Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.274
123.159.116
 
Bài thơ “Khóc Chồng” của Đồng Thị Chúc
Đặng Xuân Xuyến

 

Bài thơ "Khóc Chồng" của nhà thơ Đồng Thị Chúc, viết từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, nhưng mãi tới ngày 29 tháng 7 năm 2021 bà mới đưa lên facebook giới thiệu với bạn bè:

 

KHÓC CHỒNG

 

Vừa mới hôm qua thức bên anh

Nhỏ to câu chuyện nặng nghĩa tình

Hôm nay anh bước vào Thiên cổ

Để lại một mình em đứng trông.

 

Em đứng nơi đây giữa biển trời

Mênh mông sóng nước, một thuyền trôi

Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng

Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi.

 

Em đã gọi hoài gọi mãi anh

Đáp lời là tiếng gió rít đanh

Tiếng em chìm đắm trong vô vọng

Chỉ còn tiếng sóng giữa biển xanh.

 

Em đã như chim gãy cánh rồi

Nằm im bất động mặc thuyền trôi

Mắt em đăm đắm vào ảo ảnh

Cầu chúc hồn anh mãi thảnh thơi.

*.

(Những ngày bi quan nhất)

 

ĐỒNG THỊ CHÚC

 

Bài thơ giàu cảm xúc của tình nghĩa vợ chồng, nhất là 4 câu thơ ở khổ thơ thứ 2 gây nhiều xúc động:

"Em đứng nơi đây giữa biển trời

Mênh mông sóng nước, một thuyền trôi

Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng

Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi."

đọc mà thấy nặng những đau đáu xót xa bới sự cô đơn bủa vây, bởi những hoang vắng, hụt hẫng, những buồn tủi đau đớn vì mất mát mà ý thức của nhân vật trong thơ không thể thật sự làm chủ được cảm xúc. Nỗi đau ấy thật lớn, đã vô thức bao phủ cả tâm thức nhân vật, cả không gian, thời gian... Hình ảnh con thuyền trong thơ thể hiện sự hụt hẫng, đau xót đến vô thức của người vợ trước sự "ra đi" đột ngột của người chồng. Hai câu: "Thuyền trôi theo sóng mà vô hướng / Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi." đã diễn tả nỗi xót xa đến tột cùng sự bất lực của tâm trạng hụt hẫng, chới với trước mất mát quá lớn. Từ "vụng" được đặt ở câu cuối khổ thơ thứ 2 này thật đắc dụng, đã khéo léo thể hiện tâm trạng buồn tủi, xót xa của người vợ yêu chồng, luôn được chồng yêu thương chở che, luôn được chồng làm điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần ... khi mà phía trước là những tháng ngày người vợ sẽ bơ vơ đơn độc đối diện với cuộc đời. Chữ "vụng" trong câu "Em giữa lòng thuyền vụng tay bơi." đã đẩy nỗi đau nhân lên gấp bội.

Khổ tiếp theo, nhà thơ nghẹn lời với người quá cố: "Em đã gọi hoài gọi mãi anh" và nhận về sự tuyệt vọng xót xa: "Đáp lời là tiếng gió rít đanh / Tiếng em chìm đắm trong vô vọng / Chỉ còn tiếng sóng giữa biển xanh."

để rồi chấp nhận sự thật xót lòng:

"Em đã như chim gãy cánh rồi

Nằm im bất động mặc thuyền trôi

Mắt em đăm đắm vào ảo ảnh

Cầu chúc hồn anh mãi thảnh thơi."

Chữ trong những câu thơ này không mới, tứ cũng không có gì đặc biệt nhưng lại tạo được đồng cảm với bạn đọc bởi sự mộc mạc, chân chất trong cách diễn tả tâm trạng nhân vật đã chạm vào trái tim người đọc. Tôi thích đọc thơ bà vì những câu thơ chân thật như thế, như được chiết ra từ nước mắt và nỗi đau rất thật của bà.

"Khóc Chồng" là bài thơ nhiều cảm xúc của tình chồng vợ, nhất là khổ 2 của bài thơ đã gây nhiều xúc động với tôi khi đọc bài thơ này.

*.

Hà Nội, sáng 30 tháng 07/2021

 

.

 

 

Đặng Xuân Xuyến
Số lần đọc: 803
Ngày đăng: 04.08.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về phong độ nam tính qua bài thơ tình “Chia tay” của Nguyễn Trung Hiếu - Nguyễn Thị Kim Lan
Phạm Đức Mạnh – nhà báo, đời thơ (phần tiếp theo và hết) - Hoàng Thị Bích Hà
Hoàng Vũ Thuật & Người câu gió - Yến Nhi
Nhà văn của tình thương - Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hoàng: ý thức và bản năng nữ phận - Nguyễn Vy Khanh
Hành trình của thơ - Đỗ Quý Dân
Cảm thức hư không và nỗi cô đơn bản thể trong thơ Trần Hoàng Phố* - Trần Hoài Anh
Từ hình tượng trăng – lan man về phía Hàn Mặc Tử - Phan Văn Thạnh
Trần Nam Phong và viết chờ sen lên - Yến Nhi
Thơ thế sự của người sống trong “Mối,mọt,gián,chuột,bóng tối…” - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Tim đau (thơ)
Khát (thơ)
Lỡ (thơ)
Kim yêu (truyện ngắn)
Chuyện của Gã Khờ (truyện ngắn)
Em (thơ)
Chuyện của anh T... * (truyện ngắn)
Chuyện ngủ (truyện ngắn)
Lỡ (thơ)
Chàng lùn nể vợ (truyện ngắn)
Đuối (thơ)
Nhé em (thơ)
Biết (thơ)
Lắng (thơ)
Trả em (thơ)
Lạc (thơ)
Em đi (thơ)
Tò he (thơ)
Chia tay (thơ)