Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.143.217
 
Baudelaire « nhà thơ của tâm trạng »
Võ Công Liêm

                                       

    ‘Tu le sauvas peut-être un jour’ (J.P.Sartre)*

                                                                                                   

     Charles Baudelaire** là một nhà thơ ; mà tất cả tác phẩm của ông chứa đựng biết bao điều phức tạp và nhiều tình huống khác nhau, đa dạng của bề mặt cuộc đời ; dù có chứng tỏ một cách đơn giản và đồng nhất đi nữa Baudelaire vẫn không thâu tóm được ý tứ trọn vẹn cho một hình thức nào khác hơn, ông chịu khó học hỏi và nghiêng cứu những gì của những bậc văn nhân đi trước để thực dụng thấu đáo trong thi văn của ông.

Thời gian tu tập, Baudelaire làm nên những bài thơ trung thực và sáng tỏ hơn là những câu thơ chải chuốt như trước đây. Cuộc đời văn nghiệp của Baudelaire là bước đường thăng trầm không lối thoát, thường đưa tới những sai lầm trầm trọng, nhưng trong cái vấp phải đó làm cho Baudelaire sáng giá, gặt hái những thành quả lớn và mang lại những cảm thức đối với cuộc đời, một cảm thức hiện thể, cảm thức của sự thế là những yếu tố cần thiết để xây dựng vào cảm thức sự việc. Một vài trắc nghiệm cho rằng Baudelaire là kẻ đưa tin, nhận xét đó vượt xa tầm nhìn, đẩy ông vào ngõ cụt, trong lúc thơ của ông đang trên đường khai mở vào năm 1859 ở vị trí lừng lẫy của hùng tính (heroism) và gần như thần thánh (saintliness) cho thi ca vào thời đó nhưng bên cạnh thơ văn của Baudelaire vẫn xem nhẹ và nặng lòng phê phán, từ khước về giòng thơ đương đại của ông. Đối với Sartre điều đó không phải là ngợi ca chiến thắng vẻ vang cho Baudelaire để rồi đưa tới một cân nhắc sai lầm ‘deliberate failure’, đó là cái nhìn thuộc về tâm lý học và một thứ luân lý cho là chiến thắng vinh quang (échec) nhưng không phải là thế. Vậy thì ở đây làm sao chúng ta cần một nhận định sáng suốt, một phán quyết chính đáng về cái việc cân nhắc sai lầm đã xẩy ra…Sự cớ đó cho chúng ta một cái nhìn thực tế hơn nghĩa là không thể chối từ hay phân ly những vần thơ tuyệt tác, đáng giá và tuyệt mỹ như thế ? Baudelaire cân nhắc, đắn đo về cái riêng biệt chính mình, ông là một con người nhận biết : đời ông không phải là chuyện giản đơn cho mỗi khi nhầm lẫn, ông là một con người uyên thâm đầy kinh nghiệm, một đức tính nhân bản, một con người dễ xúc động trước hoàn cảnh nhưng không bao giờ than thở hay bộc lộ kể cả chính ông. Baudelaire nằm dưới sự khống chế của người kế phụ, không một lời răng dạy ; ông không được giải phóng ra khỏi những uẩn khúc đó, biến Baudelaire một nội tại phản kháng và từ đó để lại những tánh hư tật xấu trong ông , chính sự thể trong cuộc đời làm ông mất niềm tin, kể cả niềm tin tôn giáo. Sartre cho rằng niềm tin xấu xa đó là một xác định rõ ràng, không phải là một lừa bịp nào khác hơn, nhưng đó chính là sự lừa bịp tự chính họ mà ra.

‘for Sartre; bad faith is defined not as cheating others, but as the cheating of oneself’

Chọn xấu xa tội lỗi (Evil) làm cho ông luôn luôn cảm thấy phạm tội, Baudelaire tuân phục sự tốt (Good) trong cái điều vi phạm. Sartre không đồng tình về điều đó dù nhà thơ có gì đi nữa, cái việc trắc nghiệm như thế là thất nhân tâm. Suốt cuộc đời ông, Baudelaire không tìm ra được mầm mống của sự phát sinh đó.All his life, Baudelaire sought sterility’. Nhưng cuộc đời không là thế cho kẻ khác. Charles Baudelaire phải tự chọn cho chính mình con đường đi tới dù va phải một tâm trạng khốn cùng.

 

Nỗi đau đớn của Baudelaire không đến từ mọi hướng và cũng chẳng đến từ phiá ông. Ông than trách đời mình là kẻ luôn luôn gặp điều không may. Cái điều ‘guignon’ của ông chính là điều đau đớn, trầm kha, một cái không may (bad luck) đưa tới cho đời ông một sự bất hạnh (unhappiness) không nguôi, ám ảnh đời ông , Baudelaire cảm thấy mất mát lớn khi mất cha đó là tâm trạng đau xót hơn những đau xót khác, nhưng nếu những điều đó có thể tránh khỏi, những sự cớ đó chắc chắn không phải là khuyết điểm nếu như công lao của ông phớt lờ hay bỏ qua bởi những nhầm lẫn lớn lao cho đành, để rồi xô ông vào vết lăn trầm vẩn đục do từ những ý nghĩ thô thiểm gây ra ngay cả những sự cớ đến với nhà xuất bản quá lo lắng vỡ nợ mỗi khi in ấn tác phẩm của ông. Khốn nạn vô cùng!

but if much of it might have been avoided, it was certainly not his fault if his merits were ignored by the great and fouled by the vulgar or that the only publisher who really cared for his word was a bankrupt. Terrifically!

 

Đó là tâm trạng trầm thống đeo đuổi sự nghiệp văn chương của ông. Có thể Baudelaire ‘déclassé’ bị đời lãng quên và xem ông như kẻ ‘vô gia cư vô điạ táng’ chính vì thế mà ông thổi phồng  mặc cảm đó như một thái độ chống lại xã hội…về sau những điều đó được nói ra; thê thảm thay! hai năm trước khi chết, Baudelaire được trả giá ngòi bút của ông, kể cả đời ông: nhận một số tiền nhuận bút lớn lao như thế ‘mười lăm ngàn, tám trăm chín mươi hai và sáu mươi xu Phật lăng’; bấy giờ chúng ta mới thấy được bề mặt bên kia tấm hình của cuộc đời…

Theo thiển ý của Sartre , vị trí trong việc phán xét Baudelaire nên đặt nó vào cõi chân không (vacuum) thì hơn hoặc cứ cho Baudelaire là kẻ sống trong một xã hội qúy tộc và xung quanh ông là những người lương thiện thì mọi sự tốt đẹp. Lý lẽ riêng của Baudelaire không đem lại một kết thúc nào cả. Trạng huống đó Baudelaire đã gởi gắm trong thơ. Ở đây chúng ta quan tâm với Baudelaire; là người không phải chỉ có nhận lãnh sự đau xót ấy; theo ý Sartre, thì ai trong chúng ta ‘chấp nhận’ nỗi thương đau không xứng đáng với điạ vị của mình (misfit)? Nếu chúng ta nghĩ xa vời hơn Sartre, nhưng phải hiểu rằng ai là kẻ chọn ra chủ đề nầy: Les Fleurs du mal / The Flowers of Evil hay Ces Fleurs Maladives / Cánh Hoa Suy Tàn và theo sau các tập văn xuôi khác, tất cả tác phẩm của Baudelaire phải hứng chịu cái trắc nghiện ở cái thời buổi ấy. ‘Có lẽ điều đó là trọng điểm nói lên sự chọn lựa, không những dành cho nhà thơ xấu xa, hoặc một Paris lúc ấy, nhưng cả những nhà thơ Âu châu và ngoài kia biết bao thi nhân ở vũ trụ nầy đều là thế’ (qua lời miêu tả của P. Valery về Charles Baudelaire). Vậy thì thơ văn Baudelaire tàn rụi để đi đến thất bại, chính cái hụt hẳn đó (failure) để được sống trong hạnh phúc và một đời sống thuận lợi được duy trì. Nhưng không; sự thành đạt của ông bị lừa đảo trong một trao đổi hết sức độc đáo giữa cuộc đời và sự nghiệp, khả năng đó làm nên một tổng thể của cảm xúc và  tư duy (contemplation) trong một điạ vị văn học bất thường, một lý lẽ gần như siêu tưởng xuất phát từ những hào nhoáng tạm bợ hằng ngày trong cuộc đời, một tinh thần làm thơ như thế không đến với Baudelaire, cần một cuộc đời đầy đủ ‘tinh thần’ hơn là phải chạy theo, đánh đổi, lăng nhục giữa con người bình thường và sự đeo đuổi cho nghệ thuật. Cái đó chính là sỉ nhục nhà thơ mà đời đã gán cho ông. Trả lời thẳng với Sartre rằng : Baudelaire  thất bại là thất bại. Có sao đâu. Thế thôi! Baudelaire là người tìm thấy sự công chính cho cuộc đời đang sống bằng một cái nhìn bằng phẳng đầy vẽ mỹ quan  -aesthetic plane- Nói cho ngay; muốn tìm hiểu Baudelaire không phải là chuyện giản đơn như một số văn nhân khác, tinh thần và linh hồn Baudelaire  là một tâm trạng bi thương, một nỗi đau chất chứa; đó là tâm trạng của một nhà thơ đau khổ.

 

Cho nên khi viết lên ’Les Fleurs du mal’ là viết lên lời bi thiết giữa đời này. Một tiếng thở dài của tuyệt vọng . Giòng thơ đó là tiếng ‘thốt’ uất nghẹn của Baudelaire, một tương quan mật thiết với Nietzsche qua vai trò Zarathustra. Thốt để được trở về với như nhiên, cho nên Bauderlaire nhìn bản thân mình cũng như nhìn đời là bi thảm. Ông ngậm đắng trong im lặng, mà chỉ ‘thốt’ chớ không ‘nói’. Thốt hay nói là một, cùng một hành động, nhưng ở đây tâm trạng của Baudelaire là một tâm trạng giao đông nội tại, sự im lặng vô biên qua lời ‘thốt / spake / dire ce qu’on pense’ chứ không cần phải nói/ speak / parle vì nói không còn cái nghĩa bi thương. Nói là ngôi thứ hàng nhì trong lý luận, là trống không.  Thốt là nghẹn ngào không nói nên lời. Bi thương đó mang nặng tâm tư sầu bi, ai oán, không thể giải bày bằng tiếng nói.

Baudelaire chưa bao giờ nhận được lời khen tặng, mật ngọt hay một ý kiến nào ở người cha. Năm lên 6 ông đón nhận cái đau xót; cha chết 1827, từ đó như ngọn gió nhạy cảm thổi đến thằng con trai mới lớn. Rồi bắt đầu phát hiện ra những bài thơ mộc mạc mang tính ca dao ở chốn điền viên, thôn dã, đó là sự phát tiết sớm cho một tâm hồn trong trắng. Đau đớn thay! cái tinh hoa đó lại nằm bên cạnh người mẹ đã chia sớt tình yêu qua người khác. Baudelaire ôm nỗi đau từ đó; gợi lên một hạnh phúc hoài cố trong thơ của Baudelaire như ; ‘Je n’ai pas oublié, voisine de la ville…’ và ‘La servante au grande cœur…’ tất cả tuổi thơ trở về với ông hôm nay như một gợi nhớ của kỷ niệm ấu thời đưa đến một giấc mơ không có thực, để rồi thâm nhập vào nội tạng như một uất nghẹn ‘spleen / mauvaise humeur’ Thật ra đây là một bầu không khí của một thế giới xưa cũ, một thoáng nhẹ có tính gợi ý vào trong thơ như bài ‘Spleen’ ( J’ai plus de souvenirs…) và ngay cả trong ‘L’Invitation au voyage’.

 

Một run rủi cho Baudelaire, một khoảng cách của hạnh phúc đến với ông hết sức nhạy bén và hết sức ngắn ngủi, tất cả dồn dập đưa tới một tâm trạng bi thương trong cuộc đời và cũng chả còn nghi ngại gì cái cảm giác mất mát đó, về tội lỗi, về khai trừ những điều đó là dấu ngoặc  đi vào trong những tác phẩm của ông. Bỗng vọt tuôn từ một kinh nghiệm hiện thể đưa đến một mộng mơ cõi thiên đường trần thế ở cái tuổi đầy ấn tượng . Thời gian 18 tháng sau cái chết của người cha, mẹ đi lấy chồng khác rồi từ đó Baudelaire trôi theo giòng đời. Nội trú ở Lycée Louis le Grand. Paris 1836.

Thời đi học Baudelaire say mê hai văn nhân Chateaubriand và Sainte-Beuve; ông là người thông tuệ cả văn lẫn thơ. Hignard bạn đồng song nói:’ Hắn luôn luôn liều lẫn’

dare-devil… đôi khi thật khó hiểu và đôi khi bất khiếm nhã. Nhưng mỗi khi đối thoại ông là người ăn nói lịch lãm. Cái lạ đó trong người Baudelaire. Khó hiểu!

Mặc dù sống lạ, sống khác đời, nhưng bên cạnh đó vẫn tìm thấy sự thật không ít của Baudelaire. Rimbaud đã có lần than thở: ‘sống trong môi trường phóng đảng’ về tình yêu Baudelaire hình như ưa chứng tỏ, ông thường tìm cái đẹp của tình yêu hơn là tìm đến với xác thịt. Người tình của Baudelaire, sau khi ông chết; Nadar cho biết ông còn ‘trinh nguyên’. Cho nên qua những mẫu chuyện chúng ta biết được Baudelaire sống với một tâm trạng khắc khỏi giữa tình người và tình đời.

Cường độ lớn lao nhất và một giá trị đáng kể trong tất cả nguồn thơ của Baudelaire là những luận đề luôn luôn hiện hữu của con người; định rõ hình tượng, hình tượng về thể xác con người và cảm tính con người, được so sánh như ngọn đèn đường với đôi mắt cú vọ rướm máu muốn ăn tươi nuốt sống ‘un oeil sanglant qui palpate et qui bouge’ tợ như vồ vập, rì rào của buổi bình minh ‘rustle of dawn’ tợ như những đóa hoa đứng đơ rủ cánh sầu ‘comme un visage en fleurs que les brises essuient’. Nhưng có lẽ ông dự đoán sai lầm chính ông trong cái tư duy không cá tính, không ngôi thứ  ‘impersonality’ Nếu có; nghĩa là gán cho một sự chứa đựng nào đó trong những tác phẩm của ông. Không! cái đó như một sự đề cập đến một kiểu thức sáng tạo ‘con chữ’ để vần thơ trở nên siêu lý hơn cho một hành động có lý do. Đôi khi những sự thể như thế cũng xuất xứ từ bẩm sinh mà ra.

Cái sự nghiêm túc của thi sĩ Baudelaire là cái nhìn công chính trong một thời sự riêng tư ; trái tim tôi nằm giữa bụi trần ‘Mon Coeur mis à nue’. Đó là lời trầm thống của nhà thơ rơi vào im lặng và hố thẳm giữa đời này. Đau xót vô cùng thi nhân ơi!

 

                                                                   *

 

Cuộc đời của Baudelaire là một tâm trạng đau xót và vô nghĩa, tất cả dữ kiện đó được xem là hình tượng. Cuộc đời sôi động của ông cuối cùng chỉ là con đường của lưu đày. Nói cho ngay; trong thời gian vắng bóng (chết) thế hệ nối tiếp như Mendès, Mallarmé, Verlaine và những văn nhân khác chào đón Baudelaire  như một nhà thơ lớn của Pháp quốc. Nhưng đôi tai ông điếc đâu có còn nghe lời ngợi ca đó. Đọc đoạn thư gởi của mẹ, không lâu trước khi Baudelaire chết : “Charles con ơi; con có tất thảy hãy để cho kế phụ con tự đưa đẩy lấy đời ông, sự nghiệp của ông hẳn là khác biệt. Sự thật quá rõ ràng; văn nghiệp đó không bỏ quên tên con trong văn đàn, nhưng chắc chắn một điều trong ba chúng ta phải là những con người hạnh phúc”. Mỗi khi làm mẹ; lời mẹ là đúng với con, nhưng bà không bao giờ thực hiện điều mong muốn đó; rằng là, con chim bồ câu đó, nào ngờ lại được gọi một cách âu yếm: ‘con phượng hoàng lớn’ của mẹ. Đời này sự vụ thường hay đến sau cái chết.

Có lẽ điều nầy đã đem ra bình luận và coi như lời ngụy biện hay cho đó là tâm hồn lãng mạn của nhà thơ; cái đó là một thứ chọn lựa giữa nghệ thuật và cuộc đời: - Bà Aupick mẹ Baudelaire là đau thương, sầu muộn. Văn nghệ sĩ như Molière và Racine nằm trong cảm thức đau xót cho thân phận nhà thơ Baudelaire. William B. Yeats đưa vấn đề nầy vào trong một tâm tư thầm kín qua mấy câu thơ độc chiêu như sau:

     The intellect of man is forced to choose

     Perfection of the life, or of the work,

     And if it take the second must refuse

     A heavenly mansion, raging in the dark.

 

     (Trí tuệ con người được quyền chọn lựa

       Một đời tuyệt hảo lẫn thi văn,

      Và nếu có chăng nữa cũng xin từ

      Cửa trời rộng mở, xé toạt màn đêm.)

       (vcl phỏng dịch)

Nhưng Baudelaire chẳng thay đổi trạng thái về cái gọi là nạn nhân ‘lãng mạn ngụy tạo’: ông biết quá rõ những gì đã xẩy ra, không có người nào trong cuộc đời này hay bất cứ một việc gì có thể đạt đến toàn hảo cả. But Baudelaire was not entirely the victim of the romantic fallacy: he knew too well that no human life or work can reach perfection.

 

                                                                     *

 

   Les Fleurs du mal . The Flowers of evil. Những Đóa Hoa Xấu Số

 

Baudelaire chọn tựa đề nầy có chủ ý gì không ? Đó là điều ngạc nhiên vô cùng trong một tư duy có thẩm định giữa Baudelaire và Thiên Nhiên. Ở đây không nhìn vào cái tương quan của hình ảnh hoa lá cành, mà ở đây tác giả dựng lên để áp đặt một sự lẫn lộn giữa hoa và thi nhân, giữa thiên nhiên và thẩm mỹ quan; tất cả được quyện vào trong một liên trình biến đổi bất thường của xấu xa tội lỗi và điều tốt, kể  cả một nền luân lý nằm trong đó.

Chúng ta biết rằng Baudelaire là con người biết suy tư; ông chọn chủ đề khác trước khi lấy tên ‘Les Fleurs du mal’. Điều đáng chú ý lúc đó là tình ái (erotic) cho nên Baudelaire dùng tựa “Những kẻ Đồng Tình Luyến Ái” (Les Lesbiennes) 1846 và sau đó có tính tôn giáo, tính xã hội dưới tựa “Lãng Quên” (Limbes/Limbo) 1848. Tập thơ với tựa đề Les Fleurs du mal gồm 18 bài thơ ngắn dài, được Revue des Deux Mondes cho xuất bản 1855.Một khởi đầu của Baudelaire từ đó.

Trước năm 1841 Baudelaire viết thư cho mẹ rằng là ông có gởi cho mẹ ‘chùm hoa’, bà có thấy hoa lá gì đâu, bà nhận ra cái sự quái dị (singulières) của thằng con mình, sở dĩ xử dụng như thế là vì cái thời đó đàn bà nhạy cảm và hiểu cái ý nghĩa của việc dâng hoa ; một lối ngụ ý khác đời (singular) trong thư viết , có thể là một sự khuấy nhiễu bà mẹ yêu của mình vốn đã có định kiến về thơ tứ. Chúng ta hẳn đã biết tập thi tuyển là dựa trên cơ bản huyền thoại Hy Lạp: ‘hoa’ và ‘chọn lựa’ có nghĩa là ‘lọc lựa những cánh hoa thơm cho vào thơ’ ý cho thơ có hình tượng của tình yêu. Ở thế kỷ 18 các nhà thơ Âu châu phong phú hóa những loài hoa vào thơ, kể cả hoa dại mọc bên đường , tạo một cảm thức ngây thơ trong trắng. Tựa đề ‘Những Đóa Hoa Đau Xót’ khởi đầu người ta tưởng là một sự bình phẩm mai miả cho một thể loại thơ lãng mạn dành để vuốt ve, mật ngọt với nữ giới. Thực ra nói đến ‘Hoa tàn’ hay ‘Hoa xấu’ là bước đột kích vào trường phái thơ lãng mạn, một lối phản đề vào trường hợp nhà thơ Hègèsippe Moreau của bài thơ Les Myosotis (forget-me-not) 1883 hoặc bài thơ của Victor Hugo Les Feuilles d’automne (Lá Mùa Thu) 1831. Thì tựa đề Les Fleurs du mal của Baudelaire không có ý mai miả gì cả mà phải lên án cho là xấu xa, bôi nhọ xã hội, một nhận định như thế quả là ‘quá khích’ võ đoán vô căn cứ của đám người sợ lạm danh. Baudelaire đứng đắn mà nhấn mạnh một cách chân thật về cái hình ảnh mà ông đã tô vẽ những màu sắc hài hòa, không cồng kềnh,vướng mắc  để nói lên cái xấu vẫn có cái đẹp riêng của nó trong thơ. Thế cho nên Les Fleurs du mal như bản tuyên ngôn chống lại những gì không thi vị của bản chất thơ (nature-poetry) ít ra cũng giảm đi cái chất lãng mạn và một cái gì quá mộng mị (sentimentalism) của thơ có lẽ điều nầy sẽ không thích nghi cho những loại người yêu thơ như vậy.

Tuy nhiên đây không phải nói thế là xong. Tựa đề nầy thực ra mang hai ý thức khác nhau ; một nghĩa ẩn dụ và nghĩa khác là sản phẩm của xấu xa, tội lỗi, đau xót (evil) với những bài thơ nói lên cái điều đó. Chính Baudelaire thấy thích hợp với những ý thơ của mình được trải rộng trong phép ẩn dụ. Cuối cùng chúng ta tìm thấy được ý tưởng của tập thơ nầy, một sự tuyển lựa đầy đủ ý nghĩa của căn bệnh hoặc những cánh hoa tàn úa (trong thơ) của cái gọi là ‘xấu xa, tội lỗi’, một ‘evil’ hay để lại ‘ce misérable dictionnaire de mélancolie et de crime’ hoặc là ‘ce livre atroce’…Nhưng thử liếc mắt vào lần đầu xuất bản Les Fleurs du mal có đủ chứng tỏ rằng cái chủ đề đó thật sự là ‘sai nghĩa’ hay đặt tên sai ( ?) Hãy nghe Montaigne phân bua đôi điều : ’chúng ta chả có kinh nghiệm gì cả trong một trạng huống trong sạch đó’ (we experience nothing in its pure state / nous ne goutons rien de pur)

Có vô số bài thơ nói tới hai bề mặt của Xấu và Tốt. Kết quả cũng có nhiều tập thơ khác có một ít hoặc không đã dựng lên những tựa đề rất nghèo nàn và bệnh hoạn.

Tại sao người ta lại đổ xô vào cái đề tài nầy ? Hay có vấn đề gì ? Vâng ; có. Bởi vì lời khẩn thiết, van xin của Baudelaire vào cái ‘Evil’ đó như một tư thế đầy quyền lực  đặt trong ý nghĩa quan trọng tôn giáo. Ở đây có hai kết quả kỳ cục : Có một số (Verlaine, Arthus Symons) coi nhà thơ như một thứ Qủy ám (Satanist) trong lúc những kẻ khác (T.S. Eliot v…v…) thì cho rằng người ta ăn cắp những gì của Baudelaire bỏ vào trong tôn giáo. Hợp lại với hai ý tưởng đó cũng như những thế hệ nối tiếp, đều đưa tới nghịch lý trong thơ Baudelaire. Chủ nghĩa Siêu thực, chối từ Baudelaire hẳn hoi, vì đã vô tình gây trầm trọng cho học thuyết siêu thực của họ. Chủ đề chứa đựng một cái gì có tính phản đề giữa ‘hoa’ và ‘ma qủy’. Baudelaire muốn vượt thoát ra khỏi cái điều miêu tả đó như một lối chơi chữ của tựa đề ‘un titre-calembour’. Éluard và Picasso đã một đôi lần tranh luận về cái gọi là ‘sáng tạo ra cái chống trả thẩm mỹ quan’(anti-aesthetic / nous avons créé l’anti-esthétique) Vậy thì họ có làm hay không làm, đó là ngọn nguồn mà chúng ta tìm thấy cái Siêu thực trong thơ Baudelaire. Và rồi dưới ký hiệu đó ; đối kháng giữa ‘Spleen’ và ‘Ideal’ (giữa ‘Hận’ và ‘Lý tưởng’) là sắc thái cho một tựa đề mà Baudelaire đã chọn. Một trong những bài thơ của ông là giới thiệu một cái gì phi thường chống lại thẩm mỹ quan là hiển nhiên ‘Une Charogne’như một xác vữa thối không nên đến gần và   theo đó một sự ngăn cấm những vần thơ ẩn dụ siêu hình đầy chất tinh ma ! ‘Les Métamorphoses du vampire’. Cái đó dành cho sự cảm quan giữa thơ và thơ nhân .

                                                                        

                                                                     *

 

Cho nên chi làm thơ là đòi hỏi cái cảm thức chớ không đòi hỏi một sự thúc bách, một ray rức nhu cầu. Nhìn quá trình làm việc của Baudelaire ta cũng tìm thấy chân tướng cụ thể của nhà thơ, nghĩa là sống với nội tâm, với hoàn cảnh cũng như với thời gian, một chấp nhận thương đau thấm trong máu, trong tim để đưa ý thức vào giòng thơ vừa có tính khả năng vừa có tính phát tiết. Làm thơ là gì ? ‘Là chấp nhận cái thân phận Nữ Oa đội đá vá trời…làm một lao dịch quá khổ không biết đến khi nào là kết thúc’ (Lê Đạt). Thế nhưng một số nhà thơ hôm nay họ làm thơ để cho thơ trở nên ‘xiêu vẹo’, dẫn đến con đường ‘mê lộ’, chú tâm vào vật phẩm hơn là phẩm chất. Sự thể như thế là giết thơ. Thơ yêu cầu cái hồn, không yêu cầu cái lượng. Vì thế có nhiều bài thơ (như đã nói ở trên) một số thơ nhân dựng thơ qua câu thơ cũng như qua tựa đề trông nghèo nàn, bệnh hoạn, yếu mềm, vòng vo trong một thể tài, hết lối thoát để rồi không biết thơ ‘chạy’ đi đâu ; thơ lún dần trong bùn mà không hay. Cứ cắm đầu chạy theo với trào lưu, mà trào lưu đó đang lăn xuống triền dốc của vô cảm, một thứ vô thức ‘unconsciousness’ rất nguy hiểm cho thơ nhân. Họ không thấy con đường trước mặt. Tưởng làm được là được ; dù rằng thơ nó nằm ở cõi phi,   nhưng cõi phi phải là cõi siêu lý như một chứng minh của Baudelaire. Ấy mới là thơ. Thiệt khổ ! cho những thơ nhân quên phận mình.

Qua bài viết về Baudelaire ít nhiều để lại cho chúng ta một cái nhìn siêu lý của nó, một cái gì ngấm ngầm chất thơ của Baudelaire đi vào hồn người một cách thấu triệt,  hồn thơ và hồn người như một cảm thức dành cho nhà thơ lỗi lạc nầy. Baudelaire đã đứng trên ngọn sóng khi mới bắt đầu cảm thơ ở tuổi lên sáu, một bề dày của thi tứ, một kinh nghiệm thiên phú trải rộng mà không một ai thời ấy nhận ra. Rất ít. Kể cả những người thân yêu bên cạnh Baudelaire. Ngày nay người ta cảm nhận được một Baudelaire tuyệt-tài-danh. Dưới huyệt mộ hình như Baudelaire mãn nguyện được phần nào nhân thế dành cho ông, tuy ông không thấy, không nghe, không biết nhưng Baudelair đã quán trưởng khi sanh tiền và cho đến bây giờ.

 

                                                                       *

 

Les Fleurs du mal. Là tuyệt tác phẩm của Charles Baudelaire, Tập thơ đã được bàn cải nhiều nhất qua mấy niên kỷ ; một tập thơ mang nặng tính lý luận nhân bản. Mỗi bài thơ là một triết lý nhân sinh đắm chìm trong VÔ NGÔN. Tượng trưng một vài bài thơ trong tập Những Cánh Hoa Xấu Số của Baudelaire làm tiêu biểu :

     

  Fleurs du mal

  LA DESTRUCTION

 

San cesse à mes côtés s’agite le Démon ;

  Il nag autour de moi comme un air impalpable ;

  Je l’avale et le sens qui brule mon poumon

   Et l’emplit d’un désir éternel et coupable.

 

  Parfois il prend, sachant mon grand amour de l’Art,

  La forme de la plus séduisante des femmes,

  Et, sous de spécieux prétextes de cafard,

   Accoutume ma lèvre à des phitres infâmes

 

   Il me conduit ainsi, loin du regard de Dieu,

   Haletant et brisé de fatigue, au milieu

   Des plaines de l’Ennui, profondes et désertes

 

   Et jette dans mes yeux pleins de confusion

  Des vêtements souillés, des blessures ouvertes,

  Et l’appareil sanglant de la Destruction !

 

   Cụm Hoa Xấu Số

    PHÁ HOẠI

 

  Ngạ qủy kẻ luôn réo rắc bên tôi ;

  Xoáy quanh tôi tợ như hơi nước không vướng tới

  Khi tôi ngốn lên nuốt xuống như muốn đốt cháy buồng ngực

   Và ngập tràn hơi thở không bao giờ còn thú ham mê

 

   Thông thạo quá đi thôi người tình nghệ sĩ

    Đôi khi họ muốn giả dạng đàn bà để đưa vào cửa,

     Và, giả làm kẻ ngoan đạo tranh cải như mê man

     Đôi môi tôi trút xuống một liều thuốc

 

   Vì thế hắn dụ tôi xa lià cái nhìn Thượng đế

   Và khi đó tôi thở dốc, uể oải với hết hơi

   Hãy đặt tôi ở giữa một sa mạc bao la của Ennui

 

Khi đó đôi mắt tôi rướm lệ một cách xấu hổ

 Hắn quẳng tôi như tấm dẻ bẩn và bầm đau

  Và mọi thứ vũ khí  lăm le phá hoại.

     (vcl phỏng dịch)

                                                                *

                                     

   Spleen et Idéal

  UNE CHAROGNE

 

  Rappelez-vous l’object que nous vimes, mon âme,

  Ce beau matin d’été si doux :

   Au détour d’un sentier une charogne infâme

  Sur un lit semé de cailloux,

 

 Les jambes en l’air, comme une femme lubrique

 Brulante et suant les poisons,

 Ouvrait d’une facon nonchalante et cynique

  Son ventre plein d’exhalaisons.

 

  Le soleil rayonnait sur cette pourriture,

  Comme afin de la cuire à point

  Et de rendre au centuple à la grande Nature

  Tout ce qu’ensemble elle avait joint ;

 

  Et le ciel regardait la carcasse superbe

  Comme une fleur s’épanouir.

  La puanteur était si forte, que sur l’herbe

  Vous crutes vous évanouir.

 

  Les mouches bourdonnaient sur ce ventre putride,

  D’où sortaient de noirs bataillons

  De larves, qui coulaient comme un épais liquide

 Le long de ces vivant haillons.

 

    Hận và Lý Tưởng

    XÁC CHẾT VỮA THỐI

 

 Đừng quên nhé ! Ôi linh hồn tôi ơi

 Những gì chúng ta thấy mùa hè một sáng trời trong

Dịu dàng làm sao : nơi đây con đường mòn quay lại,

 Một xác chết ghê rợn nằm trên giường đá dập

 

 Đôi chân lơ lững không trung như người đàn bà gợi dục,

Bừng cháy và rỉ ra độc khí

 Và thờ ơ và nhạo báng để hở cái đì tanh hôi

 

 Mặt trời tỏa xuống trên miếng thịt thối

 Nếu được đem ra nướng lại

 Và trả lại một trăm lần hơn đến mẹ Thiên nhiên

 Tất cả mẹ sẽ đem lại cùng chúng ta

 

 Và lúc đó mặt trời đổ xuống người chết một ánh huy hoàng

 Như  muốn nói điều gì về cánh hoa nầy như một bông hoa

 Mùi hôi thối xông lên quá nặng

 Là tất cả làm em rớt xuống nhưng không ngất xỉu trên cỏ

 

  Con ruồi kêu vi vu quanh cái đì thối tha đó

Mà tiểu đoàn hắc quân của loài bọ nhặng trường tới

Chảy tràn lan tợ như chất lỏng sôi sục

 Những thứ đó sống bằng xác thịt thối.

    (vcl phỏng dịch)

 

                                                                       *

 

       Spleen et Idéal

     LE GUIGNON

 

Pour soulever un poids si lourd,

Sisyphe, il faudrait ton courage !

Bien qu’on ait du cœur à l’ouvrage,

L’Art est long et le Temps est court.

 

 Loin des sépultures célèbres,

 Vers un cimetière isolé,

 Mon cœur, comme un tambour voilé,

 Va battant des marches funèbres.

 

- Maint joyau dort enseveli

Dans les ténèbres et l’oubli,

Bien loin des pioches et des sondes ;

 

Mainte fleur épanche à regret

Son parfum doux comme un secret

 Dans les solitudes profondes.


 

 

 

 Hận và lý tưởng

KHÔNG MAY

 

Nhấc lòng can đảm to lớn dậy

Nhu cầu đó có thể cho Sisyphus

Tuy vậy lòng thèm khát dành cho người lao động

Nghệ thuật triền miên và Thời gian cạn cợt

 

Mơ thanh danh chạm khắc vào lòng tôi,

Khác chi tiếng trống bẹt

Đánh dập chết vỡ tan nơi nghĩa điạ

 

- Nhiều đá qúi ngủ vùi dưới huyệt mộ

Trong bóng tối và lãng quên

Ngoài kia tay với cái cuốc hay là gậy mò đường

 

Nhiều hoa vung vãi ra mùi thơm với nỗi buồn

Hương ngọt ngào như lời thầm kín

Trong thâm cung hoang vắng nỗi cô liêu.

(vcl phỏng dịch)

 

 (ca. ab. yyc 1/3/2012)

 

*‘Một ngày nào đó bạn sẽ hiểu’ (J.P. Sartre)

 

** Charles Pierre Baudelaire.

Sanh: 9/4/1821 tại Paris. Chết : 31/8/1867 ở Pháp.

-Dịch thơ A.E. Poe 1852.

- Xuất bản tập thơ ‘Les Fleurs du mal’ (Những Đóa Hoa Xấu Số) 1857

-Xuất bản Thơ Văn Xuôi 1866.Mở đầu thơ Tượng Trưng.

Sống và chết trong đau khổ với đời và tình yêu.

 

SÁCH ĐỌC:

  • Baudelaire and Nature by F. W. Keaky. Manchester, London 1961

  • The Cult of Beauty in Baudelaire by S.Rhodes. New York USA 1929

  • Baudelaire the Complet Verse by Francis Scarfe. Anvil London 1989.

  •  

TRANH VẼ: Bối cảnh/Background. Khổ 10’ X 12’ Trên giấy bià cứng. Acrylics+India ink+Mixed 2011 vcl.

 

                                                                                    ***

 

 

 

 

                                                      

 

 

 

 

 

                                                        

    

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                          

                                                        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1603
Ngày đăng: 02.09.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trò chuyện với thiên thần: sự mới lạ của một cây bút quen - Vũ Ngọc Tiến
Nhật Nguyệt chờ… iêu - Trương Văn Dân
Thương nhớ một người anh - Võ Quê
Thần khúc thời bốn chấm không - Chu Mộng Long
Một cuộc “Phật sự” - Nguyễn Anh Tuấn
Covid 19 và phương pháp đào tạo từ xa - Elena Pucillo Truong
"Trò Chuyện Với Thiên Thần" Tác phẩm một đời của tác giả để người đọc một đời. - Nguyễn Văn Sâm
Một nhà thơ “làm thơ” bằng màu sắc và hình khối - Nguyễn Anh Tuấn
Huyền thoại nước trong tập thơ Dòng Thiêng của Nguyễn Linh Khiếu - Lê Nam Linh
Mịch Quang – một bậc Quốc sĩ của nghệ thuật dân tộc - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)