Hạnh ôm bàn tay vuốt ve trên đầu móng tay sơn đỏ. Ngồi nhìn bóng đêm, lặng lẽ như kẻ phạm tôi. Nhớ chiều hôm đó Thế đến trao cho Hạnh quà Giáng Sinh. Cả hai mừng khi gặp nhau, bốn con mắt nhìn nhau như tia lửa, như ‘buốt giá tim đau’. Không phải chia xa mà lòng quặn đau. Họ thân quen gần ba năm qua, không một dấu tích nhưng trong mỗi cử chỉ họ bắt gặp những bất ngờ sáng lên trong mắt. Hạnh đọc được cái nhìn của Thế. Nhưng; nghĩ đến mình là biên giới, là kẽm gai của tập quán xã hội; mặc dù đã đổi mới tư duy. Nhưng Hạnh vẫn ngại ở chính mình, vì đã một lần dấn thân với tình yêu, cái nông nổi đó như đòn hận; có nhiều lý do trong đó. Hạnh chấp nhận và thả trôi cuộc đời trên dòng sông tình ái. Bởi; tình yêu phải là thế! Hạnh cảm thấy có một chút lãng mạn trong tâm hồn. Hạnh bây giờ tự do như chim sổ lồng. Đời trả lại cho Hạnh những thiệt hơn. Cái chớm nở đó như bắt đầu. Trong đêm vắng Hạnh nhìn trời, đếm những vì sao lấp lánh trên cao. Hình như trong cõi vắng đó Hạnh nghe tiếng thở của gió. Hạnh rùng mình nhớ đến Thế. Mong được gần chàng để lấy hơi ấm của những ngày đầu đông.
Thế níu nỗi nhớ của chiều gặp Hạnh trên căn gác nhỏ; nơi mà bà chủ nhà không mấy thiện cảm khi Thế khất tiền thuê hay gối đầu cho tháng sau và bắt gặp cái buồn nôn trên gương mặt của chủ nhà khi đến thâu tiền thuê của Thế. Những vụn vặt cuộc đời nhờ có Hạnh mà xóa đi cơn bực bội. Hạnh đến rồi đi. Thế biến mình như con chờ mạ đi chợ về. Tâm tư Thế đôi khi rất trẻ con nhưng trung thực và đáng yêu. Chính vì thế Hạnh yêu mà Thế không biết Hạnh yêu. Cả hai lầm lủi đi theo bóng đêm của tình yêu. Thế nằm nghe chuông đổ từng hồi như nhịp tim mỗi khi Thế ấp mình lên ngực Hạnh; tiếng dội của tim nghe dồn dập và lần hồi. Thế trở nên bị động trước hoàn cảnh. Cái suy nghĩ đó chỉ là cảm hứng, cái trọng lượng đau đớn là ngày trở về từ chiến trường Cam-Pu-Chia. Chến tranh đã cướp bàn chân trái của Thế. Bây giời là phục viên biên chế trong xưởng chế tạo cơ khí nông nghiệp –Cái thân mình như thế ai mà thương yêu? Thế nghĩ. Tủi phận đâm ra lao động quên mình, quên luôn tuổi đời vì tình yêu không đến giữa lúc này. Hạnh đến thăm cơ xưởng chế tạo nông nghiệp như vai trò phái bộ, đồng thời đi thực tế để có bài viết cho thời kỳ phát huy kinh tế thị trường.Trong bất chợt ở xưởng Hạnh nhặt được nụ cười của Thế ném tới. Có hằng triệu nụ cười ném tới; thông thường thoáng qua rồi bay đi. Nụ cười phép tắc của một công nhân hảng xưởng là chiếu lệ, nhưng; lần này như có cái gì hay đây là định mệnh đã sắp xếp? Hạnh cười đáp lễ như nụ cười đêm tân hôn, e lệ nhưng hân hoan để mở đầu một cuộc tình trăm năm…
Thế chuyển công tác lên thành phố. Có phải nơi cái đô thị ồn ào này chứa những gì bí ẩn mà xưa nay Thế chưa bao giờ nghĩ đến vì xa lạ và hãi hung hay ám ảnh cái buồn nôn của bà chủ nhân năm nào hay tại vì bàn chân trái mà đi đứng của Thế mất tự nhiên và mặc cảm ‘tội lỗi’ mỗi khi có ý nghĩ không đẹp trong đầu. Nếu được yêu. Vậy gặp Hạnh là cơ duyên tiền định hay vì tiếng sét của nụ cười hôm nào ở xưởng chế tạo nông nghiệp? -Nếu cô ta thấy được bàn chân của mình thì chắc không có nụ cười nồng nàn như thế. Thế nghĩ.
Và; từ đó họ có những cuộc hẹn hò bên nhau. Hẹn đến mai sau dài lâu. –Em không còn là con gái. Em đã sang ngang và cũng không xứng làm vợ của anh. Hạnh nói. –Anh cũng chẳng vẹn toàn gì. Đời đã cướp tình yêu của anh, bàn chân anh và lẽ sống của anh; xô anh vào những chặn đường khốc liệt: giả dối, phỉnh phờ, lường gạt. Gặp em như tìm thấy tự do trong anh.-Tại sao lại không xứng để làm vợ? Tình yêu là gì? Tình yêu là phạm tội? Tình yêu là luật tắc? Thế nói.
Cả hai chỉ còn nhớ chủ nhật năm nào trên căn gác đìu hiu qua nhạc khúc tình yêu, lời ca như nhắc nhở. Họ nhớ rất rõ đêm tĩnh mịch giữa giờ Thánh Vô Cùng họ đã trao tình. Hạnh ngồi đối diện bóng đêm hôm nay để nhớ bóng đêm hôm qua của một đêm trắng Giáng Sinh. Hình như Hạnh nghe bước chân ai về sưởi ấm mùa đông? Ở cõi mù Thế mường tượng cái giá hạnh phúc đang trào dâng như kỷ niệm, như đánh dấu một tình yêu cao thượng, bao dung và dài lâu trong hai tâm hồn cô độc giữa bãi đời lắm cảnh thương đau ./.
(ca.ab.yyc . Tuyết ướt 12/2013)
TRANH VẼ: ‘ Dưới cơn tuyết thổi / Under snow blower’ Khổ 12” X 15” Trên bìa thùng mì gói Mama. Acrylics. Vcl# 5122021.