Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.131
123.140.933
 
“Công án” Phi Nhung
Nguyễn Anh Tuấn

 

Tôi mượn chữ Công án của “vườn Thiền” ở đây, bởi trước hết số phận đặc biệt cô ca sĩ Phi Nhung từ lúc ra đời cho tới khi từ giã cõi tạm đều đối diện với chốn Thiền môn…

 

Tiếng khóc chào đời của cô lẫn với tiếng chuông chùa khi mẹ cô phải dấu diếm gia đình lén tới cửa Tam bảo để sinh cô…

 

Về nước ca hát, sự ngọt ngào trong tiếng hát dân ca quê hương càng khiến cô cảm thụ hết cái tiếng khóc của những bé mồ côi khiến cô xót xa: “Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé/ Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha/ Lấy ai bồng bế vào ra/ U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng” (Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du). Việc đầu tiên là cô bỏ tiền riêng để nâng cấp ngôi chùa Pháp Lạc, Bình Phước đã rệu rã, với tư cách là một Phật tử; và lập nên Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi “Phi Nhung - Vòng tay dưỡng tử” theo tinh thần Phật pháp tại chùa này. Bé mới nhất được Phi Nhung nhận nuôi vào tháng 6/2020, sau khi bị mẹ ruột để lại trước cửa chùa.

 

Trước khi về Cõi Phật, nỗi trăn trở lớn nhất lòng cô chính là số phận của 23 đứa trẻ gọi cô là “Mẹ” đang sống tại hai ngôi chùa: chùa Pháp Lạc (Bình Phước) và chùa Tăng (TP.HCM).

 

Chưa rõ sinh thời cô ca sĩ Phật tử hay đọc và thường tụng Kinh Phật gì, song điều ai cũng cảm nhận được và chứng thực được, là cô xa lạ với những chùa to tượng lớn, với việc dâng sao giải hạn, đốt vàng mã, xem bói… mà nhiều cơ sở thờ tự Phật giáo đang tích cực thi hành nhằm thu tiền công đức và dịch vụ mê tín…

 

Một ca sĩ lai Tây lại thường mặc áo dài cổ truyền, hát dân ca quê hương ngọt lịm dưới bóng tre làng và trong mái chùa - “Hồn dân tộc”

 

Một cô gái lớn lên trong lòng văn minh Âu - Mỹ song lại quán triệt tinh thần dạy dỗ con trẻ trước hết bằng đạo lý cổ truyền dân tộc...

 

Giữa bao gian nan, trước bao âm mưu “hạ bệ”, bôi xấu cô, mọi người đều nhìn thấy nụ cười thanh thản của người đã sống theo triết lý “buông xả” thuần khiết không phải học từ sách vở mà từ chính thân phận và tâm hồn mình, xuất phát từ Tình thương trĩu nặng với cuộc đời được chắt lọc trong ngàn đời Phật pháp dân gian…

 

Chúng ta hiểu vì sao các chức sắc Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM đã cùng các Phật tử, khán giả hâm mộ Phi Nhung tổ chức lễ tưởng niệm, cầu siêu cho cô; trong lễ này, cô con gái nuôi Quỳnh Trang thay mặt nữ ca sĩ nhận bằng tuyên dương công đức vì đã quên mình giúp đỡ đồng bào F0 trong cuộc chiến chống Covid-19, và Quỳnh Trang đã gửi lời cảm tạ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

Trong sự vô thường của cõi đời từ câu kệ “Như lộ diệc như điện” (Như giọt sương, như ánh chớp) ở kinh Kim Cương, số phận và tiếng hát của Phi Nhung quả là một giọt sương mát lành xoa dịu nhiều nỗi thương đau trong nhân thế, như ánh chớp giúp không ít người chợt thức ngộ ra rằng: họ đã sống vô nghĩa lý, ích kỷ và tội lỗi đến thế nào…

 

Nguyễn Anh Tuấn
Số lần đọc: 875
Ngày đăng: 14.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Thị Hoàng ”Đâu biết đời kia vẫn đợi chờ”… - Hoàng Kim Oanh
Phạm Duy, bóng hồng và danh tác - Đỗ Nhựt Thư
Có một Phạm Duy như thế - Phan Trang Hy
Hoài Khanh, mây của trời rồi gió sẽ mang đi… - Hoàng Kim Oanh
Làm thơ - Võ Công Liêm
Nguyễn Tường Thiết, một niềm vui còn mãi - Nguyễn Chí Kham
Milano Sài Gòn đang về hay sang, ngỡ ngàng dõi theo dòng sông chảy - Đặng Châu Long
Thơ Lê Chí và những niềm khắc khoải nhân sinh… - Trần Hoài Anh
Baudelaire « nhà thơ của tâm trạng » - Võ Công Liêm
Trò chuyện với thiên thần: sự mới lạ của một cây bút quen - Vũ Ngọc Tiến
Cùng một tác giả
Ám ảnh gia truyền (truyện ngắn)
Bản di chúc bi thảm (truyện ngắn)
Một kiếp đầu thai (truyện ngắn)
Tình bạn phá sản (truyện ngắn)
Lãnh Chúa ngân hàng (truyện ngắn)
Đạp và đạp (tạp văn)
Tâm bệnh Nguyễn Du (truyện ngắn)
Giọt lệ mo hồn (truyện ngắn)
Nhớ mẹ (tạp văn)
Tư tưởng của ruồi (truyện ngắn)