Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
974
123.367.086
 
Phản kháng của Nietzsche
Võ Công Liêm

       

 

   Con người (men/menach) là một động vật biết suy nghĩ, biết đo lường, biết thẩm định phải trái, biết đánh giá thực hư trong cuộc đời. nhất là trạng thái tâm hồn và hành động đều nằm trong lề luật, nguyên tắc. Tất cả tư duy đó là một đánh động tinh thần của Nietzsche được chứng minh qua những dữ kiện sống thực, là một gắn liền trong trạng thái dung thông giữa hồn và xác là điều khẳng định rõ rệt. Trong tất cả tác phẩm của Nietzsche nêu ra là nói lên một sự mâu thuẫn nội tại có từ bên trong đến bên ngoài; ông nhân danh như một bổn phận, một bổn phận chân chính, ông lên án những thoái trào đã lật đổ mọi giá trị như đã sống thực từ ngàn xưa để lại, với ý chí đó không đánh lừa mình mà đánh lừa người khác, bởi; thứ đạo đức luân lý đã chất chứa những tiềm ẩn sai trái; vì vậy mà đưa tới phản kháng; dẫu phản kháng có nguyên nhân hay không có nguyên nhân trong một thứ đạo đức cổ truyền là sự hiện hữu của con người đối mặt với Thượng đế. Nietzsche dành mọi nỗ lực cho việc phê bình như một sự kiện luân lý đã tồn lại từ hằng thế kỷ qua, là xây dựng một giá trị của các giá trị như một ‘sự vật’ có nhân bản để thực hiện một lịch sử mới hơn. Nietzsche khám phá cái đối nghịch giữa luân lý chủ nhân ông và luân lý nô lệ là một đòi hỏi tối thiểu cho thân phận và vai trò làm người. Không có luân lý tuyệt đối và cải thiện tuyệt đối mà là một ước muốn tự tại (the will cause) Cuối cùng đi tới phản kháng, một phản kháng sang bằng thứ luân lý giả tạo… cho nên chi không có tự do, tất phải có đòi hỏi là vì trong mọi hành động đều đã qui định, một định kiến cố hữu là lý tưởng, thứ lý tưởng này đối nghịch với khái niệm đức tính luân lý mà là trách nhiệm, trách nhiệm lãnh đạo trong một hệ thống lãnh đạo thủ cựu, nghĩa là không cải thiện con người mà duy trì nô lệ hóa trong cách hành xử giữa người với người; ngay cả niềm tin thuộc luân lý đạo đức là giáo điều đi ngược truyền thống đã dựng nên; thực hiện trong một tư duy không mấy xác thực giữa con người với Thượng đế. Chính vì vậy mới sinh ra phản kháng, phản kháng giữa chủ nhân và phản kháng của những người nô lệ, Nietzsche lý luận rằng con gười không có tự do thì không có trách nhiệm về hành động của mình và hiện hữu của mình trong một thế giới đại đồng. Nietzsche đã mượn câu nói của Jesus: ‘Đừng phán đoán, họ muốn được công chính thay vì phán xét…’ Từ chỗ đó Nitzsche dựng nên nhân vật Zarathoustra là nhà tiên tri đã thốt như thế đấy: ‘Bạn yêu đức hạnh của mình như người mẹ yêu con. Nhưng có bao giờ người ta nghe người mẹ đỏi trả giá tình yêu thương của mình đâu? Đó là ý toàn năng.

 

Hầu hết trong những tác phẩm của Nietzsche là phê phán thứ tình cảm đạo đức hơn là nói đến nhân tính làm người là một phê phán chuẩn mực để khai triển lý tưởng luân lý chủ nhân ông và luân lý của người nô lệ.. Họ phấn đấu thực sự để dành lấy nhân phẩm làm người, đặc nặng vấn đề như một phản kháng nội tại mà Nietzsche nhấn mạnh nhiều lần ở tác phẩm Ngoài Thiện và Ác / Beyond Good and Evil. Trong đó ông kêu gọi chủ thể, tức hữu thể đang hiện diện trước vấn đề của kẻ được quyền làm người và kẻ mất quyền làm người là dấy lên một loại biệt có từ trong hành động và phản ứng, bởi; ý chí hùng tráng của mình để chống lại mọi thứ kháng cự, nó ngấm ngầm trong một trạng thái bi thương của kẻ cùng khổ. Cả đôi bên đều có ước vọng -một là chà đạp hai là vùng dậy- một phản kháng nội tại chờ đợi để khai quật. Tâm tư Nietzsche là một phản kháng giữa con người và Thượng đế, ông đã chối bỏ, chối bỏ luôn cả thượng đế, ông thốt như Zarathustra thốt: ‘Thượng đế đã chết’ con người nên trở về trong quyền năng siêu-nhiên coi đó là đấng tạo-hóa; đấy là phản kháng duy nhất đi tới chối bỏ một hiện hữu sống thực mà trở về trong một thứ luân lý đạo đức có thật, không mỹ ngữ, không đẽo gọt, không mặn ngọt mà ở đó chỉ còn lại một ý thức tồn lại là tồn lưu muôn thuở; biết rằng ý thức không phải là tất cả dành cho hiểu biết mà phần lớn hoạt động trí tuệ của chúng ta là một vận dụng vô thức. Cho dù phản kháng không nguyên nhân hay phản kháng có nguyên nhân là một tập trung từ trí tuệ xét đoán giữa thiện và ác; mà nó chỉ là phương tiện để thông đạt ý chí. Để hành động, để hanh thông một sự lý chính đáng là khơi lại từ nguồn gốc cái bất dịch trong đời sống. Một niềm tin vĩnh cửu của hy sinh. Hy sinh để dành lấy một sự trường tồn cho nhân loãi là thoát ra khỏi những nghịch cảnh cố hữu đã vùi dập và che lấp thứ ánh sáng vô biên. Chính vì vậy mà có phản kháng; dựa câu nói của Descartes : ‘tôi phản kháng cho nên tôi hiện hữu’. Vậy thì; ‘je pense, donc je suis’ như tiếng thốt cố hữu mà Nietzsche coi đó là một nhấn mạnh trong cái nghĩa passing-beyond một sự kiện đã vượt qua ngoài tầm nhìn của nhân loại và coi như phương tiện/means. Đó là một biến dịch, một điều kiện hiện hữu trong ta, cho nên chi phản kháng của chủ nhân là một phản kháng cố vị còn phản kháng của kẻ thi hành là phản kháng của xót thương. cả hai thứ phản kháng đó là đặc tính hữu thể. Hữu thể đưa tới một thị giác ở chúng ta. Con người phản kháng, Thượng đế không phản kháng, bởi; con người là một hữu thể, thượng đế vô thể. Thiên địa vô tư không có định hệ ngược lại con người là một dấn thân để nhận lấy, không một nhân danh nào đi tới quyết định mà con người quyết định vận mạng của mình, trong Ecce Homo Nietzsche muốn tỏ rõ trách nhiệm gánh lấy của con người với lời lẽ xác định: ‘Thiên hạ nhìn xem/Ecce Homo’. Tiếng nói của cưỡng bức, của phản kháng như buộc tôi của Pontius (26-36 C) mà người chịu hành hình không có đối kháng, một xác định cụ thể của John (19:5) ghi lại lời của của người bị hành quyết : ‘Hãy chứng kiến / Behold the man’ một con người chịu nhận chớ không phản ứng thiệt hơn…

Trong ‘Thiên hạ Nhìn xem / Ecce Homo’ Nietzsche mạnh dạn cho đây là xữ thế (attitude) đúng cách của con người phản kháng, phản kháng có nguyên nhân của Pontius và phản kháng không có nguyên nhân của Jesus; đây là một vinh quang cho một cảm nhận chua xót (ressentiment) trước mặt phàn kháng (L’Homme Révolté) của con người. Thành ra phản kháng của Nietzsche là phơi mở tội lỗi của con người cho một phản kháng có nguyên nhân. Thượng đế phản kháng không có nguyên nhân mà chỉ dành cho tình yêu mà con người gánh chịu như một ‘nghiệp chướng nặng nề’đưa tới tồn lưu, tồn lại cũng tại tồn lễ mà ra. Chúng ta phải khiếp sợ những gì của đòi hỏi phản kháng là vì trong tình yêu luôn luôn chứa chấp phản kháng’ phản kháng không thỏa mãn, phản kháng mất mát, thiệt hơn. Đấy là yếu tố chính yếu lànm nên loài người. Chính yếu của Thượng đế là tình yêu –Dieu en tant que principe d’amour, lấy tình yêu xóa bỏ hận thù mà đem long vị tha cho nhân loại là sấm truyền của Zarathoustra. Nói cho ngay tinh thần phản kháng muốn tất thảy, còn không thì không một mảy may. Pourquoi? Đó là đòi hỏi, đòi hỏi quyền làm người, đòi hỏi của người nô lệ là bình đẳng, bởi; cuộc đời là một pháp lý bất công –parce qu’elle est injuste là thế đấy!

 

Phản kháng của Nietzsche chịu ảnh hưởng bởi siêu hình học của những triết gia đi trước, trong mọi lý luận biện chứng Nietzsche cho rằng thị giác của chúng ta do từ nguồn gốc của lý thuyết siêu hình, bởi; siêu hình là thế giới vô hình mà đời người cho là thế giới có thực cho dẫu các giả thuyết siêu hình có thực nó vẫn chẳng ăn nhập đến với chúng ta (Epicure) mà coi đó là thứ siêu hình phản kháng nghĩa là có đó mà không có đó, nhưng; phản kháng là phản ảnh sự thật của đòi hỏi là chống lại cái độc đoán thực tại. Con người vĩ đại thực sự là người không cúi mình tuân phục mà chỉ vâng theo một kiêu hãnh vô lường cho một thái độ phi thường cái phải là /must be là vì đại chúng chớ không vì riêng mình. Tinh thần tự do đi tìm chân lý, tinh thần nô lệ đi tìm niềm tin. Trong hai cách đi tìm là một phản kháng tự tại, không phải đòi hỏi theo truyền thống mà đòi hỏi một sự chịu đựng lâu dài để có giải phóng. Tư tưởng phản kháng dường như làm nên nguyên nhân hữu thể, tức giữa ta và tha thể đều có yêu sách cho quyền hạn làm người, một kết hợp ý thức để đi tới hành động. Phản kháng của Nietzsche là: chẳng có gì thực, tất cả đều được phép / tout est permis’ câu nói mang tính chất phản kháng siêu hình; tất cả đều được phép thì nhân danh cái gì đây? Nếu ở đó không phân minh thắng bại, ai thiện ai ác, ai là kẻ thù bất cộng đái thiên và ai là kẻ chịu trận để ngàn sau lần dỡ cảo thơm một lần mà nhớ muôn đời. Chỉ biết chắc rằng đau khổ là điều có thật, bởi chính ta là nạn nhân của đau khổ mà liên đới vào nhau từ muôn kiếp trước cho tới đời sau, phản kháng đau khổ là tìm đến bến bờ hạnh phúc, nhưng tout est permis thì hạnh phúc chỉ là bóng mờ và từ đó hiện ra cái gọi là hư vô chủ nghĩa (nihilism) đã có hư vô thời tất mọi điều được phép; dễ hiểu thôi là vì khi chơi chữ ‘hư vô’ là không còn thấy chi tuyệt vọng mà phủ nhận, chối bỏ để trở về với cái-ta-lạnh-lùng không còn chi để nói lời thiệt hơn mà chẳng còn có ai để phân bua. Gọi phản kháng siêu hình là cơn dấy động của con người đứng lên đương đầu với thân phận, nó bác bỏ mọi cứu cánh của con người và siêu nhiên đã dựng nên, nhưng; mới quá làm cho con người chưa ý thức trọn vẹn nghĩa cử và từ đó một mực từ nan, xa lià cảnh giới và tự tôn mình là vĩ đại, là độc nhất. Cái đó mới sanh ra cái từ ‘Ecce Homo/ Behold the man’ là tiếng kêu ai oán cho đến ngàn sau. Thành ra phản kháng siêu hình có hai cái đòi hỏi là ra khỏi vũng tối của đày đọa và thành lập một sự công chính. Phản kháng siêu hình với hình thể khác là chiếm cứ cái quyền cai trị và xác nhận ta với người là hữu thể tại thế, la một hiện hữu tuân phục không thể từ nan mà nhập cuộc để hòa đồng vào vũ trụ loài người. Phản kháng siêu hình là chế ngự đấng siêu nhiên buộc phải chấp nhận ta là đấng vũ trụ. Tinh thần phản kháng từ đó dấy động như mệnh lệnh kêu gọi tất cả đều được phép. Cuộc dấy động dập tắt để quyền hành chế ngự; đó là điều bắt chúng ta kiểm xét lại ai tà ai chính, ai phản kháng và ai không phản kháng để rồi cả hai đương sự đi tới cõi không. Không thắng không bại mà tự nhận mình là kẻ vong thân. Biến mình vào cơn đại hồng thủy cuốn phăng vào vũ trụ vô biên. Con người tự đào thải con người chỉ còn lại tư tưởng luôn luôn quay về như để tìm thấy cái còn và cái đã mất. Cái sự vụ đó là lòng ước muốn mà trong cái ước đó nó vẫn tồn lại cái vô lý phi thường, chúng ta triệt thoái cái tồn lưu vô căn cứ, vì rằng: -tồn lưu tức tồn lập đi tới tồn loạt mà cần có một tâm thức tồn sinh- Do đó; những gì gọi là phi lý được xem như hiện hữu tồn sinh, phải có vô lý mới có phi lý, cái sự đó được coi là xúc cảm phi lý là xúc cảm giữa những xúc cảm khác, nói vòng vo chớ đúng ra trong phản kháng cũng có cảm xúc của nó mới có : ‘tôi phản kháng do đó tôi hiện hữu’ Chính bản thân Nietzsche đôi lần xác nhận trong ‘Ngoài của tốt và xấu (Beyond Good and Evil) hay trong Ecce Homo (Thiên hạ Coi đây) Nhưng tính chất cảm xúc nó không lôi cuốn vào trận đồ giữa con người và thượng đế, bởi; lý luận theo chiều hướng hàng hai ‘tất cả đều được phép’ là siêu hình phản kháng một thứ lập thể muôn màu của loài người, là một biến động để vượt mình.Trong tinh thần phản kháng nó có một cái gì trù dập là không cho ngóc đầu lên, nó buộc phải tự hủy, tự diệt để con người sống còn. Phản kháng siêu hình còn có nghĩa khác gây ra từ xúc cảm; người nói không, người nói có là tiếng phản kháng không lời; xét ra nó là thứ vô khả xâm, bất khả khoan không ai chịu nhượng bộ và cuộc chiến dai dẳng cho tới ngày nay. Để rồi đi tới ‘désespoir/ nỗi tuyệt vọng không cùng’ (A. Camus). Đó là lời phán quyết cuối cùng như Zarathoutra đã thốt trong tâm tư phản kháng của Nietzsche và khi đó mọi sự đã rồi; cho dù ‘tất cả đều được phép’ nó không còn hiệu năng.

Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của phản kháng cho dẫu không có nguyên nhân –rebel without cause hay có nguyên nhân trong đó –rebel within cause nghĩa là chúng ta đang đương đầu trước hoàn cảnh cuộc đời mà đời là lố nhố lăng nhăng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ta bà thế giới. Đấng toàn năng là ánh sáng, ta bà là bóng tối, bóng tối là thủ đoạn, ánh sáng là khai mở. Chúng ta phải làm mới cuộc đời nghĩa là dựng vào đó niềm tin, chúng ta không thể trở về ‘đường xưa lối cũ’, làm thế tức duy trì cái cổ lỗ sĩ không phải là thứ ánh sáng khai mở. Pourquoi? -phải nhận lấy như sanh ra để chịu trận, chịu trong bi thương (The Birth of Tragety). Bi thương là không đánh đổi được mà bị vùi dập đi vào lãng quên. Lãng quên. Đúng! bởi; chính ta là chủ nhân ông gây ra tai họa để cho người nô lệ đòi hỏi chiến thắng là lẽ tự nhiên. Tiền lịch sử hay hậu lịch sử đều đi trong một vận hành như thế. Đấy là sự vụ làm cho thế gian chấp trách, chấp cái mất nghĩa vụ làm người, chấp cái mất đất sống như Do thái ngày nay. Họ phải nương thân vào kẻ cầm quyền để dung thông trong cái vinh, nhục đó. Là vì; tất cả đều được phép. Quả vậy!

Trong bất cứ cái ngỡ ngàng, lạ lẫm đó là cái điều cho ta hai chữ ‘tinh thần tự do’ là chưa hẳn chính xác mà hầu như chuyển đạt tâm tư của tinh thần? –Is it any wonder that we ‘free spirits’ are not exactly the most communicative spirit? Cái sự vụ đó chúng ta không muốn lộ ra một sự phủ phàng trong bất cứ chi tiết đặc biệt nào mà nó có từ những cho một tinh thần có thể coi là ‘giải phóng’ ở chính nó. Đấy là điều chúng ta lưu tâm trong nghĩa lý đầy nguy hiểm đó. Ta phải nhận thức ‘ngoài của tốt và xấu’ mỗi khi đặc vấn đề - ta đã thực sự tốt chưa?- và kẻ kia có thực sự xấu chưa? Đó là nguyên lý nhị nguyên, có được cái này thì mất cái kia ‘win or lose’ là lẽ thường tình. Pourquoi? –Là vì trong tinh thần tự do ta phải thận trọng thừa hưởng nó kẻo nhầm, vì rằng; nó có nhiều nghĩa khác nhau: nghĩ tới tự do (libres-penseurs / liberi-pensatori / Freidenker (free-thinker) Trong tư duy về tự do không những dành cho người yêu tự do mà tất cả phe phái đều đòi tự do, là vì; trong tất cả đều được phép. Vậy ta phản kháng tất chúng ta phản kháng ./.

 

 (ca.ab.yyc. Đầu tháng 6/2022)

 

TRANH VẼ: ‘Người Đàn bà với cụm hoa sen / Woman with bouquet of lotus’ Khổ 15” X 23” Trên giấy cứng. Acrylics+Mark-pen..

Vcl# 2352022

                                                                             

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 724
Ngày đăng: 03.06.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kỷ niệm 2 năm ngày mất nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển 6/5/2020 - La Thụy
Triết lý nhân sinh của người Nam bộ qua truyền thuyết dân gian buổi đầu chống thực dân Pháp - Võ Phúc Châu
Gia tài của Võ Hồng - Nguyễn Lệ Uyên
Nhà văn Võ Hồng và sự hiện hữu trong đời sống văn học miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Bản trường ca huyền mặc khởi sinh từ loài hoa thiêng - Tống Phước Bảo
Lý thuyết văn chương - Võ Công Liêm
Phạm Công Thiện - “Bay đi những cơn mưa phùn” - Phan Văn Thạnh
Tình yêu thương tộc người trong “Yao” của Lý Hữu Lương (*) - Nguyễn Tiến Nên
Cảm thức - Võ Công Liêm
Tháng Hai. Lấy mực ra và khóc! - Lê Đức Thịnh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)