Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
601
123.195.843
 
Hoàng Vũ Thuật & Người câu gió
Yến Nhi

 

 

       Giữa những ngày gián cách vì Covid, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật có message cho tôi: Chúng ta thiên cổ cả rồi anh , ý nói đã già rồi, và gửi một bài thơ Người câu gió ( đã được giới thiệu trên Văn nghệ Sài gòn.com).

 

NGƯỜI  CÂU  GIÓ

 

 

Không ai nhận ra lối đi của gió

không ai nhận ra gương mặt gió

 

anh nhẫn nại ngồi câu trên đồi

sợi dây mảnh mai

những con diều làm mồi với đôi cánh mỏng

 

gió và gió thổi căng phồng

túi càn khôn kè kè bên hông rỗng rễnh

 

một ngày câu hai bàn tay trắng trở về

một đời câu tóc xanh hóa thành tóc trắng

lịch trình gió buốt chưa thôi

 

gió vô hồi ngàn sau chưa hết

có nhận ra ta trong hữu hạn kiếp người.

 

    ( 3-2021)

                Bài thơ bằng lối viết hiện đại giàu thi tiết siêu thực và hình ảnh có tính biểu tượng quen thuộc của tác giả, tôi đọc và cảm thấy đồng cảm sâu sắc. Băt nguồn từ một câu chuyện nhà Phật với triết lý “không mà có”

( Na - tiên vấn đáp), tác giả phóng tác nêu một thông điệp về quá trình nhận thức của con người trên con đường đi tìm ý nghĩa đời sống, đi tìm chân lý, nhận thức vũ trụ. Biểu tượng gió được trình bày trong một kết cấu tương nghịch :

               a/ Sự kiên nhẫn của con người! Xung quanh biểu tượng gió là những thi tiết siêu thực “gió thổi căng phồng túi càn khôn bên hông”, ngồi “câu gió” với “sợi dây mảnh mai những con diều làm mồi”con người cố gắng nhẫn nại trên đồi xuyên qua thời gian “tóc xanh hóa thành tóc trắng”  tìm hiểu “lối đi”, “gương mặt” của gió , “túi càn khôn kè kè bên hông rỗng rễnh”…

Không ai nhận ra lối đi của gió/ không ai nhận ra gương mặt gió

 anh nhẫn nại ngồi câu trên đồi/ sợi dây mảnh mai

những con diều làm mồi với đôi cánh mỏng

 gió và gió thổi căng phồng/ túi càn khôn kè kè bên hông rỗng rễnh

              b/ Sự vô vọng của kiếp người! Tác giả tư biện một nhận thức khả kính : Ngồi câu gió - việc làm bất lực “hai bàn tay trắng trở về”. Đời sống con người hữu hạn mà thế giới tự nhiên cũng như xã hội bao gồm những chân lý tương đối trong đó là vô hạn, không bao giờ đi được hết sự tìm hiểu của mình. Chợt nhớ câu chuyện cuả một triết gia cổ đại: Con người bé nhỏ  chỉ là con kiến bò trên bề mặt vỏ quả cầu,  không bao giờ đi hết bề mặt đó !

…một ngày câu hai bàn tay trắng trở về/ một đời câu tóc xanh hóa thành tóc trắng/

lịch trình gió buốt chưa thôi/ gió vô hồi ngàn sau chưa hết/

có nhận ra ta trong hữu hạn kiếp người.

         Bài thơ  kết cấu theo lối tương nghịch nhân quả,  tác giả ngày nào cũng lên đồi “câu gió”tìm hiểu lối đi, gương mặt của gió - biểu tượng của vú trụ, của nhân sinh, mong sẽ bắt được, khám phá được nhiều điều bí ẩn về cõi đời cũng như cõi người, về thiên nhiên, về xã hội ( nhân) nhưng vô ích vì gió thổi “ngàn sau chưa hết  mà kiếp người hữu  hạn” đành tay trắng trở về ( quả) ! Có cái gì gần với bât khả tri luận quen thuộc một thời  nhưng màu sắc mới là đề cao nhu cầu ước vọng khám phá cuộc sống của con người thời nay với những khó khăn của nó.

            Chia sẻ với tác giả, chúng ta những người sẽ “muôn năm cũ”, đành là những người câu gió của thời 4.0 vậy . Tuy nhiên, theo cách suy luận phương Đông: Vũ trụ tồn tại cùng cái vô hạn của nó, cõi nhân sinh biến ảo  cùng cái vô cùng của nó, con người sẽ không thấy, khó nắm bắt  khi nhìn bằng con mắt “tiểu ngã vật lý” bên ngoài , nhưng  ta sẽ thấy được  khi ta nhìn bằng con mắt “ đại ngã tâm linh “nội thần bên trong, bằng tưởng tượng suy luận!

             Những bài  thơ có khuynh hướng triết lý như vậy sinh thời Chế Lan Viên gọi là có “hương thơm tư tưởng”. Suy lý mà trữ tình , ngắn gọn cô đúc mà vang vọng, gần với các bài kệ trong thiền giới, gợi nhiều suy cảm cho người đọc. Câu kết bài thơ miên man nỗi buồn cao cả cuả kiếp người :

một đời câu tóc xanh hóa thành tóc trắng

 …gió vô hồi ngàn sau chưa hết

có nhận ra ta trong hữu hạn kiếp người.

*

          Sự tương nghịch giữa kiếp người hữu hạn và vũ trụ, đời sống vô hạn là một đề tài chạy suốt lịch sử văn hóa Á cũng như Âu. Cái quay búng sẵn trên trời kia là một câu hỏi muôn đời ? Rất nan giải, luôn thử thách cho mọi kiếp người, mọi thời đại. Nhói lòng với mấy câu thơ của Henryk - Sienkievch ( Ba Lan- giải  Nobel) nói về sự luyến tiếc  hạnh phúc ngắn ngủi của con người trong vũ trụ: Mỗi người đứng cô đơn trên  trái- tim- quả- đất/ Lòng xuyên qua một tia nắng mặt trời/ Nhưng chưa chi chiều đã tắt ( Quo Vadis )./.

 

20-06-2021

 

 

Yến Nhi
Số lần đọc: 1040
Ngày đăng: 28.06.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà văn của tình thương - Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hoàng: ý thức và bản năng nữ phận - Nguyễn Vy Khanh
Hành trình của thơ - Đỗ Quý Dân
Cảm thức hư không và nỗi cô đơn bản thể trong thơ Trần Hoàng Phố* - Trần Hoài Anh
Từ hình tượng trăng – lan man về phía Hàn Mặc Tử - Phan Văn Thạnh
Trần Nam Phong và viết chờ sen lên - Yến Nhi
Thơ thế sự của người sống trong “Mối,mọt,gián,chuột,bóng tối…” - Nguyễn Anh Tuấn
Tình yêu quê hương trong thơ Trường Hải - Hoàng Thị Bích Hà
Chân cảm một hồn thơ. - Yến Nhi
Đọc bài thơ “Đêm trăng leo lên mái chùa” của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên - Châu Thạch
Cùng một tác giả
Ban Mai (thơ)
Thế sự nhàn đàm (tiểu luận)
Cúc xưa (phê bình)