Mùa thu năm ấy, sau hơn hai tháng hành trình, đoàn sứ bộ của Đại Việt đã đặt chân đến Hồ Nam bên bờ hồ Động Đình sau một chuyến đi dài từ ải Nam Quan sang Trung Quốc. Trong hai tháng đó, đoàn sứ bộ do chánh sứ Nguyễn Anh Vũ dẫn đầu di chuyển theo con đường định sẳn của những lần sứ bộ đi trước đó, chủ yếu bằng đường sông: theo dòng Minh Giang và Tả Giang để đến Ngộ Châu, sau đó ngược dòng Quế Giang sang Quế Lâm, rồi đi vào kênh Hưng An xuôi thuyền vào sông Tương, rồi theo sông Tương chảy dọc suốt tỉnh Hồ Nam đến hạ lưu thị trấn Tương Đàm, Tương Âm vào hồ Động Đình nổi tiếng thơ mộng. Tại đây quan chánh sứ Anh Vũ cho các quan lại trong đoàn sứ bộ được nghỉ ngơi vài ngày để dưỡng sức trước khi dùng thuyền vượt qua hồ Động Đình để đến Hồ Bắc đi Bắc kinh hoàn thành trách nhiệm đất nước giao phó đồng thời nhân đó có thời gian tham quan thăm thú một số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất Hồ Nam. Từ lâu Anh Vũ nghe đồn phong cảnh xung quanh hồ Động Đình rất nên thơ hữu tình nên cũng muốn tìm hiểu nhằm mở rộng tầm nhìn đôi chút về xứ người. Xét về mặt địa lý, hồ Động Đình nằm ở phía nam sông Dương Tử và do nhiều hồ lớn hợp thành, có thể nói đây là một cái hồ tự nhiên trời ban dành tặng cho tỉnh Hồ Nam để làm nơi điều hòa lưu lượng rất lớn mực nước sông Dương Tử đổ về vào mùa mưa lũ. Ngoài sông Dương Tử ra, hồ còn được bốn con sông khác đổ nước vào là Tương Giang, Tư Giang, Nguyên Giang và Lệ Thủy. Ngoài ra còn có sông Tiêu đổ vào sông Tương gần Trường Sa trước khi sông Tương đổ vào hồ vì thế khúc sông này được gọi là Tiêu Tương. Sông Tiêu, sông Tương là những con sông nổi tiếng được nói tới rất nhiều trong văn chương Trung Hoa và Đại Việt mà chàng đã từng đọc qua.
Giữa hồ Động Đình mọc lên một hòn đảo lớn gọi là Quân Sơn, tên cũ của nó là núi Động Đình hay Tương Sơn. Đảo cách thị trấn Lạc Dương khoàng 13 km, chiều rộng 1 km, trên đảo có 72 đỉnh núi, có nhiều đình quán đền chùa. Phong cảnh ở đây đi cùng với hồ thật thần Tiên như chốn bồng lai tiên cảnh dưới trần, đã nổi danh hàng ngàn năm nay. Tương truyền rằng ngày xưa có tiên xuất hiện ở đây. Cảnh sắc thay đổi theo bốn mùa. Về mùa xuân hoa cỏ muôn mầu muôn sắc. Mùa hạ, trời quang mây tạnh là lúc thấy rõ toàn cảnh mặt hồ. Mùa thu khói sương huyền ảo như chốn thiên thai. Đêm đêm văng vẳng vọng lại tiếng hát câu hò của người dân chài vang lên trong thinh lặng. Mùa đông là lúc những loài di điểu trở về… Cảnh sắc huyền ảo như trong một bức tranh sơn thủy.
Đến Động Đình Hồ mà không thăm lầu Nhạc Dương là một thiếu sót rất lớn. Lầu Nhạc Dương ở đầu thành Tây Môn, thành phố Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam. Đứng trên lầu có thể thấy bao quát cả Hồ Động Đình với mặt nước hồ xanh thẳm, thuyền bè qua lại và đảo Quân Sơn thấp thoáng xa xa nhất là khi hoàng hôn buông xuống , mặt trời đỏ lừng lựng khuất phía sau đường chân trời và từng đàn chim lũ lượt bay về tổ ấm tạo nên một bức tranh thật rực rỡ của một ngày sắp tàn. Trên đường đi sứ, các sứ thần nước ta khi đến hồ Động Đình đều dừng chân đến ngoạn cảnh ở lầu Nhạc Dương sau đó đến Vũ Hán thăm Hoàng Hạc Lâu . Là một trong bốn danh lâu Trung Quốc nên các sứ thần Đại Việt cũng đề thơ xướng họa lưu giữ bút tích của mình.Trung Quốc có câu Động Đình thiên hạ thủy, Nhạc Dương thiên hạ lâu. Động Đình là hồ đứng đầu thiên hạ, Lầu Nhạc Dương là lầu đứng đầu thiên hạ. Nếu Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng với bài thơ Thôi Hiệu, Đằng Vương Các nổi tiếng với bài văn Vương Bột thì Nhạc Dương Lâu nổi tiếng với bài Nhạc Dương Lâu ký của Phạm Trọng Yêm.
Quan chánh sứ Nguyễn Anh Vũ cũng không ngoại lệ, ngay sáng hôm sau chàng đã đến lầu Nhạc Dương để ngắm cảnh. Lầu Nhạc Dương nguyên là Duyệt Quân Lâu do đại tướng Đông Ngô thời Tam Quốc dựng lên dùng để thao luyện binh sĩ, kiểm duyệt thủy quân, đến đời nhà Đường mới đổi thành Nhạc Dương lâu. Anh Vũ có dịp chiêm ngưỡng bút tích, đọc thơ của các nhà thơ nổi tiếng còn lưu lại như Mạnh Hạo Nhiên, Trương Cửu Linh, Lý Bạch, Đổ Phủ, đề thơ tự vịnh. Mãi vui vãn cảnh nên trên đường trở về sứ quán Anh Vũ bước lạc vào một một làng chài nhỏ ven hồ , những mái nhà thấp lè tè cũ kỷ, thưa thớt vắng người, không khí có vẻ ảm đạm buồn tẻ. Chàng đang đứng chơ vơ chưa biết hỏi thăm ai, bỗng thấy một lão ngư đầu đội nón tơi đang đi tới, chàng hỏi nơi đây là điạ phương nào, lão bảo: Đây là làng chài Đan Phượng, dân trong làng chuyên sống bằng nghề hạ bạc nhờ nguồn lợi thủy sản trong hồ đắp đổi qua ngày. Nói đến đây bỗng lão ngư thở dài ngao ngán: Suốt cả buổi sáng quăng lưới chỉ bắt được một con cá nầy mà thôi. Hôm nay nhà lão chắc thiếu gạo thổi cơm mất thôi. Nói xong lão dợm bỏ đi. Anh Vũ ngăn lại nhìn vào giỏ cá lão đang xách trên tay, quả thật chỉ thấy một con cá chép vẩy màu vàng lấp lánh nằm vật vờ trong đó, con cá nhìn chàng chớp mắt nhiều lần, chiếc đuôi lắc qua lắc lại như có vẻ van lơn cầu khẩn xin chàng cứu mạng. Động lòng chàng trả một số tiền khá lớn cho lão ngư rồi mang giỏ cá xuống bờ hồ để phóng sinh, chàng nói:
Hình như biết nghe tiếng người, dưới dòng nước trong xanh của mặt hồ, cá chép lắc lư cái đuôi của mình mấy lượt, đầu ngước lên như muốn trả lời chàng trước khi lặn sâu xuống đáy hồ mất hút.
Đêm Động Đình hồ nhuốm một màu huyền ảo, trên bờ những hàng quán treo đèn kết hoa rực rỡ, tiếng đàn tiếng sáo du dương hòa lẫn với tiếng cười nói của khách du ngoạn tạo một không khí thật tưng bừng nhộn nhịp . Dưới bến nước, thuyền của tao nhân mặc khách cũng ra vào thưởng ngoạn không khí trong lành mát lạnh của mặt hồ . Anh Vũ cho thuyền chèo ra khơi xa một chút để ngắm trăng. Ánh trăng mười sáu in trên mặt hồ lấp lánh như dát vàng trên làn sóng lăn tăn trông thật huyền ảo. Trước phong cảnh hữu tình có một không hai ấy, Anh Vũ chợt hứng khởi ngâm nga:
Để tử Tiêu Tương khứ bất hoàn
Không dư thu thảo Động Đình gian
Đạm tảo minh hồ khai ngọc kính
Đan thanh họa xuất thị Quân Sơn(1)
Chẳng biết từ đâu theo làn gió đưa về tiếng ngân nga của một bài thơ tả về cảnh đẹp của Động Đình hồ:
Hồ quang thu nguyệt lưỡng tương hòa
Đầm diện vô phong kính vị ma
Dao vọng Động Đình Sơn thủy thúy
Bạch ngân bàn lý nhất thanh loa(2)
Là người am hiểu thơ Đường, Anh Vũ biết bài thơ đó là của Lưu Vũ Tích một danh sĩ đời Đường, chàng cảm khái cao hứng vỗ tay khen hay và cho thuyền chèo đến gần chiếc thuyền có treo đèn kết hoa xem ai là người đã ngâm vịnh bài thơ hay đó. Thuyền vừa cập mạn thì trên thuyền ánh sáng rực rỡ đó, Anh Vũ nghe có một giọng nữ vang lên:
Có tiếng một người con gái khác ở trong thuyền:
Tức thì bên kia thuyền có một miếng ván dài bắc ngang qua thuyền chàng. Anh Vũ bước qua tấm ván để vào khoang thuyền, chàng thấy bên trong thuyền được bày trí thật trang nhã, diễm lệ, màn che trướng phủ, đèn sáp lung linh chẳng khác nào cách trang trí của con nhà khuê các giàu có. Giữa thuyền bày sẳn một tiệc rượu đầy những món ngon như đang chào đón khách quý,chàng ngỡ mình đường đột đến không đúng lúc muốn quay lui, thì nàng thiếu nữ xem chừng là chủ nhân, có gương mặt cực kỳ thanh tú, tóc mây xỏa dài như suối, trâm cài lấp lánh màu hổ phách, mặc chiếc áo vàng tươi sáng dưới ánh đèn trông muôn phần diễm lệ bước tới, nụ cười như hoa hàm tiếu mới nở:
Được ngồi đối diện với nữ chủ nhân xinh đẹp, Anh Vũ cảm thấy bối rối không biết phải mở lời như thế nào, vừa ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nữ chủ nhân, chàng lại vừa ngạc nhiên khi nghe giai nhân gọi mình là ân nhân:
Thiếu nữ nhìn chàng, cười:
Anh Vũ giật mình kinh ngạc:
-
Phải! Nhưng việc đó nào có liên quan gì đến nầy,chẳng lẽ nàng là…
-
Vâng! Chính thiếp. Thiếp là con cá vàng mà chàng đã phóng sinh ban sáng. Thiếp là Tiểu Long Nữ, con vua Thủy Tề cai quản vùng Động Đình hồ mênh mông rộng lớn nầy hàng nghìn năm nay. Sáng nay vì mãi mê ngắm cảnh sông nước của hồ, thiếp đã trốn vua cha hóa thành cá chép lội rong chơi khắp nơi không ngờ dính lưới của ngư ông, cũng may gặp được chàng ra tay cứu giúp nếu không chắc chẳng còn thể xác để trở về gặp phụ thân nữa rồi. Ơn đức ấy thiếp kết cỏ ngậm vành cũng chưa trả hết được, thiếp mượn lời thơ xướng họa mời chàng qua thuyền, bày tiệc mọn để tỏ lòng ơn nghĩa xin chàng chớ chối từ.
Được lời như cởi tấm lòng, Anh Vũ cùng giai nhân trò chuyện vô cùng tâm dắc, Tiểu Long Nữ tỏ ra am tường thi phú làm Anh Vũ càng thêm mến phục. Qua vài tuần rượu,trăng đã xế ngang đầu lúc nào không biết, Tiểu Long Nữ nói với chàng:
-
Buổi tiệc nào rồi cũng phải tàn. Buổi gặp gỡ của chúng ta đêm nay cũng là duyên kỳ ngộ. Thiếp biết chàng đang mang trách nhiệm đi sứ, nên không dám lưu khách lại thêm nữa, nhưng đường đi sứ xa xôi sẽ gặp nhiều bất trắc khó lường xin chàng lưu ý cho.
-
Ta xin lắng nghe lời khuyên của nàng.
-
Chàng ơi, chàng có biết một tai họa đang sắp ập đến với chàng rồi không?
Anh Vũ giật mình kinh sợ:
Anh Vũ nhìn Tiểu Long Nữ trân trối. Sao nàng lại biết vụ án oan khuất khủng khiếp mà gia tộc chàng phải hứng lấy, chuyện đã xảy ra nhiều năm rồi không phải sao? chàng thảng thốt kêu lên:
-
Loài rắn ư? Ta cũng nghe mẫu thân nói điều đó. Nhưng theo ta đó chỉ là truyền thuyết. Riêng ta vẫn luôn mang nghi vấn trong lòng, miệng thế gian thêu dệt, lấy chi là thực, lấy chi làm giả?
-
Chàng không tin ư? Thế gian có những điều giả lại biến thành thực, thực lại thành giả. Lộng giả thành chân, chàng là người trí giả không hiểu điều đó sao?
Anh Vũ trầm ngâm, nhớ lại lời kể của mẫu thân về vụ án Lệ Chi Viên năm nàokhi chàng đã lớn, gia tộc đã được giải oan: Đó là vụ án thảm khốc mà gia tộc chàng phải gánh lấy từ cái chết vô cùng bí ẩn của vua Lê Thái Tông khi tuần du về Chí Linh. Chuyện rắn báo oán có lẽ bắt đầu từ đời tổ phụ chàng là Nguyễn Phi Khanh. Khi chưa ra làm quan cho nhà Hồ, ông mở trường dạy học, môn sinh đến thụ huấn khá đông nên ông có dự định cất thêm trường lớp. Một hôm ông dẫn các môn sinh ra phía sau nhà chỉ khu đất trống nhờ họ phát quang cỏ để cất trường. Tối hôm đó, ông nằm mộng thấy một người đàn bà mặc áo trắng đến khẩn khoản xin ông thư thả ít hôm để dọn nhà vì các con còn quá nhỏ, dù không biết là ai nhưng thấy có thể giúp được nên ông nhận lời. Sáng hôm sau ông thức muộn thì đám cỏ sau nhà đã phát xong học trò vào báo lại, trong lúc phát quang, họ đào phải một hang rắn, họ đập chết ba con rắn con, còn con rắn mẹ bị đứt đuôi nhưng đã chạy thoát. Ông mới chợt hiểu người đàn bà trong giấc mơ là con rắn trắng đội lốt, ông thở dài buồn bã thốt: “Thế là ta không cứu được họ rồi”. Mấy hôm sau trong một đêm ông ngồi đọc sách thì trên xà nhà có một con rắn bò ngang. Đuôi của nó nhỏ máu xuống trang sách ông đang xem, giọt máu rơi đúng chữ đại và thấm qua 3 trang giấy như thầm bảo sẽ trả thù mối hận nầy qua ba đời liên tiếp. Khi nhà Hồ mất tổ phụ ông bị bắt giải về Bắc Kinh cùng hai vua nhà Hồ, khi qua biên ải ông có nhắc lại chuyện ấy cho Nguyễn Trải - cha chàng nghe để đề phòng. Nhưng không ngờ chuyện rắn báo oán lại xảy ra cuối đời của cha chàng khi lui về chí sĩ ở Côn Sơn. Tương truyền cha chàng có người hầu thiếp xinh đẹp và thông minh giỏi chữ nghĩa, cuộc gặp gỡ giữa họ phải chăng là mối dây oan nghiệt tạo nên vụ án Lệ Chi Viên khốc liệt? Chàng nghe kể cha mình gặp bà Nguyễn Thị Lộ năm 26 tuổi, lúc làm quan cho nhà Hồ, gặp nàng Thị Lộ 16 tuổi ở Vũ Lăng đi bán chiếu, thấy dung nhan xinh đẹp bèn làm thơ chọc ghẹo:
Ả ở đâu mà bán chiếu gon,
Chẳng hay chiếu bán hết hay còn ?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa ? được mấy con ?
Không ngờ cô nàng bán chiếu xinh đẹp ứng khẩu đáp lại một cách nhanh chóng:
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon .
Can chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẽ.
Chồng còn chưa có, có chi con !
Cảm vì sắc mến vì tài Nguyễn Trãi bèn lấy bà làm thiếp. Vì bà có học thức nên được Lê Thái Tông phong làm Lễ nghi học sĩ để dạy dỗ cho cung tần mỹ nữ và giảng sách cho vua nghe, Chính vì thế khi vua Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi, lúc Vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo vua về triều. Khi xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (vườn trái vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đêm ấy vua bị cảm, đến sáng thì mất, các quan hộ giá giữ kín và rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi mới báo tang. Ngay sau đó Thị Lộ bị bắt, Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ thí vua. triều đình đã khép tội tru di 3 họ Nguyễn Trãi, gây ra một vụ án tàn khốc nhất lịch sử. Tương truyền rằng khi bị hành hình dìm xuống nước cho chết, thì bà Lộ biến thành một con rắn lớn bò xuống nước bơi đi mất. Nhân thế người ta cho rằng Thị Lộ là rắn đội lốt thành để hại con cháu Nguyễn Phi Khanh nhằm báo thù.
Gia quyến Nguyễn Trãi trước tai họa diệt vong đó cũng lưu tán khắp nơi khi biến cố Lệ Chi Viên xảy ra. Người em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù - một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương nhưng rồi cũng không tránh khỏi sự truy sát. Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là bà Phạm Thị Mẫn lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Sau hơn 20 năm chịu oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi và cho tìm con cháu ông để cho tập ấm. Người ta tìm được một người con Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ. Lúc này Anh Vũ đã đỗ Hương cống nên được Thánh Tông cho làm tri huyện và sau thăng dần chức tước được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
Anh Vũ suy tư nói:
-
Ta nghĩ rằng chuyện rắn báo oán đã chấm dứt sau ngày Thị Lộ bị hành hình. Hàm oan của cha ta chẳng phải đã rửa sạch rồi đó sao?
-
Chàng quên rằng có truyền thuyết cho rằng khi bị dìm xuống sông chết, người ta thấy xuất hiện một con rắn trắng lội đi mất hay sao?
-
Như vậy Thị Lộ tức là rắn biến thành đeo đuổi để trả thù ư?
Tiểu Long Nữ mỉm cười nhìn Anh Vũ:
-
Chàng có biết chuyện Trụ Vương cuối đời nhà Thương? Ông ta là một vị vua ham mê tửu sắc hoang dâm vô độ, để làm vui lòng ái phi của mình ông ta không những giết hại trung thần, tận diệt hết loài hồ để lấy bộ lông làm áo, vì thế con cháu loài hồ quyết tâm báo thù rửa hận. Có con chồn chín đuôi thoát chết, thành tinh nhập hồn vào thân xác Đắc Kỷ xúi giục ông ta làm điều bạo ngược đến nỗi nước mất nhà tan. Thiếp cho rằng trong vụ án Lệ Chi Viên thì xác là Thị Lộ còn hồn là loài rắn báo oán thì có gì là lạ đâu. Con rắn thành tinh đó từ ấy đã về ẩn náo làm mưa làm gió ở hồ Động Đình nầy chờ cơ hội để báo thù chàng đó.
Tiểu Long Nữ trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp:
-
Đó cũng chỉ là một nghi vấn, một truyền thuyết. Nhưng có một điều nầy chàng phải lưu ý: Con đường hoạn lộ cũng là con đường chính trị hiểm ác khó lường, tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vua Lê Thái Tông vốn là một ông vua ham sắc, có nhiều vợ, nhiều cung tần mỹ nữ hầu hạ ngày đêm. Chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ vua luôn tranh chấp ngôi thái tử cho con mình, dòm ngó đến ngai vàng, kéo bè kéo phái nhằm hậu thuẩn cho mình, nên trong triều thường xảy ra những hiềm khích, nghi kỵ. Vì thế trong một lúc giận dữ, vua Lê Thái Tông đã truất phế hoàng hậu Dương Thị Bí và phế lập ngôi thái tử con của bà là Lê Nghi Dân lúc ấy mới lên 2 tuổi. Thay vào đó lập bà Nguyễn Thị Anh lên làm hoàng hậu và phong cho con bà nầy là Lê Bang Cơ lên làm thái tử khi chưa đầy 1 tuổi. Cùng lúc đó có một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao cũng sắp lâm bồn. Nguyễn Thị Anh lại sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hãm hại bà Ngọc Dao. Cha chàng đã biết được âm mưu đó đã tìm cách cứu bà Ngọc Dao, đưa ra ngoài thành để nuôi giấu chờ ngày sinh nở. Chính từ môi hiềm thù, cũng có thể bà hoàng hậu cho người bí mật bỏ thuốc độc vào thức ăn để giết vua tại Lệ Chi Viên rồi vu cáo cho cha chàng và bà Nguyễn Thị Lộ cũng nên.
Anh Vũ nghe xong, ngửa mặt nhìn trời than:
Tiểu Long Nữ vội trấn an Anh Vũ:
Nói xong, Tiểu Long Nữ sai người hầu vào bên trong lấy ra một thanh gươm trao cho Anh Vũ:
-
Đây là thanh gươm trị thủy của vua cha mà thiếp mượn tạm, chàng cầm lấy sẽ qua hồ bình an, lúc trở về ắt có việc dùng đến. Thôi! Trời đã khuya chàng nên lui gót để sáng mai còn lên đường sớm, còn có cơ duyên chúng ta sẽ gặp lại nhau.
Sáng hôm sau, đoàn sứ bộ Đại Việt dùng thuyền vượt hồ Động Đình, thuyền đi gần giữa hồ bỗng sóng to gió lớn nổi lên dữ dội, từng cột sóng cao ngất như chụp lấy chiếc thuyền mỏng manh, một con rắn trắng lớn rượt theo,vượt ngang mặt thuyền gầm gào gọi tên Anh Vũ đòi mạng . Thuyền chòng chành, nghiêng ngã mấy phen tưởng chìm, ai nấy cũng đều sợ hải, lo âu. Nguyễn Anh Vũ biết rắn hiện hình báo oán, bình tĩnh cầm thanh gươm trị thủy bước ra trước mũi thuyền, đưa thanh gươm lên cao, dõng dạc nói lớn:
Anh Vũ vừa dứt lời thì mặt hồ đang nổi sóng bỗng nhiên sóng yên hồ lặng như chưa hề xảy ra chuyện gì, người trong thuyền ai nấy đều ngạc nhiên. Đoàn sứ bộ qua hồ an toàn. Cuộc hành trình lại tiếp tục. Đường đến Bắc Kinh lần nầy khá vất vả, đoàn đến Vũ Hán, Hồ Bắc rồi theo đường bộ đến Võ Thắng Quang, đến Hà Nam, qua Tín Dương, Yên Thành, Hứa Xương đến Khai Phong, rồi lại theo sông Hoàng Hà đến Trường Ca, Nghiệp Thành, qua Hàm Đan vượt sông Dịch đến Bắc Kinh.(3) Đoàn ở lại Bắc Kinh khoảng 20 ngày hoàn thành công việc. Trở về đến phía bắc hồ Động Đình đã là cuối hạ đầu thu. Nước hồ vẫn xanh trong, hoa cúc nở đầy hai nên đường, sắc vàng như mật trải khắp nơi.
Thuyền lại vượt hồ, Nguyễn Anh Vũ ăn mặc gọn ghẽ, tay cầm thanh gươm trị thủy đứng hiên ngang ở đầu thuyền. Thuyền đi vào giữa hồ, nước hồ bỗng dưng sôi lên sùng sực, rồi sóng gió bắt đầu dâng lên dữ dội mãnh liệt hơn lần trước, trời xám xịt gió rít từng cơn thật ghê rợn. Rắn trắng xuất hiện, nhe năng múa vuốt, ào ào duổi theo thuyền. Anh Vũ nói lời từ biệt với mọi người, rút gươm nhảy xuống dòng nước xoáy trên mặt hồ. Nhờ có thanh gươm trị thủy mà thân pháp Anh Vũ trở nên nhẹ nhàng như đang ở trên cạn, đường gươm trở nên mạnh mẽ sắc bén khôn lường. Trên thuyền mọi người thấy Anh Vũ và con rắn trắng như quây tròn quần thảo lấy nhau trong một trận quyết chiến thật dữ dội. Nhờ có gươm báu trong tay nên đường kiếm của chàng rẽ nước loang loáng chém vào đầu rắn, Bạch xà cũng lanh lẹ không kém né đòn và cái đầu rắn miệng thè cái lưỡi đỏ lòm chực chờ phun nọc độc và tìm cách nuốt chừng lấy chàng. Ai nấy đều lo ngại cho tánh mạnh của Anh Vũ. Bỗng đâu nghe một tiếng thét lớn của Anh Vũ, mọi người chỉ thấy một đường kiếm xanh chém xuống đầu rắn nhanh như tia chớp, máu loang cả mặt hồ, tiếng quấy đạp dữ dội xen lẫn tiếng gầm rú ghê rợn kinh hồn, một lát sau mặt hồ trở lại phẳng lặng nhưng không thấy người và rắn đâu nữa, chỉ thấy máu loang cả một vùng rộng lớn, cả hai chắc đã chìm sâu xuống đáy hồ.
Người đời sau kể rằng Vua nhà Minh nghe trình tấu, cảm kích trước hành động dũng cảm tiêu diệt mãnh xà trừ hại cho bá tánh của vị chánh sứ nước Việt đã xuống chiếu sắc phong Nguyễn Anh Vũ đời đời làm thành hoàng của cả vùng Động Đình hồ bao la rộng lớn. Tuy nhiên còn một chi tiết mà người viết muốn kể thêm chắc chưa ai nhắc đến: Sau trận hỗn chiến dữ dội giữa người và rắn, kết thúc câu chuyện rắn báo oán gây nên vụ án Lệ Chi Viên đẩm máu năm xưa, Nguyễn Anh Vũ- hậu duệ cuối cùng còn sót lại của dòng họ Nguyễn – lại một lần nữa không chết, mà chàng cùng Tiểu Long Nữ - con vua Thủy Tề - sống ung dung tự tại, ngược xuôi sông hồ, chu du tứ hải, non bồng nước nhược, danh lam thắng cảnh không nơi nào không đến, thân xác phiêu diêu thoát khỏi sông mê bến tục nhiều ân oán thị phi, sống luôn tìm cách hãm hại nhau để tranh giành quyền tước địa vị, công danh đối với chàng giờ chỉ còn là bọt nước đầu ghềnh, đám vân cẩu bay cuối trời mà thôi.
__________________________________________________
(1) Bài Du Động Đình của Lý Bạch
Dịch nghĩa : Dạo trên hồ Động Đình Hồ
Nơi sông Tiêu Tương vua đi mà không về
Chỉ còn cỏ thu ở Động Đình gian
Gió nhẹ tan sương thấy mặt hồ
Nắng lên họa rõ ra là Quân Sơn.
(2) Bài Vọng Động Đình của Lưu Vũ Tích
Dịch nghĩa: Ngắm hồ Động Đình
Vẻ phong quang của hồ và ánh trăng thu hòa hợp với nhau
Mặt hồ lặng gió giống như mặt gương đồng chưa mài sáng
Từ xa ngắm màu xanh của mặt nước hồ Động Dìnhvà núi Quân
Giống như trên cái mâm bằng bạc có con ốc xanh
(3)Theo “Nguyễn Du qua hành trình đi sứ Trung Quốc” của Mạnh Hà