Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
674
123.237.783
 
Thư chết
Đinh Hồng Hải

Thư chết! Một từ nghe lạ tai và hơi “rờn rợn”. Nhưng không, đó là một danh từ chỉ một loại vật phẩm rất quen thộc có mặt ở hầu khắp các tập đoàn, các công ty kinh doanh bưu chính viễn thông trên thế giới. Hiểu một cách đơn giản: Thư chết là loại thư gửi đi không được, gửi lại không xong vì không có địa chỉ hoặc địa chỉ không rõ ràng. Thư chết (dead mails) được các công ty bưu chính viễn thông lưu trữ trong 5 – 10 năm. Tới hạn, chúng sẽ được đem bán đấu giá. Trong số đó, nhiều bức thư có giá trị văn học, khoa học, lịch sử… đã được bán như như những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản với giá nhiều nghìn đô la. Có khi chúng được đưa về trưng bày ở các bảo tàng và các bộ sưu tập như những hiện vật “độc bản”.

 

Là một người sống bằng nghề “viết” nên phải viết nhiều, gửi nhiều và nhận nhiều thư từ, tin, bài… của các ban biên tập và các bạn đồng nghiệp. Nhưng thư từ tôi gửi đi từ trước tới nay có tới hơn 30% là không đến, cũng chẳng về. Xin lưu ý là địa chỉ của các ban biên tập và toà soạn không thể là một nơi khó tìm! Trong số thư được coi là đã thất lạc, tôi có khá nhiều bức thư quan trọng, ảnh tư liệu, bản viết tay của tôi hoặc các tác giả khác... Đó là những tài liệu quý giá mà không thể gửi bằng điện thoại hay e-mail, thế nhưng khi bị mất chúng tôi chưa bao giờ có được một lời xin lỗi từ phía các cơ quan trực thuộc ngành Bưu chính viễn thông chứ không nghĩ đến việc họ có thể đền bù.

 

Ngành bưu chính viễn thông của chúng ta vừa kỷ niệm rầm rộ 60 năm ngày ra đời của ngành với bao nhiêu thành tựu “vô cùng lớn lao”. Nhưng chỉ một câu hỏi “rất nhỏ” của hàng trăm bài báo đã viết là: Thư của tôi đi đâu? thì vẫn chưa có ai trả lời trong suốt 60 năm qua!!! Cũng 60 năm qua, chúng ta chưa từng thấy một phiên đấu giá hay tiêu huỷ công khai các bức thư chết. Điều đó có nghĩa là các bức thư đó vẫn sống(?). Vậy thì hàng triệu, hàng tỷ bức thư (đủ chứa đầy các kho của Tổng công ty BCVT) đang ở đâu?

 

Xin chuyển câu hỏi nhỏ về một vấn đề xã hội lớn tới ông Tổng giám đốc Tổng công ty BCVT – người có trách nhiệm cao nhất đối với vấn đề này.

 

Đinh Hồng Hải
Số lần đọc: 3218
Ngày đăng: 11.12.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nào ta cùng... tiến lên ! - Phạm Lưu Vũ
Luận ngữ Tân thư - phần tiếp theo - Phạm Lưu Vũ
Bùa yêu và con nhỏ thất tình - Nguyễn Ngọc Tư
Nỗi vui,buồn của người chép sử - Phạm Lưu Vũ
Tiểu luận về cái sự “ NHẬU “. - Phạm Lưu Vũ
Chơi một mình - Nguyễn Ngọc Tư
Một bài thơ - một “Chân dung”... - Phạm Lưu Vũ
Mùa hoa quỳ - Phạm Minh Châu
Hòan kiếm càn khôn thế sự - Phạm Lưu Vũ
Trăm năm bến cũ con đò - Nguyễn Ngọc Tư