Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
1.022
123.367.528
 
NĂM 1901: Sully Prudhomme (Pháp,1839 - 1907)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

Biên dịch theo tài liệu Nobel Văn chương của Hàn Lâm Viện Thụy Điển

 

Sully Prudhomme sinh ngày 16 tháng 3 năm 1839. Năm 1865 ông nổi tiếng với tập thơ Stances et Poèmes (Thơ tứ tuyệt) và những bài thơ khác. Lần lượt, ông xuất bản nhiều tác phẩm thơ, triết học và mỹ học. Nếu sự tưởng tượng của những nhà thơ khác chủ yếu hướng ngoại và phản ảnh cuộc sống và thế giới quanh chúng ta, thì Sully Prudhomme lại có cái nhìn hướng nội và nhạy cảm một cách tinh tế. Thơ của ông hiếm khi liên quan đến những hình ảnh và trạng thái bên ngoài được hiểu theo cách thông thường, nhưng chủ yếu là sự cô đọng đầy thi vị trong một chiếc gương soi mà người đọc có thể lặng ngắm mình trong đó. Tình yêu thần thánh, mối hoài nghi, nỗi phiền muộn của ông, không gì có thể xua tan được, đều là những đề tài quen thuộc trong tác phẩm của ông, bằng hình thức hoàn chỉnh và vẻ đẹp được đẽo gọt hoàn hảo, không một chữ vô dụng. Thơ của ông đầy màu sắc và hiếm khi mang âm điệu du dương, nhưng tất cả đều đậm nét sáng tạo về mặt hình thức nhằm phù hợp với cách diễn đạt cảm giác và ý tưởng. Thanh cao, thâm trầm và hướng về nỗi buồn, tâm hồn ông tự biểu lộ trong thơ ông, dịu dàng nhưng không ủy mị - một sự phân tích mang vẻ buồn phiền nó truyền cho người đọc sự cảm thương u uất.

 

Qua sự quyến rũ của cách chọn từ thanh nhã và qua nghệ thuật tuyệt vời của ông, Sully Prudhomme là một trong những nhà thơ hàng đầu của thời đại chúng ta, và một số bài thơ của ông là những viên ngọc có giá trị miên viễn. Những bài thơ mang tính mô phạm hay trừu tượng của ông ít hấp dẫn Viện Hàn lâm Thụy Điển hơn những bài thơ trữ tình ngắn. Những bài thơ trữ tình này mang đầy cảm xúc và sâu lắng. Chúng mê hoặc người đọc nhờ vẻ trang nghiêm, thanh nhã và nhờ sự kết hợp độc đáo giữa tư duy tinh tế và tình cảm phong phú.

 

Tác phẩm của Sully Prudhomme biểu lộ một trí óc quan sát và tìm tòi mà nó không tìm đến một sự yên nghĩ trong một tình thế gay go và, đối với ông hình như không thể biết nhiều hơn, tìm chứng cứ về số phận siêu nhiên của nhân loại trong lãnh vực đạo đức, trong tiếng nói của lương tâm và trong sự cao quý và những điều qui định không thể phủ nhận của bổn phận. Từ quan điểm này, Sully Prudhomme đại diện tốt hơn hầu hết những nhà văn mà người để lại di chúc gọi là ''một khuynh hướng duy tâm'' trong văn học. 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 1007
Ngày đăng: 27.05.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy tài hoa tâm huyết - Trang Thùy
Nguyên Cẩn, nhìn qua lăng kính. - Trương Văn Dân
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi với Nhã Nhạc cung đình Triều Nguyễn - Võ Quê
Nhà báo kỳ cựu Phan Quang - Minh Tứ
Nhà văn Larry C Heinemann “Người kể chuyện Việt Nam” - Võ Quê
Rimbeaud (II) Tác giả và tác phẩm - Võ Công Liêm
Nsnd.TS Bạch Tuyết – Cải lương chi bảo - Nguyễn Thanh
Nguyễn Tấn Hải – Gã nhà quê trên cánh đồng chữ nghĩa - Mai Bá Ấn
Nhà thơ Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam - Nguyễn Thanh
Võ Thanh Hùng "một hồn thơ chiến sĩ" - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)