Xóm Gà, 11/3/2022;
“Phụ trái tử hoàn”, Việt ngôn.
Thiên hạ đánh nhau để làm gì? Kể từ khi biết lớn, luôn hỏi mình. Trịnh-Nguyễn trải 45 năm đánh nhau (1627-1672), trận ghi nhớ nhất là trận 1648.
1.
-Khát.
- Khát.
Người Đàng Ngoài rên.
Đêm kinh khủng.
Người Đàng Trong đang quằn quại trong đau đớn, choài người đưa chút nước cho người Đàng Ngoài tợp.
- Tui và ông là nạn nhân mà. Uống đi!
2.
Người Đàng Ngoài dịu cơn khát, bất giác hỏi: Ông đánh bao nhiêu trận rồi?
- Tui biết gì đấm đá hả ông? Nhà Chúa bảo cầm gươm, cầm giáo thì phải cầm; lánh sao được? Người Đàng Trong bộc bạch.
- Tui xông vào Nam từ trận 1627. Chúa Trịnh (Tráng) sai đi đánh nhau, mà không đánh thì nhà tôi bị đói. Phải đi thôi ông ơi. Người Đàng Ngoài nói như trối.
3. Trăng Đồng Hới bạc thếch. Chiến trận tạm yên. Gươm giáo la liệt. Nằm trên Luỹ Thầy, hai con dân Đại Việt ngấm nỗi đau thể xác và thân phận.
- Ơ, sao ông lại đâm tui? Người Đàng Trong hỏi.
- Tôi không đâm ông thì ông sẽ đâm tôi? Người Đàng Ngoài thành thật.
- À ha, đánh nhau mà. Máu đổ như lửa cháy, masu say. Người Đàng Trong lẩm bẩm.
- Quê ông ở đâu? Người Đàng Trong nén đau, hỏi.
- Tôi trấn Thanh Hoa (Thanh Hoá bây giờ) ông à. Binh sĩ Nam chinh vốn là người xứ Thanh, Nghệ. Người Đàng Ngoài diễn giải.
- Ông ơi, tổ tiên tui là xứ Thanh đó, vào Nam ngày 1402, thời Tướng Đỗ Mãn đánh Chăm.
- Hoá ra ông tôi là đồng hương? Người Đàng Ngoài ngớ, ngợ.
- Dân Đại Việt cả.
Trăng bạc thếch, đâu đó vọng tiếng rên của binh sĩ hai Đàng.
4.
Trăng leo, nhớ đêm. Hai con dân Đại Việt đều ngoắc ngoải.
- Ông à, chắc tôi không trụ thêm khắc nào nữa. Người Đàng Ngoài thều thào.
- Ráng đi ông. Ráng, về vớ bả, với con. Người Đàng Trong cố mở miệng. Máu ra nhiều quá, Người Đàng Trong huơ tay, tìm tay người Đàng Ngoài.
- Có ai hỏi, ông nhắn giúp là tôi không về được. Nói vợ tôi lấy chồng đi. Tôi ra trận mà cứ thương hoài là chưa làm được gì cho vợ. Vợ tôi mới đôi mươi thôi ông.
- Sẽ… Người Đàng Trong cố thốt rồi lịm.
5. Trăng Đồng Hới đã tàn. Nắng đã lên. Trống thúc chiến lại rộn. Đánh nhau tiếp…
Lịch sử viết bằng máu; vì vậy phải thận trọng và trân trọng từng chữ. Sau 45 năm đánh nhau, để hình thành dải đất hình chữ S ngày 1757, để Hoàng Sa và Trường Sa, nhìn trên bản đồ như hình âm dương vốn Việt tộc đã khai sinh. “Phụ trái tử hoàn”, hãy trân trọng máu!