuyệt tác để lại, vẽ lên cái hình ảnh đó như một hiện diện cùng thời, kiểu thức nầy đã làm sai lệch ít nhiều điều hay, điều dở của một nhạc sĩ tài danh. Ca ngợi được, tỏ bày được, nhưng; những thứ đó chưa nói cạn cùng cái chiều sâu tâm hồn của nhạc sĩ mà ngược lại họ viết, đọc riết như chuyện kể, tự sự, như thiết tha, như  ‘triết lý’ nhân sinh, họ muốn đứng cùng với đám đông cổ vũ cho một huyền thoại ‘legend’ mà thực chất đánh mất huyền thoại có thực của nhạc sĩ tiếng tăm nầy.

 

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi theo vận nước, tất cả những dữ kiện xẩy ra giữa bản thân, gia đình, bè bạn và xã hội được gắn liền trong âm nhạc của ông, mỗi bài ca là một nỗi lòng chan chứa và thầm kín; từ những năm đầu dấn thân vào đời cho tới những ngày ‘cúi xuống’ để rồi nhạc đi theo đời, đời đi theo nhạc, âu đó là nét đặc thù trong âm nhạc Trịnh Công Sơn mà ít ai làm nên lịch sử như vậy. Chúng ta cần phải khám phá cái đặc trưng đó! Thực như thế; bởi ông đã vận dụng tài tình một thứ ngôn ngữ trong âm nhạc, vừa thơ vừa nhạc đưa tiếng nhạc đó vào cõi mộng của con người, mộng ở đây là động lực cho ý-thức-tỉnh mạnh để sáng tạo nghệ thuật tức nghệ thuật âm nhạc, trong đó ý thức thức tỉnh để mơ-về (rêver/dreaming-day) quê nhà, nơi ấp ủ bao mộng lành giữa gia đình và xã hội; nhưng rồi cõi mơ-về của nhạc sĩ Trinh Công Sơn trở thành hư vô, cuối cùng an nghĩ một nơi xa quê mình. Nhưng ông để lại tình người trong mọi lứa tuổi, trong mọi hoàn cảnh mà nhạc sĩ đã một lần dấn thân.Từ đó trở nên bất hủ qua mọi thế hệ cũng như sẽ vượt-thời-gian qua mọi thời đại nối tiếp; rất hiếm có một nhạc sĩ nào được đề cập qua mấy thập niên và lưu danh như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc ông luôn luôn có mặt trong những buổi trình diễn và bây giờ ông đã nằm xuống nhưng vẫn còn dàn dựng ‘live show’ cho một Trịnh Công Sơn ở một vài nơi trong và ngoài nước để tưởng nhớ sự hối tiếc nhạc Trịnh đã vang-bóng-một-thời trong tâm tưởng.

 

Âm nhạc và tên tuổi Trịnh Công Sơn đã đi vào văn học sử Việt Nam; có những con đường được mang tên như đại diện bộ môn âm nhạc nước nhà. Một thần-thánh-âm-nhạc; khó mà làm nên, cái đó là thời được mệnh danh ‘icon’. Rất xứng đáng được lên ngôi vị nầy.Thật kiêu hảnh thay! Cho dù viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới dạng thức nào: phê bình, ngợi ca hay chụp mủ, khai trừ…nhưng giờ đây thì lại khác, có lẽ; trong cái im lặng hố thẳm đó đã làm cho người ta thức tỉnh, những kẻ chống hay khen nay qui về một mối để cảm thông , hợp giao qua tiếng nhạc mà tiếng nhạc đó tợ như có mình trong đó chứ không còn riêng cho nhạc sĩ. Tại sao thế? Vì ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trả lời hết những gì xốc xới, hung hản những gì trước đây thắc mắc, ngờ vực, nhờ vào lý do tâm lý nội tại, khai mở mà vượt qua mọi lằn biên của ý thức hệ; giữa cũ và mới, giữa bảo thủ và cấp tiến.Từ đó âm nhạc Trịnh Công Sơn trong suốt hẳn ra, không còn nghi ngại như một độc dược tố làm mê ngủ hay biệt kích văn nghệ như đã một thời tung hô, sát phạt. Nhưng trong quá khứ cũng như những ngày cuối đời Trịnh Công Sơn, ông chỉ biết im lặng và nhìn xuống cái tàn cơn đó. Ngày nay thế sự đã đổi thay, giới văn nghệ cũng như giới hâm mộ ông đã rầm rộ tổ chức truy điệu, hò hát nhạc họ Trịnh và  dựng nên một trường-phái-đặc-tên cho nhạc của ông cũng như cho chính ông. Điều đó có thật sự suy tôn thần tượng  mình yêu hay là suy tôn “cơ-hội-chủ-nghĩa” để trục lợi mưu sinh. Vô hình chung làm lạc đề một huyền thoại có thực.

 

Ngôn ngữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội; mặc dù ca từ của Trịnh Công Sơn mang nặng tính chất trừu tượng, hiện sinh, hoặc đôi khi đầy tính xúc cảm , tất cả được tác giả diễn tả qua ca từ.Với giới văn chương họ tìm thấy trong nhạc của Trịnh Công Sơn đượm nét thi ca, nếu được dàn trải một ca khúc nào đó ta vẫn tìm thấy toàn thể bài thơ; bởi ông cũng là một nhà thơ, một hoạ sĩ cho nên khi soạn một ca khúc thì mạch thơ trong người ông tuôn trào. Đại để ca khúc “Cát Bụi” và “Diễm Xưa” ta bắt gặp những từ ông dùng: ‘Ôi cát bụi mệt nhoài’ và ‘mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ’ đó là thể thơ siêu thực đầy ấn tượng. Chính nhờ những nhạc từ đó làm cho người nghe cũng như người hát không còn xa lạ với chữ nghĩa, mà biến thành dịu êm, quen thuộc, nghe riết cho ta cảm giác của ca dao và rồi mọi giới ngâm nga như chớp được một bài ca vừa ý. Trịnh Công Sơn rất ít nhạc phổ thơ, ông vốn giàu ngôn ngữ cho nên không thiếu chất liệu đó; ngoại trừ một tình cảm nào đó hoặc phải lòng ray rứt mới phổ thành nhạc. Nhạc từ ông thường dùng ngôn từ thi tứ: quạnh hiu, lênh đênh, hoang phế, sỏi đá, ngậm ngùi, tiền kiếp, kiếp nào…Trở lại một vài ca khúc Trịnh Công Sơn.Trải ra thành một bài thơ hay.Tuyệt hay! cho thể loại thơ mới, thơ không vần hay tân hình thức.Thử xem; Diễm Xưa:

   “Mưa vẫn mưa bay

   Trên tầng tháp cổ

   Dài tay

   Em

   Mấy thuở

   Mắt

   Xanh xao”…

Chỉ lấy một câu nào đó trong nhạc Trịnh Công Sơn, thả ra thành thơ thất ngôn một cách tuyệt đối:

    “Em đi biền biệt muôn trùng quá”

Trịnh Công Sơn sắp xếp lời nhạc thành câu thơ lục bát dể dàng, nghe không có chi là chật hẹp cả mà tợ như lời đối thoại, nhưng trình diễn thì nó biến thể thành một ca từ rất kiêu sa và lãng mạn. Cái đó mới tài tình cách dùng ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Đọc thử 2 câu thơ nầy, để rồi cảm nhận sự sâu sắc đó:

     “Tôi nay ở trọ trần gian

    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”

Một số nhà thơ chuyên nghề xử dụng thể thơ lục bát, thiết tưởng cũng khó mà nặn cho ra một câu thơ bình dị, giản đơn và trung thực như thế. Rồi trải ca khúc “Nguyệt ca” ra để thấy trọn vẹn một bài thơ tân-hình-thức hay bài thơ không-vần với 30 câu dài đằng đẳng được chia ra làm ba khổ.Thử lấy một vài câu tượng trưng để thấy được cái vũ trụ nhạc thơ của Trịnh Công Sơn:

 

   “Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi

    Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối

    Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui

    Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời”

  “Đàn chim non lần hạt cho câu kinh bước tới

   Buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ

   Rằng em thôi là nguyệt tôi như đứa bé dại khờ

   Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi”

Không biết những nhà thơ tân-hình-thức có thừa nhận đó là thể thơ tân-hình-thức đúng cách hay không ?

Thì việc làm thơ, soạn nhạc đối với Trịnh Công Sơn đâu phải là điều khó khăn. Ông vốn là thiên tài về nhạc, thi, họa. Quả không ngoa!

Ở trên; ta chỉ nói nhạc và thơ quyện vào nhau, chớ chưa lý giải, vì ý nhạc là ý tình nó muôn màu và bao la diệu vợi cho một tâm hồn của người nghệ sĩ. Trịnh Công Sơn nằm trong mọi lãnh vực nghệ thuật nếu được phân tích…

Nói chung nhạc Trịnh Công Sơn tưởng là siêu hình, trừu tượng nhưng hoà vào nhau thì nhạc từ nghe giản đơn, không rườm rà, hay ‘yểu điệu thục nữ’ như hầu hết các nhạc sĩ khác đã dùng.Vì vậy trở nên định kiến giữa nhạc thành thị và nhạc nông thôn -cũng có nhiều loại nhạc “sến vườn” làm đảo lộn tính nhạc-.Nhạc Trịnh Công Sơn được mọi giới yêu chuộng và phổ thông hoá mà đến khi nghe trình diễn nó trở nên ‘qúi phái’ và thời trang hơn những thời trang khác. Đó là cái siêu lý trong nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn. Sở dĩ như vậy vì ông xử dụng hầu hết nhạc điệu buồn, chậm rãi và trầm ngâm của cung bậc 2/4 hoặc 3/4; tất cả được thiết kế trong những “gam” của La thứ và La trưởng cho nên làm cho người nghe cũng như người chơi nhạc (nhạc công) đều cảm thấy dể dàng cuốn hút. Đó là những thể “gam” dể không làm cho bài ca trở nên khó.

 

Trịnh Công Sơn lớn lên giữa giao tranh xã hội, từ cuộc nội chiến phân ly, từ những đảo lộn của bè phái, từ những quặn đau ruột thịt đồng bào. Điều ấy không thể vô tư trước thời cuộc, ngoảnh cổ làm ngơ hay a tòng trục lợi.Trịnh Công Sơn không thể xa lánh trần tục để trốn trách nhiệm của kẻ sĩ, có hai hình thức để góp phần; nghĩa là không cầm súng thì cầm bút. Cái việc cầm bút hay cầm cọ còn nguy hiểm bội phần. Nhưng đời có hay chăng? Cứ một mặt lên án vì không làm thỏa mãn nhu cầu.Trịnh Công Sơn hứng chịu và đối đầu giữa tình huống hỗn mang đầy chất vị kỷ, đứng trước những biến động đổi thay, biến những giới văn nghệ sĩ cũng như Trịnh Công Sơn thành những con dê tế thần chờ đợi, những con dê vô tội hiền lành chỉ một lòng dâng hiến nghệ thuật, dâng hiến cho đời. Mà đời đâu có hay!Thấy mà đau thương cho họ; không những Trịnh Công Sơn mà cho tất cả bằng hữu của ông, ở cùng một hoàn cảnh và cùng một kỷ nguyên (era). Đó là lý do Trịnh Công Sơn làm thành nhạc, như che phận mình dưới ánh mặt trời, che để ươm mật cho những nhạc khúc đầy tình người -đâu cần phải có Thiền ca,Tục ca, Đạo ca…- Trịnh Công Sơn đã gom hết vào nhạc qua từng thời kỳ, từng thời đại. Tất cả là bài ca chung (tổng thể) ‘general song/general de chanson’. Vì vậy nhạc Trịnh Công Sơn đi vào lòng người dể dàng hơn bao giờ; mười năm, hai muơi năm hoặc xa hơn nữa tiếng nhạc đó “sound of music” vẫn còn vang vọng bên tai hay bên đời quạnh hiu…

 

Hầu hết những người phê bình hay nhận định về nhạc Trịnh Công Sơn đều cho rằng nhạc của ông đượm tình yêu nhiều hơn cả và hình như tình yêu ám ảnh  đời ông(?)cho nên tình yêu vây quanh trong nhạc của ông. Không tìm thấy trong nhạc Trịnh Công Sơn có âm hưởng của bung phá, bức tức của hờn ghen hay than thở của oán hận, dưới bất cứ hình thức nào, tất cả được tập trung trong chủ đề của tình yêu. Chữ tình trong nhạc ông là sự cảm thông, trìu mến và đầy tình người mà đôi khi ông nhìn ông như thân phận, thân phận chung mà mỗi chúng ta phải gánh chịu với bao thử thách. Ta thường nghe những tình khúc ông viết với từ ngữ Em nhiều hơn từ ngữ Anh. Gọi Anh; ông dùng ngôi thứ nhất Ta đề thay thế cái tôi của mình, không phải Trịnh Công Sơn tránh né, ông không tỏ cái tôi (le moi/self) một cách trực diện, dù rằng cái tôi là chủ thể; bởi chữ Tôi như sự có mặt, như một nhu cầu đòi hỏi giữa lúc đường tình của Trịnh Công Sơn chưa tới nơi, do đó chữ TA như hình dung từ cuả TÔI, mặc dù giữa ta và tôi là một nhưng nó nằm trong dạng ‘ẩn sĩ’ nhu mì. Cái tình đó Trịnh Công Sơn soạn thành lời ca từ thuở bắt đầu 1950 cho tới thập niên 90, ông hát lên cho người tình nghe, ông ru cho người tình ngủ, ông trải lá cho người tình nằm, ông vỗ về cho người tình tựa vai, những cuộc tình hò hẹn trăng sao, sóng nước…tình yêu trở thành hiện hữu của con tim, trở thành bi đát cho thân phận, một thân phận ruồng rẫy bỏ đi để Trịnh Công Sơn cô độc và mơ-về cái tiền kiếp của mình, Trịnh là một người đa tình, ông đến đâu hay giao lưu với ai chữ tình hiện ra trong tâm não ông; đó là nỗi chết không rời. Cuối cùng ông chôn kín để về với tư duy.Trịnh Công Sơn nặng gánh gia đình cũng như nặng với đời, song le; những điều đó không làm cho Trịnh Công Sơn buông xuôi, quên lãng.Trịnh  nhìn đời là cả một sự phản đề giữa triết thuyết nhân sinh. Những tháng năm sau nầy Trịnh Công Sơn không ẩn mình trong nhạc của mình, ông kêu gào sự thống khổ, ông kêu ông “đừng tuyệt vọng tôi ơi xin đừng tuyệt vọng…” đó là tiếng nói ta thán cho tự tại.Trịnh Công Sơn biết phận mình. Những ngày trên giường bịnh chính là những ngày ông tha thiết sống, là những ngày ông cần có EM, cần có ‘tình yêu’ để ông được phục sinh trước cõi đi về.Trịnh Công Sơn ngất trong hơi thở như “ngàn năm, ngàn năm ru em muộn phiền” bởi vì EM trong cái tình của Trịnh Công Sơn là thương mong hơn là thương nhớ ”vai em gầy guộc nhỏ, trên vai gầy” hay còn phải giao du với đời “tóc em trôi dài trôi mãi…ngàn năm” đó là điều cho ta thấy tình yêu trong ông, luôn luôn là cần thiết:

 

    “Từng nỗi nhớ, trùng trùng nỗi nhớ”

  “Mong em qua bao nhiêu chiều, vòng tay đã xanh xao nhiều”

 

Trịnh Công Sơn đã công khai bộc bạch cái chân tình đó bằng sự cảm thông giữa hai người: ”Em là tôi và tôi cũng là em” Tha thiết vô cùng! Nghe lại nhiều lần như thấy nỗi đoạn trường.

Không phải nhất thiết nhạc của Trịnh Công Sơn xoáy quanh với tình yêu mà quên về thân phận làm người, ông nhìn thấu suốt cõi nhân sinh;Trịnh Công Sơn tin vào “thiên điạ nhân” đó là yếu tố chính đưa đến một tư tưởng duy tâm của ba giáo phái có mặt từ lâu trên đất nước Việt Nam (Phật, Khổng, Lão và Ky Tô) Trịnh Công Sơn tìm thấy họ nhưng rồi rơi vào tuyệt vọng dưới sự vô biên, vô tư của Thượng đế đã quên loài người: ”Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người” cái lòng tin đó đã làm cho Trịnh Công Sơn ‘mỏi dần’ để rồi quay về với ‘hư vô’ của vô vi huyền nhiệm!

 

Nói tóm lại; nhạc Trịnh Công Sơn là thơ để biến thành ‘nhạc-thơ’. Rõ ràng như thế; bởi mỗi giòng nhạc là mỗi giòng thơ đan kết vào nhau dù dưới chủ đề nào, nhạc thơ của ông luôn luôn hiện diện trực tiếp để biến thành ca-dao-ca cho mọi tầng lớp trong quần chúng và trở nên thân quen, nhạc ông nó nằm trong nhiều góc độ khác nhau giữa một thính đường hay những nơi công cọng đều hoà vào nhau giữa nhạc và người, giữa người và nhạc. Đó là lý giải cho một triết lý âm nhạc có mặt hôm nay, xuyên thủng những tị hiềm mà giờ đây nó tự hủy để cất lên lời ca của tình yêu ‘người nằm xuống’ nhưng dư âm đó vẫn còn đây.Một hoài niệm muôn đời đến với thiên tài nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vô vàn xót xa!

Mười năm, hai mươi năm không còn thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giữa cõi đời này. Thế nhưng; linh hồn âm nhạc của Trịnh Công Sơn tưởng như ông ở đó cùng với chúng ta để giao thoa trong một trạng thái miên viễn mà vẫn còn đó. Ông vẫn sống như đã sống bằng khí tiết của một người nghệ sĩ; cho dù dưới một tình cảnh ngổn ngang nào đi nữa. Trịng Công Sơn an nhiên tự tại cho tới cái ngày của một ‘cõi đi về’ không chiêng trống nhưng được cái là để lại tiếng đời cho một sự tòn lưu, tồn lại giữa trần gian này với lời ca, tiếng hát bất tử ./.

 

  (ca.ab.yyc Viết xong 30/3/2011. Nhuận sắc 30/4/2021).

 

*Trịnh Công Sơn. Sanh: 1939.Mất :2001.Tại Tp HCM .VN.

.

 

                                                           ***

TRANH VẼ: Chân Dung Người Nghệ Sĩ TCS / TCS Artist’s Portrait. khổ 12’X 16’ trên giấy cứng. Acrylics +Oil Pastel+Mixed 2011. vcl

 

 

                                                               

      

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1399
Ngày đăng: 18.05.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, giống và khác - Nguyễn Hoàn
Kinh nghiệm tư tưởng - Võ Công Liêm
Nam Kỳ – tờ báo Quốc ngữ cuối thế kỷ 19 còn ít được biết đến - Võ Xuân Quế
Trò chuyện với thiên thần: tác phẩm dành cho ai yêu quá đỗi đời này - Đặng Châu Long
Khi nhà thơ làm hề kiếm sống - Nguyễn Anh Tuấn
Tác phẩm điện ảnh đầu tiên về Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca - Nguyễn Anh Tuấn
Biểu tượng Đất và Nước trong trường ca Phồn Sinh - Nhiều Tác Giả
Phản chiến hay phản kháng - Võ Công Liêm
Đọc “ Bàn tay nhỏ dưới mưa” - Phạm Xuân Nguyên
Hà Nội - lắng “hồn thu thảo” hoài “bóng tịch dương”. - Bùi Hoàng Linh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)