Đúng ra phải nói văn chương lý thuyết (Literary Theory) cho trọn tình trọn ý, là diễn tả đúng ngữ ngôn như đã viết, đúng tinh thần chữ nghĩa của ta, nhất là trong văn chương Việtnam; thông thường cái gì ta muốn nói/viết là chỉ định từ, là một bảy tỏ rõ ràng, chỉ thẳng sự vật/người như tai nghe mắt thấy. Thí dụ: vườn hoa là ‘trực chỉ nhân tâm’, thấy sao nói vậy là danh từ nói về cái vườn có nhiều hoa còn bày vẻ cho ra chuyện là chuyện của ‘lý thuyết’. Phương Tây nói/viết là ngược lại thời mới đúng ngữ văn (verbal) của chỉ định từ là ‘hoa vườn’ / flower-garden / vườn hoa’ hơn thế nữa; đúng văn phạm là tĩnh từ (adj) luôn đứng trước danh từ (n) thời mới hợp thời trang: ‘mèo đen/black cat, xe màu đỏ/red car…chớ không thể ‘đen mèo’ hay ‘đỏ xe’ nghe ngọng ngẹo. Thực ra ngữ ngôn của nói/viết là lý lẽ thường tình chớ không thể lý lẽ dành cho một nguyên cớ khác để thành hình cho một lý thuyết. Đây là một cố gắng để làm ra thứ lý thuyết văn chương hiện đại, dễ hiểu và hấp dẫn như thể mở rộng tư duy cho người đọc –This is an attempt to make modern literary theory intelligible and attractive to as wide a readership as possible. Thành ra giữa ta và tây tuy có nghịch, ngọng nhưng cùng một nghĩa; có khi trong một chữ của ta có thể diễn dịch qua nhiều nghĩa khác nhau: ăn/xực/thực/đớp, mỗi chữ nó có một lý thuyết của nó.Tây cũng như ta, cũng một chữ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ý tứ quá giản đơn cho một bày tỏ khác. Dân ta nói/viết dài dòng văn tự, tràn lan đại hải, mang nét đặc thù như lý thuyết. Ngoài ra lấy tây dịch ra ta hay ngược lại là dịch đúng văn phong mới thấy hồn thiêng đất nước và con người; còn dịch sát nghĩa, sát chữ để cho ra tây, ra ta là méo mó ngữ ngôn của văn chương. Thi ca dưới dạng thức nào dịch đúng ý thơ và đúng ý tác giả là chuyện khó chớ không phải chuyện thường tình. Đem thơ của Nguyễn Du dịch ra tây liệu có đúng ý tác giả hay làm phật ý của tác giả ? Huống là hình thức thơ mới lại càng khó hơn !
Nói cho ngay văn/thơ Việtnam không phải ‘dễ chơi’ đâu, nó muôn hình vạn trạng, vô vàn ‘lý thuyết’ trong đó. Vả lại; có khi sai một ly đi một dặm mà mất luôn cả chì lẫn chài là thế đấy. Làm văn/thơ hay nói/viết là đúng nghĩa và sáng tỏ, là một thể hiện sống thực làm cho văn/thơ, nói/viết trở nên sống động và có tính sáng tạo, là hình thức đổi mới tư duy, là đưa vào đó một lý thuyết chính đáng và tin cậy; còn bằng không sự đó gọi là láo/liar không thực chứng mà làm hư hại một nền văn chương hiện đại.
Thí dụ: Văn/thi sĩ họ Trần viết phóng sự, ký sự gần như chuyện kể chớ không thấy trong đó là ngữ văn của văn chương; nghĩa là không đem lại cái mới cho những gì thuộc chứng tích lịch sử văn học mà ôm đầm một lối hành văn ‘nhai lại’ cổ lỗ sĩ, nặng hình thức ‘feuilleton’ như việc ‘đặc hàng’ của bổn báo. Tuy nhiên; tác giả ráng cải tiến nhưng rồi nồi nào úp vung nấy đưa tới lạm phát tư tưởng mà không hay. Duy trì như thế sợ không tồn lưu mà tồn loạt, bởi; thiếu lập trường nhận định. Cần đổi mới tư duy nhất là mặt văn học nghệ thuật/art to all mà ngày nay người ta đang hướng tới như một niềm tin và hy vọng...
Lý thuyết thuộc lãnh vực văn chương là mang tính chất bình thường, không cầu kỳ hay sáo mòn là biểu thị một thứ ngữ văn thuộc con nhà ‘tông’ hay con nhà ‘lông’. Sự thật; dẫu có uốn ép tẩy nhuộm nó vẫn hiện ở đó một thứ văn tức là người. Văn chương là ngữ văn đi theo dòng đời, đi theo trường lớp và thấy được những gì thuộc lý luận của lý thuyết văn chương. Đấy là việc đáng quan tâm và thận trọng.
Suy ra; ở tự nó là một nỗ lực để chứng minh, điều đó không đã động đến ‘lý thuyết văn chương’ –Though; itself tries to demonstrate, there is in fact no ‘literary theory’ mà hiện thực của vấn đề nói đến và cũng không đặc vấn đề phát thảo trong những gì đã đưa ra từ hiện tượng học (phenomenology) và nêu ra ở đó lý thuyết cấu trúc (structuralism) và phân tâm lý (psychoanalysis) mà là chú ý tới sự giản đơn khi viết về văn chương. Trái lại; tất cả những gì trồi lên từ ý thức mới, từ những gì liên can đến nhân bản thì đó là lý thuyết là liên đới một cách tốt đẹp, là vượt những gì ngoài văn chương ở tự nó và xem đây là một thực hiện đặc biệt có lợi ích trong ánh sáng của văn chương; lý thuyết này gọi là tinh hoa chủ nghĩa (elitism) được tuyên dương là tuyệt xuất (galaxy) mà văn học nghệ thuật xếp hàng đầu.
Điều mong muốn duy nhất là gìn giữ một nền văn học nghệ thuật sáng tỏ hơn bao giờ.Văn học nước ta đã trải dài trên giòng lịch sử là điều tự hào ở nơi ta, bởi; văn chương Việtnam đa dạng và hiệu năng.
Quả vậy; có một vài lý thuyết văn chương đã quá trớn qua từng nhóm riêng biệt và những người viết không tăm tiếng.Nhưng; không xem đây là một cảm thức khác (another sense), những gì thuộc lý thuyết văn chương đi trật đường rầy làm đảo lộn những gì tinh hoa văn học nghệ thuật. Đấy là sự thật của tinh hoa lý thuyết có từ trường lớp, những gì học tập được là nền móng, là tác phẩm của văn chương; mà chỉ có thể coi đó là một thẩm định tốt với những gì xếp hạng đặc sắc của một thứ văn hóa tồn lưu (sort of cultural breeding). Cho nên chi lý thuyết văn chương không nhất thiết phải có lý thuyết chủ nghĩa mà trong mỗi loại thứ của văn chương vốn đã có lý thuyết trong tác phẩm và thừa nhận nó như một minh định cụ thể. Đọc lại những tác phẩm có trước và sau đều un đúc trong đó một lý luận chủ yếu, đưa vào đó nhân sinh quan, phong tục tập quán và ngay cả tình yêu đều được xây dựng qua từng thời đại là cốt ý dựng vào đó một thứ lý thuyết văn chương. Một lý thuyết gần gũi với đời, với người chớ chưa nói tới những lý luận khác; trong mọi diễn trình của văn chương là đạt tới đỉnh cao. Đó là lý thuyết văn chương.
Văn chương lý thuyết hay Lý thuyết văn chương (Literary theory) là định vị có ảnh hưởng đến sự phát triển hay còn gọi là văn chương định hướng, bởi; một sự thúc đẩy dân chủ hơn hẳn cả tinh hoa vốn có. Thành ra trong mọi chiều hướng để viết/nói là nâng cao tinh thần dân chủ hóa (democratize) tức trong đó đã nói lên một sự độc lập nơi con người. Dân chủ là không lệ thuộc vào ai, không cốp-pi-cat của người khác để nói/viết. Nói theo truyền thống tôn giáo láo/liar/cốp-pi-cat là tội ‘tổ tông’ không chừng cất phép phân công, nghĩa là bị loại ra khỏi trào lưu văn chương đương đại. Người ta mong muốn một tinh thần dân chủ; cái đó nó nằm trong văn chương sáng tạo. Ngay cả việc tham khảo (sách/báo) là dựa vào đó tán hươu tán vượn cũng phạm tội tổ tông. Tham khảo để đả thông tư tưởng chớ không ghi lại hay chép lại và lấy đó để ‘sao’ lại. Sở dĩ vậy là để chứng minh rằng ‘nói có sách, mách có chứng’ là thuộc dạng láo/cốp-pi-cat là khẩu trang hay phòng ngừa tợ như bịt mũi, miệng (covid 19) đôi khi rất khó chịu cho những người ‘ngay thẳng’ cần được thở một không khí thực sự ở chính nó. Đó là nhận định sáng suốt trong sự vận dụng trí tuệ (wisdom) tạo được sự độc lập, dân chủ riêng mình là con người tự trọng làm cho văn chương trở nên sống thực và đạt được ý độc giả bốn phương tức nói lên tính chất trung thực của văn chương hiện đại; đồng thời gợi lên đó nét đặc thù của ngữ ngôn qua lối hành văn trong thơ/văn.
Ngày nay có nhiều nhà phê bình về văn chương: thơ/văn/họa… người ta thường thấy dẫn ý của thơ/văn để tán tụng hoặc mổ từng con chữ để phân tích tâm can lòng dạ tác giả. Là hoàn toàn đi ngược lối phê bình mới của ngày nay. Tất nhiên; không phù hợp tinh thần của tác giả. Cứ thế mà tiếp nối qua bao thập niên trong một cung cách không mấy mới mẽ, gần như đúc khuôn; đã không đổi mới tư duy mà thêm sáo mòn, không thực lòng mà đĩ miệng; kiểu này đưa văn chương vào con đường tụt hậu. Những vị phê bình văn/thơ không còn là vai trò khách quan mà tợ hồ như mượn tiếng người để nói về mình. Dzỗm!
Nhớ rằng; văn chương lý thuyết không chấp chứa những gì cổ lỗ sĩ, những gì nhai lại nhiều lần; những thứ đó là tệ đoan làm hư hại nền móng lý thuyết văn chương; hãy đưa văn chương đi tới lý thuyết tuyệt đỉnh (elitism) thời tất người viết/đọc tìm thấy chân lý của lý thuyết, và; sẽ không mai một !
Chúng ta thành lập một hệ thống cho văn chương lý thuyết: Hiện tượng học (Phenomenology) là tìm thấy sự xuất thần mới lạ.Thông đạt (Hermeneutics) là nghệ thuật hay khoa học được giải bày trong văn chương. Tiếp thu lý thuyết (Reception theory) là nhận thức đúng, sai trong lý thuyết. Tất cả những gì đưa ra là thực tế, ứng xử nguyên trạng của hiện tượng là những gì hiện ra trong người viết và trong trí tuệ ta; đấy là điều được coi như dữ kiện từ những gì mà chúng ta có thể bắt đầu cho một hành trình dài lâu. Trường hợp của Husserl đã lập ra một phương thức thuộc triết học mới; một hiện tượng học được coi như lý thuyết của văn chương. Hiện tượng đó ngăn chận những gì gọi là thoái trào, tất đi ngược trào lưu đang phát triển. Hiện tượng học là một nền khoa học lớn lao và phi thường –Phenomenology is a science of pure phenomena. Tuy nhiên đây chưa hẳn phải là giải pháp đầy đủ vấn đề và cũng chưa hẳn phải dựng nên tác phẩm là có lý thuyết văn chương. Lý thuyết văn chương được xác nhận như một lý thuyết chính đáng, một lý thuyết chưa từng có bao gồm với một nhân sinh quan tổng thể đưa tới một hiệp thông tư tưởng giữa người viết và người đọc. Sự đó gọi là ‘Hermeneutics’ một liên hợp giữa nghệ thuật hoặc khoa học là những gì thông đạt của văn chương –‘Hermeneutics’ : the art or science of the interpretation of literature là dòng chảy của văn chương ngày nay. Chúng ta đang đối đầu một ‘chính trường’ văn chương chữ nghĩa là cốt để tiếp thu ý tưởng của văn chương mà không thay đổi chủ thể, bởi; giá trị văn chương là thực hiện nhiệm vụ tốt giữa việc làm nó không đòi hỏi gì hơn cho một khi thốt thành lời hay đặt bút để viết; dĩ nhiên người đọc hiểu và tìm thấy cái lực của nó trong lý thuyết.
Chức năng văn chương (literary institution) là người thừa hành trong việc in ấn, biên tập và chủ biên là bộ phận nồng cốt gần như thành viên danh dự để xác định về mặt lý thuyết văn chương, nhưng; chưa hẳn phải là tuyệt đối của vấn đề mà chỉ là chức năng chớ chưa hẳn là thành viên của quyết định. Sự việc đó có nhiều ý kiến khác nhau về văn chương lý thuyết là cho biết thực hư như thế nào và ngăn chận những gì không thực với lý thuyết đưa ra. Tất cả phải nằm trong cảm thức thực (real-sense) của nó.
Thế kỷ hai mươi mốt đã chốt một cách vững chắc trong những gì thuộc lý thuyết văn chương là chiếc áo chống đạn để làm nên lịch sử của văn chương; cho mỗi khi. –that nail was called structuralism, which we can now investigate -đó là những gì chốt vào đều gọi chung là lý thuyết cấu trúc, là những gì chúng ta có thể nghiên cứu ngay từ bây giờ. Tất chúng ta không ngần ngại phát huy tư tưởng cho mỗi khi.
PHỤ TRANG
ĐAM MÊ
Với chúng ta ai cũng có đam mê. Đam mê gắn liền trong sự nghiệp, trong cuộc đời đang sống mà trong mỗi thứ đam mê có cái nghiệp của nó. Nghiệp tốt hay nghiệp xấu từ đó mà ra; có khi lỡ vận hoặc xẫy ra nghịch cảnh của con người hay hoàn cảnh xã hội đưa đến, làm đảo lộn vận mệnh.Tất cả nguyên cớ đó có từ trong đam mê mà ra. Nó đến trong bất ngờ và gợi trong ta một sự thích thú, một sự thỏa lòng; một tâm sinh lý tỏ ra trong tư duy sáng tạo từ tư tưởng đến hành động. Đam mê đã hiện nguyên hình trong một trạng thái xuất thần. Xuất thần đã đánh thức từ ngoại giới đến nội giới để có một hoàn cảnh thích nghi và tìm thấy ở đó một sự thoát tục phi thường; nghĩa là không rào cản, không phân chia, là gạch nối giữa trí tuệ và con người.Thực ra đam mê như một sự hồi cố (retourner à) để được trở về mà bấy lâu nay nó chìm lắng trong tiềm thức (subconscious) của mỗi chúng ta.Thế nhưng; đam mê chưa hẳn là một tác động thỏa lòng hay một ước muốn cực điểm (desire for), bên cạnh của đam mê là nỗi khổ hạnh (passion for) một sự gì vừa đau đớn, vừa thương yêu là muốn đạt tới khát vọng của sinh mệnh (Jesus’s passion) .
Thí dụ: Họa sĩ VĐM học để mai sau trở thành Đốc-tờ, ông Phán, ông Thông. Nào ngờ bỏ nghiệp làm quan chức theo nghiệp sắc màu. Nghề nào cũng có cái giá của nó, nhưng; thích hợp hay không là vấn đề. Cái nghiệp viên chức không thành mà cái nghiệp sắc màu lại thành danh.Vận mệnh đã chuyển hướng từ đó cho tới về sau. Nghiệp ấy chưa dứt, họa sĩ trở tay cọ sang tay viết. Đam mê đã đánh đổi cả cuộc đời!
Hốt nhiên ‘đam mê’ trở giấc để thấy mình đang sống thực chớ không mơ giữa lúc trời ngã bóng. Nghe qua tưởng như xác quyết vấn đề của ảo tưởng hoặc có khi cho đó là một sự say mê không giới hạn. Đam mê là thực chất của trí tuệ và coi đó là tương lai của ảo –The future of an Illusion (S. Freud). Đó là lối nhìn qua hình thức siêu hình, trừu tượng. Thấy và nhận thức có từ khi mới chào đời, nuôi trong tiềm thức sự nhận thấy (seeing) và cũng là một cảm thức khác (another sense) chớ không thể cho đó là hốt nhiên, bởi theo nghĩa hốt nhiên là một sự bộc phát (spontaneousness), những dữ kiện như thế mới thành hình con chữ về sau này. Thành ra liên đới giữa nhận thấy và cảm thức là những gì thấy và những gì chúng ta biết là không bao giờ an vị hay đã được sắp xếp -Indeed; the relation between seeing and sense what we see and what we know is never settled. Đam mê là cách thức con người nghĩ về; nhất là trong thơ/văn và hội họa, những tác phẩm làm nên là năng lực gây ra từ một mục đích quyết liệt, sự việc nghiêm túc, một chiếm cứ tức thời, yêu thích cao nhứt hơn hẳn mọi thứ, một sự táo bạo mãnh liệt, ngoại hạng, sắc bén, vi diệu đấy là đam-mê/intense Sự cớ đó không phải là mương ao (watershed) để nói con sông hay dòng nước lớn của mỗi tác phẩm đưa ra mà thấy cái sự dày công của tác giả đổ vào một sự say mê vô bờ bến, một điều gì cuồng say để thực hiện cái mộng chưa thành hay đã thành là nằm trong khí tiết của con chữ (văn/thơ/họa) và hình ảnh đường nét (điêu khắt/kiến trúc). Bởi; tất cả là thủ lãnh của lòng tự hào -a whole host of assumption- một sự gì đã chiếm cứ, đã thực hiện được mà trong đó nói lên sự thật: tính chất văn minh, văn hóa, thể thức và hương vị trong mọi tình huống để phát tiết. Đam mê đã vượt tuyến để ra ngoài của vũ trụ, để được thấy (seeing) chớ không chú ý tới (looking), là vì; chúng ta đang đọc cái thông điệp của ngữ ngôn và hình ảnh mà tác giả đã để lại. Trong đam mê có một sự cuồng điên ngoài trí tưởng. Đam mê có khi thành danh và có khi họa vô đơn chí cũng vì đam mê mà ra.
Trạng thái đó có thể cho thấy nó thuộc bệnh lý (mental-illness) giữa thể xác và tâm hồn, một sự gì ảnh hưởng đếm tâm thức, nó dính dáng tới nhân tố tâm lý (psychological factor) nó để lại cái quan trọng cho tất cả với một bản năng lợi ích hơn cả mọi thứ khác. Đấy là sự thật; sự thật có từ trí tuệ con người, một sự lý chưa từng trải qua, chưa phát triển từ khi mới ra đời . Chúng ta tỏ rõ một trong những gì coi đây là tâm trí có trước ở một lúc nào và giữ ở đó một loạt phát triển nơi con người, cái sự đó buộc phải có một cách ngoại hạng để trở nên một cái gì thuộc tâm trí, và; được coi là cái-ta-siêu-đẳng (super-ego) là gần như một thứ văn hóa đáng giá, đáng qúi trong lãnh vực thuộc khoa tâm lý –Such a strengthening of the super-ego is a most precious cultural asset in the psychological field. (trong The Psychopathology of Everyday Life by Sigmund Freud (1856-1939). Dựng lên đây như một giải bày lý lẽ của đam mê, nhưng; phải giải rõ ngọn nguồn khơi dậy từ đâu, mà coi đây như một lối phê bình mới và thực chất hơn. Đúng ra không cần phải lý giải thực hư của nguyên nhân đó. Thừa! Vì ngay ở chúng ta đã có một sự hào phóng về đam mê hoặc đã thấy hay đã chú ý tới trong đam mê. Đam mê có từ trí tuệ hay có từ bẩm sinh hay có ở thiên tài ? -Những thứ đó vây quanh trong tâm thân của chúng ta như một sự chờ đợi để bộc phát, nó gần như bệnh lý của ung thư mà ai cũng phải có trong hôm nay hay ngày mai, nó nằm trong tế bào xác thịt chờ ngày ‘phát tiết’. Cho nên chi đam mê vừa tĩnh-lự vừa hốt-nhiên. Khó mà nhận ra.
Đam mê là trạng huống của ‘hùng tâm’ tức tâm phát khởi, tâm như nhiên, tâm vô-dự; một dạng thức vi-diệu-tính. Đam mê thành hình là sống còn để tồn lưu nhân thế, đam mê đi tới tuyệt vọng là tồn loạt với thời gian. Nhưng nhớ cho hốt nhiên là khởi sự cho một đam mê để đời và tồn lại muôn thuở.
Thí dụ khác: Mozart (1756-1791) đam mê âm nhạc ở tuổi lên năm (5) đã say mê đàn địch, say mê học hành để lại thế gian vô số nhạc khúc lừng lẫy. Bởi; cái ta siêu đẳng của đam mê mà trở nên ngông cuồng, tán tận, vô luân không còn gì để rồi phơi thây ở mộ hoang tập thể. Đó là thiên tài+đam mê. Một trăm năm (100) sau sanh ra một thiên tài khác: Van Gogh (1853-1890) đam mê nghệ thuật mà hóa điên khùng, điên trong tuyệt vọng nghĩa là chưa đạt tới cái đam mê siêu thoát để thỏa lòng ham muốn. Đó là thiên tài+cuồng si. Mãi tới cuối tk. hai mươi sanh ra một văn nhân khác; sanh không nhằm thời để phải điên , điên cái chưa đạt tới đó là Bùi Giáng (1926-1998) đuổi theo đam mê để chết theo đam mê. Đời cho BG điên bởi tâm não, bởi ‘con chữ’. Không! BG điên vì chưa tìm thấy chân lý của giải thoát mà chỉ tìm thấy ở chính mình một sự tồn lập, tồn lui, tồn lá trong đám ta bà thế giới. Đó là đam mê+điên. Mấy ai hiểu được chữ tình của văn/thi nhân Bùi Giáng qua đam mê? Mà đến nay vẫn còn nhắc nhở như điên!
Sự thực của đam mê là theo đuổi để phát huy, để đạt tới đỉnh cao gần như hoài bão, nhưng; đam mê trong một lý lẽ chính đáng là dựng vào đó một thứ văn chương hào sảng, một cái gì được mệnh danh là ‘elitism’. Do đó đam mê đã khơi gợi từ những khía cạnh khác nhau, không những văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật mà ngay cả lãnh vực kinh tế chính trị coi đam mê là năng lực thúc đẩy để hoàn thành sứ mệnh, một hứa hẹn theo đuổi để chứng minh nhiệt tình và lòng tự phụ đã giành lấy những gì mong muốn. Nhưng; trong đam mê toa trữ một sự khuấy nhiễu khác có thể đi tới ngông cuồng bởi tham vọng; thời gọi đó là đam mê hủ hóa. Đứng trên lập trường khách quan để thẩm định đam mê là người tạo nên hiện tượng và làm nên lịch sử. Nếu không có đam mê thời không có biển cả mà là ao tù nước đọng ./.
(ca.ab.yyc . giữa tháng 4/2022)
TRANH VẼ: ‘Thiếu nữ với hoa sen / Girl with lotus’ Khổ 13” X 17 ½. Trên giấy cứng. Acrylics. Vcl#2932022.