Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.107
123.143.911
 
NĂM 1904 1.Frédéric Mistral (Pháp, 1830 - 1914)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

 

 

 

 

Theo nhận định của Viện Hàn lâm Thụy Điển, thi hứng của bậc trưởng lão Frédéric Mistral còn trẻ trung hơn phần lớn những nhà thơ đương thời. Một trong những tác phẩm chính của ông là Bài ca sông Rhone - Lou pouèmo dóu rose, xuất bản vào năm 1897.

 

Mistral sinh ngày 8 - 9 - 1830 tại làng Maiano (vùng Maillane, Pháp). Làng này nằm giữa đường đi Avignon và Arles trong thung lũng Rhone. Ông lớn lên giữa thiên nhiên hùng vĩ này cùng với những người nông dân ở đây và sớm làm quen với công việc đồng án của họ. Cha ông, Francois Mistral, là một phú nông, suốt đời tín thành tập tục của tổ tiên mình. Còn mẹ ông thì nuôi dưỡng tâm hồn con mình bằng những bài dân ca và truyền thống văn hóa nơi chôn nhau cắt rốn. Trong suốt thời gian theo học trường College Avignon, ông học những tác phẩm của Homer và Virgil, những tác phẩm này đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông, và một trong những vị giáo sư của ông - nhà thơ Roumanille - đã truyền cảm hứng cho ông về tình yêu sâu xa tiếng mẹ đẻ miền Provence.

 

Theo ước muốn của cha, Frédéric Mistral theo học luật ở Aix-en-Provence, nhưng sau đó, ông bỏ học để chọn nghề theo sở thích của mình. Sự chọn lựa này chẳng bao lâu được thực hiện: ông hiến dâng cuộc đời cho thi ca và mô tả vẻ đẹp của miền Provence bằng ngôn ngữ địa phương, một phương ngữ mà ông là người đầu tiên nâng lên thành ngôn ngữ văn học. Thể nghiệm ban đầu của ông là một trường ca viết về cuộc sống nông thôn, rồi xuất bản tuyển tập thơ Miền Provence - Li Prouvencalo (1852).

 

Sau đó, ông đã bỏ ra bảy năm liên tục để viết tác phẩm Mirèio (1859) nổi tiếng khắp thế giới. Giá trị tác phẩm này không phải chỉ ở đề tài mà còn ở trí tưởng tượng được diễn đạt trong đó. Hình ảnh của Mirèio đáng quan tâm như thế nào không thành vấn đề, vấn đề là nghệ thuật liên kết giữa những tình tiết của câu chuyện và của sự lột trần trước mắt chúng ta tất cả miền Provence với cảnh quang, kỷ niệm, những tập tục cổ xưa và cuộc sống hàng ngày của dân chúng. Mistral nói rằng ông chỉ cất lời ca cho những người chăn cừu và dân quê, ông làm như thế bằng tâm hồn mộc mạc của Homer. Thật vậy, bằng vào sự thú nhận của chính mình, ông là một học trò của Homer vĩ đại. Nhưng thay vì bắt chước vị thầy một cách mù quáng, ông đã chứng tỏ tính chất sáng tạo riêng bằng kỹ thuật diễn đạt của mình. Một hơi thở của thời hoàng kim đã tạo sinh khí cho nhịp điệu những câu thơ mô tả của ông.

 

Tập thơ được chào đón nhiệt tình ngay lần đầu xuất hiện. Nhà thơ Lamartine, kiệt sức với những âu lo riêng nhưng luôn luôn say mê những thi phẩm hay, đã viết ''một nhà thơ vĩ đại chào đời!''. Ông so sánh thơ của Mistral là một hòn đảo của một quần đảo, là một Délos (thánh địa của thần Apollon) trôi nổi mà tự nó tách rời khỏi quần đảo Cyclades để gia nhập, trong yên lặng, vào miền Provence thơm ngát.

 

Bảy năm sau khi xuất bản tác phẩm Mirèio, Mistral cho ra đời tác phẩm thứ hai với tầm cỡ tương đương - Calendau (1867). Người ta cho rằng cảnh tượng của tập thơ này quá dị thường và không có thực. Nhưng nó phù hợp với tập thơ trước về sự quyến rũ trong cách diễn đạt. Người ta có thể nghi ngờ sự cao quý của những ý tưởng về tính thanh cao của của con người, thông qua cuộc thử nghiệm này sao? Trong khi Mirèio ca ngợi cuộc sống nông dân thì Calendau trình bày một hình ảnh hấp dẫn của biển cả và núi rừng. Nó giống như một giọt nước long lanh trong nhiều cảnh quang chính xác đáng nhớ về cuộc sống của ngư dân.

 

Mistral không chỉ là một nhà thơ sử thi mà còn là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại. Tập thơ Đảo vàng của ông  có nhiều bài mang vẻ đẹp bất tử.

 

Trong những bài thơ lãng mạn khác Mistral với lòng nhiệt tình cố nài những quyền lợi  của ngôn ngữ Provence mới đối với sự tồn tại độc lập và tìm kiếm để bảo vệ nó chống lại mọi  toan tính loại bỏ hay nghi ngờ nó. Nerto (1884), một tập thơ văn xuôi có nhiều trang lôi cuốn người đọc. Nhưng truyện kể mang tính sử thi, Lou pouèmo dóu Rose, thâm thúy hơn. Nói tóm lại, những tác phẩm của Mistral đều là những tượng tài sừng sững mang vẻ huy hoàng của vùng Provence yêu dấu của ông.

 

Trong quyển tân tự điển đồ sộ về ngôn ngữ vùng Provence, Tresor dóu Félibrige (1879 - 1886), Mistral đã bỏ ra hơn 20 năm ghi chép phương ngữ phong phú của miền Provence và xây dựng một tượng đài bất tử cho vùng đất vàng này.

           

Hội Nhà thơ Provence (Association of Provencial Poets) đã tán dương ông bằng câu: ''Mặt trời khiến tôi cất lời ca''. Đúng vậy, thơ của ông như ánh sáng mặt trời miền Provence chiếu rộng khắp nhiều quốc gia, ngay cả những vùng Nam địa cầu, ở đó chúng đã làm cho nhiều con tim hoan hỉ./

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 939
Ngày đăng: 22.06.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
NĂM 1903 – Biornstjerne Bjornson (Na-uy, 1832 - 1910) - Lê Ký Thương
NĂM 1902 – Theodor Mommsen (Đức,1817 - 1903) - Lê Ký Thương
NĂM 1901: Sully Prudhomme (Pháp,1839 - 1907) - Lê Ký Thương
Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy tài hoa tâm huyết - Trang Thùy
Nguyên Cẩn, nhìn qua lăng kính. - Trương Văn Dân
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi với Nhã Nhạc cung đình Triều Nguyễn - Võ Quê
Nhà báo kỳ cựu Phan Quang - Minh Tứ
Nhà văn Larry C Heinemann “Người kể chuyện Việt Nam” - Võ Quê
Rimbeaud (II) Tác giả và tác phẩm - Võ Công Liêm
Nsnd.TS Bạch Tuyết – Cải lương chi bảo - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)