Đã là chiến sĩ làm gì có ông Phật, ông Bồ tát; xưa nay người lính cầm gươm, dao, súng ngắn, súng dài là những người chiến sĩ hay thích khách, họ chiến đấu để bảo vệ, chiến đấu vì sanh mạng hoặc chiến đấu bởi một thúc đẩy nào đó: buộc họ phải chiến đấu, chiến đấu cho quê hương cho dân tộc trong tư thế tự vệ hay phòng thủ là thái độ của người yêu nước không muốn mất nước, không muốn đô hộ hay kềm kẹp dưới ách thống trị…Vì vậy họ xả thân để đối đầu dưới mọi tình huống khác nhau. Họ là chiến sĩ anh hùng và coi như Bố-tát –The warrior as Bodhisattvas. Tuy nhiên; việc tuyên dương anh hùng (herofy) hay đấng cứu nhân độ thế (Ma-ha-yà-na) là nghĩa cử thánh thiện, xót thương, nhưng; vẫn có ông Thiện, ông Ác trong đó. Họ hiện thân dưới một vai trò khác nhau đều là tư thế phòng thủ để gìn giữ những gì còn có và những gì đã có như một sinh mệnh của con người đối với nhân loại. Nói theo nghĩa khác đây là mục đích nhắm tới, thực ra là thích nghi hoàn cảnh cho một tập trung, một sự sắp xếp có hàng ngũ, có cục bộ chớ không sắp xếp cho con người –These goals, in fact; are fitting for an assembly-line, not for human beings. Nhưng trong nghĩa vụ cao cả là sanh ra và sống trong cái chết (born and life dies) ấy là một sự hy sinh để sống còn và cho đây là một căn bệnh thuộc về tinh thần –Specialization is a spiritual disease, một thứ siêu vi trong mỗi cá thể khó lòng vượt thoát mà phải chiến đấu để sống còn. Thí dụ: người lính đứng trước họng súng không còn thấy mình, không sợ chết mà nhắm tới, bởi; một siêu vi trong người –a contagious virus of the personality that is hard to escape from, quên tất cả và hướng tới, cũng có thể ‘đở đạn’, cũng có thể vì tự vệ như một tự động hóa trong con người; thậm chí đạn gâm vào người mà tợ hồ như một sự trầy truột, đến khi nhắm mắt họ mới thấy đó là hy sinh, một sự hy sinh ngoài dự tưởng, năng lực đó đến với chúng ta là một chọn lựa giữa ta và kẻ thù với mục đích là chiến đấu trong trách nhiệm và nghĩa vụ gần như ngây ngất (ecstatic) là kinh nghiệm một mất, một còn. Giết ! như thể một cái gì ‘sáng láng’ không còn là sát thủ mà là danh dự để được đặt nó trong viện bảo tàng chiến tranh. Nhưng; ngược lại dưới mắt nhìn của đạo đức học thì có cái gì sắt máu hơn là nhân đạo.Viện bảo tàng là nơi cất giữ những gì hiếm có của đời người, được bảo vệ và tàng trử như con vật giết tốt (splendid animal) được ‘nuôi’ cái chết trong lọ thủy tinh để tìm học như kinh nghiệm của những nhà sinh học vật lý. Trong phạm trù nào đi nữa chiến tranh lãnh thổ hay chiến tranh ý thức hệ đều mang tính chất ‘tranh giựt’ hay hơn thua để lấy phần thắng trong công việc duy trì đường lối hay chủ nghĩa, hoàn toàn mất tính lý tưởng mà chuộng ở đó một sự lợi ích khác và ngày nay đưa tới một thứ chiến tranh mới: chiến tranh không gian, chiến tranh kinh tế chính trị, chiến tranh khí hậu toàn cầu (climatic global) chớ không đơn thuần mang ý nghĩa trọng đại cho hôm nay và mai sau. Giữa con người và vật thể lạ (Aliens/UFO) là một thứ chiến tranh khoa học giảo nghiệm để áp dụng vào những gì con người chưa thực hiện được, giống tính và vật lạ đến từ một hành tinh khác, muốn khám phá và chiếm cứ một cách vô hình mà hữu hình là mối đe dọa cho tương lai. Giờ đây người ‘chiến sĩ’ không lấy phương tiện võ khí để chinh phục mà lấy trí tuệ để đối đầu với sự kiện mới lạ.Thứ chiến tranh không tranh chấp, phân chia mà khám phá vật lạ của vũ trụ ‘càn khôn’. Đạt được là Bồ tát cứu nhân độ thế.
Chỉ còn lại ở đó một sự tổng hợp hay nối lại những gì trong lãnh vực khác nhau của nhận thức hiểu biết gần như một sự bày tỏ đầy đủ cho một cường độ về nó –Only in the synthesis of the most diverse field of knowledge does life reveal its full intensity. Lịch sử con người đi từ A đến Z là một chạm trán khốc liệt tiêu diệt lẫn nhau, bởi; trong chạm trán đó là một thử thách lớn của đòi hỏi và yêu cầu, thế nhưng; vẫn không để lại một kết quả nào hơn ngoài chuyện ‘chém giết’.Vô hiệu năng! Qua đó; con người trải nghiệm được cái không lợi ích mà đẩy con người vào một thứ trí tuệ chậm tiến, chứa ở đó một sự đần độn, u mê, không phát tiết cái gì là ‘đỉnh cao’ cho nhân loại. Nếu giả như không có chiến tranh, chiến tranh thế giới, chiến tranh quốc gia thời vật thể, tài nguyên và con người là môi sinh tiếp thu để phát tiết sáng tạo cho những gì có thể vượt thời gian. Giống tính và vật lạ đến với chúng ta trong một tốc độ siêu phàm, có thể vượt luôn cả ánh sáng và tiếng động. Họ làm được, bởi; họ không có chiến tranh và được bảo vệ để phát tiết trí tuệ, để tồn lưu và đã hiện diện từ mấy ngàn năm qua. Chúng ta đi sau cả dặm trường. Họ đến quả đất này để làm gì? -Cứu nhân độ thế hay là Bồ tát hiện xuống để tôn thờ? Ấy là câu trả lời có từ trí tuệ của chúng ta. Hãy tập trung vào một trí tuệ sáng tạo và vượt trên mọi lãnh vực mới làm nên chuyện lớn. Chớ mỗi khi nhắc tới hay đụng tới chiến tranh thì hằng loạt trong đó biểu dương với nhiều hiện tượng khác nhau. Biểu dương cái gì? -Cho mình hay cho đất nưuớc. Không! họ nói tới cái-tôi dấn thân hơn là nghĩa vụ, họ kê khai những thứ không đáng kê khai, nhắc đi nhở lại vai trò của mình trong thời chiến, tợ hồ như sợ ‘đời’ lãng quên chớ không nhắc tới chiến công hay chiến lược. Đã gọi cái-tôi dấn thân thời không có chi với núi sông mà mắc nợ với núi sông là chưa tròn nhiệm vụ công dân; cho tới bây giờ ‘lạc giữa đường gươm’ thời không thể gọi là hiệp khách hay dũng sĩ (Samurai). Đúng nghĩa chiến sĩ yêu nước là hết lòng và hy sinh, còn đem chiến sĩ qua câu hò, điệu hát là vu vơ, tuyên truyền ‘lãng nhách’ đã không phê mà có hại cho những thế hệ về sau, đã không cấy giống tốt mà gieo vào trí tuệ cái nỗi bi thương, không nói cái oai hùng dựng nước của tiền nhân qua mấy ngàn năm mà hùa theo gió giữa lúc đang tại thế giữa phương trời xa lạ bị bỏ rơi, mà ôm vào người nỗi thống khổ của vết lằn trên lưng ngựa hoang, để rồi ngồi khâu vá những chiếc áo mầu rách nát, toe tua như làm sống lại một thời quá vãng đã mất hút từ lâu. Vô bổ ! bởi nó không mang tính thực tế của thời sự hôm nay…
Để gọi là chiến sĩ như Bồ tát là ngồi dưới gốc bồ-đề mà suy ngẫm sự lý cuộc đời. Ấy là điều đáng để tâm hơn là gọi tên lính này, lính nọ, thám tử, thám kích, mũ xanh, mũ đỏ, rằn ri, rằn rện những sắc màu đó đã đi vào huyền thoại. Huyền thoại được nói đến như Phù Đỗng Thiên Vương hay Đinh Bộ Lĩnh, Hưng Đạo Vưong. Lê Lai, Lê Lợi là những đấng dựng nước, lập quốc cái sự đó mới là huyền thoại (icon) để đời. Còn phất cờ ở cái chỗ không đáng phất cờ là chằng hiu ệnh oạng, hùm bà lằn bầu cua cá cọp hỗn danh với non sông với quê nhà và lưu dày. Triệt thoái cái tư duy thua cuộc mà hướng tới một cái gì cao cả.Thành lập một bảo tàng chiến sĩ hơn là bảo tàng chiến tranh; hiếm có trên đời này. Người ta dựng cột cờ để tưởng niệm tấm lòng biết ơn những Bồ tát cứu dân độ thế đã liều chết để sống còn. Cái sự đó mới được nêu danh. Nên cuốn những tàn dư đó lại để thấy mình thấy ta trăm trận trăm thắng và kết hợp trong một tư duy đả thông; Ấy là điều đáng được gọi chiến sĩ như Bồ tát là thế đó!.
Ngày nay là lúc thế giới mang tính chất toàn cầu và sự sụp đổ gần giống nhau của các quốc gia.Thật vậy, nó sụp đổ dưới mọi hình thức có từ nơi con người, có từ biến đổi thiên nhiên và gần như cho đó là hiện tượng, một hiện tượng chưa từng có. Những xô bồ lẫn lộn vào nhau là trạng huống cuộc đời hiện rõ sự cố với những gì sẽ là tinh hoa nhân tài của tk. hai mươi mốt –Mixing together aspect of life that have apparently little to do with each other will be the essential talent of the twenty first century. Ấy là điều mong muốn chung, dẫu ngàn dậm sơn khê phát huy tư tưởng là cái sự cần có của con người. Không nên đem tư tưởng cạn cợt để tuyên truyền giữa lúc này, vô hình chung đưa chúng ta tới tha hóa tư tưởng. Mà là lúc dành cho thể lực triết học, một thứ triết học hướng tới sức mạnh và lương tâm, một thứ triết học phát sanh ra một tổng thể của xác và hồn của thực dụng và vô tưởng, của những cảm thức mật ngọt và một sự quyết định của người chiến sĩ –a philosophy forged through muscles and heart; a philosophy born out of the union of body and mind, of pragmatism and utopia, of sweet sensitivity and a warrior’s determination. Tấm lòng người chiến sĩ chỉ để lại trong con người của họ (insiders only) những gì có và không; họ chẳng lấy được gì nhưng có một ít trong đó mà thôi. Đó là sự hy sinh trường cửu.
Tuy nhiên; tăng cường hay nuôi dưỡng một điều gì tương quan tới những gì trong một hệ thống liên hợp, viễn ảnh đó không có nghĩa là đồng nghĩa với sự hiện diện vai trò, chức năng hay nhiệm vụ của một trào lưu thế hệ mới về sau này; nó đòi hỏi lòng quả cảm hơn biểu tượng, chiếc áo đen chưa hẳn phải là linh mục hay chiếc áo cà sa chưa hẳn phải là bồ-tát sau này. Quả vậy; sự tương quan đến được đã là một phần của sự thật hiển nhiên của người chiến sĩ đã phục vụ lâu dài –A holistic approach, in fact; has been part of the true nature of the warrior’s for a long time. Trọng tâm là đánh đổi được cuộc đời, ấy là điều đáng được biểu dương. Thí dụ: lính kiểng khác lính trận. Một bên nhàn cư vi bất thiện, sanh chứng (sáng cà phê, chiều nhậu nhẹt) còn một bên, một sống một chết cho chính nghĩa là nghĩa cử cao đẹp. Cho nên chi đánh giá vào thực chất của nó chớ không thể đánh giá quân hàm trên ve áo; mỗi khi nhắc đến; rất phù du! một thứ kể công, kể trạng những thứ đó không có ở người lính yêu nước, thang bậc đó không làm nên cuộc đời nó chỉ là trách nhiệm lãnh đạo. Thực ra nó cũng không mấy đẹp. Lãnh đạo có khi đúng của ông Thiện, lãnh đạo có khi khuynh hướng của ông Ác. Lương tâm người lính là ở chỗ đó, bất luận khi nào, hoàn cảnh nào. Sau chiến tranh người lính không còn là kẻ thù của đối phương, bởi; chính nó là anh em, là con cái của Tiên Rồng. Biên cương đó xóa mờ, hàng rào phong tỏa không còn nữa, hận thù sẽ tiêu tan trong con người lính chiến, còn lại chăng là nỗi buồn sương khói; bởi họ để lại thành công cho người khác, họ chẳng còn chi, để lại đó một tấm thân tàn tật nguyền của quá khứ. Đã là lính chiến tất không còn biên giới mà xây dựng của con người –the building of human, cho đất nước.
Chuyển mình từ súng đạn cũng tợ hồ như chuyển mình của người nghệ sĩ, của nhà thơ, nhà văn. Chắc chắn trong đời lính để lại nhiều dấu ấn để đời. Một sự thù tạt đưa tới một sự gì có tính phù phiếm, nhưng; dồi trong chiếc nón sắt một sự gì linh động và huyền bí và kéo ra đó một đối diện với đời: thay đổi ở chính mình và thế giới xung quanh như đã đi qua một thể xác trừng phạt (a somatic discipline).
Từ ngữ ‘chiến sĩ / warrior’ dùng nó trong nhiều lãnh vực khác nhau; nguyên thủy của nghĩa bóng nó có một sự đổ máu hoặc tàn sát, máu chiến không còn nhận ra con người với con người hoặc cho đó như một lý do khác hoặc một nghĩa khác của người lính chiến; đấy là điều khó lý giải trọn nghĩa cho người lính đã hy sinh mà không mang tiếng cái thứ điên rồ, man dại cướp của, giết người. Sự hiện diện của chiến sĩ là ngay thẳng và hết lòng là theo sau cái nhìn của người ta –Being a warrơr means having the strength and passion to follow ons’s visions. Họ nhận sự nguyền rủa đó, nhưng; mấy ai hiểu được sự hy sinh vô bờ bến của người lính; họ chiến đấu và bảo vệ cho chúng ta được sống. Thật là vinh dự!
Theo vật lý tự nhiên (physical nature) những gì hiện hữu của chúng ta là tạo nên những gì bất khả kháng (impossible) cho một đòi hỏi hay yêu cầu của việc làm để ra khỏi nỗi sợ hải ban đầu (primordial fear). Chúng ta có thể phủ nhận điều đó hoặc có thể chúng ta đang sống đầy đủ một cuộc đời không còn có những gì đối đầu; nhưng nỗi sợ hãi luôn vây quanh. Nỗi sợ hãi nằm trong thế bị động. Là do ám ảnh của cái chết Từ chỗ đó người ta yếm thế cho chính họ phải đối diện trước kẻ thù. Những gì chiến đấu trước cuộc chiến là chống lại cái hạn hữu riêng mình và sự yếu lòng. Sợ hãi đó tợ như người y tá chích mũi kim chủng ngừa làm cho đứa trẻ sợ hãi bởi mũi kim. Cho nên chi cảm giác đau đớn trở nên căn bệnh, một căn bệnh có thể trở nên kịch tính; làm cho lòng can đảm không đứng dậy, đưa sợ hãi vào người như một đối kháng. Vậy người lính làm gì ở bước ban đầu khi gia nhập? -là rèn như ‘thép đã tôi thế đấy’ là làm loãng đi sợ hãi và đối kháng. Huấn nhục để đẩy lùi những gì còn tích tụ trong người từ thể xác tới tâm hồn, thời gian thao tác hay kỹ luật là đánh hạ sự thua cuộc trước kẻ thù, thay vào đó sự hiện hữu của con người có thể trở nên yên tâm và có thể là niềm vui an ủi, không còn nặng nhẹ ở chính mình. Người chiến sĩ trở nên người bảo vệ và đặc mình trong hành động: cứu nước, cứu lửa, cứu lụt và những thứ khác khi tổ quốc yêu cầu mà trong đó có cả tình thương đồng loại và đổ vào đó một sự xót thương vô bờ bến; hành vi đó ngoài nghĩa vụ là tình yêu dân tộc. Đấy là chiến sĩ như anh hùng cứu nhân độ thế.
Nhà sư hay nhà binh đồng nghĩa. Cả hai phải khắc phục và chế ngự sự thèm muốn và sợ hãi. Vượt qua được là ra khỏi sân chùa, ra khỏi sân lính. Tinh thần đó người ta không cho là thỏa mãn với sự sống còn –Spiritual are those who are not satisfired with surviving; mà đó là tự hào. Duy trì được là tự tin và khôn ngoan không còn lệ thuộc hay ảnh hưởng vào bất cứ ai: văn hóa, kinh tế hay chính trị từ Đông sang Tây.
Chiến đấu là nghĩa vụ; đấy là vai trò người lính trong thời chiến cũng như thời bình. Lính chiến không qua quân phục, lính chiến trong những trang phục thô sơ là chiến sĩ hy sinh cho đời và cho người.
Người chiến sĩ không bao giờ chết, họ vẫn sống hằng thế kỷ qua như bố-tát tại thế.Thật vinh quang!
(ca.ab.yyc Ngày chiến sĩ trận vong / Remembrance-day 11/11/2021)
TRANH VẼ: ‘Mùa hè 2020 / The summertime 2020’. Khổ 13” X 22” . Trên giấy cứng. Acrylic+Latex house-paint. vcl #2112021.