Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
998
123.367.196
 
NĂM 1927 - Henri Bergson (Pháp, 1859 – 1941)
Lê Ký Thương

(Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000) 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

              

Trong cuốn Thuyết tiến hóa sáng tạo - L'évolution créatrice (1907), Henri Bergson đã tuyên bố rằng những hệ thống triết học thành công và trường cửu nhất đều bắt nguồn từ trực giác. Phát hiện này được trình bày trong luận án tiến sĩ của ông: Essai sur les données immédiates de la conscience (1889), trong đó thời gian được nhận thức không phải là một cái gì trừu tượng hay hình thức mà như là một thực tại, không thể tách khỏi cuộc sống và tự thân con người. Ông đặt cho thời gian cái tên là ''sự kéo dài'', một khái niệm có thể được diễn dịch là ''thời gian sống'', tương tự với sức mạnh cuộc sống. Đó là một dòng chảy năng động, với sự biến đổi liên tục về chất lượng và không ngừng tăng trưởng. Nó vượt quá sự suy nghĩ. Nó không thể nối liền với bất kỳ một định kiến nào, vì như thế nó sẽ bị giới hạn và không còn tồn tại lâu dài nữa. Nó chỉ có thể được nhận biết và cảm thấy bởi một ý thức tập trung và phản tỉnh để quay về nguồn gốc của nó.

 

Điều mà chúng ta thường gọi là thời gian, loại thời gian đo được bằng sự chuyển động của đồng hồ hay sự xoay quanh mặt trời, là một điều hoàn toàn khác. Đó chỉ là một hình thức được tạo ra bởi trí óc và hành động của con người. Tận cùng của sự phân tích hết sức tinh tế, Bergson kết luận rằng nó chẳng là gì ngoài việc ứng dụng của hình thái không gian. Sự chính xác, chắc chắn, và hạn chế của toán học thịnh hành trong phạm vi của nó. Nguyên nhân được nhận ra từ hậu quả và vì thế nó mọc lên tòa lâu đài đó, một sáng tạo của trí óc, mà sự thông minh của nó bao trùm thế giới, dựng lên một bức tường bao quanh nỗi khao khát thân thiết nhất của tâm trí chúng ta hướng về tự do. Những khát vọng đó tìm thấy sự thỏa mãn trong ''thời gian sống'', ở đó, nguyên nhân và hậu quả được hợp nhất; không có điều gì được tiên đoán một cách chắc chắn, vì sự chắc chắn nằm trong hành động, tự thân nó đơn giản, và chỉ có thể được thiết lập bởi chính hành động đó. Thời gian sống là vương quốc của sự chọn lựa tự do và những sáng tạo mới, một vương quốc mà trong đó mọi điều chỉ được tạo ra một lần duy nhất và không bao giờ có sự lập lại y hệt. Lịch sử của nhân cách hình thành trong đó.

 

Học thuyết tiến hóa trong tác phẩm L'Évolution créatrice của Bergson là một bài thơ hùng vĩ đầy ấn tượng. Bài thơ, nếu muốn nhìn theo cách đó, trình bày một loại sự việc có kịch tính. Thế giới được tạo ra bởi hai khuynh hướng đối lập nhau. Một khuynh hướng đưa ra vấn đề mà trong ý thức riêng của nó, có chiều hướng bi quan; khuynh hướng thứ hai là cuộc sống có tư do tình cảm bẩm sinh và sức mạnh sáng tạo thường hằng, càng lúc càng  hướng về ánh sáng tri thức và những chân trời vô hạn. Hai yếu tố này trộn lẫn vào nhau, cái này là tù nhân của cái kia, và sản phẩm của sự kết hợp này đươc phân nhánh thành nhiều cấp độ khác nhau.

 

Sự khác biệt nguồn gốc cơ bản đầu tiên được phát hiện giữa thế giới thực vật và thế giới động vật, giữa những hoạt động cơ học chuyển động và bất động. Nhờ mặt trời, thế giới thực vật vẫn bảo lưu được năng lượng mà nó rút ra được từ vật chất trơ; động vật thì được miễn trừ nhiệm vụ cơ bản này vì nó có thể thu hút năng lượng đã dự trữ trong thực vật mà từ đó nó giải phóng năng lượng xảy ra cùng lúc và tương ứng với nhu cầu của nó. Ở một mức độ cao hơn trong chuỗi sự kiện này, thế giới động vật sống bám vào thế giới thực vật, nhờ có sự tập trung năng lượng này, để làm nổi bật sự phát triển của nó. Vì thế những đường lối tiến hóa ngày càng đổi khác và sự chọn lựa của chúng là đi vào ngõ cụt: bản năng được sinh ra cùng lúc như cơ quan mà nó sử dụng. Khả năng hiểu biết cũng hiện hữu trong giai đoạn trứng nước, nhưng trí tuệ vẫn còn ở mức thấp hơn bản năng.

 

Nếu những phác thảo tư tưởng của Bergson chứng tỏ hợp lý đủ để làm chỉ nam cho tinh thần nhân loại, trong tương lai, chắc chắn rằng ông có một ảnh hưởng lớn hơn ảnh hưởng mà ông đã có lúc này. Là một người viết chú trọng đến văn phong và là một nhà thơ, ông không nhường bước cho ai trong số những người cùng thời với ông. Trong việc tìm kiếm sự thật khách quan một cách nghiêm túc của họ, tất cả những khát vọng của ông được xáo động lên bởi tinh thần yêu chuộng tự do, phá vỡ tình trạng nô lệ mà vật chất qui phục vào, tạo chỗ trống cho chủ nghĩa duy tâm./

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 631
Ngày đăng: 02.05.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1926 - Grazia Deledda (Ý, 1871 – 1936) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần cuối ) - Đỗ Nguyễn
1925 - George Bernard Shaw (Anh, 1856 –1950 - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 15) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 14) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình ( phần 13) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 12) - Đỗ Nguyễn
NĂM 1924 Wladyslav Reymont (Balan, 1867 – 1925) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 11) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 10) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)