Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
994
123.137.365
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 5)
Phan Tấn Uẩn

 

            Dù đã học bốn năm tại Văn Khoa Hóa Châu, tôi vẫn tự nhận như  một học sinh ưu tú của trường trung học . Đây là lý do,trước khi vào lại Thủ Phủ, tôi đến thăm Hiệu trưởng Trường Quốc Hữu Lê văn  Hanh . Ông từng xem tôi là niềm tự hào, là người con đại diện Quốc Hữu nhận giải thưởng học sinh xuất sắc nhất Nam Thường .Người ta còn nhớ thành tích hai niên khóa Đệ Tam và Đệ Nhất, tôi đã nhận hai phần thưởng của Tổng Thống Đệ Nhất Cọng Hòa Nam Thường dành cho học sinh xuất sắc nhất của nước Cọng Hòa.

 

            Hiệu trưởng Hanh không biết tôi nhận học bổng New Hardy.Có thể ông chưa bao giờ nghe tên học bổng nầy, vì nó chẳng liên quan gì đến trường Quốc Hữu.Vào nhà, tôi cung kính chào ông khi vừa thấy ông bước ra phòng khách. Tôi nói đến thăm thầy trước khi vào Thủ Phủ. Ông là người đã theo sát hành trình học tập của tôi tại Quốc Hữu và ngay cả thời gian tôi học Văn Khoa. Tôi phải trình bày về học bổng New Hardy.Biết ông nóng tính, lúc quyết định không thi vào Sư Phạm, tôi đã không hỏi ý kiến của ông mà chỉ bàn với cha tôi. Nghe tôi nói về New Hardy và  cha tôi chuẩn bị bán nhà để di chuyển vào Thủ Phủ, ông ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xẫy ra .Tôi lúng túng chẳng biết nói sao cho hiệu trưởng Hanh hiểu chuyện , vô tình làm ông càng khó hiểu. Ông bảo tôi gọi điện cho cha tôi nhắn đến gặp ngay. Tôi bước qua bàn làm việc trong phòng khách nằm sát vách tường có cửa sổ nhìn ra vườn hoa. Điện thoại bàn phải quay số.tôi móc túi lấy số điện thoại của cha tôi đặt trước mặt.Mỗi lần chọt vào một số trên mặt điện thoại, quay đến cuối vòng rồi thả ra, một tràng tiếng rẹt rẹt kêu lên khe khẻ nghe thật dễ chịu. Nghe tin nhắn của hiệu trưởng Hanh, Nghi ông bảo tôi báo cho ông biết sẽ đến ngay.Họ thuộc lớp bạn già của nhau đã gặp nhau đàm đạo hàng chục hàng trăm lần trong những buồi liên hoan trường, lớp, hội phụ huynh học sinh,lễ tiếp đón các vị chức sắc trong ngành giáo dục, các tỉnh trưởng,thị trưởng  thành phố, và nhất là các dịp giỗ, cưới hỏi của hai gia đình…Hễ gặp nhau là bàn chuyện thế sự . Còn nhớ lúc học tại Quốc Hữu, biết tôi làm thơ, viết văn, hiệu trưởng Hanh  từng bắt bẽ cha tôi tại sao không ngăn cản tôi làm chuyện vớ vẩn nầy. Ông từng bốc đồng phê phán mấy nhà thơ điên của Nam Thường, bảo họ là nạn nhân của những tên chủ báo muốn câu độc giả, đã tung họ lên mây xanh ngay vừa lúc nhập môn, để từ đó kích thích cái máu điên có sẳn trong người họ phát triển thành điên loạn. Hiệu trưởng Hanh từng nói rằng,nếu không có mấy ông chủ báo trong Thủ Phủ nhúng tay vào kích động chưa chắc đã có những tên thi sĩ điên như thế . Ông tán thành nội dung chương trình giáo dục không trích thơ của họ đưa vào sách giáo khoa. Ông bảo cha tôi phải cẩn trọng, đừng để tôi trở nên điên loạn như họ. 

    

            Thấy Nghi ông bước nhanh lên bậc thềm, tôi ra cửa đón và quay vào lể phép xin hiệu trưởng Hanh cáo từ, nhưng ông bảo cứ ngồi chơi.Cha tôi lên tiếng, định khi tôi về nhà mới đến gặp ông.“Cuộc sống thay đổi không thể nào lường trước được”, cha tôi mở lời chào người bạn già.

            “ Tôi vừa nghe nó nói” hiệu trưởng nói với cha tôi “Học bổng gì mà khiến cả gia đình anh bỏ Hóa Châu vào Thủ Phủ ?” . Cha tôi lắc đầu, bảo “ Chuyện dài dòng. E phải luận bàn với anh cả ngày mới xong.Nào tôi có biết gì đâu. Nó cho coi cái giấy mời vào gặp tòa báo trong Thủ Phủ để làm thủ tục nhận học bổng, khi nào đi thì báo cho họ biết để họ gởi vé máy bay.Để nó đi một mình không yên, tôi tính gặp dịp nầy vào thăm anh em bà con luôn thể, nên mua vé máy bay cho hai cha con đi luôn. Vào Thủ Phủ đến nơi gọi là tòa soạn mới vỡ ra cả trăm chuyện không ngờ trước.”  Tiếp lời Nghi ông, tôi kể lại chuyện vào Thủ Phủ…

*

*    *

            Tòa soạn Văn Cầm nằm trong một tòa nhà lớn sang trọng, có nhiều phòng chức năng liên hoàn. Bảng hiệu lớn chỉ gắn tên Văn Cầm.Đây còn là nhà in, nhà phát hành sách, báo đồ sộ. Nhân viên, công nhân, khách hàng  vô ra tấp nập phía cánh cửa bên trái cửa chính của tòa soạn. Hai phòng lớn của trung tâm tầng trệt dành riêng chỗ làm việc, tiếp khách của nhà văn, nhà báo, bạn đọc. Đưa lá thư chủ báo giới thiệu cho cô thư ký. Cô ta nhanh chóng qua phòng họp và chỉ sau chốc lát, một người đàn ông cao lớn, nhanh nhẹn vẻ mặt thông minh, trên dưới ngũ tuần, trong bộ complet lịch sự , bước đến bắt tay chúng tôi. Người chủ báo mời chúng tôi đến bàn làm việc và tỏ ra ngỡ ngàng khi thấy cha tôi . Tôi nói lý do cha tôi cùng đi với tôi để có dịp vào Thủ Phủ…Người chủ báo đi ngay vào học bổng New Hardy. Ông ta hết sức niềm nở trao đổi chuyện học tập của tôi với cha tôi. Ông chúc mừng cha tôi có người con tài giỏi làm tôi bối rối.Ông nói, chúng tôi có một ngân quỷ đặc biệt, chỉ cấp học bổng cho người có năng khiếu thiên tư đôc đáo. Ông lấy ra một tập tài liệu mời cha tôi đọc để biết thông tin về trường New Hardy và tạp chí Văn Cầm.Cha tôi đọc chậm rải một chốc và cám ơn. Thông tin tổng quan trong tập nầy cho thấy quy mô ban đầu của New Hardy không lớn hơn các Đại Học Nam Thường hiện có. Cha tôi cũng biết những tên tuổi tài năng ghi trong tập tài liệu, nhưng có thắc mắc không thấy vị nào của Giao Thường hợp tác.“ Có nhiều”. Ông nói.“ Nhưng khi họ làm việc với chúng tôi một thời gian, chúng tôi đề nghị đưa họ đi tu nghiệp tại các trường nổi tiếng ngoại quốc hoặc bản thân họ được học bổng ra ngoài học tiếp. Chúng tôi khuyến khích họ tiếp tục làm việc ở nước sở tại.Khi họ đã nổi tiếng ở nước ngoài, chúng tôi mời họ về đây hợp tác.Tất cả chúng tôi ở đây đều trải qua thời gian làm việc khá lâu ở ngoại quốc...Có thể nói, chúng tôi đã trưởng thành trong cả hai môi trường nội địa và quốc tế”.

 

            Qua trò chuyện thân tình, cha tôi nhận ra ông chủ báo là người đồng hương, gia đình ông ở Hóa Châu được các giới chức trong ngành giáo dục biết tiếng.Cha tôi không ngại nói lên suy nghĩ của mình về hoàn cảnh  Nam Thường, muốn làm được gì có quy mô lớn , đều phải dựa vào một thế lực đứng phía sau hổ trợ .Đến khi gặt hái được thành công nào đó, lại có thế lực khác tìm cách lũng đoạn, phá hoại. Xã hội không ổn định để tính chuyện lâu dài hoặc kiên trì chờ đến một thời điểm vàng để hành động. Ông chủ báo cởi mở, bảo rằng trường  New Hardy  có nhóm  luật sư riêng nghiên cứu những tình huống nầy trước khi hành động, và cám ơn cha tôi. Buổi gặp lần đầu của hai người tỏ ra tâm đầu ý hợp.

 

            Tôi nhớ lúc đó , ông chủ báo đưa tay xem đồng hồ. Đã đến giờ ăn trưa. Ông  đứng dậy mời chúng tôi đi tiệm.Chúng tôi  bước ra cửa và lên xe. Ông cho xe đến một quán ăn dân dã .Khi đã ngồi vào bàn,ông bảo cô bé phục vụ đọc tên các món ăn . Dường như đây là sở thích của ông. Mỗi khi vào tiệm, ngoài nhu cầu ăn uống,ông ghiền nghe giọng nói dễ thương của cô bé phục vụ. Cô bé cầm tờ menu đọc vừa đủ cho khách nghe : bánh khoái,bún thịt nướng,bánh nậm, bánh bột lọc,bún bò giò heo,bánh ướt thịt nướng…Nghe quá quen mà sao vẫn cảm thấy rất lạ . Cả bàn ăn ba người chúng tôi nhìn nhau cười thích thú. Cô bé lém lĩnh còn bồi thêm một loạt đặc sản khác của Hóa Châu : cơm hến, bánh canh Nam Phỗ, tôm chua , tré, bánh ram ít và hỏi khách có cần thêm những món nầy không. Ông chủ báo gật đầu, có gì mang ra hết.Trong lúc chờ đợi,cha tôi và ông  ta tiếp tục câu chuyện bỏ dỡ. Cha tôi nói với chủ báo muốn tôi theo ngành khoa học kỹ thuật, nhưng tôi lại thích văn chương , sinh ngữ và hỏi chủ báo anh em trong tòa báo Văn Cầm đánh giá tôi thế nào.Chủ báo không trực tiếp trả lời câu hỏi của cha tôi.Thay vào đó, ông nói, “ trong anh em chúng tôi có một nhà văn nổi tiếng là tác giả bộ trường thiên tiểu thuyết Bên Lề Cuộc Chiến. Trước khi du học Pháp, nhà văn nầy viết bộ tiểu thuyết tiếng Giao - Thường hơn hai ngàn trang được các nhà phê bình đánh giá là tác phẩm có giá trị lớn. Qua Pháp, bộ tiểu thuyết được dịch sang tiếng Pháp khi nhà văn đã trình luận án tiến sĩ và trở thành giáo sư Đại Học Sorbone. Trở về  Nam Thường, chúng tôi xem ông ấy như bộ não hoạch định các chương trình của trường New Hardy .Chính ông đã đề xuất cấp học bổng cho tôi.

 

            Hiệu trưởng Hanh hỏi, trường hợp nào cha tôi được mời vào làm việc trong tòa báo Văn Cầm. Nghi ông nói, nếu như họ cho biết ngay tòa báo thuộc Trường New Hardy thì mình cũng không lấy làm lạ.Tạp chí Văn Cầm ,ngoài mảng văn, thơ còn có phê bình ,nghiên cứu văn học. Nghe tên Văn Cầm,hiệu trưởng Hanh nói rằng ,Văn Cầm là chim nhiều sắc lông  như phượng hoàng, chim trĩ, dùng đặt tên cho tập san văn học nghệ thuật nghe cũng được…

            Giữa lúc đang trò chuyện, chúng tôi  nghe tiếng súng nổ xa xa. Và dừng lại nghe ngóng…

            “ Ở đây, không khí chiến tranh, lòng người ly tán” , hiệu trưởng Hanh hạ giọng.”Nghe nói anh định bán nhà. Ra đi vì chiến tranh hay vì New Hardy ?”

            “ Cả hai”. Nghi ông trả lời và nói về ngôi trường nầy.

            New Hardy là một Đại Học do khoảng 100 học giả, giáo sư Giao Thường đã dạy lâu năm tại các Đại học quốc tế đóng góp nhân tài vật lực thành lập.Họ mời nhiều giáo sư học giả ngoại quốc thân hửu về Thủ Phủ giảng dạy.Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng Đại Học Nam Thường và nhất là tìm chọn những tiềm năng lổi lạc để cấp học bổng và định hướng cho bọn trẻ . Cha tôi nói, chuyện viết văn làm thơ của tôi chỉ là trò tiêu khiển, thấy tôi học băng đỗ cao nên không bận tâm. Cha tôi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của học bổng nầy.Có lẻ sau khi ông gặp trực tiếp nhà văn kia, mới biết rỏ hơn. Nhưng qua tiếp xúc ban đầu, theo nhận xét của cha tôi ,mọi việc xem ra rất tích cực.Học bổng cấp cho tôi là loại học bổng toàn phần, toàn diện. Tôi sẽ ăn , ở trong ký túc xá , có bác sĩ chăm lo sức khỏe. Công việc đang chờ đợi …

            Hiệu trưởng Hanh gọi người nhà mang trà nước, và chen vào chuyện của cha tôi .Ông bảo ông cũng có chuyện riêng, có lẻ không sớm thì muộn thế nào người ta cũng cách chức ông.Cha tôi sửng sốt không hiểu gì.Hiệu trưởng nói rằng, chỉ vì lòng chính trực mà ông bị hiểu lầm. “Trong một buổi họp mở rộng có đại diện chính quyền, người ta đề xuất treo ảnh lãnh tụ trong mỗi phòng học”  Hiệu trưởng nói. “ Nhưng tôi đã đứng lên cương quyết bác bỏ vì không muốn giáo dục là công cụ tuyên truyền của chính trị…” .Không khí phòng khách chìm xuống nặng nề. Hiệu trưởng Hanh không muốn chuyện riêng đi quá xa, nhắc Nghi ông kể tiếp chuyến vào Thủ Phủ…

 

            “ Vâng ”. Nghi ông kể tiếp .“ Khi New Hardy biết tôi là dịch giả của những bài phê bình nghiên cứu văn học Pháp, họ đề nghị giữ mục phê bình văn học trong tạp chí Văn Cầm. Họ muốn tạo điều kiện cho gia đình tôi yên tâm làm việc tại Thủ Phủ. Tôi ra Hóa Châu chuyến nầy để sắp xếp việc nhà cửa …”  Nghi ông nhắp chén trà…

            “ Tối nay giữ anh ở lại đây. Tuổi già nhiều chuyện.Anh không nói ra, nhưng tôi biết anh muốn bỏ Hóa Châu nhưng chưa có dịp, nay là cơ hội trời cho” Hiệu trưởng Hanh nói.

            Người nhà dọn mâm cơm bình dân với ba món thông thường - cá kho tộ, canh tôm rau muống, thịt luộc ba chỉ chấm với ruốc Hóa Châu…  

            Sau bửa ăn tối , hiệu trưởng Hanh và Nghi ông tiếp tục câu chuyện. Hình như họ muốn nói ra tất cả những gì cần nói trong buổi gặp mặt mà họ nghĩ có thể là cuối cùng nầy… Lại một loạt súng nổ phía cầu Gió Bắc. 

            “ Tôi đã nhận lời vào Thủ Phủ  phụ trách mảng phê bình nghiên cứu văn học trên tờ Văn Cầm”. Cha tôi nói.          “ Giữa thời chiến như hôm nay, tôi cũng suy nghĩ về vấn đề định hướng cho tờ báo để góp ý với họ. Trong Thủ Phủ hiện nay, có vài Bán Nguyệt San cũng thuộc thể loại văn học nghệ thuật có lập trường dấn thân. Từng nhóm vài ba người hăng say viết nhưng chẳng đi tới đâu.Với những người thực sự dẫn dắt lớp trẻ viết văn làm thơ, bản thân họ không được chuẩn bị trước, chỉ là những thanh niên bồng bột, gặp thời, ngựa non háu đá, lập nên tờ báo chưa biết thành bại thế nào, đã tuyên xưng như là tờ báo cách mạng sẽ hạ bệ Tự Lực Văn Đoàn. Công việc của tôi có phần tế nhị, vì chẳng xa lạ gì với các bạn trẻ nầy. Gặp nhau hàng ngày, còn viết chung trên hàng chục tờ báo khác nhau. Dĩ nhiên đã nói định hướng là có ý muốn không đi theo đường hướng cũ…” Nghi ông đứng dậy lấy tập bản thảo đã dịch từ một tạp chí văn học Mỹ, trao cho hiệu trưởng Hanh đọc…

            “ Các tác phẩm yêu nước thời chiến có rất nhiều loại”. Hiệu trưởng Hanh lên tiếng góp ý. “ Một số tác phẩm là những nỗ lực thô thiển nhằm gây chấn động dư luận vì một nguyên nhân nào đó, một số khác là những luận điểm chính trị có lý lẽ, một số khác nữa là tập hợp những câu thơ đầy cảm hứng…Anh thử nghiên cứu văn học Mỹ thời chiến tranh Cách Mạng, rồi từ đó có thể có một định hướng chăng ?”

            “ Vào thời Cách mạng Mỹ (1775–83)”. Nghi ông nêu ý kiến. “ Các nhà văn Mỹ đã mạo hiểm vượt ra khỏi phong cách và các chủ đề Thanh giáo .Họ phát triển các phong cách văn học từ những trải nghiệm rõ ràng của người Mỹ bản địa . Sự say mê  khoa học, tự do và đổi mới xuất hiện trong các tác phẩm của thời kỳ Cách mạng. Nhà văn bản địa phát triển cách nói riêng của họ, không còn sao chép phong cách trang trọng của các nhà văn Anh.Blue-Backed Speller của Noah Webster, xuất bản năm 1783, đã giúp chuẩn hóa phiên bản tiếng Anh mới của Mỹ.Tác giả David Hawke đưa ra một ví dụ về phong cách văn học Mỹ trong kinh nghiệm thuộc địa. Một số tác phẩm văn học hay nhất của thời thuộc địa đã mô tả cuộc sống hàng ngày ở New England và trong quá trình đó, đã miêu tả các khía cạnh của tính cách non trẻ của Mỹ. Giới thực dân Anh sẽ thành lập một quốc gia mới là những người tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của lý trí; họ đầy tham vọng, ham học hỏi, lạc quan, thực tế, sắc sảo về mặt chính trị và tự chủ.Năm 1776, nhà văn chính trị người Anh Thomas Paine (1737–1809) đã xuất bản một cuốn sách nhỏ có tựa đề Common Sense (nhận thức chung). Tác phẩm vô cùng phổ biến này kêu gọi bình đẳng, tự do và tách biệt hoàn toàn khỏi Anh. Theo Paine, động thái hướng tới độc lập hoàn toàn là "lẽ thường". Albert Marrin nhận xét trong The War for Independence: "Tom Paine đã làm hơn bất cứ ai để thay đổi suy nghĩ của người Mỹ ủng hộ độc lập “. Common Sense đã có những ý tưởng đúng đắn vào đúng thời điểm và trở thành cuốn sách bán chạy đầu tiên của Mỹ ... . Paine đã thắp lên ngọn lửa bừng sáng khắp nước Mỹ. Trước khi phát hành cuốn Common Sense của Paine, các nhà văn khác đã đưa ra những lập luận mở đường cho sự độc lập. John Dickinson (1732–1808), tác giả của "Lời thỉnh cầu của Cành ô liu"( Olive Branch Petition), không đòi hỏi sự độc lập khỏi nước Anh cũng như đòi hỏi sự công bằng pháp lý cho người Mỹ trong các vấn đề về người đại diện và các sắc thuế thuế. Nhân vật mà ông thể hiện - người nông dân lịch lãm - rất thuyết phục vì nó đại diện cho nhiều lý tưởng của người Mỹ: công nghiệp - làm việc chăm chỉ, trung thực, tiết kiệm không lãng phí, giáo dục và ý thức chung.Khi chiến tranh đang xẩy ra, những lời tường thuật trực tiếp về cuộc giao tranh đã thu hút sự chú ý của mọi người và khiến họ kiên định với mục tiêu đánh bại quân Anh. Người lính cách mạng Ethan Allen (1738-1789) ở Vermont đã viết về những trải nghiệm của mình khi còn là một tù nhân chiến tranh. Cuốn sách thời chiến của ông, Bản tường thuật về việc Đại tá Ethan Allen bị bắt ( A Narrative of Colonel Ethan Allen's Captivity,1779), ca ngợi lòng dũng cảm của Green Mountain Boys (một đơn vị quân không chính quy) của ông và lên án người Anh. Tướng Washington tin rằng cuốn sách đã giúp duy trì sự nghiệp Cách mạng trong thời kỳ đặc biệt quan trọng của cuộc chiến. Allen đã nổi tiếng trước khi viết sách, nhưng nhiều người bình thường - phụ nữ cũng như nam giới - cũng viết về những trải nghiệm trong Chiến tranh Cách mạng của họ.Vào cuối cuộc chiến, các nhà văn Mỹ được khẳng định chắc chắn là những người đóng góp quan trọng vào bản sắc dân tộc độc đáo của Hoa Kỳ - một bản sắc tách biệt với nguồn gốc châu Âu của những người thuộc địa. Nhiều nhà văn nổi tiếng trong Cách mạng thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn sau khi chiến tranh kết thúc. Mercy Otis Warren đã viết cuốn Lịch sử trỗi dậy, tiến bộ và chấm dứt cuộc Cách mạng Hoa Kỳ (1805) gồm ba tập, xuất hiện dưới tên riêng của bà — một thành tựu đáng kể trong thời đại do các nhà văn nam giới thống trị…”

            “Mình chỉ tập trung vào mảng văn học” .Nghi ông nói tiếp. “Các bộ môn khác như âm nhạc, hội họa ,điêu khắc…dành cho các nhà chuyên môn… Nhưng trong định hướng văn học, mình cũng phải chú ý đến tác phẩm dành cho tuổi nhi đồng.Trẻ em thích đọc gì trong thời chiến ? Chúng ta phải tránh nhồi sọ con em mình. Ở Mỹ, khoảng 25 năm trước Chiến tranh Cách mạng, sách cho trẻ em Mỹ về cơ bản bị hạn chế trong Kinh thánh và các tác phẩm tôn giáo khác. Dần dần, những cuốn sách bổ sung được xuất bản và được đọc rộng rãi hơn.Những cuốn nhật ký thời đó hấp dẩn trẻ em hơn Kinh Thánh. Trẻ em thích đọc chúng để biết những câu chuyện thực tế, dự báo thời tiết, thơ ca, sự kiện tin tức, các loại thông tin hữu ích và đa dạng khác. Cuốn sách nổi tiếng nhất trong số này là cuốn sách Poor Richard's Almanack của Benjamin Franklin, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1732…”

            Hiệu trưởng Hanh rất thích những thông tin văn học Nghi ông đã dịch. Ông ra ý tán thành Nghi ông đã phác họa đường hướng mới cho tờ Văn Cầm  không khác gì ông.

            “Tất cả thuộc địa đều có máy in vào năm 1760”.Cha tôi nói tiếp.“ Nhưng người Mỹ và con cái họ vẫn tiếp tục dựa vào nước Anh là nguồn cung cấp hầu hết sách cho họ. Nhà xuất bản John Newberry ở London có ảnh hưởng lớn nhất đến văn học thiếu nhi ở nước Mỹ trước Cách mạng. John Newberry (1713–1767) bắt đầu xuất bản sách dành cho trẻ em vào những năm 1740. Hầu hết chúng đều mang tính giáo dục, với những tựa sách như Bảo tàng dành cho quý ông và quý bà trẻ tuổi hay Gia sư riêng cho các cô cậu học trò nhỏ (1750) và Sách đẹp cho trẻ em (1750 : hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Anh). Sau đó trẻ em chuyển từ Kinh thánh hoặc sách của các tôn giáo khác qua văn học dành cho người lớn. Đặc biệt phổ biến trong thể loại nầy là truyện Robinson Crusoe hoặc Arabian Nights…”

            Hiệu trưởng chăm chú nghe Nghi ông tóm tắt lịch sử văn học thời Cách Mạng Mỹ. Về văn học Giao Thường, Nghi ông công nhận đóng góp của lớp nhà văn Nam Thường hiện nay trong việc làm mới ngôn ngữ văn chương, nhưng còn một khoảng cách quá xa với thế giới. 

            “Đó là điều hiển nhiên”.Hiệu trưởng Hanh nói. “Vì ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ chỉ có người Giao Thường mới làm ra văn chương nghệ thuật Giao Thường. Mình chê trách nhóm bạn trẻ không phải đố kỵ ganh ghét (mình đâu có hoạt động trong lãnh vực của họ), mà vì họ không chịu học cái học của những trí thức học giả uyên thâm. Họ coi thói ăn chơi của người có tiền như một ưu thế tạo ảnh hưởng để thao túng lãnh vực văn hóa…”

            Chủ nhà tiển khách ra tận cửa. Màn đêm đã phủ một màu đen trong các góc tối phía bên kia đường. Hơn mười một giờ khuya nhưng chúng tôi đành xin phép hiệu trưởng Hanh ra về…

(Còn tiếp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 648
Ngày đăng: 15.11.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 4) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 3) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 2) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 1) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương mở đầu) - Phan Tấn Uẩn
Kỳ 3/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu: Áo bà ba) - Huyền Văn
Kỳ 2/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Kỳ 1/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Vòng tay hư ảo (Phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 7) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)