Những năm 1960 từ Bến Mới ra Gò Dầu Hạ phải đi qua Dinh Ông khoảng trên 20 cây số , đường đi rất xấu, ổ gà, ổ voi nhiều vô kể…mùa mưa thì nước ngập trắng xóa , muốn qua phải đi ghe, xuồng nên người dân còn gọi là đường xuồng.Gia đình chúng tôi từ xưa vốn sinh sống làm ăn trên đất quê ngoại nhưng sau chiến tranh tràn lan, mẹ tôi lo sợ tương lai cho các con mình nên về phố thị ở, chỉ cònDì Sáu là em mẹ vẫn còn bám trụ dưới quê.Vùng Đức Huệ ngày ấy rất phức tạp “thuộc vùng xôi đậu” sáng Quốc gia chiều Việt cộng, không biết ai là ai?, bản thân gia đình tôi cũng có bà con đi theo Cách mạng, tối tối cũng có người về thăm, gia đình rất hồi hộp! Bọn cảnh sát,dân vệ đi ruồng tối ngày mà!..Gia đình dì Sáu làm ruộng, bà đặt tên con cũng khác người: thằng đầu tên Tới ,thằng kế bà cho nó de lại nên đặt tên Lui,còn bà tên Đậu thì sanh con gái đầu đặt là Nành – Đậu Nành thiệt dễ nhớ!? nhiều lúc tôi nói vui: - “Dì đặt tên như vậy là huề trớt làm ăn không lên: Tới rồi Lui sao lên được?”
Sau nầy, bà còn mua thêm xe khách nhỏ chạy tuyến Đức Huệ - Gò Dầu, giao cho mấy thằng con trai chăm sóc.Ngày ngày tụi nótheo xe chở khách ra Gò Dầu sẵn lấy thêmmớ hàng về nhà bán tạp hoá kiếm thêm thu nhập.Ngày đó, Quốc lộ 22 từ Sài Gòn đến quận lỵ Gò Dầu Hạ chia làm 2 ngã ( gọi là ngã ba): một đi thẳng qua cầu Gò Dầu đến Gò Dầu Thượng đi thẳng qua biên giới Việt Nam – Campuchia, còn ngã kiađi lên hướng Bắc đến Tỉnh lỵ Tây Ninh, trên quốc lộ 22B về hướng Bắc, cách ngã ba chừng một trăm mét bên trái có bến tàu ngang qua nhà Hội của xã Thanh Phước, và nhà lồng chợ Gò Dầu.
Xe chạy một thời gian cũng có đồng ra đồng vô xoay trở chuyện gia đình, nhưng càng vể sau không thấy tiền ở đâu vì giao bọn trẻ quản lý mà, chắc tụi nó cũng mê ăn chơi, xe càng ngày càng cũ, hư hỏng mãi không tiền sửa chữa, bà bực mình bán xe lên Chợ Trời Biên Giới buôn bán. Còn thằng lớn là thằng Tới theo mấy ông anh họ vào chiến khu Ba Thu.Năm 1963 chánh quyền quận Gò Dầu Hạ cho phép cất dãy nhà tôn khá dài không vách để làm thành ngôi chợ nằm trên đất Việt. Mỗi dãy chia ra nhiều căn và mỗi căn là một chủ. Căn nầy dọn quán ăn, căn kia chứa hàng, căn khác bày hàng hóa. Những người bán chút ít như vài chục đôi dép, năm mười con gà… thì ngồi dưới đất trước các cửa hiệu. Bên Việt chiếm hai dãy, bên Miên chiếm một dãy và số người ngồi theo hè đếm không hết. Chợ họp thường từ tờ mờ sáng tới khoảng ba giờ chiều thì tan. Người đi sớm nhứt vào chợ vào lúc 4 giờ sáng để có hàng đến là mua liền. Họ cầm đèn hay đuốc đi giữa đồng ruộng trong đêm tối, ánh đuốc chập chờn như đoàn ma trơi nên gọi là Chợ Trời. Chợ bán đủ thứ nào là Cam, me, gà, khô cá xủ, cá lóc, cá tra, cá xấy, cá hấp, đậu xanh, đậu nành, hột é, xà bông thơm nội địa, dép cao su, dầu gió. lụa Mỹ-A, lạp xưởng, bún tàu v. v..
Ngày đó, mẹ tôi xuống Bến Cầu thăm dì, chúng tôi hay đi theo thường là dịp nghỉ hè…chúng tôi như được thả lỏng tự do tung tăng trên cánh đồng ruộng, xa xa là những hàng cây thốt nốt bên đất Miên,thường dân vùng nầy biết nói tiếng Miên bởi vậy hai bà gặp nhau là huyên thuyên tiếng Miên nên chúng tôi cũng chả biết gì? Những lúc về dì thường mua đường thốt nốt tặng, chúng tôi ăn rất khoái ăn đường nầy, nó rất ngọt ngào,thơm hay những con khô cá sặc về nướng ăn cơm rất ngon, mấy tay nhậu thì nướng trộn xoài làm gỏi bắt mồi ngon khỏi chê!?
Năm 1970 có binh biến xảy ra bên Miên, chính quyền mới Lon Nol đảo chánh vua Sihanouk lên cầm quyền, Lon Nol đã mở một chiến dịch thù hằn, xua đuổi giết hại người Việt ( thường gọi là Việt kiều) gọi làcáp duồn rất tàn bạo dã man ... mỗi ngày rất nhiều người Việt bị giết, bị chặt đầu ghê rợn, chúng thả trôi lềnh bềnh trên sông Cửu Long ... Ai cũng nơm nớp lo sợ, tìm đường trở về Việt Nam. Thấy thế nguy hiểm quá Dì tôi đưa gia đình về Long Hoa sinh sống cho yên ổn , nơi đó ấm cúng có chị,có em...Bà rất giống mẹ tôi như đúc, nên khi ra chợ mọi người lầm kêu làBà Bảy ( thứ của mẹ tôi) nên mới có chuyện vui, ra chợ gặp Bà Bảy mà về nhà cũng gặp bà Bảy, ai cũng chưng hửng?? Ủa! Mới gặp bà Bảy tức thì, sao giờ gặp nữa? Biết ra ai cũng cười ngất.Trong suốt thời gian ở Long Hoa mẹ tôi giúp Dì buôn bán tạp hoá để nuôi con,mẹ tôi cho các cháu vào trường làng học cho biết chữ, nhưng trẻ con vùng quê mê đồng ruộng hơn mê trường học,nên chúng cũng học thất thường,bữa đực,bữa cái!...thằng Lui cho xuống học trường Lò Heo mà chỉ mãi mê vui chơi, có bữa cô giáo đánh đòn nóhoảng hồn đu lên cây xà ngang lớp tòn tengbọn học trò cười ầm lên!báo hại cô năn nỉ trèo xuống! Rồi sau nầy nó cũng nghỉ học.
Một bữa, bà già tôi đang bán, bỗng có người đến hỏi có phải Bà Bảy không ? rồi đưa bức thư thằng Tới gửi,mẹ tôi run quá không biết chuyện gì? Từ hồi nó vào chiến khu đi biệt,gia đình mất liên lạc luôn,xem thư hóa ra nó đang ở trên Núi Bà chiến đấu, nay muốn lấy vợ nhờ Dì Ba ( mẹ tôi) mua dùm chỉ vàng cho cô dâu, thế là xong chứ không có làm gì? mẹ tôi bần thần một hồi, rồi chạy lại tiệm vàng mua cho nó một chỉ giao người ta rồi lật đật dọn hàng đi về, sợ người quen hay mấy ông cảnh sát biết được thì chết?
Sau 75 thống nhất đất nước, gia đình được sum họp, nhưng cuộc sống ai cũng gặp khó khăn, mẹ tôi phải bươn chải kiếm cơm nuôi bầy con, còn dì Sáu bồng bế dẫn gia đình lên Bến Sỏi làm ruộng, ngày ấy đất bao la vào phá rừng làm rẫy, nếu cómua như cho nên bà cũng có một khoảnh ruộng chăm sóc,các đứa lớn sáng sáng ra phà Bến Sỏi bán dạo khoai củ.nước mía…cho khách qua đường, đời sống cũng tạm đủ ăn. Còn thằng Tới theo đoàn quân Giải phóng về đóng quân ờ suối Tha La ít khi về thăm nhà. Ngày ấy, nghe nói bên Miên dễ kiếm ăn nên thằng Lui tìm cách về quê cũ theo bọn thanh niên qua biên giới vùng Mỏ Vẹt vào đất Miên tìm việc,tụi nó vào sóc đi nhặt đồ của những người Miên bỏ lại chạy giặc PônPot, đem về VN bán được chút đỉnh đỡ hơn làm ruộng nên nhóm nó đi thường xuyên, thấy nguy hiểm, Dì la rầy ngăn cản nhưng vì mê tiền bọn nó vẫn lén đi,rồi đi đêm có ngày gặp ma : một bữa vào nhà dân kiếm đồ, nó leo lên nóc nhà bịnổ trái chết thê thảm… Cả nhà hay tin khóc thảm thiết….nhưng rồi cũng tìm cách lấy xác nó về an táng,mà làm sao đi đây? Qua đó dân Miên nó thù ghét mình, nó trả thù thì nguy!?….rốt cuộc thằng Tới phải lặn lội nửa đêm qua lấy xác về quê nhà an táng…. Ngày đó mùa mưa , đồng bưng trắng xoá nước không biết đâu là bến bờ!….nó phải làm một chiếc bè tre kéo xác thằng em đi mấy chục cây số về quê nhà.Từ ngày thằng Lui mất, Dì càng buồn bã bỏ công ăn chuyện làm, chỉ ngồi bó gối như bức tượng,chiều nào cũng ngó ra cánh đồng mênh mông…!
Kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, một phần buồn vì con chết nên sức khỏe bà Sáu ngày càng giảm dần…cả gia đình chỉ bám vào mảnh ruộng còi cọc lấy gì sống? những đứa con chia nhau đi bươn chải kiếm sống, đi câu cá, vớt lục binh
mò cua, bắt ốc… đứa đi moi phế liệu bán kiếm tiền, nghề nầy xem ra đắt hàng, dễ kiếm tiền, ngày nào cũng có bọn ve chai lên mua, nên tụi con trai thường xuyên vào rừng đào xới nhưng cũng rất nguy hiểm không biết hiểm họa xảy ra lúc nào?
Lượm phế liệu có tiền nên ai cũng mê, như được cứu tinh cả xóm ngày nào cũng vô rừng tìm vỏ đạn, bom cũ, nhôm, xác máy bay… không biết mình đang đùa giỡn với tử thần? Rồi một buổi trưa oan nghiệt, cả bọn khiêng về một trái bom, ráp cưa ra lấy thuốc nổ bán, mọi nằnười thấy ngán đều cản ngăn nhưng chúng vẫn làm, đang cưa thì bị nổ cả hai đứa nằm oằn oại, người nhà chạy ra xem thì thấy một đứa đã chết tan xác, còn đứa nằm thở thoi thóp, bèn cấp tốc kêu một chiếc xe lôi chở gấp về bệnh viện Huyện cấp cứu,cách đó khoảng 10 km, xe chạy tới phà bến Sỏi phải chờ người kéo phà vào bờ rồi mới đi tiếp, thì đã muộn màng rồi! thằng nhỏ đã tắt thở ( ngày đó phà được gắn sợi dây thép có ròng rọc, một người kéo qua sông nên chậm lắm) Sau vụ đó,rúng động cả một miền quêyên tĩnh,dân làng hoảng sợ , tinh thần Bà Sáu suy sụp hoàn toàn, không đầy hai năm mất ba người con thân yêu! Gia đình xơ xác thảm thương, không thiết gì đến sống, bà muốn đi về một nơi xa nào đó nhưng không còn chỗ để đi: Quê hương khuất bóng hoàng hôn…rồi.Tinh thần quá suy sụp bà không gượng nổi, nên người con gái út đưa về Xóm Mới gửi bà vô ngôi chùa tá túc tịnh dưỡng,sư thầy biết chuyện nầy nên cảm thương cho bà vào bảo bọc, nhờ tiếng kinh để xoa dịu tâm hồn. Ngày ngày bà quét lá chùa ăn chay niệm Phật, còn thằng con trưởng đi kháng chiến về phục viên hưởng chế độ chút đỉnh rồi sống bên vợ vùng biên giới Ka Tum, nó trồng điều nuôi bò cũng lây lất qua ngày. Từ ngày gia đình có cái tang lớn thảm thương, bà già thì vào chùa tịnh dưỡng thì hắn cũng không về cái xứ Bến Sỏi hiu quạnh làm chi, chỉ còn cô em Út ở lại lo thờ cúng. Một bữa tôi lên thăm,hắn không có ở nhà ,bà vợ dẫn ra vườn điều chỉ lên một cái chòi nhỏ cất trên cao nơi chảng ba cây nói:-“ ổng ở trên đó! Giữ vườn sợ tụi nó bẻ trộm”, tôi kêu một hồi hắn mới thò đầu ra cười toe toét rồi leo xuống.
Tôi vỗ vai nó:- “ Mầy giống người rừng quá!?”
Anh em ngồi dưới gốc cây làm vài xị với miếng khô, xoài tâm sự cả buổi tôi mới về ( tôi lên hắn rất mừng vi hồi đó nhờ bà già tôimà hắn lấy vợ mà! Còn chưa trả chỉ vàng nữa?)
Ngày xưa, người đến thường xuyên gia đình tôi là dì Sáu , từ ngày mẹ tôi mất, bà con càng thưa dần , có dì đến như là hình bóng của mẹ còn hiện diện cho gia đình tôi đỡ cô quạnh! nay bà vào chùa tu nên nhà tôi cũng không còn ai đến ,những năm đám giỗ ông ngoại rất buồn...thi thoảng thằng Tới xuống Long Hoa mua đồ,có ghé nhà hai anh em tâm sự,có lần nóbàn với tôi về Thổ Địa cải táng mộ bà ngoại về vùng Thánh địa (*)cho dễ chăm sóc,tôi cũng ậm ừ vì công chuyện bề bộn chưa đi được
Một bữa thằng Tới điện báo bà Sáu mất, vợ chồng tôi lật đật chạy lên chùa Xóm Mới ,đến nơi người ta đã tẩn liệm rồi không nhìn mặt bà dì được,tang lễ cũng đơn sơ một vài người bà con thân quen...qua ngày sau đưa dì về nghĩa địa của làng bên Bến Sỏi, nơi an táng mấy người con chết lúc trước.Thôi cũng hết một kiếp người!cuộc đời dì quá vất vả gian truân giờ thoát nợ trần ai thanh thản về nơi chín suối.Tôi rải nắm đất cuối cùng tiễn đưa dì về lòng đất mẹ...
Năm sau, nhân ngày mãn tang Dì , chúng tôi lên dự đám,anhem có dịp sum vầy nhắc lại chuyện xưa…tan tiệc thằng Tới rủ tôi ra cầu Bến Sỏi uống café,quán nằm ngay dưới chân cầu gió thổi mát rượi, tôi chợt nói: - “Nay đi dễ rồi nhờ có cầu,nhớ ngày xưa chờ phà mỏi mòn…”
Bỗng thằng Tới thốt lên:-“Nếu ngày xưa có cầu như vầy, thằng em tui đâu có chết oan mạng đâu?”
Tôi xua tay: -“Thôi ! chuyện cũ qua rồi nhắc làm gì cho thêm buồn? Số phần cả, tại tụi nó cũng xem thường tính mạng mình?”
Nhưng nghĩ lại có việc cần, nhất là chuyện cứu người mà phải chờ đò,chờ phà như thế thì còn gì nữa? ở miền quê thiệt thòi đủ thứ!?
Nó nhắc lại chuyện cải táng bà ngoại, tôi nói khi nào công việc thư thả thì làm, tụi bây giờ lo mồ mả Dì Sáu đi cho bả thanh thản, chiến tranh loạn lạc bà con ly tán, người mất cũng ly hương - Bà ngoại tôi nằm dưới Thổ Địa, bà già tôi an táng trong Cực lạc Thái Bình(**), còn Dì Sáu ở Bến Sỏi… ba người ba nơi!..Loay hoay hết một buổi chiều,tôi hối bà xã đi về,vì đường xa mắt lại yếu, sẵn dúi vào tay thằng Tới số tiền: - “Tau gửi phụ một chút lo cho Dì Sáu đó!”
Hai anh em chia tay nơi bến sông…nhìn đám lục bình trôi chầm chậm, gió chiều man mác lòng tôi lâng lâng nỗi buồn khó tả!?
Mấy năm sau tôi về Sài Gòn làm ăn,bà con anhem cũng ít có dịp gặp lại,nhân tháng mười có cái giỗ bà già,tôi liên lạc mời thằng Tới về dự thì mới nghe nói nó về quê Đức Huệ rồi, hỏi ra đất vườn điều nó nằm trong khu quy hoạch của nhà máy ciment Fico người ta đền bù được số tiền kha khá nên vợ chồng dẫn nhau về quê lập nghiệp,ở dưới còn đất hương hỏa bà ngoại giao nó quản lí luôn. Thôi vậy cũng được: Cáo chết quay đầu về núi!ai cũng lớn tuổi rồi, về quê hương cho ấm lòng tổ tiên. Tôi nói:-“Vậy mầy ở dưới lo cúng quẩy bà ngoại luôn, tới giỗ tao về.” Nó cười lớn:- “Anh lo gì,hưởng của phải làm thôi,không làm bà con chửi
-
“Biết vậy thì tốt nhưng còn mộ của dì Sáu mầy tính sao?Ai lo đây?”
-
“Cũng còn con Út ở trển, nhưng nó cũng khổ quá! Tui tính sau nầy chắc cải táng về quê luôn anh, cho ấm lòng mẹ con,ngày xưa ngoại cũng muốn thế?”
-
“Lúc mầy muốn cải táng về Long Hoa,lúc muốn về Đức Huệ, tau tính sao bây giờ? đượcthôi tuỳ...ở đâu miễn là có lòng với tổ tiên là tốt nhất”
Anh em hứa với nhau tới đám giỗ bà ngoại thì về : “Về quê hương gốc tổ! Còn gì hạnh phúc, vui cho bằng!?”
(*) : Vùng đất quanh Tòa Thánh Cao Đài gọi là vùng Thánh địa
(**) : Tên một nghĩa trang vùng Cao Đài ở Long Hoa
.