Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.148.172
 
Nhớ Về Nhà Thơ Luân Hoán
Trần Dzạ Lữ

 

@

ghi chú:

Hôm nay, 25 tháng 02, ngày ra đời của Trần Dzạ Lữ, (khi thực hiện TGVN, tôi không biết điều này nên chỉ ghi năm sinh 1949). Mời quí bạn mừng sinh nhật cùng nhà thơ.

Về tài năng và thành quả sáng tác của TDL, chúng ta ai cũng biết, nên tôi chỉ ghi ít dòng riêng tư:

Tôi biết danh TDL sớm, nhưng gặp mặt thật muộn. Sau 1975, qua giới thiệu của nhà thơ Chu Vương Miện, chúng tôi gặp nhau ở 22 Lê Lợi Sài Gòn (sát rạp mini rex), nhà chị tôi, rồi hai anh em về Bình Dương thăm nhà thơ Lê Vĩnh Thọ.

Từ đó đến nay thăm nhau qua ảnh chụp, dán FB. Cảm ơn TDL đã gởi cho tôi gần toàn bộ thi phẩm anh xuất bản qua đường bưu điện. Trái lại, tôi chưa thực hiện sự trả lễ của mình, bởi gởi sách, báo về VN qua bưu điện gần như không được, trừ khi có người chịu cầm tay. Xin lỗi TDL.

Gần đây, cũng qua Chu Vương Miện, mừng nhà thơ đang có cuộc sống thật giàu tình cảm, loại chất liệu của thi ca. Cảm ơn bạn qua những dòng gợi nhớ dưới đây, mời quí bạn cùng đọc:

LH

+++

Thêm một người hiện rõ trong hồi ức tôi: Anh LUÂN HOÁN. Từ thập niên 60 anh đã nổi tiếng và là một người mà tạp chí Văn Học luôn quan tâm. Hai tập thơ của anh được nhà xuất bản Văn Học SaiGon ấn hành năm 1964. Tôi quen biết anh từ năm 1970. Một cây bút tài hoa của đất Quảng. Trần Trung Thuần đã viết về anh như sau:

“...Luân Hoán là một người làm thơ có tiếng tăm, điều này ai cũng công nhận – từ thập niên 60 Thế Kỷ 20, các báo miền Nam Việt Nam đều thường xuyên đăng thơ Luân Hoán, anh cũng có nhiều tập thơ xuất bản đàng hoàng ở tuổi khi còn rất trẻ. Luân Hoán nổi tiếng nhờ tài làm thơ mau, hay…và xuất chúng. Anh là người sinh trưởng ở đất Quảng Nam, nơi có nhiều người làm thơ nổi danh nhất Việt Nam mình, cả hai miền Nam - Bắc, nhưng anh là người làm thơ sung sức và trường thọ. Nào Vũ Hữu Định, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Bùi Giáng…đều đã chết, họ làm thơ một thời với Luân Hoan đấy thôi. Sau Luân Hoán không bao lâu thì có Hoàng Lộc, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Lương Vỵ, Hồ Thành Đức, Thái Tú Hạp, Ý Nga, Bích Xuân…Những người này hay lắm về thơ, tức về “chất lượng”, nhưng “số lượng” thơ thì tùy theo thời tiết, tức không bình thường, nay trồi, mai sụt, nay tăng, mai giảm, tùy hứng mà có thơ! Bền bỉ thi gan cùng tuế nguyệt thì duy nhất Luân Hoán. Anh vốn không “bình thường” về thể chất, chỉ còn một chân, một chân gửi trên chiến trường Quảng Ngãi năm 1969, mà anh làm thơ “bá cháy” và không bài thơ nào của anh bị gọi là “thơ sượng” hay “thơ gượng”. Anh em đọc thơ Luân Hoán đều tấm tắc: “cha này còn ngon”, và ngon thật…ở cái tuổi hết chừng mực rồi, Luân Hoán vẫn có thơ cho…nữ sinh Huế ngày xưa! Luân Hoán…như một người bình thường, làm tròn bổn phận đối với đất nước, với bạn bè (trai và gái), với vợ, với con, với thân thuộc còn ở quê nhà…Tôi không thấy trong thơ Luân Hoán lời ai oán nào, lời than van nào, thơ anh đượm tình và đậm tình…Quả thật xưa nay hiếm vậy!”

Đến năm 1973 tôi vào SG thì không còn gặp anh nữa. Năm 1985 anh được gia đình bảo lãnh qua CANADA. Trước khi đi anh có ghé thăm tôi. Hai anh em chở nhau lên Lái Thiêu thăm nhà thơ Lê Vĩnh Thọ. Khi qua xứ người, dù mất một bàn chân trái nhưng anh vẫn làm việc cật lực và đã xuất bản thêm nhiều tập thơ nữa. Nhớ và thương anh. Nhất là khi đọc được bài thơ viết cho vợ có những khổ thơ khiến tôi giật mình:

 

GIẶT ÁO QUẦN CHO VỢ

 

Trộn chút tình ta vào bột giặt

vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau

vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát

tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau

trông thau nước đục lờ những cáu bẩn

ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng

chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu

nuôi chồng con dài năm tháng gian nan

vòi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải

như chảy vào trong cùng tận lòng ta

em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ

và tan trên màu vải những thiết tha?

đời không giữ giùm ta hai chân đứng

có lẽ nào vô dụng mãi hay sao

giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo

hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao

 

Luân Hoán

 

Dù ở nơi đâu, chân trời góc bể nào mà cái CHÂN - THIỆN - MỸ ta lấy làm đầu cho văn chương thì đó là ĐẠO vậy…

 

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 860
Ngày đăng: 07.03.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ (phần 75) Nguyễn Thị Minh Kiên, cô giáo, người thơ bên dòng sông Lam xứ Nghệ… - Trần Dzạ Lữ
Pleiku! Đêm ba mươi tết - Vương Kiều
Dọc đường văn nghệ (Phần 74) Nguyên Bình, người siêng năng luyện chữ để tìm vui thú trong văn chương - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 73) Đinh Ngọc Diễm Thư, nhà thơ xứ An Giang - Trần Dzạ Lữ
Quán hớt tóc - Nguyễn Đức Tùng
Hải hành mùa đại dịch 9 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Hải hành mùa đại dịch 8 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Tết ở Trường Sơn Tây - Nguyễn Đại Duẫn
Tết sắp về! Tôi lại nhớ Tết xưa. - Hoàng Thị Bích Hà
Dọc đường văn nghệ (phần 71) Trịnh Công Truyền, người mê thơ, thích hát & rất giàu tình cảm - Trần Dzạ Lữ
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)