Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.175
123.148.874
 
Phiêu bồng về “Ngày ấy Kon Tum”
Đào Duy An

Nhà sách Sông Trà,21/1/2022; Hà Lê Sa, Quản thư

 

1. Lướt biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 1/2022 của một bác sĩ y khoa nước Việt- Đào Duy An, vừa xuất xưởng, thấy là lạ:

Sách viết về lịch sử, địa lí và văn hóa Kon Tum mà đề mục lại không dùng những từ mà học trò phải làm quen ngay từ lúc tiểu học. “Ngày ấy Kon Tum” ngại độc giả khô cảm với lịch sử và địa lí như lâu nay báo chí ta thán chăng? “Ngày ấy Kon Tum” sợ đụng đến những 200 định nghĩa ‘văn hóa’ chăng?

“Ngày ấy Kon Tum” gom cảm thức về Kon Tum như ảnh, nhạc, phim, văn và thơ vào mục gọi là “Trái”. Nước Việt là khai sinh nền văn minh lúa nước, có thế mạnh là cây trái bốn mùa. “Ngày ấy Kon Tum” có lí khi cho thứ người làm ra là trái.

Rà vài lần thì thấy rõ ràng “Ngày ấy Kon Tum” là bàn về con người: Nguồn gốc, lịch sử, văn hóa, văn minh và chủ đích là đất và người Kon Tum.

“Ngày ấy Kon Tum” dùng lối tâm thức để vào nước Việt, về Kon Tum.

“Ngày ấy Kon Tum” có những suy tư về thân phận con người trong cõi ta bà, lấy Kon Tum làm chứng điểm.

 

2. Quản thư Nhà sách Sông Trà trân trọng giới thiệu biên khảo “Ngày ấy Kon Tum”:

2.1 Bố cục

“Ngày ấy Kon Tum” dày 212 trang, in màu, gồm 5 phần.

2.1.1 Phần 1. Ngày ấy núi sông

Phần 1 có 2 mục "Ngày ấy đâu rồi" và "Núi sông một thuở".

“Ngày ấy đâu rồi?” mở đầu: Nhạc sĩ Tạ Từ Huy trong bản nhạc “Quê hương tuổi thơ tôi” hỏi.

Ai về xứ kì lạ Kon Tum chắc cũng sẽ hỏi...

"Núi sông một thuở" mở màn: “Vẫn đó, núi và sông”*, Kon Tum nằm trong cao nguyên Kon Tum và Kon Plông, thuộc Cao nguyên miền Trung, vốn thuộc dãy Trường Sơn.

Kon Tum (chữ Nho là崑嵩) là một xứ trên địa cầu 4,5 tỉ năm rồi.

Kon Tum như “công chúa ngủ trong rừng”**, chỉ thức dậy khi...", đây là phần mở đầu của mục "Núi sông một thuở".

Phần "Ngày ấy núi sông" là khái lược lịch sử và địa lí Kon Tum, cung cấp những bản đồ về Kon Tum mà xa nhất là ngày 1866.

2.1.2 Phần 2. Ai

Phần 2 có 3 mục gồm "Con người", "Bản địa" và "Kinh".

Phần này bàn về con người, về nguồn gốc Việt tộc, về con dân Kon Tum: (1) "Con người vốn là sinh linh, là tinh túy thế gian. Con người là tinh linh, mang hình Chúa, đang hiện Phật. "; (2) "Người bản địa Kon Tum gần gụi nhau, vốn là chủng Mongoloid phương Nam dạng Indonesian hiện đại, là hậu duệ người Việt cổ." và (3) "Người Kinh thuở ban đầu lên Kon Tum là dân buôn bán với người bản địa, là dân vùng Trung châu theo bước Linh mục Do".

2.1.3 Phần 3. Niềm tin

Câu đề của Phần 3 là: "Niềm tin soi lối tối tăm".

Phần này bàn về đạo, nguồn gốc và thực tế tại Kon Tum.

2.1.4 Phần 4. Lưu dấu. Có các bài như "Cách gọi tên người Kon Tum", "Di chỉ Lung Leng" "Giọng Kon Tum", "Kon Tum là gì", "Kon Tum trong mắt tiền nhân" và "Lưu dấu".

Đây là bàn về văn hóa Kon Tum mà nói rõ đó là lưu dấu.

2.1.5 Trái. Đó là ảnh, là nhạc, là phim, là văn, là thơ về tình yêu Kon Tum.

"Ngày ấy Kon Tum" đầy ắp tình nêu nên sẽ không còn chỗ cho thứ khác. " Lục mọi thứ liên quan Kon Tum để phác dựng tình yêu xứ kì lạ; nhờ thế mà ra: “Thắm trên đất này những sử thi huyền thoại. Tiếng chiêng tiếng cồng rộn ràng mê say. Lời ‘Rơ-nghe’em hát lên chứa chan tình yêu. Ngân nga từng nhịp chiêng, ngân nga lời ting ting, trong đêm rượu cần thơm... Kon Tum mê say. Phía buôn làng xa, nhiều chàng trai Ba Na, múa khiên phóng lao, tựa chuyện xưa Đam San đánh tan ác quân, giữ mùa xuân yên vui… (https://www.youtube.com/watch?v=8X3nQye3sd4)”...

2.2 “Ngày ấy Kon Tum” đóng góp:

2.2.1 Lịch sử

“Ngày ấy Kon Tum” xác định thời điểm thế giới biết đến Kon Tum bằng chứng sử, sớm hơn 40 năm so với mốc 1913 (thành lập tỉnh Kon Tum) như lâu nay biết.

“Ngày ấy Kon Tum” cập nhật nguồn gốc Việt tộc theo chứng thực di truyền học mới nhất và khẳng định nguồn gốc người bản địa Kon Tum theo chứng thực huyền sử, nhân học, khảo cổ học và di truyền học.

2.2.2 Văn hóa

“Ngày ấy Kon Tum” định nghĩa ngắn và rõ về con người, văn hóa, văn minh.

“Ngày ấy Kon Tum” chỉ ra cái độc đáo của Kon Tum, tôn vinh người người bản địa, tái dựng đóng góp của nhà Chúa.

“Ngày ấy Kon Tum” trích dẫn và đính chính xuất xứ như truyện “Công chúa ngủ trong rừng”, hai câu “Đập mảnh gương xưa tìm lấy bóng/Xếp manh áo cũ để dành hơi” là của ai.

“Ngày ấy Kon Tum” đầy ắp tình yêu như khẳng định chỉ có tình yêu mới sinh ra tình yêu mà thôi.

 

Đào Duy An
Số lần đọc: 929
Ngày đăng: 05.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn nghệ khai Xuân - Từ Sâm
“Thơm xứ thần kinh” gửi gió thanh tao - Võ Quê
Thơm tho biết mấy, ngọt lành… - Võ Quê
“Thương quê những nỗi niềm” - Võ Quê
Gặp gỡ trên đường dài mộng mị - Trần Trung Sáng
Tập truyện Bên Đời của Trần Thế Phong - Hoài Niệm Quê Hương. - Trần Yên Hòa
Biên khảo 'Marie Curie, một đời hy sinh cho khoa học' của Nguyễn Thế Tài - Thy An
Hành trình tìm…A của Bùi Minh Vũ - Ngô Thị Minh
Ơi có nhiều mây tím và thơ - Võ Quê
Tác giả trẻ Vĩnh Thông với chuyên khảo “Đình và làng Bình Thủy” - Thành Luận