Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.124
123.139.952
 
Thơ Cao Vũ Huy Miên
Phan Văn Thạnh

Thư phòng chiều xuống thật buồn không gian trầm lắng,ngoài trời đám mây tích vũ cuồn cuộn đùn lên - sấm rền tung tóe những tia chớp loằng ngoằng như thiên lôi đánh phép. Mùa mưa năm nào cũng vậy,cũng bắt đầu bằng những cơn thịnh nộ đùng đoàng .Sắp xếp kệ sách,bất chợt tôi gặp lại tập thơ nhỏ nhắn “Thời kỷ niệm…và HOA TÍM NGÀY XƯA”-NXB Trẻ,1996 của Cao Vũ Huy Miên nằm ép mình lặng lẽ.Tậpthơ hiền lành dễ mến như chính tác giả,gợi nhớ lần anh đến liên hệ công tác(lấy tin giáo dục cho báo SGGP) tại trường THPT Gia Định(19/4/96) - đã tặng tôivới chữ ký mỏngnhư cọng tơ mềm mại vẽ thành vòngchim én liệng.

 

Bước vào cõi thơ Cao Vũ Huy Miên,bạn yêu thơ nghe êm dịu một giọng trữ tình nhẹ nhàng,nồng ấm.Anh dành trọn nỗi nhớ cho một thời hào khí TNXP gian khổ,đầy những kỷ niệm đẹp hào hùng của tuổi đôi mươi - độ tuổi của Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy” của Nicolai Ostrovsky.

Khách quan mà nói sau 75 - chiến tranh chấm dứt,hòa bình lập lại – cục diện thay đổi khốc liệt.Dòng chảy lịch sử mở ra nhiều đột biến không lường trước .

Tuổi trẻ Saigòn lúc bấy giờ hồn nhiên phấn khíchhưởng ứng lời kêu gọi lên đườngxây dựng quê hương – vang rền hành khúc của Trịnh Công Sơn khởi xướng từ 7 năm trước đó(1968),“Dựng lại người,dựng lại nhà” (*).

Ngày ấy trên bục giảng trường phổ thông,“Bài ca mùa xuân 61”(thơ Tố Hữu) từ trang sách giáo khoa lớp 12 cũngbắt nhịp thực tiễn - giục giã : “Đi ta đi khai phá rừng hoang/Hỏi núi non cao,đâu sắt,đâu vàng ?/Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy?/Sông Đà,sông Lô,sông Hồng,sông Chảy/Hỏi đâu thác nhảy cho điện quay chiều/Hỡi những người trai,những cô gái yêu/Trên những đèo mây,những tầng núi đá /Hai bàn tay ta hãy làm tất cả !/Xuân đã đến rồi.Hối hả tương lai/Khói những nhà máy mới ban mai…”

Tuổi trẻ miền Nam dấn thân đi theo sự vẫy gọi của hào quang lý tưởng kỳ vĩ :“Mặt trời chói lọi” – “Đâu cần thanh niên có,đâu khó có thanh niên”.Họ xông vào những nơi đất chưa mở,rừng chưa khai - những nơi hiểm nguy còn tiềm ẩn cái chết bất ngờ của giờ thứ 25 tàn cơn chinh chiến :

“Khi mình về đất còn chưa mở

Trái nổ im lìm nằm dưới cỏ tranh

Lòng tuổi trẻ tràn đầy phơi phới :

Khi mình về…nơi ấy tuổi hai mươi

trưa nao lòng nghe chiền chiện hót

Thương bàn tay chưa rành tra cán cuốc

Hết rộp phồng rồi thành những nốt chai

Kỷ niệm được giữ lại, yêu thương chôn vào lòng ,cảm xúc thì rưng rưng :

Khi mình về thương những đồi sim

Đồng đội nữ hay lấy cài lên tóc

Thương chiếc nón tai bèo đội lâu ngày đã bạc

Thương chiếc áo màu cỏ úa sờn vai

Thương đôi dép cao su đã mấy bận thay quai

Thương chiếc balô gối đầu nằm ngủ

Thương những ngày gian khổ

để nhớ hoài Thanh niên xung phong

 

(Khi mình về - trg 6,7).

 

Khó để tìm thấy lời than thở giữa dòng thơ ngập tràn sức trẻ, ngùn ngụt khí thế bay bổng :

Bạn lại đi mở những nông trường

Đắklắk mùa này mưa bát ngát

lại những con đường dài theo tiếng hát

Như thành phố tiễn mình mỗi đợt ra quân

 

(Thời gian này có bạn – trg 8).

 

Hiện thực cuộc sống hồi sinh nẩy nở,tràn đầy tiến lên :

-Hãy hát về ngày mai

Những nông trường đầy rẫy phì nhiêu

-Khi tiếng máy reo vui và ai không bồi hồi

cái rẫy,cái mương ngút trong tầm mắt

 

(Chiều An Hạ - tr10)

 

Một thoáng bảng lảng,Cao Vũ Huy Miên nhắc nhớ kỷ niệm cũ,“con đường em về ban trưa”với duy nhất một hướng chạy thẳng vào buồng tim.

-Con đường em về ban trưa

Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ

Tuổi em vừa tròn mười bảy

Tóc em vừa chấm ngang vai

Con đường em về mưa bay

Ta đứng trông theo bao ngày

Tự bao giờ lòng cứ ngỡ

Yêu người mà lòng có hay

Con đường em về năm xưa

Có biết hay chăng bây giờ

Hoa tím thôi không chờ nữa

Chỉ còn ta đứng dưới mưa…

 

(Hoa tím ngày xưa- tr 30)

 

-Em lại về nơi mình đã qua

Con đường cũ bao buổi chiều hò hẹn

Tình yêu nào như trang giấy trắng

Nhìn nhau thôi cũng đủ ngập ngừng

 

(Gởi em và ngôi trường cũ (tr 32)

 

Cảm xúc thơ man mác –thoáng âm hưởng giai điệu “boléro” quen tai ngày cũ (trước 75) - tưởng bị truy quét chết ngắc bỗng dưng “hiện hồn”về trong thơ Cao Vũ Huy Miên - câu chuyện tình buồn nuối tiếc, rụng xuống đời nhau :

Em đi về giờ đã có người đưa

Anh ngơ ngác để làm rơi cả nón

Tháng mười sao trời còn mưa muộn

Anh lang thang rồi đứng ở cuối đường

Chẳng còn gì để trách cứ em

Em đã sống cho anh nhiều quá

Đốt làm chi những tờ thư cũ

Để anh nghe êm ái đến nhường nào

Để mai này anh sẽ yêu ai

Tình yêu ấy nghìn lần không đơn giản

Tình yêu ấy là chút gì lãng mạn

Là hy sinh..là chia sớt trong đời

…Là bây giờ anh biết đơn côi

 

Kỷ niệm (tr34)

 

Tôi nghĩ,có lẽ chính điều này đã khiến thơanhđược nhiều nhạc sĩ phổ nhạc : "Mùa mưa này em đi" (Nguyễn Công Liêm), "Rừng cũ và em" (Phúc Tiến), "Sài Gòn trong tôi" (Thế Hiển). Đặc biệt "Hoa tím ngày xưa" (Hữu Xuân) được nhiều bạn trẻ hs ưa thích.

“Thời kỷ niệm…và HOA TÍM NGÀY XƯA” đặt trong bối cảnh “đổi mới thập niên 86-96”,thuần chất - đúng chất thơ trữ tình – nó không né tránh cảm xúc rung động của con tim – nó không gào thét,lên gân hô “khẩu hiệu”một cách sống sượng.Giọng thơ Cao Vũ Huy Miênhiền lành từ cái tôi riêng lẻ hòa vào cái ta chung của tuổi trẻ Saigon.Tập thơ đã ghi lại chân thực một thời như thế - gian khổ lạc quan – chắt lọc niềm tin đi tới.

Nói thêm về Cao Vũ Huy Miên – anh là nhà thơ, nhà báo tên thật Đinh Đoan Hùng, sinh năm 1955 tại Duy Xuyên (Quảng Nam)- thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ lực lượng TNXP, cùng thời với các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Đông Thức, Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Lã Văn Cường, Nguyễn Đức Trung, Lê Văn Lộ... Anh công tác tại Báo SGGP - qua đời ngày 25/11/2008.

 

 

(Saigon,15/5/2013 – bản sửa 15/5/21)

 

(*) Dựng lại người dựng lại nhà

 

Trịnh Công Sơn, 1968 (cùng tiếng hát Vân Quỳnh - Băng "Kinh Việt Nam" (1972)

Ta cùng lên đường

Đi xây lại Việt Nam

Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng cao

Vác những cây rừng to

Về nơi đây ta xây dựng nhà

Dựng làng mới cho dân ta về

Dựng nhà mới cho miền quê

 

Trên những con đường

Vang bước người dồn chân

Bàn chân ta lên non ra sông ra tới biển xanh

Gánh đá mang về Kinh

Về nơi đây ta xây làm nền

Dựng nhà mới trên đổ nát này

Dựng đời mới trong nụ cười

 

Sức sống trong bàn tay trong bàn chân

Người đi lên bàn tay hăng

Nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam

Nắng mới nung lòng anh nung lòng tôi

Dù mưa lên, dựng thêm nhanh

Nhà trên non xuống đến đồng bằng

 

Ta cùng lên đường

Đi xây lại tự do

Lòng người dân ta xưa hoang vu nay hết buồn lo

Những sớm mai Việt Nam

Tình ta bay theo sóng ngọn cờ

Dựng người mới như cây sang mùa

Người vượt tới những trời xa

 

Ta cùng lên đường

Đi xây lại tình thương

Lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương

Những đứa con là sông

Mừng hôm nay xoá hết căm hờn

Mượn phù sa đắp trên điêu tàn

Lòng nhân ái lên nụ hồng.

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 1082
Ngày đăng: 20.05.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghĩ về sống chậm giữa ngày đại dịch - Nguyễn Anh Tuấn
Chuyện cái áo tơi - nghèo rớt mồng tơi - Đặng Phú Phong
Miếu mòi - Nguyễn Linh Khiếu
Giao mùa trên những sắc hoa - Phan Anh
Cây gạo gù - Nguyễn Linh Khiếu
Tản mạn trên bến Tràng Giang - Giang Hiền Sơn
“Kiếp sau xin chớ làm người…” - Nguyễn Anh Tuấn
Tình người vương vị chạp phô - Nguyễn Nguyên Phượng
Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ - Trần Yên Hòa
Tản mạn dưới non tản - Phan Anh
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)